BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

HỒNG NHAN... - Truyện ngắn của Ngô Hương Thủy




                    HỒNG NHAN... 
                                                        Ngô Hương Thủy 

Sãi không chỉ nổi tiếng với bánh bèo mụ Thí, nem lụi mụ Năm mà Sãi còn được thiên hạ biết đến qua nhan sắc của cô Lý xóm Hậu Kiên. Mấy ông trên Tòa Hành chánh Tỉnh cuối tuần xuống Sãi nhậu thường trầm trồ “Đẹp ác liệt!”; xóm giềng thì thầm “Cha mẹ cú đẻ con tiên”; có mụ đàn bà nhiều chuyện còn xa gần “Biết mô con ai đem bỏ chùa nầy?”
Sãi là một vùng đất thơ mộng hiền hòa nằm bên con sông Vĩnh Định. Không biết thời Chúa Nguyễn Hoàng chọn Quảng Trị làm thủ phủ có bà Phi nào lạc loài trong dân gian không mà con gái Sãi phần lớn nhan sắc thuộc loại trên trung bình. Nổi nhất là gái xóm Hà, gái xóm chợ Cổ Thành … Nhưng tất cả đều thua cô Lý Hậu Kiên. Thấy cô Lý từ xa, gái đẹp đã tìm cách né kèm theo một cái nguýt dài tám thước - nếu đo được-.

BẢN ÁN KỲ LẠ, ĐẦY OAN NGHIỆT GIÁNG XUỐNG ĐẦU HAI DŨNG TƯỚNG LÀ BỐ VỢ VUA LÊ THÁI TÔNG

Dưới thời vua Lê Thái Tông, cả 2 khai quốc công thần Lê Sát, Lê Ngân, tuy đều là bố vợ vua nhưng lần lượt bị sát hại, trong đó bản án dành cho Lê Ngân đặc biệt ly kỳ và oan khuất.


     


BẢN ÁN KỲ LẠ, ĐẦY OAN NGHIỆT GIÁNG XUỐNG ĐẦU HAI DŨNG TƯỚNG LÀ BỐ VỢ VUA LÊ THÁI TÔNG

Sau khi Thái Tổ Lê Lợi mất năm 1433, Hoàng thái tử Lê Nguyên Long mới 10 tuổi lên nối ngôi, tức là vua Lê Thái Tông. Khi đó, quyền lực tập trung vào tay Tể tướng Lê Sát. Con gái của Lê Sát là Lê Ngọc Dao được vua lập làm Nguyên phi, nên uy quyền của Lê Sát khuynh đảo cả triều đình.

KÝ ỨC THĂNG LONG: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, BÀI TOÁN NGÀN NĂM - Nguyễn Ngọc Tiến

Nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến lược khảo về một hoạt động tưởng như chẳng “nên thơ” chút nào: Môi trường và vệ sinh công cộng ở Hà Nội. Nhưng đó lại là những bài học hết sức quý báu từ hàng trăm năm để lại.


                                       Làng giấy dó Yên Thái xưa bị ô nhiễm nặng


KÝ ỨC THĂNG LONG: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, BÀI TOÁN NGÀN NĂM 
                                                                            Nguyễn Ngọc Tiến

Thời Lý, do đê thấp chỉ như các bờ bao ruộng nên năm mưa to kéo dài xảy ra lũ lụt, có năm nước tràn cả vào cửa Đại Hưng (nay tương ứng với khu vực Cửa Nam) gây ngập lụt. Trong kinh thành phải đi lại bằng thuyền, ngoài đồng trắng nước, trâu bò bị chết nổi lềnh phềnh. Vua Lý Thái Tông đã ra chỉ dụ cấm dân chúng không được ăn thịt trâu bò chết. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Lý Thái Tông cấm ăn thịt súc vật trương nước” và bắt dân chúng “phải chôn để tránh hậu họa cho xã tắc”.

Thời nhà Trần, dù đã cho đắp đê cao hơn nhưng những năm mưa lớn, ngập lụt vẫn xảy ra ở nhiều nơi và theo gương triều Lý, các vua Trần cũng ra chỉ bắt dân chúng phải chôn xác động vật chết.

GIỌT ĐÔNG TAN - Thơ Văn Thiên Tùng


   


GIỌT ĐÔNG TAN

Từng hạt nắng mây vờn gió thoảng
Bấy hạt sương loáng thoáng sớm chiều
Nắng vàng vén bức mành xiêu
Đắm nhìn trần thế yêu kiều lắm thay

Suốt bấy tháng đêm ngày đông rủ
Gió đùng đùng mây phủ phủ dày
Tầng cao tầng thấp luân thay
Xót vầng dương lẫn trăng gầy vọng mong

Đông tàng đáo hong nồng giấc ngủ
Từng sắc hương ấp ủ thân ngà
Bao ngày ướp nụ ươm hoa
Xuân khai nhụy thắm hương đưa ngát nồng

Lòng lộng giữa tầng không mướt chắc
Nõn nà thân khoe sắc mầm mơn
Lao xao ong bướm lượn vờn
Đó đây muông thú véo von tấu lời

Giọt đông tan đất trời rộng mở
Nguyệt trăng nay trả nhớ trao thương
Từng đêm tỏ dáng ngàn phương
Soi từng góc khuất vén sương tự tình

Bấy canh khép đắm mình hò hẹn
Từng khắc ngày e thẹn chàng ơi!
Bấy vòng nhật dạ chơi vơi
Thiếp chàng chàng thiếp bên đời có nhau.

Giọt đông tan nhân trần say đắm
Hương sắc bung màu thắm lung linh
Thầm ghen nguyệt tỏ trăng xinh
Hề chi tròn khuyết chữ tình nào lơi.

              Mai Vân Văn Thiên Tùng
                         11/01/2019

“BINH THƯ YẾU LƯỢC” CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO BÀN VỀ PHÉP HÀNH QUÂN - Trịnh Sinh


                   Đền thờ Trần Hưng Đạo tại Kiếp Bạc, Hải Dương. Ảnh: Trịnh  Sinh


“BINH THƯ YẾU LƯỢC” CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO BÀN VỀ PHÉP HÀNH QUÂN 
                                                                                    Trịnh Sinh

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng đại tài trong lịch sử dân tộc. Ông không những có công đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi nước ta, mà còn là một nhà văn kiệt xuất với áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ” (nguyên văn chữ Hán là Dụ Chư Tỳ tướng hịch văn) làm nức lòng quân dân Đại Việt trong lúc thế giặc mạnh như chẻ tre.

Vào năm 1284, Thoát Hoan chỉ huy quân Nguyên Mông xâm lược nước ta đã chiếm được ải Chi Lăng, quân ta phải lui binh về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông đã phải mời Trần Hưng Đạo đến để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hàng: “Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?”. Trần Hưng Đạo đã quyết tâm chiến đấu: “Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng tôn miếu xã tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng”. Nhờ đó mà Trần Nhân Tông cũng quyết tâm cùng quân dân đi đến cùng của cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thắng lợi. Cũng một phần nhờ tài năng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà quần tụ được 20 vạn quân sĩ ở Vạn Kiếp và khích lệ quân sĩ bằng “Hịch tướng sĩ”. Trong dịp này, Trần Hưng Đạo cũng viết sách “Binh thư yếu lược” để cho quân tướng của mình biết các binh pháp đối phó với giặc. Cuối cùng, quân ta đã đại thắng trong cuộc chiến lần thứ hai.

TÌNH SAY CỦA KHA TIỆM LY LÀ NIỀM ĐAU THI VỊ - Châu Thạch


       
                      Nhà thơ Kha Tiệm Ly

  
TÌNH SAY
(Thơ Kha Tiệm Ly - Gởi HTH)

Ta bước chân đi vương sợi tóc
Đủ làm choáng váng giấc mê say
Tàn đêm rượu cạn bao nhiêu cốc
Mà ảnh người, như khói thuốc bay!

Réo rắt đàn xưa cung lỗi nhịp
Bâng khuâng hồ rượu biết vơi đầy?
Ta thèm một chút hương thừa cũ
Sao cứ mơ màng như bóng mây?

Phật thệ khói sương mờ bốn nẻo
Huyền Trân nào lạc bước nơi đây!
Bồng bềnh tóc rối bời năm cũ
Mãi quyện hồn ta bao ngất ngây!

Rượu đắng lung linh mờ dáng ngọc
Cho ngàn đêm nhớ, với đêm nay.

                       Kha Tiệm Ly
                  (Trích từ datdung.com)


       
                  Nhà bình thơ Châu Thạch

     TÌNH SAY CỦA KHA TIỆM LY LÀ NIỀM ĐAU THI VỊ
                                                                                   Châu Thạch

(Nhân nhà thơ Kha TIệm Ly đăng bài thơ “TÌNH SAY” của ông trên facebook. Châu Thạch xin đăng lại bài bình cúa mình về bài thơ nầy)

Tôi thích cái ngông trong thơ Kha Tiệm Ly, tôi lại càng yêu cái say trong thơ Kha Tiệm Ly. Tác giả nầy ngông thì ngông hết cỡ mà say cũng say quá cỡ, có điều cái ngông trong thơ Kha Tiệm Ly không trịch thượng với đời mà nhu mì thật là dễ thương, còn cái say trong thơ Kha Tiệm Ly là cái say rất êm ái và thú vị.

HUYỀN THOẠI ĐỎ VÀ HUYỀN THOẠI ĐEN VỀ GIÁO DỤC THUỘC ĐỊA ĐÔNG DƯƠNG. KỲ 1: HUYỀN THOẠI ĐỎ - Nguyễn Thụy Phương

Lời tòa soạn báo Tia Sáng:

Tranh cãi gay gắt gần đây xung quanh vai trò, đóng góp của chữ quốc ngữ với sự phát triển văn hóa dân tộc hay đó là "công cụ xâm lăng" cũng như "công" hay "tội" của linh mục Alexandre de Rhodes để rồi đề xuất lấy tên ông đặt cho một con đường ở Đà Nẵng đã nhận sự phản ứng dữ dội từ nhiều trí thức ở đây cho thấy rằng để nhìn nhận về những di sản của giáo dục dưới thời thuộc địa là không đơn giản. Trong loạt bài hai kỳ dưới đây, TS Nguyễn Thụy Phương (trường ĐH Geneva), nhà nghiên cứu về giáo dục thời thuộc địa và hậu thực dân cố gắng phân tích một cái nhìn hệ thống về những thảo luận trái chiều về giáo dục thuộc địa ở Đông Dương.

HUYỀN THOẠI ĐỎ VÀ HUYỀN THOẠI ĐEN VỀ GIÁO DỤC THUỘC ĐỊA ĐÔNG DƯƠNG. KỲ 1: HUYỀN THOẠI ĐỎ 
                                                                  Nguyễn Thụy Phương


                            Đại học Đông Dương, Hà Nội 1920 - 1929. Ảnh : Flickr

HUYỀN THOẠI ĐỎ VÀ HUYỀN THOẠI ĐEN VỀ GIÁO DỤC THUỘC ĐỊA ĐÔNG DƯƠNG. KỲ 2: HUYỀN THOẠI ĐEN - Nguyễn Thụy Phương

Trong kỳ 1 về “huyền thoại đỏ”, chúng ta đã cùng chứng kiến những lời tụng ca' trong trang đại tự sự về giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa. Tuy nhiên, giáo dục thuộc địa cũng chứa đầy những bất cập. Chỉ trích về 'huyền thoại đen' của nền giáo dục thuộc địa được nêu lên bởi những người chống thực dân. Mà một trong số họ không ai khác là Nguyễn Ái Quốc.
                                                                         Nguyễn Thụy Phương


Nữ sinh ở Sài Gòn. Nguồn ảnh: Tư liệu của TS Nguyễn Thụy Phương chụp Tạp chí L'Asie Nouvelle.


HUYỀN THOẠI ĐỎ VÀ HUYỀN THOẠI ĐEN VỀ GIÁO DỤC THUỘC ĐỊA ĐÔNG DƯƠNG. KỲ 2: HUYỀN THOẠI ĐEN
                                                                       Nguyễn Thụy Phương                   
Tại Đại hội Tours năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo trên diễn đàn đại hội chính sách "làm cho dân ngu để dễ trị" (Bản án chế độ thực dân Pháp). Năm 1946, Phạm Văn Đồng, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Fontainebleau cũng thẳng thắn chỉ ra:

VÀI Ý KIẾN VỀ BÀI “TIẾNG LÒNG” CỦA NHÀ THƠ THỦY ĐIỀN - Châu Thạch


            
                        Tác giả bài viết Châu Thạch


Trước khi vào chủ đề tôi xin có mấy lời phi lộ sau đây:

I – Nhà thơ Thái Quốc Mưu đã giao lưu trên văn đàn với tôi gần 10 năm.  Chúng tôi rất mến mộ nhau nên tôi binh vực cho anh ấy là đương nhiên. Tuy thế tôi không ngu gì bênh vực cái sai của anh ấy mà chỉ bênh vực cái tôi cho là đúng mà thôi. Phải nói rằng viết về sự nghiệp văn chương của Thái Quốc Mưu, đã có trên 47 nhà phê bình, nhà lý luận văn học với 57 nhận định về ông. Đặc biệt giáo sư Nguyễn Quang là một tù nhân lương tâm, viện trưởng đại học Nhân Quyền Việt Nam đã xuất bản “Tiểu Luận Phê Bình Văn Học viết về Thái Quốc Mưu” dày 400 trang, ấn phẩm của nhà xuất bản AMAZON in và phát hành toàn cầu. Chừng ấy thôi cũng đủ chứng tỏ uy tín của anh Mưu, không thể là người viết “Lố bịch và lập lờ” được.

TIẾNG LÒNG - Thủy Điền

Nhà thơ Thủy Điền đã gửi email đến trang web blog Bâng Khuâng hai lần cùng một nội dung. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.


                
                             Tác giả bài viết Thủy Điền

*
Tran Van Mau
20:13, CN, 29 thg 12 (10 giờ trước)
tới tôi
Chào anh Phú
Nhờ anh đăng giùm bài nầy (nếu được) để độc giả hiểu thêm về nhà giáo và giới trí thức. Không như những gì cụ Thái Quốc Mưu đã nói ngày 27-12-2019
                                                                      Thành thật cảm ơn anh.
                                                                                 Thủy Điền

TIẾNG LÒNG

Đọc bài lạm bàn về ông Nguyên Lạc người tự xưng “làm Thầy giáo” của cụ Thái Quốc Mưu được đăng trên báo Trần Mỹ Giống. (Ngày 27 tháng 12 năm 2019)

THÁI QUỐC MƯU PHÂN TÁCH BÀI VIẾT CỦA ÔNG THỦY ĐIỀN

Nhà văn Thái Quốc Mưu gửi email đến chúng tôi, phản hồi về bài viết TIẾNG LÒNG của nhà thơ Thủy Điền đề cập đến nhà văn Thái Quốc Mưu

                 
                    Tác giả bài viết Thái Quốc Mưu


Thưa anh,
Cháu Đặng Xuân Xuyến vừa nhắn tin cho tôi: Trên Bâng Khuâng và Văn Nghệ Quảng Trị, anh có đăng bài của ông Thủy Điền viết về tôi.
Nay tôi xin gởi đến anh bài Phân Tách về nội dung bài viết của ông Thủy Điền.
Với mục đích cho bạn đọc hai trang Bâng Khuâng và Văn Nghệ Quảng Trị có đủ thông tin hai chiều, và để chứng minh sự trung thực của anh.
Trường hợp có thể, xin anh vui lòng cho đăng bài PHÂN TÁCH của tôi về bài viết của ông Thủy Điền trên hai trang ấy.
Tôi chân thành cám ơn anh.
Kính chúc sức khỏe anh, chị cùng các cháu trong Năm Mới 2020 mọi việc đều tốt lành như ý.
                                                                                       Thân mến!
                                                                                 Thái Quốc Mưu


THÁI QUỐC MƯU PHÂN TÁCH BÀI VIẾT CỦA ÔNG THỦY ĐIỀN

Thưa ông Thủy Điền

Dân tộc ta có câu thành ngữ: “Đi với Bụt mặc cà sa, đi với QUỶ MA mặc áo giấy”. Tôi đang MẶC ÁO GIẤY viết cho ông đây.
Trước, tôi xin cám ơn ông đã chịu khó đọc và viết bài “cảm nhận” về bài tôi viết về ông Nguyên Lạc.

Để ông và bạn đọc tiện theo dõi. Tôi dùng từng câu, đoạn trong bài viết của ông. Và, xen vào đó, những câu trả lời của tôi được tô MÀU ĐỎ.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

NHẠC SĨ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG ĐAU ĐỚN 10 NĂM VÌ BỊ VỢ PHẢN BỘI - Hà Nhi

Nguồn:
https://ngoisao.net/gia-dinh/nhac-si-pham-dinh-chuong-dau-don-10-nam-vi-vo-phan-boi-4029063.html

                                  Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và vợ cũ Khánh Ngọc.


NHẠC SĨ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG ĐAU ĐỚN 10 NĂM VÌ BỊ VỢ PHẢN BỘI 
                                                                                              Hà Nhi

Nhạc sĩ tài hoa Phạm Đình Chương mất hơn 10 năm chìm đắm trong men rượu để quên đi nỗi đau vợ và anh rể Phạm Duy tư tình.
Chân dung cuộc tình tập 12 đưa khán giả đến với một người nhạc sĩ nổi tiếng và tài hoa: Phạm Đình Chương. Đặc biệt, những câu chuyện đằng sau cuộc hôn nhân ồn ào của ông và người vợ đầu - nữ ca sĩ lừng danh Khánh Ngọc cũng được tiết lộ.

GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN HAY NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG - Nhất Thanh

Có thể nói Thiền sư Tuệ Sỹ là một trong những danh tăng uyên bác nhất về Phật giáo trong thời đại hiện nay.
Thiền sư Tuệ Sỹ cũng là một nhà thơ đầy thiền vị qua thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn với ngôn ngữ thi ca cao vời và sâu thẳm mà giới văn bút và thi ca rất ngưỡng mộ.

     
                                  Thiền sư Tuệ Sĩ
            

GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN HAY NHỮNG PHƯƠNG TRỜI VIỄN MỘNG
                                                                                 Nhất Thanh

Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
Bản tình ca vô tận của Đông Phương”
              (Những năm anh đi – Tuệ Sĩ)

Trong tất cả những tập thơ tôi đã được đọc từ những tháng ngày đây đó, có hai tác phẩm gây xúc động và mê hoặc lòng tôi mãnh liệt nhất. Đó là “Mưa nguồn” của Bùi Giáng và “Giấc Mơ Trường Sơn” mà tác giả của nó – Tuệ Sỹ - một thi nhân, một triết gia, một tu sĩ hay đơn giản chỉ là một con người, tùy theo cảm nhận của mỗi người. Riêng trong bài viết này, tôi muốn ngắm người thơ qua chân dung nghệ sĩ – một nghệ sĩ chân chánh.

NGÀY XƯA HOÀNG THỊ… - Trương Văn Khoa


           
                          Thi sĩ Phạm Thiên Thư


             NGÀY XƯA HOÀNG THỊ… 
                                                                               Trương Văn Khoa

Sài Gòn có một quán café “Hoa vàng”, trước kia còn gọi là “Động hoa vàng”. Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ.

KHÁM PHÁ HỒ TÂY : THẤM ĐẪM VĂN HÓA TỪ NHỮNG TÊN GỌI - Nguyễn Ngọc Tiến

Hồ Tây xưa là khúc uốn của sông Hồng khi sông đổi dòng chảy lấn về bờ bên kia đã để lại một hồ nước, giống như sông Hồng đổi dòng đã tạo ra hồ Lục Thủy (Hồ Gươm). Vào đầu Công nguyên, khu vực hồ Tây có cửa thông với sông Hồng và bãi lầy.
Nguồn cung cấp nước gián tiếp cho Hồ Tây từ nửa đầu thế kỷ 18 trở về trước chính là sông Hồng thông qua sông Thiên Phù ở phía Tây và sông Tô Lịch ở phía Đông của Hà Nội ngày nay. Diện tích Hồ Tây hiện còn khoảng 460 héc ta.

          Một góc làng Yên Phụ bên bờ hồ Tây xưa, phía Bắc đường Cổ Ngư. Ảnh tư liệu


KHÁM PHÁ HỒ TÂY (KỲ 1): THẤM ĐẪM VĂN HÓA TỪ NHỮNG TÊN GỌI

Dù trải qua thời gian với biến động của lịch sử cũng như sự khắc nghiệt của khí hậu, các làng quanh hồ hiện còn rất nhiều chùa, đền, miếu, đình gắn liền với truyền thuyết, tín ngưỡng và các nhân vật trong lịch sử. Đến đây, ta có thể tìm lại một phần bản nguyên của phái thiền Tào Động, của Đạo giáo và tư tưởng dung hợp tôn giáo của người Việt.

NÔM NA LÀ CHA MÁCH QUÉ - Tuệ Chương Hoàng Long Hải


            
                  Tác giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải


           NÔM NA LÀ CHA MÁCH QUÉ

Nhân dịp“Viện Việt Học” vừa cho xuất bản “Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn”
                                                         
Lời nói đầu:

Khi còn ở trong nước, tôi có định kiến với những người trẻ lớn lên ở hải ngoại. Họ học ở nhà trường Âu Mỹ, nơi có bết bao nhiêu cái hay cái đẹp để tìm hiểu. Chỉ nói riêng các nhà văn Pháp trong “Thế Kỷ Ánh Sáng” cũng quá đủ cho những ai muốn tìm hiểu về dân chủ, tự do, nhân quyền, cũng như học thuật, tư tưởng hiện đại. Ở Mỹ, đọc Jack London, ai không say mê. Còn nói tới John Steinbeck hay William Faulkner, Hernest Hemingway, những nhà văn lớn được giải Nobel, với bao nhiêu tác phẩm của họ, chỉ mới đọc thôi, cũng đủ “mệt”, nói chi tới những công trình nghiên cứu về họ, bỏ thì giờ học và nghiên cứu về họ thì coi như mất hết cả một thời mê đọc sách, nói sao cho hết. Vậy mà khi tới trại tỵ nạn, tôi suýt giật mình vì một bản tin nhỏ đăng trên tời “Diễn Đàn Tự Do” xuất bản ở Virginia, về một cô sinh viên đang chuẩn bị luận án tiến sĩ . Cô ta dự tính về Việt Nam để nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm cho luận án ấy. Dưới con mắt của Công An [], có thể họ cho rằng cô nầy chẳng nghiên cứu gì hết, chỉ là nại cái cớ để về Việt Nam với sứ mạng nào đó do CIA giao phó.
Tôi không nghĩ như vậy. Văn học cổ Việt Nam, tuy chịu ảnh hưởng văn học Tầu khá đậm nhưng không phải là không có những cái đặc sắc của nó. Thậm chí còn hay hơn cái gốc mà nó chịu ảnh hưởng.
Người Việt Nam học cổ văn, ít ra, người ấy cũng có đọc truyện Kiều. Có người mê Kiều là đằng khác. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm chữ Nôm có nguồn gốc bên Tầu viết bằng chữ Hán, nhưng truyện Kiều của tay hay quá, hay hơn truyện Kiều của Tầu nhiều lắm, coi như một biểu tượng đặc sắc của văn học Việt Nam, có thể góp mặt với các tác phẩm nổi tiếng khắp năm châu bốn biển. Trong khi đó truyện Kiều của Dư Hoài bên Tầu thì chẳng ai đánh giá cao. Tỳ Bà Hành cũng vậy. Không thiếu người “mê” Tỳ Bà Hành. Theo nhiều nhà Nho thì Tỳ Bà Hành chữ Nôm của Phan Huy Vịnh hay hơn Tỳ Bà Hành chữ Hán của Bạch Cư Dị khá xa. Thế hệ ngày nay chịu ảnh hưởng văn học Âu Mỹ khá đậm,, nhứt là văn học Pháp, không thiếu người bắt chước, mô phỏng, dịch hay “chạy” theo, cũng “dịch hạch”, cũng “nôn mửa”, cũng “phi lý” nhưng xem ra các “đệ tử” bên ta thua “sư phụ” bên Tây nhiều lắm, không như người xưa, có theo đó mà vượt qua đó. Đủ biết chúng ta cần học tổ tiên ta thêm nhiều hơn nữa, làm sao để như người xưa, vượt qua những khuôn vàng thước ngọc do người đi trước đã bày ra.
Tôi từng có cái may mắn mười năm dạy cho học trò những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tôn, Đoàn Thị Điểm, Ôn Như Hầu ở các lớp Đệ Ngũ và Đệ Tam, nên vì chén cơm mà cố tìm hiểu các tác giả nầy.
Cái đặc sác bậc nhứt trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm là “vô vi” của Lão. “Vô vi” là không làm cái gì trái với đạo Trời, với thiên nhiên: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.” Về ăn thì, mùa nào, trời cho cái gì, ăn cái đó, không bày biện phức tạp, cầu kỳ. Về chơi “Xuân tắm hồ sen hạ tám ao” thì chính là điều tự nhiên theo thiên nhiên vậy. Nguyễn Bỉnh Khiên là bậc “đạt nhân quân tử”, khi gặp thời thì giúp vua trị nước, gặp lúc nịnh thần lông hành thì cáo quan về “ngao du sơn thủy”, không vì cái công danh mà ràng buộc thân mình. Chưa kể khi nói tới Trạng Trình mà không nói tới “Sấm Trạnh Trình” thì sự thú vị mất đi nhiều lắm.
Bản tin trên tờ “Diễn Đàn Tự Do” ám ảnh tôi 15 năm, nhất là bây giờ xuất hiện nhều bài viết bàn về chữ Nôm trên các trang Web. Chữ Nôm là chữ của người Việt Nam, nhưng từ khi có chữ Quốc ngữ, các tác phẩm chữ Nôm được viết lại bằng chữ Quốc ngữ, khiến có người quên mất, tưởng như không có sự xuất hiện của chữ Nôm một thời gian dài trong lịch sử văn học nước ta. Do vậy, tôi thấy việc nghiên cứu chữ Nôm là cần thiết. Văn học chữ Nôm là một nền văn học lớn của người Việt Nam, cần tìm hiểu lại từ đầu. Đọc nó, những bài thơ như “Vua dụ Vương Tường gả cho chúa Thuyền Vu”, “Vua Trần Trùng Quang tiễn Nguyễn Biểu đi sứ” hay bài văn Nôm đầu tiên, bài “Văn Tế Cá Sấu của Nguyễn Thuyên”… sẽ thấy rằng, cách nay cả ngàn năm mà sao văn thơ chữ Nôm hồi ấy hay như thế!!!!
                                              Tác giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

TÁC GIẢ NGUYỄN KHÔI VỚI “BÀNG GIA VỌNG TỘC” - Phạm Cao Phong


     


     TÁC GIẢ NGUYỄN KHÔI VỚI “BÀNG GIA VỌNG TỘC”
                                                                                Phạm Cao Phong

Người Việt vốn kiệm lời khen. Bây giờ còn tệ hơn, “khen cho mày chết”, khen dìm hàng. Nhà văn lại càng kẹo, viết cho ai một dòng đã khó, viết một quyển sách về ai thì đếm trên đầu ngón tay. Đời vốn có câu: “Văn mình, vợ người”. Vì vậy, khi cầm tập ba “Bàng gia vọng tộc” trong chùm sách bốn tập gồm đến hơn 900 trang “Cổ Pháp cố sự” của nhà văn Nguyễn Khôi tôi thấy bất ngờ.

         
                                  Nhà thơ Nguyễn Khôi


CẢM ƠN VẦNG TRĂNG SÁNG, BẾN SÔNG MƯA - Thơ Nguyễn Kim Hương



NGUYỄN KIM HƯƠNG
Sinh năm 1985    
Quê quán: An Biên, Kiên Giang
Hiện nay đang dạy tại trường THCS Nguyễn Trãi, TX Ngã Bảy, Hậu Giang.     
Hội viên Hội VHNT Tỉnh Hậu Giang
ĐT: 0975.204.678  


BẾN SÔNG MƯA

Một ngày sông lạnh bến mưa
Lòng xa xôi lắm người chưa trở về

Lục bình nở tím cơn mê
Tàn thu có ngọn tóc thề nhớ ai

Buồn như hoa cỏ vừa phai
Bàn tay nào vẫy tàn phai dưới đồng

Hoa bần thờ thẩn bên sông
Tưởng nghe tóc trắng rụng trong đêm dài

Người còn gót rỗ trần ai
Dặm khuya chuông đổ bên ngoài sông mưa.

                                   Nguyễn Kim Hương


   

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

NÀNG, XƯA VÀ NAY - Thơ Thủy Điền


   


NÀNG, XƯA VÀ NAY

Ngày xưa, người đẹp, dễ thương
Cái ăn, nết ở trăm đường vẹn trăm
Lắm chàng để ý thương thầm
Muốn thưa phụ mẫu, cưới nàng làm thê
Trăm năm kết nối duyên thề
Răng long, đầu bạc cùng kề bên nhau

Ngày nay chẳng biết thế nào
Sắc, hương gấp vạn mà sao đặng đừng
Bao chàng ngơ ngác, dửng dưng
Muốn trao tim nhỏ, lại dừng. Xin thôi

Ngày xưa nàng đến với người
Áo hoa, hoa áo đẹp tươi một màu

Ngày nay, ngày trước, ngày sau
Nàng thay lắm áo, áo nào cho ta

                                Thủy Điền
                               27-12-2019

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

TIẾNG VIỆT TA ƠI! - Thơ Văn Thiên Tùng


    


TIẾNG VIỆT TA ƠI!
(Kỷ niệm hơn 3 Thế kỷ phôi thai
& 100 năm hình thành Chữ Quốc ngữ).

Ngàn năm Bắc thuộc quyết cùng nhau
Sáng lập chữ Nôm cố thoát Tàu
Bấy bận cách tân thời đại trước
Bao lần thay đổi những triều sau
Sỹ phu cân ghép âm hoàn thiện
Vương Chúa đồng so nghĩa thục làu
Bộ nét loại dần thanh tự Hán
Thịnh hành Quốc ngữ lắm công trau…

Thịnh hành Quốc ngữ lắm công trau
Ký tự La - tinh dễ thuộc làu
Từ điển Việt - Bồ… dần chuẩn trước
Tiếng nhà khai mở tiếp theo sau
Chung lòng hợp soạn An Nam chỉnh
Hợp sức cách tân loát Hán Tàu
Đọc thạo viết thông tròn thế kỷ
Song đồng Âu - Á tiến bên nhau.

             Mai Vân Văn Thiên Tùng
                        26/12/2019

TÌNH XUÂN YÊU THƯƠNG - Thơ Nhật Quang


     


TÌNH XUÂN YÊU THƯƠNG

Xuân yêu thương, tình Xuân đẹp quá!
Lộc mơn xanh, chồi lá non tơ
Dặt dìu ru khúc nhạc mơ…
Đu đưa gió thoảng câu thơ ngọt mềm

Khúc tháng Giêng êm đềm hơi ấm
Gió lay cành liễu đẫm sương mai
Xuân mơ trở giấc đêm dài
Vội khoe áo mới trang đài làm duyên

Nắng xuân hồng trải nghiêng lối nhỏ
Bước em về trước ngõ đơm hoa
Tươi xinh dáng lụa ngọc ngà
Mắt, môi lúng liếng, điệu đà thanh tân

Áng mây bồng gió lâng lơi lả
Bướm, ong vờn nghiêng ngả làn hương
Tơ hồng dệt mộng vấn vương
Đưa tay em hấng niềm thương Xuân ngời.

                                               Nhật Quang

TA VÀ NGƯỜI… - Thơ Phan Quỳ


   
                             Nhà thơ Phan Quỳ


TA VÀ NGƯỜI…

Ta yêu người độ lượng,
Người yêu ta từ tâm
Ta vào đời ngơ ngác
Với bước chân tần ngần.

Ta quên đời mỏi mệt,
Người xa cõi trần ai
Đêm không trăng vẫn sáng
Ngày không nắng vẫn vui.

Mùa đi đâu rất vội
Ta không chờ đợi tuổi
Người chẳng biết tháng năm
Trôi qua những thăng trầm.

Ai hay phút tình cờ
Đã đi vào muôn thuở
Ai ngờ những vu vơ
Bỗng trở thành duyên nợ...

                       Phan Quỳ

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

TỨ TUYỆT THI SAY - Ái Nhân


       
                                Nhà thơ Ái Nhân 


SAY

Uống nào cho rượu say ta
Cho bao mỹ nữ kiêu sa phải lòng
Cho mơ con gái không chồng
Hân hoan lên đỉnh phiêu bồng… dâng hoa


THI SAY

Khi say thăng chín tầng mây
Gạ Ngọc Hoàng rượi vơi đầy hàn huyên
Khi buồn rơi xuống Cửu Tuyền
Chén thù chén tạc rủa nguyên Diêm Vương


CHỞ MƠ

Nghiêng giời hớp một ngụm trăng
Liêng biêng say gạ chị Hằng ngỏ yêu
Trần gian có một gã liều
Xé thơ yêu dán cánh diều… chở mơ


UỐNG NHAU

Uống nào em chén hương hoa
Tinh khôi trinh trắng kiêu sa hồn quỳnh
Gió trăng say lả lơi tình
Đêm mơ ngơ ngất ta mình …uống nhau


RƯỢU MƠ

Trăng sóng sánh rắc vàng nỗi nhớ
Gió la đà ru mộng cỏ xanh
Liễu buồn chảy xuống mong manh
Hồn thơ cất lấy chưng thành rượu mơ


NHẮM CƯỜI

Nghiêng hồn đổ khát vào chai
Đêm tu ừng ực khôn ngoai nhớ người
Thơ yêu uống mắt em cười
Ngất ngơ say nhắm với mười ánh trăng

                                             ÁI NHÂN