Hồ
Tây xưa là khúc uốn của sông Hồng khi sông đổi dòng chảy lấn về bờ bên kia đã để
lại một hồ nước, giống như sông Hồng đổi dòng đã tạo ra hồ Lục Thủy (Hồ Gươm).
Vào đầu Công nguyên, khu vực hồ Tây có cửa thông với sông Hồng và bãi lầy.
VÙNG
ĐẤT LÀNH
Nguồn
cung cấp nước gián tiếp cho Hồ Tây từ nửa đầu thế kỷ 18 trở về trước chính là
sông Hồng thông qua sông Thiên Phù ở phía Tây và sông Tô Lịch ở phía Đông của
Hà Nội ngày nay. Diện tích Hồ Tây hiện còn khoảng 460 héc ta.
Một góc làng Yên Phụ bên bờ hồ Tây xưa, phía Bắc đường Cổ Ngư. Ảnh tư liệu
KHÁM
PHÁ HỒ TÂY (KỲ 1): THẤM ĐẪM VĂN HÓA TỪ NHỮNG TÊN GỌI
Dù trải qua thời gian với biến động của lịch sử cũng
như sự khắc nghiệt của khí hậu, các làng quanh hồ hiện còn rất nhiều chùa, đền,
miếu, đình gắn liền với truyền thuyết, tín ngưỡng và các nhân vật trong lịch sử.
Đến đây, ta có thể tìm lại một phần bản nguyên của phái thiền Tào Động, của Đạo
giáo và tư tưởng dung hợp tôn giáo của người Việt.
Non nước Hồ Tây huyền bí, khung cảnh nên thơ hữu tình,
khí hậu trong lành, mát mẻ lại có sông Hồng, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ như hào
lũy phòng thủ tự nhiên làm cho vua chúa các triều đại Lý, Trần, Lê “yên tâm” rộng
tay mở kho công khố lấy vàng bạc xây cung, xây điện. Khu vực này nằm sát kinh
thành, rất thuận tiện để vua chúa tổ chức những sự kiện quốc gia như: Lễ hội
đèn Quảng chiếu, Hội thề Trung hiếu, và may mắn nó còn lưu truyền đến hôm nay.
Con người bám vào sông Hồng, sông Tô, Thiên Phù và hồ
Tây để sinh sống cũng rất sớm. Những cư dân này sống bằng nghề đánh cá, làm giấy,
chuội tơ, dệt lụa, đan lưới, tạo ra làng nghề thủ công nhộn nhịp năng động.
Ngoài việc tạo ra sản phẩm vật chất, họ cũng sáng tạo
ra truyền thuyết, một sản phẩm tinh thần làm nên tâm thức Thăng Long - Hà Nội.
Truyền thuyết cáo chín đuôi ở Hồ Tây cho thấy quan niệm cái thiện cuối cùng sẽ
chiến thắng cái ác. Truyền thuyết Thánh Gióng trên đường đuổi giặc đã dừng lại
xuống Hồ Tây tắm với ý nghĩa người anh hùng giữ nước cũng là dân và mọi người
dân đều có thể trở thành anh hùng. Truyền thuyết chó mẹ bơi qua sông Hồng đẻ
con ở núi Nùng hay ông Trọng chém chết con giải khiến cả đoạn sông Hồng chảy
qua Thăng Long an toàn thể hiện vùng đất này rất lành.
Trong nhiều thế kỷ, tầng lớp trí thức phong kiến thường
vãn cảnh Hồ Tây. Không thể thờ ơ trước cái đẹp, thật khó đếm được có bao nhiêu
bài phú, câu thơ, áng văn về cảnh vật, con người Tây Hồ… của những học giả ấy.
Thời gian không bao giờ dừng lại, xã hội thay đổi, các
làng nghề quanh hồ theo sự biến đổi cũng rơi rụng, nhịp chày Yên Thái tắt lịm,
tiếng lách cách thoi dệt lụa, dệt lĩnh ở Trích Sài, Bái Ân cũng im ắng từ lâu.
Lại có những giá trị văn hóa phi vật thể tuy không mất song bị lãng quên.
Hồ Tây và không gian quanh hồ thế kỷ 21 đã khác trước
rất nhiều khiến cho những người hoài cổ nuối tiếc. Vì không gian Hồ Tây rất rộng
do vậy tôi chỉ viết về các địa danh sát hồ. Tôi muốn dẫn mọi người đi một vòng
quanh hồ, theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ lịch sử hồ và những gì liên quan đến
hồ sau đó là các phường xung quanh…
Và
Hồ Tây ngày nay
DẤU
ẤN TRUYỀN THUYẾT, LỊCH SỬ, VĂN HÓA TỪ NHỮNG TÊN GỌI
Có rất nhiều truyền thuyết hình thành Hồ Tây trong dân
gian. Truyền thuyết Hồ Trâu Vàng kể rằng, đời nhà Lý, ở nước ta có Nguyễn Minh
Không sang Trung Quốc chữa bệnh cho con vua Tống. Khi hoàng tử khỏi bệnh, vua Tống
trả ơn bằng cách cho phép Minh Không vào kho báu chọn món đồ theo ý thích và lấy
bao nhiêu tùy thích nhưng Minh Không chỉ lấy đồng đen (vì đồng đen được coi là
“mẹ” của vàng) cho vào bao mang về dâng vua Lý. Vua sai đem chỗ đồng đen ấy đúc
thành cái chuông. Chuông đúc xong mang ra đánh thử. Tiếng chuông vang vọng sang
tận Trung Quốc. Nghe tiếng chuông ngân, trâu vàng ở bên ấy lồng lên chạy về nơi
phát ra tiếng âm thanh. Đến khu rừng phía Bắc thành Thăng Long thì tiếng chuông
im bặt. Trâu vàng mất phương hướng đã lồng lên đi tìm và giẫm nát cả một khu rừng,
còn đất thì lún xuống thành hồ. Những nơi trâu đi thành sông mà ngày nay còn lại
di tích, đó là sông Kim Ngưu. Vua sai ném chuông xuống hồ để trâu khỏi lồng và
trâu đã lặn theo.
Cũng theo truyền thuyết này, nếu ai sinh đủ mười người
con trai thì có thể đến hồ gọi trâu vàng về. Một lần có người đến gọi được trâu
vàng lên khỏi mặt nước và dắt vào bờ. Bỗng nhiên, thừng bị đứt, trâu vàng chui
ngay vào hang ở gần đó. Và dân lập đền thờ gọi là đền Kim Ngưu (gần phủ Tây Hồ
hiện nay). Về sau mới biết, người gọi trâu chỉ có chín con trai ruột và một con
trai nuôi.
Một truyền thuyết khác được ghi trong Lĩnh Nam chính
quái. Xưa, ở phía Tây kinh thành có hòn núi đá bên sông, dưới núi có hang động.
Đó là nơi trú ngụ của con cáo chín đuôi sống hơn nghìn năm đã thành tinh. Con
cáo gây ra bao nhiêu điều ác cho dân lành. Lạc Long Quân biết chuyện đã đến trừ
họa cho dân, giải thoát cho những người bị hồ tinh bắt giam trong hang sâu, cho
họ miếng đất cao gần đó để ở, lập thành làng Hồ Khẩu. Làng Cáo (tên chữ là Xuân
Tảo) và làng Giàn (tên chữ là Cáo Đỉnh) gần nhau và cái tên này được cho là dấu
tích của truyền thuyết.
Sau 1954, Xuân Tảo hợp nhất với Cáo Đỉnh thành xã Xuân
Đỉnh thuộc huyện Từ Liêm. Cái tên dân gian hồ Xác Cáo xuất phát từ truyền thuyết
này.
Lãng Bạc là một tên khác của Hồ Tây. Theo Tây Hồ chí,
sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, tướng nhà Hán là Mã Viện đã gọi
Hồ Tây là Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Có lẽ Mã Viện đã nhìn thấy mặt hồ
nổi sóng trong những ngày giông bão, sóng lớp này chồng lên lớp kia liên tục vỗ
vào bờ tạo ra khung cảnh vừa sợ vừa thú vị.
Dâm Đàm cũng là tên của Hồ Tây nhưng không rõ xuất hiện
vào giai đoạn nào. Theo sách Hồn sử Việt, khi vua Lý Công Uẩn dời Hoa Lư lập
kinh đô Thăng Long, thấy Kim Ngưu đẹp nên ông thường xuyên tổ chức du ngoạn. Và
không ít lần trong những chuyến đi trên hồ, sương mù đã bao phủ thuyền của vua
tạo ra cảnh tượng vô cùng huyền ảo vì vậy hồ được đổi tên là Dâm Đàm, nghĩa là
hồ mù sương.
Còn về cái tên Tây Hồ, Đại Việt sử ký chép: “Năm 1573
vua Lê Thế Tông lên ngôi tên húy là Duy Đàm, kiêng húy cấm không được gọi hồ
Dâm Đàm, mà đổi gọi là Tây Hồ. Cái tên Tây Hồ có từ đó”. Ngoài lý do trên, có lẽ
việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Hàng Châu cũng có Tây Hồ nổi tiếng
trên đất Trung Quốc.
Đến đời Tây Đô Vương Trịnh Tạc, năm 1657 vì kiêng chữ
Tây nên các địa danh nào có chữ Tây đều bị đổi thành Đoài (Đoài nghĩa là phía
Tây) bởi vậy Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ. Nhưng dân Thăng Long vẫn gọi là Tây Hồ.
Đến triều nhà Tây Sơn quan niệm về húy kỵ có khác,
sách Đào Khê dã sử kể, sau khi tiêu diệt quân Thanh, thống nhất Đại Việt, vua
Quang Trung đã lưu lại Thăng Long một thời gian ở để chiêu hiền đãi sĩ. Một
hôm, vua ngự thuyền chơi Tây Hồ, theo hầu có một văn thần họ Đỗ vốn là tiến sĩ
nhà Lê. Muốn lấy lòng vua, ông này đã tâu xin vua đổi tên hồ với lý do… trùng với
quê vua (Tây Sơn, phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
Quang Trung nghe xong cười: “Tây Hồ là danh thắng của
Thăng Long, người Thăng Long bao đời vẫn lưu luyến Tây Hồ, lẽ nào nay vì trẫm
mà phải đổi tên hồ quen thuộc? Vả chăng trẫm từ Tây Sơn đến với nhân sĩ, hiền
tài Bắc Hà chẳng tốt lắm ru? Khách Tây Sơn, cảnh Tây Hồ đó là duyên tao ngộ,
cùng nhau còn nhiều gắn bó, hẹn hò, cảnh chẳng phụ người, làm sao người lại phụ
cảnh? Nhà ngươi muốn trẫm làm một việc vô nghĩa với dân Bắc Hà sao?”.
Xong, cả vua lẫn quần thần cùng vui vẻ.
Theo Nguyễn Ngọc Tiến
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét