Vua
chỉ thích đàn ông, không thích đàn bà. Ngài cũng không hề đụng đến phi tần nào
trong tam cung lục viện, khiến hàng trăm mỹ nhân sống tàn tạ, buồn phiền trong
hậu cung lạnh lẽo.
Vua
Bảo Đại có phải là con trai của Khải Định?
Vua Khải Định
(trị
vì 18 tháng 5 năm 1916 - 6 tháng 11 năm
1925: 9 năm, 172 ngày)
VỊ
VUA VIỆT KHÔNG MÀNG ĐẾN CUNG PHI MỸ NỮ
Vua Đồng Khánh sinh được 6 trai và 2 gái, nhưng chỉ
nuôi được Nguyễn Phúc Bửu Đảo (con bà Tiên Cung Dương Thị Thục) và 2 công chúa
Ngọc Lâm, Ngọc Sơn. Cho nên, gia đình vua đều hy vọng Bửu Đảo (ông Phụng hóa
công) sẽ nối dõi tông đường, bảo vệ những gì mà vua cha đã vun đắp trong suốt
thời gian trên ngai vàng (1885-1889).
Thế nhưng, sự kỳ vọng đó mau chóng biến thành nỗi thất
vọng, khi Bửu Đảo bị cho là bất lực và không thể có con. Vợ đầu của ông hoàng
là bà phủ thiếp Trương Như Thị Tịnh, con gái quan đại thần Trương Như Cương đã
không chịu nổi đức ông chồng đã bất lực lại còn ham mê cờ bạc, nên đã dứt áo đi
tu.
Trong cuốn Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của vương
quốc An Nam, sử gia người Pháp Daniel Grandclémant cho biết, năm 1907, sau khi
vua Thành Thái bị phế truất, người Pháp định đưa Bửu Đảo lên ngôi, nhưng ngặt một
nỗi ông đã 23 tuổi mà vẫn không có con (người vô hậu). Đình thần không muốn đặt
lên ngai vàng một người vô hậu như vậy nên phải chấp nhận đưa Duy Tân là con
vua Thành Thái lên ngôi vua.
Năm 1912, bà thứ thất của Bửu Đảo là Hoàng Thị Cúc
(phong Huệ phi năm 1918, phong Đoan huy Hoàng thái hậu năm 1933) có thai (sau
này sinh ra Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, vua Bảo Đại) và nhận là của ông hoàng. Sự việc
này đã dấy lên những những hoài nghi ai là tác giả của cái thai đó. Các nhà viết
sử trong và ngoài nước sau này đã đưa ra những giả thuyết, các chứng cứ và cho
rằng, Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy là con của Hoàng thân Hường Đ. (Hường Để).
Vua
Khải Định và hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này). Ảnh tư liệu.
Trong cuốn Chuyện các bà trong cung (tập 2), nhà
nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã căn cứ vào lời kể của Phan Văn Dật, di cảo của
Ưng Đồng, tài liệu của R.Orband và của Nguyễn Đắc Vọng, Ngũ đẳng thị vệ triều
Khải Định, cho biết không có chuyện Bửu Đảo "dùng" cô Cúc và may mắn
cô Cúc có thai. Cô Cúc đã mang thai với chính Hường Đ. từ trước. Bửu Đảo đã nhờ
hoàng thân Hường Đ., thuộc bậc ông, nhưng tuổi cùng trang lứa cháu giúp đỡ, san
sẻ khó khăn không có con nối dõi, nên ông Hường Đ. đã ra tay giúp cháu.
Ông Xuân cũng cho hay, được sự giúp đỡ của anh Bửu
Dương, ông đã đọc 17 cuốn vở gồm 1.700 trang viết tay của thầy Ưng Đồng (con
trai cụ Hường Đ.) viết về lịch sử gia đình và họ hàng. Qua tập di cảo đồ sộ ấy,
ông đã lọc ra được một số chi tiết liên quan đến sự việc Vĩnh Thụy chính là con
Hường Đ. (Hường Để).
Tin cô Cúc có thai với Bửu Đảo mau chóng đến tai Bà
Tiên cung (mẹ ông hoàng), bà Thánh cung (chính thất vua Đồng Khánh) và những
người thân thích trong gia đình ông Phụng hóa công như một phép lạ. Để xác minh
thực hư, bà Tiên cung và bà Thánh cung đã sai đào một cái hố (sâu khoảng 2 tấc),
bảo cô Cúc nằm sấp, để cái bụng có mang nằm lọt dưới hố, rồi dùng roi đánh tra
hỏi cô Cúc lấy ai mà vu cho ông Phụng hóa công. Cô Cúc cắn răng chịu đựng hình
phạt và chỉ đinh ninh một lời khai đích thị có mang với Bửu Đảo.
Thế là các bà mừng rỡ công bố cho hoàng tộc biết Phụng
hóa công sắp có con. Tin mừng mau chóng lan đi, những kẻ độc miệng trong đám cận
thần cụt hứng không còn chế nhạo ông hoàng liệt dương và vô hậu nữa. Thế nhưng
kể từ đó ông hoàng không có thêm được người con nào.
Đức
Từ Cung (Đoan Huy Hoàng thái hậu) vợ thứ của và mẹ vua Bảo Đại (1890-1980) đứng
trước hiên nhà mình ở Huế năm 1972. Ảnh: Patrice Habans.
Trong cuốn Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của vương
quốc An Nam, sử gia Daniel Grandclémant cho biết, sau khi người Pháp chọn Bửu Đảo
lên ngôi (năm 1916, lấy niên hiệu Khải Định) thay vua Duy Tân bị đầy sang đảo
Réunion, ông có cưới thêm 10 bà phi, nhưng không ai sinh cho ông được người con
nào.
Vua
chỉ thích đàn ông, không thích đàn bà?
Phép lạ đã hết thiêng. Tuy nhiên, lệ trong triều vẫn
cho ông rất nhiều phi tần, nhưng ông không hề đụng đến người nào. Hàng trăm người
có nhan sắc được tuyển chọn khắp nơi trong cả nước phải sống tàn tạ, buồn phiền
trong cung điện lạnh lùng băng giá.
Trong cuốn Chuyện các bà trong nội cung, nhà nghiên cứu
Nguyễn Đắc Xuân cho biết thêm, nhiều người biết Khải Định bất lực, chính vua
cũng nhận điều đó. Thế nhưng, các quan đại thần thì vẫn muốn “tiến” cung con
gái mình vào làm vợ vua. Khó lòng chối từ, vua thường nói với các quan: "Nội
cung của Trẫm là một cái chùa (ý nói không có chuyện ái ân tình dục), ai muốn
tu thì cứ vào".
Năm 1916, ngay sau khi Khải Định lên ngôi, đại thần Hồ
Đắc Trung đã “tiến” ngay vào Nội con gái mình là Hồ Thị Chỉ (người trước đó từng
được “tiến” cho vua Duy Tân, nhưng vua không nhận vì đã yêu cô Mai Thị Vàng,
con ông Mai Khắc Đôn, thầy dạy chữ Hán cho vua Duy Tân).
Là con quan đại thần, được triều đình cưới hỏi đúng
nghi lễ, bà Hồ Thị Chỉ được phong chức rất cao, nhưng cũng vẫn ở vào bậc Ân Phi
(Đệ nhị giai phi). Tước cao, chức trọng, danh nghĩa là vợ chính ở với vua Khải
Định, nhưng thực chất bà chẳng được tí gì về ái ân chăn gối với ông vua “bất lực”.
Bà phải chấp nhận cảnh đóng kịch làm vợ vua như thế để
được hưởng phú quý danh vọng, với ý nghĩ mình sẽ là mẹ đích thực của hoàng tử
Vĩnh Thuỵ, vì bà Từ Cung tuy là mẹ sinh, nhưng là con nhà bình dân, lại không
được cưới hỏi theo nghi lễ triều đình.
Thế nhưng, bà không được toại nguyện điều đó, vì trước
khi lâm chung, Khải Định đã truyền trao cho bà Từ Cung lời di ngôn vắn tắt: “Tử
quý, mẫu vinh”. Điều này đã khiến bà Hồ Thị Chỉ tức điên. Cuối cùng bà chết già
trong một tu viện Thiên chúa giáo.
Đoàn
tuồng diễn trong lễ mừng thọ vua Khải Định. Ảnh tư liệu.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng cho biết vua Khải
Định thích đàn ông chứ không thích đàn bà. Trong suốt 10 năm làm vua
(1916-1925), vua đã nuôi ông Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ. Ban đêm, vua ôm Vọng
ngủ. Nhờ sự khéo léo trong việc phục tùng này mà ông Vọng đã được thăng tiến đến
Ngũ đẳng thị vệ. Những buổi sáng phải ra điện Cần Chánh thiết triều, các bà đứng
hai hàng bái kiến đón chào, ông liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người
để khỏi vương vào “đàn bà”…
Liên quan đến chuyện Khải Định thích đàn ông một số tư
liệu khác cho biết thêm, nhà vua ham xem hát bội, nhưng lại không thích xem phụ
nữ diễn. Đoàn tuồng ngự chỉ toàn nam giới. Gặp cảnh cần có đào thì nam đóng giả
vai nữ.
Do vậy mà đoàn tuồng Thanh Bình dưới triều Khải Định
có nhiều nghệ nhân nam rất giỏi. Bên cạnh đó, vua còn chuộng trang điểm, đeo
nhiều trang sức, ăn mặc lòe loẹt, tự sáng chế ra những bộ y phục không giống ai
cho mình.
Nguồn:
https://zingnews.vn/vi-vua-khong-dong-den-phu-nu-khien-hang-tram-my-nhan-ua-tan-o-hau-cung-post987887.html
https://zingnews.vn/vi-vua-khong-dong-den-phu-nu-khien-hang-tram-my-nhan-ua-tan-o-hau-cung-post987887.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét