Nghệ sĩ ngâm thơ Kim Loan
NGHE
THƠ LÊ ĐÌNH HẠNH QUA TIẾNG NGÂM KIM LOAN
Châu Thạch
Nghệ sĩ ca ngâm Kim Loan, tên thật Hồ Nguyên Hằng, là
nghệ sĩ ở đẳng cấp nào tôi không được biết, nhưng sự mến mộ của giới văn nghệ
sĩ Quảng Nam Đà Nẵng đối với cô thì rất nhiều. Hầu như không có lễ hội nào, hoặc
buổi giao lưu văn thơ nào mà Kim Loan không được mời đến.
Kim Loan ca ngâm giọng Huế. Khi nghe Kim Loan hát tôi
thường nghĩ đến dòng sông Hương chảy êm đềm, soi bóng hoàng thành. Khi thiên hạ
vổ tay rôm rốp tán thưởng Kim Loan, tôi lại nghĩ đến tiếng sóng biển dội lên bờ,
nơi cửa Thuận An.
Cái Huế của Kim Loan pha một chút Quảng Nam - Đà Nẵng,
làm cho giọng hát không thánh thót cao vời mà trầm lắng hết vào lòng người những
tình cảm được thổ lộ trong ca từ.
Mỗi khi nghe Kim Loan ngâm thơ, tôi cứ nghĩ đến những
cơn gió mùa thu thổi qua những vồng hoa muôn sắc. Gió là giọng ngâm thơ Kim
Loan, hoa là những lời trong thơ của thi nhân.
Lê Đình Hạnh là một bụng thơ. Có người đã dùng lời của
Cao Bá Quát năm xưa đễ công kích câu nói của tôi. Cao Bá Quát nói: Thiên hạ có
4 bồ chữ, ông hai bồ, anh ông và bạn ông 1 bồ, còn 1 bồ chữ thì chia cho thiên
hạ. Tôi không nói như thế. Tôi nói Lê Đình Hạnh là một bụng thơ.
Ai làm thơ thì cũng có bụng thơ riêng của mình. Hiện
nay Đà Nẵng có vài trăm bụng thơ và cả nước có hàng triệu bụng thơ như Lê Đình
Hạnh. Tôi nói Lê Đình Hạnh là một bụng thơ cũng có cai lý do riêng của nó. Thường
thì các thi nhân làm thơ để đăng báo, trong bụng chỉ thuộc lòng một vài bài ruột
của mình thôi. Lê Đinh Hạnh khác hẳn. Hạnh làm thơ không đăng báo, ít đăng lên
facebook, chỉ thuộc lòng trong bụng để đọc cho bạn nghe. Tôi chưa thấy người
nào không trầm trồ khen ngợi khi nghe Hạnh đọc thơ.
Nhà thơ Lê Đình Hạnh
Lần nầy được bạn bè khuyến khích, nhà thơ Lê Đình Hạnh
nhờ Kim Loan ngâm 11 bài thơ của mình, làm vedeo đăng trên youtube và lần lượt
đăng trên dòng thời gian facebook của anh. Những bài thơ Hạnh đem làm vedeo là
những bài thơ Hạnh yêu thích, nhưng cũng không
phải là những bài thơ hay nhất của anh, vì khi Hạnh đọc thơ, bài nào cũng
được các thi hữu ngồi nghe khen là nhất cả.
Ví như bài thơ “Kẻ Chợ”, Lê Đình Hạnh đem một thứ triết
lý rất bình thường vào thơ mình, nhưng không ai không thấy nó hợp lý và thấm
thía vô cùng:
Ngày
ở chợ luật chơi bày nghiệt ngã,
Lẽ
sinh tồn : được, mất, hơn, thua.
Ai
từng sống một thời không "ngã giá"
Sẽ
vụng về chuyện "thuận bán, vừa mua".
(Kẻ chợ)
Nghe hết bài thơ “Kẻ Chợ” qua giọng ngâm cúa Kim Loan,
có lẽ những ai ghét chợ, khinh chợ sẽ thấy mình bắt đầu yêu kẻ chợ, ở đó có một
người ngồi bán buôn nhưng tâm hồn như một Khương Tử Nha ngồi câu cá bên sông chờ
thời.
Ví như bài thơ “Rượu Và Em” của Lê Đình Hạnh, Kim Loan
ngâm cho ta nghe từng câu, từng chữ để rượu ngon và hương của em thấm vào lòng ta, để người bình thường cũng muốn làm
thi sĩ uống hai thứ chất độc kia:
Em
của người... đâu của chi ta,
Nhưng
là gió... khiến cây đời lay động.
Em
và rượu
Có
chút gì giông giống,
Nghe
cay cay mà lại nồng nồng...
Biết
mấy đời mấy kiếp làm đàn ông,
Đủ
để hiểu RƯƠU và EM là chất độc.
(Rượu và em)
Ví như bài thơ “Tôi còn Nợ Em” Lê Đình Hạnh đã tôn
vinh món nợ vào sâu tận tâm linh con người:
Anh
vẫn làm thơ như người đời làm dáng,
Như
em làm dấu thánh trước khi ăn,
Như
ta làm người tội lỗi...để ăn năn,
Như
kính Chúa_yêu em mà xa tất .!?
(Tôi còn nợ em)
Ví như bài thơ sau đây, Lê Đình Hạnh đã “Trải nhớ ra
ngồi ngắm” là một tứ thơ lạ mà da diết trong một bài thơ có nhiều ý thơ độc
đáo:
Tu
bao nhiêu kiếp thành chánh quả
để
được bên em cõi niết bàn...?!
Chịu
đóng nghìn đinh trên thập giá,
Chắc
gì Chúa mở để em sang
Chia
ly là đạn xa nòng pháo
Là
"chói" tai em - ngút bến bờ ,
Là
gái thanh xuân thành thiếu phụ
Là
già trước tuổi... một người thơ .
Đôi
khi trải nhớ ra ngồi ngắm
Nghe
gió trăm phương thổi một chiều,
Nghe
tận đáy lòng ta hỏi thật
Lẽ
nào chỉ có một lần yêu.
(Một Lần Yêu)
Có lẽ tôi không viết thêm nữa, vì có viết nhiều cũng
không nói hết được những gì mà Lê Đình Hạnh đã nói và Kim Loan đã diễn đạt qua
11 video đăng trên youtube và trên trang faycebook Lê Đình Hạnh. Tôi chỉ nói
thêm một lời là tôi yêu thơ của họ và giọng ngâm thơ của họ. Họ chỉ là thân hữu
trong nhóm bạn bè yêu thi ca chúng tôi, nhưng hình như từ tiền kiếp, họ cũng
như Lang Trương không uống canh Mạnh Bà khi qua cầu Nại Hà. Thế nhưng Lang Trương
không uống canh để nhớ mà tìm lại người
yêu tiền kiếp. Lê Đình Hạnh và Kim Loan thì không phải vậy, họ không uống để
anh em gặp lại nhau vì nợ xướng ngâm tâm đắc phải trả cho xong!
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét