BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HÓA ỨNG XỬ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HÓA ỨNG XỬ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

NHÂN NGÀY “FATHER’S DAY” TÌM HIỂU “CÔNG CHA” VÀ CHỮ HIẾU TRONG TRUYỀN THỐNG DÂN VIỆT – Giáo sư Nguyễn Châu




PHẦN I
 
“FATHER'S DAY” CÓ TỪ BAO GIỜ?
 
Phong tục Hoa Kỳ và Bắc Mỹ có hai ngày trong năm dành để vinh danh hai đấng sinh thành đó là người Mẹ và người Cha trong gia đình.
Ngày vinh danh Mẹ vào tháng Năm và ngày vinh danh người Cha vào tháng Sáu.
 
FATHER'S DAY là ngày gì?
 
Trong truyền thống và phong tục Hoa Kỳ thì Father's Day là một ngày trong đó những người con của gia đình bày tỏ lòng biết ơn và yêu kính đối với người cha bằng một số nghi lễ như: cầu nguyện, thăm viếng và tặng quà. (Trường hợp khó khăn và ở quá xa thì gửi thiếp và quà đến cho Cha).
Tạm gọi là “Ngày vinh danh Cha.”
Tập tục này đã được nhiều quốc gia thực hiện. Tại Hoa Kỳ và Canada, Ngày vinh danh Cha được ấn định vào Chủ Nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng Sáu.
Do đó, Father's Day năm nay nhằm ngày Chủ Nhật 20-6-2021
 

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” KHOA HỌC HAY TRUYỀN THUYẾT ? - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/2109556709316522
 
PGS.TS Khoa học. Trần Ngọc Thêm đã đạo văn (lấy – ăn cắp - toàn bộ hệ thống trong cuốn  “Nguồn gốc văn hóa Việt Nam” của triết gia linh mục GS. Kim Định để viết cuốn giáo trình văn hóa của mình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”

“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” KHOA HỌC HAY TRUYỀN THUYẾT ?                                                                                                                                                                             Trần Mạnh Hảo

(Bài phê bình này đã in làm hai kỳ trên báo “Văn Nghệ” cách nay 22 năm. Kỳ này chỉ in lại phần một trên “Văn Nghệ” số 17 ra ngày 27- 4-1996)

GS. triết gia, linh mục Kim Định (1914-1997)
 
 
“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” – sách dày 382 trang do Trường đại học tổng hợp TP.HCM ấn hành năm 1996, của PGS.TS. Trần Ngọc Thêm, là giáo trình cho sinh viên, được soạn theo chương trình giáo dục đại cương, do bộ trưởng GD&ĐT ban hành, quyết định số 3224/ GD-ĐT ngày 12-9-1995. Trang 2 cuốn sách ghi : “Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kết quả quá trình nghiên cứu khoa học cấp bộ do tác giả chủ trì nhan đề : ‘TÍNH HỆ THỐNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM’ . Công trình được công nhận đạt thành tích xuất sắc trong đợt bình tuyển các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 1991-1995 và được bằng khen của bộ trưởng bộ GD & ĐT quyết định số 461/GD-ĐT ngày 31-1-1996”.

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

NGUỒN GỐC CỦA CÁCH NÓI "NAM TẢ NỮ HỮU" - An Hòa

Nguồn:
https://trithucvn.org/van-hoa/nguon-goc-cua-cach-noi-nam-ta-nu-huu.html


Quan niệm "nam tả nữ hữu", người nam bên trái, người nữ bên phải vẫn thường được lưu truyền trong dân gian. Nó có nguồn gốc như thế nào và có mối liên hệ gì với những ý niệm truyền thống?

Ngày nay, quan niệm "nam tả nữ hữu" vẫn còn được lưu truyền trong văn hóa người Việt, tại một số nghi lễ, hội họp dòng họ, hay cách sắp xếp bàn thờ. Tập tục này có liên quan rất mật thiết với ý niệm của người xưa.
 
Từ rất xa xưa, các hình thức tu luyện Đạo gia khác nhau đã giảng rằng, vạn vật trong vũ trụ đều có hai mặt đối lập là âm và dương. Chẳng hạn sự vật trong tự nhiên là có lớn bé, dài ngắn, trên dưới, trái phải, cứng mềm, v.v.. Hơn nữa bên trong mỗi sự vật cũng đều có tính được và mất, gốm dễ vỡ nhưng chôn xuống đất thì không suy suyển, sắt cứng rắn nhưng chôn xuống đất thì dễ bị sét rỉ, v.v.. Tất nhiên đây chỉ là một loại tính chất, với các cấp độ đối lập, tương sinh tương khắc, tương phụ tương thành khác nhau, không phải là sự đối lập tuyệt đối.
 

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

MONG BÁO LAO ĐỘNG TỪ NAY CẦN CÓ NHỮNG BÀI VIẾT TỬ TẾ HƠN – Nghệ sĩ Thành Lộc



Mấy ngày qua trên Báo Lao Động có bài viết với tiêu đề: “Thực khách HN xì xụp bát phở, dân Sài gòn… “thèm”. Tiêu đề này đã có nhiều người phản ảnh không đồng ý về cách chạy “tít” của Báo Lao Động dễ gây sự ngộ nhận, đặc biệt có nhiều người dân Sài Gòn.
Dưới đây là lá thư của Nghệ sĩ Thành Lộc là một trong những người phản ảnh gửi Bộ trưởng Bộ Thông Tin & Truyền thông và Tổng Biên tập tòa soạn báo Lao Động.
Thành Lộc cũng là một trong số ít nghệ sĩ có chính kiến rất rõ ràng về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng trong tình hình hiện tại.
Những lời chia sẻ của anh dưới đây cho thấy anh là một người trí thức đúng nghĩa và rất đáng trân trọng.
 

VÌ SAO VUA ĐƯỢC GỌI LÀ “BỆ HẠ” - Lê Tiên Long

Xem phim, đọc sách thời xưa ở Trung Quốc và nước ta, đều thấy quần thần gọi vua là “bệ hạ”. Vậy “bệ hạ” có nghĩa là gì?
 
Vua Lê Thánh Tông (Ảnh minh họa: Nhà xuất bản Trẻ).
 
Từ “bệ hạ” được ghi trong sử sách Trung Quốc từ thời Tần. Trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên, phần “Tần Thủy Hoàng bản kỷ” đã viết “Từ thời thượng cổ không có ai uy đức bằng bệ hạ”.
 
Trong sách “Thuyết văn giải tự”, học giả Hứa Thận thời nhà Hán giải thích: Bệ là bậc cấp đi lên cao. “Bệ hạ” là phía dưới của bậc thềm, có ý nghĩa là về việc quần thần khi nói với hoàng đế, không dám nói trực tiếp mà phải nói với người dưới bệ để chuyển lời, ý là người có địa vị thấp hướng đến người có địa vị tôn quý.
 

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

HÀNH ĐỘNG CAO ĐẸP CỦA TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG NHẬT BẢN GÂY XÚC ĐỘNG

Nguồn:
http://www.tapchigiaothong.vn/hanh-khach-om-hu-tro-cot-vo-bat-khoc-vi-hanh-dong-cua-tiep-vien-d46407.html
 


 Mới đây, một tài khoản trên Twitter đã đăng tải bài báo mà bố của anh ta chia sẻ về hành trình đưa tro cốt vợ về nơi an nghỉ cuối cùng của một người bạn. Trong khoảng thời gian ngắn, câu chuyện này đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người trên mạng xã hội, khiến người ta không khỏi cầm lòng trước hành động tuyệt vời của tiếp viên hàng không.

Câu chuyện kể rằng người đàn ông ấy và vợ cùng chung sống với nhau hơn nửa thế kỷ.
Họ sinh sống ở Yokohama nhưng quê nhà của họ thì ở Saga, Kyushu. Khi vợ mất ông đã quyết định đem tro cốt của bà về với quê cha đất tổ. Ông biết việc vận chuyển tro cốt của người đã khuất phải làm thủ tục đặc biệt với hàng không. Ông bỏ hũ tro vào một cái hộp nhỏ rất chắc chắn và cũng rất xinh đẹp, và khi làm thủ tục ông cũng trình bày rất rõ ràng với nhân viên hàng không. Ðội ngũ nhân viên sân bay đã đồng ý cho ông mang hộp đựng bình tro cốt lên máy bay, nhưng với điều kiện họ phải được phép giữ và bảo quản kỹ càng chiếc hộp trong suốt chuyến bay. Ông đồng ý ngay. Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường cho đến khi ông ngồi xuống ghế của mình.

Một cô tiếp viên hàng không bỗng đi đến gần ông và hỏi một câu nhẹ nhàng:
- "Thưa ông, Chúng tôi đã sắp xếp một chỗ ngồi cho bà. Ông cho phép tôi chuyển bà ngồi cạnh ông nhé".


Cô tiếp viên hỏi xong, trong lúc ông vẫn còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì cô tiếp viên đã nhẹ nhàng đặt chiếc hộp đựng hũ đựng tro cốt lên chiếc ghế cạnh ông. Cô còn nhẹ nhàng cài đặt dây an toàn cho cả chiếc hộp như cài dây cho một hành khách. Xong cô cúi đầu nói: "Xin chào hai quý khách!".

Hành động nhỏ mà vô cùng cao đẹp này của người tiếp viên và phi hành đoàn đã thắp sáng hạnh phúc tưởng chừng như tắt lụi của người đàn ông kia. Vậy là ông vẫn còn được bay cùng bà chung 1 chuyến về thăm quê nhà.

Khi câu chuyện được chia sẻ, mọi người đều có ấn tượng tốt đẹp với cách sắp xếp và cư xử tâm lý của phi hành đoàn. Cư dân mạng không khỏi xúc động khi bình luận rằng:

- "Họ đã thật sự cho ông ấy một chuyến đi ý nghĩa nhất cuộc đời”
- "Tôi thật sự không thể cầm được nước mắt khi đọc câu chuyện này”
- "Nước mắt của tôi sao nó cứ rơi, nhưng không phải vì buồn mà vì hạnh phúc thay cho ông ấy”.