BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

NGÀY VỀ - Thơ Nhã My




      NGÀY VỀ           

      Bấy lâu mới trở về thăm
      Quê hương tiếng gọi xa xăm thuở nào
      Sách thơ duyên chửa bạc màu
      Nén tim tất cả niềm đau nhớ về

      ''Lagi biển nhớ'' đón mời
      Ghép cung xin cả phiến lời vì nhau
      ''Biển mai hồng'' sóng dạt dào
      "Ngày về" tiếng hát ngọt ngào tình thân
      ''Ngây thơ" mộng cũ nay gần
      "Bâng khuâng" lắng đọng ân cần người ơi
       ''Vườn Thu'' sắc liễu ru lời 

       ''Hai chiều'' ''Nghiêng'' gió xa xôi thẩn thờ
       "Chia tay" lưu luyến hồn mơ
       Còn vang vọng mãi ''Tiếng thơ tình người"

                                                          NHÃ MY

Ghi chú :

* LaGi biển nhớ: Tên một bài thơ của Hải Đăng và nhạc sĩ Tuấn  Anh phổ nhạc
(Cũng là tên tập thơ của Hải Đăng vừa mới in 
(nhà xuất bản Văn Học 2013)
*  Biển mai hồng: Thơ La Thụy
*  Ngày về: Thơ Cao Hoàng Trầm
*  Ngây thơ, Nghiêng: Thơ Đỗ Quyên
*  Vườn thu, Hai chiều: Thơ Giang Đà
*  Đêm chia tay: Thơ Hồng Ngoan
* Bâng Khuâng: Tên trang blogspot của La Thụy
* Tiếng Thơ Tình Người: Tên trang blogtiengviet  do Hải Đăng chủ biên

TRÍ TUỆ NGƯỜI XƯA - Video Clip

        Nguồn:   blogspot.com/2013/01/chuyechumkhechua.n-thien-minh-hoa-bang-phim-hoat.html

Mời các bạn xem video hoạt hình đơn giản minh họa những câu chuyện thiền và chuyện cổ tuyệt hay.


                         
 

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

LÒNG THẢ QUẢNG TRỊ - MÓN ĂN ĐẶC SẢN


                              Lòng thả Quảng Trị, Đặc sản Quảng Trị


            Nguồn :  http://quangtri360.com/dac-san-quang-tri/long-tha-quang-tri.html

Lòng thả ở Quảng Trị còn được gọi là Lòng Sả bởi có gia vị chính là sả, còn có tên lòng thả là do phương thức thả lòng vào nồi nước. Đây là món ăn rất phổ biến ở Quảng Trị, được nhiều người xem là một món đặc sản của mảnh đất nhiều nắng gió này

                           CÁCH CHẾ BIẾN MÓN LÒNG THẢ


Lòng Thả Quảng Trị làm bằng cách đánh tiết heo hay tiết vịt cho tan vụn, đổ vào nồi nước, cho sả, nêm gia vị, thêm gạo rang vàng và đậu xanh vào nấu nhừ. Từ lòng heo hoặc vịt làm sạch, cắt miếng vừa ăn, chờ cháo sôi, đem thả vào nồi, sôi già thì múc ra tô. Khi ăn thêm ớt cho thật cay.
Những thành phần chủ yếu để làm nên món Lòng Sả Quảng Trị là lòng heo, tim, gan, cật.. và sả. Món này là món nóng, múc ra tô để ăn, có thể ăn kèm với bánh mì.

Lòng Sả Quảng Trị món ăn hấp dẫn !

Lòng sả Quảng Trị thường bỏ nhiều ớt, ăn cay tê đầu lưỡi, … do vùng Quảng Trị vào mùa đông rất lạnh, nên ăn một tô lòng sả, hớp 1 ly rượu Kim Long thấy rất ấm bụng. Lòng sả có tác dụng giải cảm như cháo cảm, nhiều tiêu cùng rau mùi ăn đổ mồ hôi mới đã, ăn vào tỉnh cả người sau khi lao tâm lao lực mệt nhọc.

                           

Lòng Thả Quảng Trị là một món ăn rất đơn giản nhưng độc đáo, có hương vị riêng.  Một vài vùng ở Quảng Nam và Huế cũng có món lòng thả. Nhưng lòng thả ở những vùng này không được phổ biến và nổi tiếng như Lòng Thả ở Quảng Trị.


       Bác Võ Sĩ Quý đọc bài viết này và tức thì cảm tác ngay môt bài thơ Đường luật :

                                 
LÒNG THẢ LÒNG THEO

                            Lòng thả lòng theo những món ăn
                            Trời đông lạnh đói bụng cằn nhằn
                            Cháo lòng gạo búp chen tim cật
                            Tép sả ớt sừng ướp lưỡi gan
                            Phèo ngọt xắc tròn sôi chín gốc
                            Ruột già tẩm nghệ nướng thơm căn
                            Nồng nàn chén rượu đưa cay tuyệt
                            Đặc sản quê nhà đã hóa văn
                                               Nha Trang,29.01.2013
                                                          Võ Sĩ Quý

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

ĐÊM RA MẮT TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM - Nhã My , La Thụy, Hải Đăng, Lương Bút



      KHUNG KỶ NIỆM là tập thơ in chung nhiều tác giả, do nhà xuất bản Văn Học in xong vào tháng 11 năm 2012. Tập thơ gồm nhiều bài thơ đăng trên Yahoo blog của các bạn như  Nhã My -Sương Lam, Hải Đăng, La Thụy, Lương Bút, Hướng Dương, Anh Đức, Hạt Cát Diệu Sinh, Hoàng Nhi, .... và một số thơ các bạn như Huy Thanh, Hồ Tịnh, Tiếng Lòng, Trần Tịnh Như, ... đặc biệt là thơ một số thi hữu của thị xã La Gi (Bình Thuận) như Cao Hoàng Trầm, Đỗ Quyên, Hồng Ngoan, ... được Nhã My -Sương Lam tập hợp và chọn đăng.
       Vừa qua, blogger Nhã My - Sương Lam từ  Mỹ về nước, có ghé thị xã La Gi để giao lưu văn nghệ. Anh chị em bloggers La Gi như Hải Đăng, La Thụy, Lương Bút, ... và các hội viên UNESCO  Thơ Đường Luật  La Gi,  CLB Thơ Ca La Gi đã cùng đón tiếp và tổ chức đêm giao lưu ra mắt tập thơ KHUNG KỶ NIỆM.
       Đêm giao lưu diễn ra thân tình, ấm cúng. Anh Hải Đăng đã quay phim lại. Do quay phim và thu âm trực tiếp, nên âm thanh hình ảnh không đạt hiệu ứng cao. Anh chị em diễn ngâm toàn là "cây nhà lá vườn"  (hội viên  Chi hội UNESCO Thơ Đường Luật La Gi, hội viên CLB thơ La Gi),  ngâm thơ và hát rất ngẫu hứng, không hề có sự tập dượt trước. Máy quay phim cũng thuộc loại "đồ cổ , người quay phim cũng chỉ là amateur nhưng tình cảm thật chứa chan và tấm lòng rộng mở.
Mời quý bạn cùng xem các video clips:

                  VIDEO I

 
 

             VIDEO II

 
 

           VIDEO III

 
 



           VIDEO IV


 

THƠ HẠC THÀNH HOA


             Inline image 4



                        NHỚ MÀU HOA CẢI

                      Ơi màu hoa cải tháng Giêng

                      Bao lần chợt nhớ chợt quên bao lần

                      Màu hoa cải nở trước sân

                      Tuổi thơ cùng với nắng xuân chan hòa

                      Bây giờ hoa cải đã xa

                      Nắng không vàng nữa riêng ta chợt vàng.  

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

CHIỀU CUỐI NĂM TRONG QUÁN BÊN SÔNG NHÌN LÁ RỤNG - Hạc Thành Hoa


     Thi sĩ Hạc Thành Hoa tên thật là: Nguyễn Đường Thai .
 Sinh quán tại Xuân Phổ, Thọ Xuân, Thanh Hóa. 

 Tác phẩm đã xuất bản:
   + Trong nỗi buồn vàng (Nguyễn Đình Vượng, tạp chí Văn Sài Gòn – XB – 1971).
   + Một mình như cánh lá (Giao điểm Sài Gòn xuất bản – 1973), tái bản (Thư ấn quán Hoa Kỳ xuất bản) 2006.
   + Phía sau một vầng trăng (NXB Thanh niên – Hà Nội – 1995).
   + Khói tóc (NXB Lao động – Hà Nội – 1996).

 Thi sĩ Hạc Thành Hoa làm thơ từ năm 1961, đã đăng thơ trên các báo, các tạp chí văn học trước năm 1975 tại Miền Nam Việt Nam. Ông được người yêu thơ biết đến trước đây khá lâu. Từ đầu thập niên 1960 , trên tạp chí Bách Khoa , nhà văn Tam Ích đã trang trọng giới thiệu  ông cùng thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn  như là những cây bút tài hoa trẻ  của thi đàn Miền Nam VN.  Hôm nay, La Thụy hân hạnh được chính tác giả gửi thơ văn qua email . Được sự đồng ý của tác giả, trang http://phudoanlagi.blogspot.com/  xin post lên cho chúng ta cùng thưởng lãm 

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

ĐI TÌM NHÀNH HOA THẠCH THẢO - Lê Duy Đoàn


              

                    ĐI TÌM NHÀNH HOA THẠCH THẢO
                                                               Lê Duy Đoàn


 Những người có chút máu văn nghệ một lúc nào đó nổi hứng, thường buột miệng hát đôi câu vu vơ. Những câu hát nằm trong bộ nhớ có khi chỉ là một đoạn của bài hát. Khúc đầu ,khúc giữa, khúc đuôi, khúc nào cũng được,tự nhiên bật ra như radio bắt được tần số dò đài,những bài hát cóp nhặt trên dòng đời một cách có ý hay vô tình nghe đâu đó thỉnh thoảng được hát nho nhỏ như thế..
  Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi… 
 Đó là câu hát tôi thường nghêu ngao nhất, có lẻ vì không gian đượm buồn nhè nhẹ của lời bài hát, mà cũng vì trong câu hát có tên một loài hoa gây ấn tượng vì vẻ huyền hoặc của nó.
 Có lẻ với người Tây phương, người ta biết ngay hoa thạch thảo là hoa gì, một cái gì thấy được, ngắt được,thậm chí ngữi được mùi hoa ngát hương của nó. Trừ những người đã đi Tây và có quan tâm tìm hiểu thì còn có thể biết chứ phần nhiều người Việt chúng ta thật ra đọc thì đọc, hát thì hát chứ chẳng biết hoa thạch thảo là hoa gì, mặt mũi vóc dáng ra sao ?!?

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

TINH THẦN HỌC THUẬT PHẬT GIÁO - Trần Kiêm Đoàn


           Nguồn : Từ trankiemdoan@gmail. gửi đến Phú Đoàn


                    



TINH THẦN HỌC THUẬT PHẬT GIÁO

Năm nay, 2012, là năm đầu tiên trong ký ức của thế hệ Chiến Tranh Việt Nam, xứ Huế không có một trận lụt nào từ đầu thời điểm lụt lội “tháng Bảy nước nhảy lên bờ” cho đến hết mùa Giáng Sinh.