BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019

VÀI LỜI VỀ MẤY BÀI VIẾT GẦN ĐÂY CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC - Đặng Xuân Xuyến


                      
                           Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến


VÀI LỜI VỀ MẤY BÀI VIẾT GẦN ĐÂY CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC
                                                                       Đặng Xuân Xuyến


Chuyện ầm ĩ đầu năm 2019 ông Nguyên Lạc vô cớ gây sự với tôi tưởng đã chìm sâu và mãi mãi tôi sẽ không phải nhìn thấy cái tên Nguyên Lạc (Nguyễn Lạc) như gặp phải đại dịch thì chiều 15 tháng 11.2019, lợi dụng bài "Trao Đổi Với Nhà Thơ Nguyễn Vượng Về Ngôn Ngữ Trong Thi Ca" của nhà Phê bình Văn học Nguyễn Xuân Dương đăng trên blog Bâng Khuâng, ông Nguyên Lạc lại tiếp tục lèo lá gây sự với tôi, mà theo chữ của Nhà thơ Phạm Ngọc Thái thì đó là những trò nhố nhăng của "thằng lưu manh láu cá vặt vãnh".

Ông Nguyên Lạc bảo tôi "muốn tạo dáng, muốn ta đây "riêng một góc trời". Chả sao. Nhận xét là quyền của ông ta. Người khác thì tôi rửa tai lắng nghe chứ ông Nguyên Lạc tôi quan tâm làm gì. Ông ta bảo tôi không sáng tạo mà là "đố chữ", rồi cao giọng "sáng tạo phải được đa số chấp thuận", chứ "khập khiễng, gượng gạo như một kiểu tạo dáng kém tự nhiên" khiến "câu thơ tối tăm, khó hiểu" bởi "ngữ lực yếu kém của bản thân nhà thơ.. Buồn cười nhỉ? Chữ tôi dùng, nếu bạn đọc chấp nhận thì chữ đó tồn tại, nếu bạn đọc không chấp nhận thì chữ đó tự diệt. Can cớ gì tôi phải phụ thuộc "được đa số chấp nhận"? Ông Nguyên Lạc không hiểu thơ tôi là do trí tuệ của ông ta chỉ được đến vậy, sao tôi phải quan tâm?

Khi đọc những lời "ngô nghê", "thiểu năng trí tuệ" (chữ Nguyễn Xuân Dương dùng) của ông Nguyên Lạc, Nhà Phê bình văn học Nguyễn Xuân Dương đã chắc nịch:
- “Theo tôi chúng ta không cần mất nhiều thì giờ để gọi là tranh luận hay trao đổi gì đó với ông Nguyễn Lạc vì những gì ông ấy viết luôn là những cái ngô nghê, Ông ấy cứ như tự vả miệng mình”

Tôi đã đọc thư bác Nguyễn Xuân trao đổi với nhà thơ Đỗ Anh Tuyến được công khai tới hơn 30 email:

- "Mình nghĩ có thể anh Nguyên Lạc thấy nhiều người bình thơ của Đặng Xuân Xuyến nên anh ấy công kích Xuyến để mọi người chú ý đến anh ấy. Nếu là người bình thường sẽ không làm thế vì thơ phải chạm được vào trái tim người đọc thì người ta mới viết lời bình được. Và cũng còn là cái duyên giữa người bình với tác giả nữa. Không phải thơ được nhiều người bình sẽ là thơ hay mà chỉ nên hiểu bài thơ đó đã chạm được vào trái tim bạn đọc như thế là tác giả đã thành công. Người làm thơ, yêu thơ nên mừng cho nhau mới phải."

Và tôi cũng đã đọc trao đổi của soạn giả Tạ Hồng Trường:

- "Chỉ những người đọc thoáng qua mới tin lời ông Nguyên Lạc vì ông ấy hay lèo lá cắt đầu cá vá đầu tôm."

Mặc dù vô cớ bị ông Nguyên Lạc gây sự nhưng tôi không phản hồi những trò "lưu manh" của ông Nguyên Lạc vì ông ta không đáng được những người tử tế bận tâm. Nhưng ông Nguyên Lạc không dừng lại, tiếp tục láu cá, lồng vào nhiều bài viết lèo lá gây sự với tôi, để các chủ trang web sẽ tặc lưỡi đăng vì: đó là ví dụ cho bài viết. Thật là một kẻ lưu manh vặt vãnh! Có 4 chữ “thầm thì”, “thầm thĩ” cũng không hiểu nghĩa, cũng không biết trường hợp nào thì dùng “thầm thì”, trường hợp nào thì dùng “thầm thĩ”, vậy mà ông ta cứ lảm nhảm, lập luận ngô nghê của trí não “ếch ngồi đáy giếng” nên buộc tôi phải có đôi lời.

Trở lại câu chuyện đầu năm khi ông Nguyên Lạc luôn rêu rao (tới tận bây giờ) là tôi xóa những comment của ông ta trên blog Trang Đặng Xuân Xuyến là hành xử phi trí thức (Kinh! Ông ta còn lôi 2 chữ trí thức vào để làm mầu nữa chứ). Xin hỏi Quý vị, những comment như thế này của ông Nguyên Lạc dưới bài "MẤY “CÁI DẠI” CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC" vào ngày 20:13:00 GMT+7 7 tháng 3, 2019 có đáng xoá để khỏi gây ức chế với bạn đọc:

“Xin nói với bạn Đặng Xuân Xuyến đừng "tự sướng" khoe mình là nhà Tử Vi. Bạn có đọc các bài về DỊCH và LẬP QUẺ DỊCH của tôi chưa? Bạn có biết Kinh Dịch là ĐẠO của người QUÂN TỬ mà cụ Nguyễn Hiến Lê thầy tôi đã nói hay chưa? Chắc bạn chưa đọc nên hành xử không QUÂN TỬ. Tôi cũng xin nói rõ với bạn là tôi cũng có nghiên cứu về Tướng Mệnh Khảo Luận của Vũ Tài Lục, nên nhìn nhận tướng bạn tôi cũng biết rõ bạn thuộc loại nào. Muốn tôi nói ra không?”

Lại thế nữa?! Ông Nguyên Lạc là học trò của Cụ Nguyễn Hiến Lê hay ông ta vơ nhằng thì liên quan gì tới tôi? Mà nếu có thực ông ta là học trò của Cụ thì cũng be bé cái miệng, hành xử cho đúng đạo để danh tiếng của Cụ không bị ảnh hưởng vì có thằng học trò "khùng khùng điên điên" (chữ nhà thơ Chu Vương Miện nói về Nguyên Lạc) nhưng lại lưu manh có số má chứ?!

Ông Nguyên Lạc có xào xáo chắp vá được 2 hay 3, 4 bài gì gì đó là việc của ông ta, đem ra khoe làm gì? Tôi đâu quan tâm. Ông ta bảo tôi "tự sướng" khoe mình là nhà Tử Vi ". Trời ạ. Tôi đã xuất bản 2 cuốn sách TỬ VI KIẾN GIẢI (260 trang, khổ 14,5 x 20,5) và TỬ VI VẤN ĐÁP (288 trang, khổ 14,5 x 20,5) vào cùng năm 2009, được tái bản vài lần và các Nhà sách ở Việt Nam in lậu sách của tôi không ít. Tôi cũng viết dăm bài riêng lẻ về môn Tử Vi nhưng chưa bao giờ tôi nhận mình là "Nhà Tử Vi" mà thường dùng cụm từ "người viết" hoặc "chúng tôi", chứ đâu hàm hồ vô liêm sỉ như cách ông Nguyên Lạc (tức Nguyễn Lạc) vỗ ngực nhận mình là "nhà thơ", "thầy giáo",nhà "gì gì" đó.

Nói tới 2 chữ "nhà thơ" của ông Nguyên Lạc tôi mới chợt nhớ ra những loạn ngôn của ông ta. Nào là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nào là làm người phải có lòng tự trọng, không thó thơ, đạo ý tưởng của người khác, như thế là điếm bút, nhục lắm, phải luôn luôn nhớ “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán... Thế nhưng tôi lại được vài bạn hữu chuyển cho 2 bài thơ, 1 của ông ta và 1 của Nhà thơ NP Phan.

Bài của "nhà thơ" Nguyên Lạc (tức "thầy giáo" Nguyễn Lạc):

HỜN DỖI 2

Nói đi em kẻo nắng phai
Chiều nghiêng bóng xế thở dài với tôi
Khẽ nhe em chuyện buồn vui
Để tôi vẫn thấy nụ cười hồn nhiên
Dỗi chi em để mưa nghiêng
Thấm thêm chút lạnh chỉ phiền muộn thôi!

Chiều nay cô lữ bên trời
Dương lam màu nhớ một thời đã xa
Nhớ làm sao mắt lệ nhòa
Thương gì đâu những xót xa tình đầu!

Dại khờ rồi cũng qua mau
Thời gian để lại nỗi sầu tóc ai
Tình đầu như sợi tóc dài
Dù màu có bạc vẫn hoài vấn vương

Sợi thương sao vẫn âm thầm
Ve sầu phượng thẩm siết lòng tôi chi?!

                                    Nguyên Lạc

Và bài thơ của Nhà thơ NP Phan:

NÓI GÌ ĐI...

nói gì đi kẻo nắng phai
chỉ còn lại chút trang đài đó thôi
nói gì đi dẫu buồn vui
xa xăm trong mắt nét cười an nhiên

hứa gì đi kẻo mưa nghiêng
có trong hư ảo một miền vô ưu
hứa gì đi chút niềm yêu
đã vơi đi bớt ít nhiều xót xa

nhớ gì đâu chốn cỏ hoa
tiếng chim hót cũng la đà gió sương
thương gì đâu những con đường
đưa ta về với chiều buông cuối mùa

                                         NP Phan

Lạ ở chỗ là bài thơ của Nhà thơ NP Phan được sáng tác vào thời điểm: 17giờ28 ngày 01 tháng 06.2018 trong khi bài của "nhà thơ" Nguyên Lạc được soạn vào lúc: 18giờ24 ngày 02 tháng 06.2018, chậm hơn 1 ngày. Tôi không bình luận về bài thơ hay của nhà thơ NP Phan, cũng không có ý kiến về bài (không biết gọi là gì) ông Nguyên Lạc đã soạn. Xin đặt 2 bài ở đây để Quý bạn đọc thẩm định.

Ồ, mà ông Nguyên Lạc còn khoe ông ta có nghiên cứu về "Tướng Mệnh Khảo Luận của Vũ Tài Lục" nên nhìn tướng mạo của tôi ông ta biết rõ tôi thuộc loại nào! Còn thách đố tôi có muốn ông ta nói ra không mới kinh chứ.
Ai nghiên cứu về môn Tử Vi (phần nhiều) cũng nghiên cứu thêm môn Tướng Thuật để bổ sung cho những hạn chế của môn Tử Vi, nhất là ở mục nhận diện hình tướng. Cuốn "Tướng Mệnh Khảo Luận" của Vũ Tài Lục chỉ dành cho những người bập bẹ tiếp cận môn Tướng Thuật, ông Nguyên Lạc đem ra khoe làm gì! Lại còn thách đố có muốn ông ta nói rõ tôi là loại người nào không.

Trời ạ! Già rồi còn bày đặt ham hố, còn trẻ con thế ông Nguyên Lạc?!!!

                                                      Hà Nội, chiều 13 tháng 12.2019
                                                             ĐẶNG XUÂN XUYẾN

9 nhận xét:

Nguyên Lac nói...

I. Nhận xét sơ khởi: Bài này không có tính văn chương, chỉ là thói "bỏ bóng đá người" như thường lệ cuả nhóm tự xưng "ĐẠI BÀNG VH VN HIỆN ĐẠI. Chỉ biết dùng "ngôn ngữ TRÍ THỨC không cho phép để tấn công người. Đây là chuyện "ruồi bu", không cằn mất thời giờ viết bài phản biện.

II. "Chuyện chẳng đặng đừng" nên tôi bắt buộc có vài lời với các NHÀ này:

1. Phê bình là quyền của mọi người. Nghĩa của phê bình là phải nói lên ưu và khuyết, chứ đâu phải "áo thụng vái nhau" khen "phe ta" ngất trời. Đây là thời "văn minh" rồi, đâu còn "ăn lông ở lổ", mình trọng quan điểm mình thì cũng phải trọng của người chớ, đâu phải vì người ta khác mình, phê bình mình mà vội "nộ khí xung thiên" dùng "ngôn ngữ đường phố" thóa mạ người. Hãy xem lại những lời trong bài trên có "thơm" không?

2.Người ta đã "lịch sự" dấu tên khi phê bình, nay lại khui ra chi cho xấu? Hãy đọc lại trích đoạn này tôi bàn về chữ THẦM THĨ có gì là quá đáng đâu mà lại vội vã "sân si". Tất cả những gì của mình là NHẮT hết sao, mọi người phải hít hà khen? Trên đời này không ai hoàn toàn đúng cả, ngoài các bậ̣c Thánh:

[.... THẦM THĨ
Thử đọc định nghĩa các chữ có liên quan đến cụm chữ thầm thĩ:
. Thầm thì như Thì thầm: nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy
"nói chuyện thì thầm"
Đồng nghĩa: thầm thào, thầm thì, thầm thĩ

. Thầm thĩ (Ít dùng) như thầm thì
"những lời thầm thĩ yêu thương"
(Stratu)
Theo tôi: Ít dùng có nghĩa là ít được chấp nhận và sẽ mai một đi.
"Thầm thĩ " đồng nghĩa với từ thông dụng, ai cũng hiểu: "thầm thì", sao không dùng cụm từ "thầm thì" thông dụng này khi không có gì bắt buộc mà phải chỉnh sửa?
(còn tiếp )

Nguyên Lac nói...

Theo tôi sự chỉnh sửa có thể giải thích bằng những lý do sau:
a. Vì vần, thanh điệu
Thí dụ:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây...
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
(Mùa Xuân Chín- Hàn Mặc Tử)
Thầm thĩ ở câu thơ được chỉnh sửa từ cụm chữ "thầm thì" vì thanh điệu. Ở vị trí 2 chữ này, câu thơ này cần thanh trắc cho trầm bổng nên tác giả chỉnh THÌ thành THĨ, vì THÌ là thanh bằng. Nghĩa của câu thơ không thay đối, vì thầm thì và thầm thĩ giống nhau như định nghĩa trên. Theo chủ quan tôi, đây là chuyện "chẳng đặng đừng", nếu không có nó tác giả sẽ không cần chỉnh sửa chữ.
Câu thơ sau đây cùng giống vậy, sửa chữ vì thanh điệu bắt buộc - (Xin được dấu tên tác giả)̉

“Đây tiếng nói Việt Nam! Đây Hà Nội"
Xa muôn trùng vẫn thầm thĩ bên tai! - ABC

Thẩn thơ/Tiếng mơ thầm thĩ
“Người ơi.../Người ơi...”/ Dan díu lời thề - XXZ

b. Vì muốn khác người
Nếu vị trí chữ trong câu thơ không đòi hỏi vần, thanh điệu, chuyện "chẳng đặng đừng" không cần đề cập thì nên để nguyên chữ bình dị, cùng nghĩa vì ai cũng hiếu, không cần phải chỉnh sửa. Nếu cố tình sửa chữ thì đó rõ ràng là muốn "tạo dáng".

Thử xét 2 câu thơ sau:

Thầm thì tiếng ai đêm đó
Nhớ mãi nghìn năm không quên

Theo tôi, không cần phải đổi "thầm thì" ra "thầm thĩ" vì vị trí này không đòi hỏi vần, thanh điệu và cả 2 cùng nghĩa như đã biết.
Mặt khác, thầm thì nghĩa ai cũng hiểu; thầm thì trong đêm thì lời êm dịu, riêng 2 người nghe. Cụm chữ thầm thĩ có thể ít người hiểu nghĩa; trong đêm mà giọng thanh sắc sẽ không êm đềm và nhiều người nghe được, không riêng tư.
Như đã xét trên, ta thấy hai chữ "thầm thĩ " có gì "ghê gớm" hơn thầm thì/ thì thầm đâu? Cả hai cùng nghĩa...]- Nguyên Lạc
Phê bình trên có gì sai trái đâu?
(còn tiếp )

Nguyên Lac nói...

4. Trả lời về câu này:
“Xin nói với bạn Đặng Xuân Xuyến đừng "tự sướng" khoe mình là nhà Tử Vi. Bạn có đọc các bài về DỊCH và LẬP QUẺ DỊCH của tôi chưa? Bạn có biết Kinh Dịch là ĐẠO của người QUÂN TỬ mà cụ Nguyễn Hiến Lê thầy tôi đã nói hay chưa? Chắc bạn chưa đọc nên hành xử không QUÂN TỬ. Tôi cũng xin nói rõ với bạn là tôi cũng có nghiên cứu về Tướng Mệnh Khảo Luận của Vũ Tài Lục, nên nhìn nhận tướng bạn tôi cũng biết rõ bạn thuộc loại nào. Muốn tôi nói ra không?”
- Ngài đã lợi dụng lời của ông Chu Vương Miện để tấn công tôi: CVM nói - thật giả không biết ? - ĐXX là "nhà tử vi" mà không đoán là Nguyên Lạc ĐIÊN sao? Ông ĐXX đã "trịnh trọng" đăng lại câu nói này để phỉ báng tôi, vậy không phải là ông "tự khoe" sao? Mắ́ng tôi là ĐIÊN, vì dám nói khuyết điểm của ông. Do đó tôi trả lời đoạn trên có gì sai trái, có gì không đúng theo "yêu cầu Trí Thức"? Và có gì giống ngôn ngữ "thơm tho" của ông?
- Về câu này: "nên nhìn nhận tướng bạn tôi cũng biết rõ bạn thuộc loại nào. Muốn tôi nói ra không?” Trong Tướng Mạng, cân cứ vào hình dạng, và "lời ăn tíếng nói" ta có thể đoán người thuộc loại nào. Căn cứ vào những lời không "kính ngữ", thường sử dụng "ngôn ngữ đường phố" của ai đó thì ta sẽ biết những người này thuộc "loại" nào, phải không?
- Tôi có Phone cho thi sĩ CVM để hỏi và yêu cầu xác nhận những lời mà ông ĐXX cho là của ông, nhưng CVM đã tránh né .
5. Còn cái vụ hiểu lầ̀m giữa tôi và thi sĩ NP Phan có gì liên quan đến các bài viết phê bình của tôi? Sao không "bóp trán" viết ra những bài phản biện văn chương - chứ không phải những bài "lăng nhăng" mạ lị cá nhân- mà lại dẫn chủng ra với ý đề hạ uy tín tôi?
Tôi đã gởi thơ hỏi lại thi sĩ NP Phan có cho phép ngài ĐXX lợi dụng những lời trên không? Nếu NP có cho phép thì tôi sẽ trả lời . Chúng tôi đã có giải thích sự hiểu lằm này rõ rồi, nếu giờ đây bắt buộc lập lại thì sẽ đi đến chiều hướng xấu. Tôi đang chờ sự xác nhận của NP Phan. Nên nhớ là tôi có lưu lại tất cả hình ảnh và tư liệu cho việc hiểu lầm này.
6. . Tặng ngược lại ngài ĐXX những "ngôn từ thơm tho" này:
"thằng lưu manh láu cá vặt vãnh", "ngô nghê", "thiểu năng trí tuệ" (mượn chữ Nguyễn Xuân Dương), “ếch ngồi đáy giếng”, trẻ con
Ôi ngôn ngữ văn chương! Thơm tho?

Nguyên Lac nói...

( tiếp theo )

7. Xin nói rõ thêm về việc bàn luận về 2 chữ THẦM THĨ:
Như tôi đã nói: Vì thanh sắc nên 2 chữ THẦM THĨ dùng đúng ở các câu thơ này- vì tại vị trí của 2 chữ này cần thanh trắc:
“Đây tiếng nói Việt Nam! Đây Hà Nội"
Xa muôn trùng vẫn thầm thĩ bên tai! - ABC

Thẩn thơ/Tiếng mơ thầm thĩ
“Người ơi.../Người ơi...”/ Dan díu lời thề - XXZ
Tôi đã lịch sự không nêu tên, nhưng ông ĐXX đòi khui tên ra nên tôi đành nói rõ XYZ là ông ĐXX. Tuy nhiên, những hàng trên tôi đã nói là ông sử dụng "đúng" ở đây, chứ có chữ nào nói ông dùng "sai" đâu mà ông nói là tôi 'cố ý châm chọc" ông, "vô cớ gây sự" với ông ? Xin ông chỉ ra hàng chữ nào tôi nói ông sai? Nói sử dụng đúng cũng không được sao?
Theo tôi, có 3 trường hợp liên hệ đến trích đoạn nêu trên nên ông "sân si":
- Không rõ nghĩa các chữ Việt lắm- đúng tưởng sai - Cái này thì không khả thi vì là nhà thơ, nhất là tự nhân nhóm ĐẠI BÀNG , chứ không phải sâu kiến như tôi thì chắc ông biết rõ nghĩa chữ Việt.
- Vì lòng đầy "sân si" nên mờ trí não, đọc đâu cũng ngỡ người khác chê mình. Điều này khả thi
- Tự mình thấy "nhột" với 2 chữ "tạo dáng". Điều này thì không ai biết được vì cảm xúc của ai chỉ riêng người đó biết mà thôi. Nhột hay không là do riêng ông biết.
Tôi xin nói rõ lại 2 chữ "tạo dáng" kẻo hiểu lầm: "Nếu vị trí chữ trong câu thơ không đòi hỏi vần, thanh điệu, chuyện "chẳng đặng đừng" không cần đề cập thì nên để nguyên chữ bình dị, cùng nghĩa vì ai cũng hiếu, không cần phải chỉnh sửa. Nếu cố tình sửa chữ thì đó rõ ràng là muốn "tạo dáng".
Trên là những gì tôi cần nói. Trân trọng

Đỗ Anh Tuyến nói...

Ôi... Lạc với chả nguyễn
Đạo thơ lại thích dạy đời
Làm thân thằng mõ lại đòi mâm son

Bâng Khuâng nói...

Bạn Đặng Xuân Xuyến đã ghi trong bài “VÀI LỜI VỀ MẤY BÀI VIẾT ĐÂY CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC”
Với nội dung sau:
“Lạ ở chỗ là bài thơ của Nhà thơ NP Phan được sáng tác vào thời điểm: 17giờ28 ngày 01 tháng 06.2018 trong khi bài của "nhà thơ" Nguyên Lạc được soạn vào lúc: 18giờ24 ngày 02 tháng 06.2018, chậm hơn 1 ngày. Tôi không bình luận về bài thơ hay của nhà thơ NP GẦN Phan, cũng không có ý kiến về bài (không biết gọi là gì) ông Nguyên Lạc đã soạn. Xin đặt 2 bài ở đây để Quý bạn đọc thẩm định”
*
Nếu bạn Nguyên Lạc dẫn đường link của bài thơ HỜN DỖI 1 như bạn nói theo STT "VỤ ÁN ĐẠO Ý THƠ" mà bạn vừa post lên face:
“Bài thơ HỜN DỖI 1 này có trong Ebook Một Thời đăng trên trang T- Vấn. net năm 2017 và được Post lại trên FB Lac Nguyên ngày 30 tháng 5, 2018”.
Thì đó là một cách chứng minh vì mọi người sẽ theo đường link này để truy cập.

Nguyen Lạc nói...

Đây là bài thơ HỜN DỖI 1

Lac Nguyen
30 tháng 5, 2018 ·
HỜN DỖI 1
.

Có chút sầu bi trong mắt em ?
Chiều rơi bên đồi vắng êm đềm
Môi ngoan không tiếng dù than trách
Chết điếng hồn tôi yêu lắm thêm !

Có nỗi niềm chi trong mắt ai ?
Lặng im ngồi dõi áng mây trời
Dáng gầy tóc xỏa bờ vai mỏng
Buồn hỡi người ơi buốt tim này !

Có giận hờn không trong mắt sâu ?
Buồn nghiêng sợi nắng phai ngang đầu
Ve ơi thôi nhé đừng vang tiếng
Kẻo phượng hồng rơi mắt lệ nào!

Hè nơi xứ lạ không phượng vĩ
Chỉ tiếng ve thôi đủ đời sầu !

Nhớ ơi mắt lệ chiều xưa ấy!
Có cách nào quên mối tình đầu?!
.
Nguyên Lạc
Đây là link dẫn đến bài thơ, nó được viết , post 2017 và post lai tại đây 30/5/2018
Sẽ có bài viểt giải thích rõ về vụ án ĐẠO THƠ
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1164084523732570&set=a.112383845569315&type=3&theater

Nguyên Lạc nói...

Đây là link dẫn đến bài thơ HỜN DỖI 1, nó được viết và post lần thứ nhất 8/2017, trước bài thơ của NP Phan - Phan Phú hơn năm
https://www.facebook.com/stevngy50/posts/1008715682602789

Đỗ Anh Tuyến nói...

SỰ THẬT NẰM Ở ĐÂY NÀY ÔNG ĐỆ NHẤT ĂN CẮP THƠ NGUYÊN LẠC:

https://dangxuanxuyen.blogspot.com/2019/12/vai-loi-ve-bai-vu-ao-y-tho-cua-ong.html