BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hải Hoành. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hải Hoành. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

NHÌN NHẬN VỀ TÁC PHẨM THỦY HỬ - Giáo sư Bill Jenner

Cuốn tiểu thuyết được dựng thành không biết bao nhiêu phim, truyện tranh, trò chơi điện tử... Đến nay, các nhân vật trong truyện vẫn là đề tài ưa thích mà người Trung Quốc (TQ) sôi nổi bàn tán. Giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia Australia trả lời phỏng vấn tạp chí Khoa học và Văn hóa Trung Quốc về tác phẩm này.
 
Hình: Bìa cuốn Thủy Hử được nữ văn sĩ Pearl S. Buck dịch sang tiếng Anh

- Theo ông, nên nhìn nhận như thế nào về tác phẩm Thủy Hử?
- Tôi thấy đây là một vấn đề rất thú vị, vì nó liên quan tới nền văn hóa và trạng thái tâm lý của xã hội TQ từ triều Minh cho đến ngày nay. Một mặt, sự chém giết lẫn nhau trong Thủy Hử rất chi là nhộn nhạo; mặt khác, người ta không thể không hỏi rốt cuộc vì mục đích gì mà những người ấy vung tay chém giết như vậy? Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn. Trong đó việc tuyên truyền ca ngợi quan niệm bạo lực và nghĩa khí anh em (Thủy Hử từng được nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel Pearl S. Buck dịch ra tiếng Anh là All men are brothers - Tất cả là anh em - ND) kiểu lưu manh thì không có chút ý nghĩa xây dựng nào cả.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

SAO LẠI NÓI CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM ‘RẤT NỰC CƯỜI’ ? - Nguyễn Hải Hoành

      
         

Nguyễn Hải Hoành là tiến sĩ chuyên ngành tự động hóa GTVT, Học viện Kỹ sư GTVT Moskva, MIIT. Ông là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội. Một phiên bản của bài viết đã được đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An số 353 (24/11/2017).

SAO LẠI NÓI CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM RẤT NỰC CƯỜI? 
                                                                           Nguyễn Hải Hoành



Trung Quốc thời hiện đại có một học giả rất nổi tiếng là Quý Tiễn Lâm (季羡林Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)… Cụ Quý chủ trương đề cao nền văn hóa truyền thống TQ, từng đưa ra thuyết “30 năm nước chảy bên Tây, 30 năm nước chảy bên Đông”, khẳng định trong thế kỷ XXI văn hóa TQ sẽ thay thế văn hóa phương Tây trở thành dòng chính trong văn hóa thế giới, chiếm địa vị lãnh đạo toàn cầu. Cụ còn đứng đầu phái chống lại việc cải cách chữ Hán ở TQ và vì thế càng được những người Hoa theo chủ nghĩa dân tộc hết lời ca ngợi.

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

TẠI SAO VIỆT NAM ĐÃ KHÔNG BỊ ĐỒNG HÓA SAU NGHÌN NĂM BẮC THUỘC? - Nguyễn Hải Hoành


      



      TẠI SAO VIỆT NAM ĐÃ KHÔNG BỊ 
      ĐỒNG HÓA SAU NGHÌN NĂM BẮC THUỘC?
                                                         Nguyễn Hải Hoành

TIẾNG TA CÒN THÌ NƯỚC TA CÒN!

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm:

1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người.