BIỂN ĐÊM
Biệt
ly từ cuộc bể dâu
Mất
nhau từ thưở ba đào quê hương
Người
về tìm lại mùi hương
Người
về tìm lại thân thương đã rồi...
Biết
rằng sương khói mà thôi
Thịt
da trên cát hằn tôi nỗi sầu
Biển
chiều trời vội trốn mau
Cô
đơn lặng nhớ tình đau một thời
Biển
xưa bãi cũ tôi ngồi
Hồn
nghe sóng vỗ đôi mươi tình nào
Tay
ôm thân ngất quyện nhau
Môi
thơm ngực ngải cho nhau lần đầu
Đêm
nay biển vắng người đâu?
Vầng
trăng khuyết tật trên đầu đưa tang
Rì
rào lớp sóng kêu than
Gió
ngàn thông réo gọi oan khiên về
Cát
luồn tuôn sợi tay mơ
Tình
luồn ngăn nhớ hương mê thân nào
Thịt
da nhung mượt đêm nao
Hằn
trong ký ức biết làm sao đây?
Biển
ơi có biết tình tôi?
Sóng
ơi sao xóa dấu người tôi yêu?
Bãi
xưa còn lại gì đâu?
Về
chi nghe tiếng khóc gào sóng đau?
Vời
kia một bóng trăng sầu
Nghìn
trùng xa cách biết đâu dõi tìm?
Nhà
bình thơ Phạm Đức Nhì
NHẬN XÉT VỀ LUẬT VÀ VẦN TRONG BÀI THƠ “BIỂN ĐÊM” CỦA NGUYÊN LẠC
Đây không phải là bài bình thơ mà chỉ là vài nhận xét
về “kỹ thuật” được thi sĩ áp dụng
trong lúc sáng tác bài thơ. Mà trong phần “kỹ
thuật” cũng chỉ bó gọn trong 2 điểm: Luật (bằng trắc) và vần.
Với cái nhìn phóng khoáng của thơ lục bát đương đại
bài thơ Biển Đêm đã tuân thủ đầy đủ
những yêu cầu về luật bằng trắc – không có chỗ nào sai phạm.
1/ Tất cả 13 chữ thứ 4 của câu bát (bài thơ có 26 câu)
đều là vần trắc.
2/ Tất cả những chữ thứ 6 câu lục, chữ thứ 6 và chữ thứ
8 câu bát đều là vần bằng.
3/ Chữ thứ 6 câu bát thanh ngang thì chữ thứ 8 thanh
huyền và ngược lại.
Những điểm đáng nói đến đều nằm ở cách gieo vần. Trong
thơ lục bát chỉ có “lạc vận” là bị
coi là sai phạm (mắc lỗi); còn những “lủng
củng” về vần khác được coi là những “không
khéo” của tác giả.
Sau đây là những sai phạm và “không khéo” của Nguyên Lạc trong bài thơ Biển Đêm:
Lạc
Vận
Thịt
da nhung mượt đêm nao
Hằn
trong ký ức biết làm sao đây?
Chữ “nao” không
vần với chữ “làm”, hai câu thơ lạc vận
rõ ràng, không phải bàn cãi. Đây là sai phạm (lỗi) nặng về vần trong thơ lục
bát.
Còn 2 câu:
Sóng
ơi sao xóa dấu người tôi yêu?
Bãi
xưa còn lại gì đâu?
thì chữ “yêu”
và chữ “đâu” theo tôi, chỉ là thông vận
xa (hơi quá xa) chưa đến nỗi lạc vận. Tuy nhiên, nếu có ai bắt bẻ, cho là lạc vận
thì tôi cũng không cãi.
Vần
Nguyên Chữ (Chính Tự Vận)
Bài thơ Biển Đêm
có đến 2 cặp vần nguyên chữ mà các tay chơi thơ xưa nay đều tránh - ngoại trừ
trường hợp có lý do thật đặc biệt.
Mất
nhau từ thuở ba đào quê hương
Người
về tìm lại mùi hương
Và:
Tay
ôm thân ngất quyện nhau
Môi
thơm ngực ngải cho nhau lần đầu
Dĩ nhiên, gieo vần như vậy không phạm luật. Nhưng làm
hội chứng nhàm chán vần nặng thêm, mất hay.
Đoạn Kiều 4 câu sau đây cũng có cặp vần nguyên chữ
(xưa xưa)
Vân
rằng: Chị cũng nực cười,
Khéo
dư nước mắt khóc người đời xưa.
Rằng:
Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái
điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?
(Câu 105 đến 108)
Nhưng về ý nghĩa đã làm câu trả lời của Thúy Kiều xác
đáng hơn, mạnh hơn và hay hơn. Cái hay của ý thơ đã che mờ cái “không khéo” của vần nguyên chữ.
Vần
Ngang Câu Bát - Chữ Thứ 6 Vần Với Chữ Thứ 8
…………….
Hồn
nghe sóng vỗ đôi mươi tình nào
Tay
ôm thân ngất quyện nhau
Môi
thơm ngực ngải cho nhau lần đầu
Đêm
nay biển vắng người đâu?
Vầng
trăng khuyết tật trên đầu đưa tang
…………….
Ở đoạn 5 câu này cặp vần ngang câu bát “nhau đầu” là “thông vận gần” tạo nên trước sau 5 cặp vần. “Nào nhau” là thông vận, “nhau
nhau” là vần nguyên chữ, “nhau đầu”
là “thông vận gần”, “đầu đâu, đâu đầu”
là chính vận. Độc giả nào đọc cả đoạn mà không cảm thấy ngán cái giọng ầu ơ thì
quả là có nội công thâm hậu, rất đáng nể phục.
Vần
Quẩn – “Đi Dăm Phút Đã Về Chốn Cũ”
Đoạn thơ 11 câu dưới đây, 7 câu đầu là vần quẩn - chỉ
mới một lần chuyển vận đã quay về vần cũ. Từ “rồi thôi tôi” quay lại “thời
ngồi mươi”.
Người
về tìm lại thân thương đã rồi...
Biết
rằng sương khói mà thôi
Thịt
da trên cát hằn tôi nỗi sầu
Biển
chiều trời vội trốn mau
Cô
đơn lặng nhớ tình đau một thời
Biển
xưa bãi cũ tôi ngồi
Hồn
nghe sóng vỗ đôi mươi tình nào
Tay
ôm thân ngất quyện nhau
Môi
thơm ngực ngải cho nhau lần đầu
Đêm
nay biển vắng người đâu?
Vầng
trăng khuyết tật trên đầu đưa tang
Sau đó lại thêm 5 câu (câu có chữ “nào” thuộc cả 2 đoạn) trong đó có “cặp vần ngang câu bát” “nhau đầu” khiến cả đoạn có đến 7 cặp vần “au”. Ôi thôi! Ầu ơ hết biết.
Trụ
Ở Thanh Bằng
Thử đọc đoạn 10 câu sau đây của Biển Đêm.
Người
về tìm lại mùi hương
Người
về tìm lại thân thương đã rồi...
Biết
rằng sương khói mà thôi
Thịt
da trên cát hằn tôi nỗi sầu
Biển
chiều trời vội trốn mau
Cô
đơn lặng nhớ tình đau một thời
Biển
xưa bãi cũ tôi ngồi
Hồn
nghe sóng vỗ đôi mươi tình nào
Tay
ôm thân ngất quyện nhau
Môi
thơm ngực ngải cho nhau lần đầu
Chữ thứ 8 của 5 câu bát đều là thanh bằng. Như đã nói ở
trên, viết như thế không sai luật. Nhưng
“không khéo”. Âm vang của đoạn thơ đều đều, đơn điệu (monotone), tính nhạc
không hay. Cộng với những “không khéo”
khác về vần, đoạn thơ càng thêm “ầu ơ”,
buồn ngủ.
Kết
Luận
Bài lục bát Biển Đêm của Nguyên Lạc ngoài việc phạm lỗi
lạc vận còn vướng hầu hết những lủng củng, “không khéo” trong việc gieo vần và
sự chuyển đổi thanh ngang, thanh huyền giữa hai chữ thứ 6 và thứ 8 của câu bát.
Tất cả đều dẫn đến hội chứng nhàm chán vần, khiến âm điệu của bài thơ “ầu ơ”, đọc
có cảm giác chán ngán và buồn ngủ.
Đành rằng tứ thơ và cảm xúc là hai điểm then chốt của
thơ, nhưng vần và dòng chảy của âm điệu, nhịp điệu cũng quan trọng không kém -
nhất là thơ lục bát. Thiếu nó, tứ thơ và cảm xúc cũng không thể lưu chuyển
thong dong, lội bì bõm dưới dòng mương bị nghẽn.
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
6 nhận xét:
Xin trả lời nhà bình thơ Phạm Đức Nhì vài điểm:
Trước hết tôi cảm ơn bạn đặc biệt "chú ý" thơ tôi, giới thiệu nó. Tôi rấ́t vui và trân trọng góp ý của anh.
Tự nghĩ có cần trả lời anh không, vì độc giả đọc sẽ tự hiểu anh, nhưng thôi tôi vui vẻ có vài ý này . Xin nói trước, đây không phải là tranh biện vì tôi không bao giờ "văn mình vợ người", tôi luôn luôn lắng nghe để tiến bộ.
1. -Nguyên lời PĐN: Bài thơ Biển Đêm có đến 2 cặp vần nguyên chữ mà các tay chơi thơ xưa nay đều tránh - ngoại trừ trường hợp có lý do thật đặc biệt.
a.
Mất nhau từ thuở ba đào quê hương
Người về tìm lại mùi hương
Và:
Tay ôm thân ngất quyện nhau
Môi thơm ngực ngải cho nhau lần đầu
Dĩ nhiên, gieo vần như vậy không phạm luật. Nhưng làm hội chứng nhàm chán vần nặng thêm, mất hay.
- NL Trả lời: - Có những chữ giống nhau, nhưng nghĩa hoàn tòan khác nhau, lập lại vì như PĐN đã nói"trường hợp có lý do thật đặc biệt"
Thí dụ chữ HƯƠNG trong bài thơ: quê hương khác với mùi hương.Chữ NHAU trong bài thơ: cho nhau khác nghĩa quyện nhau...
b.
Đoạn Kiều 4 câu sau đây cũng có cặp vần nguyên chữ (xưa xưa)
Vân rằng: Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?(Câu 105 đến 108)
- Trả lời nhà bình luận PĐN: Anh PĐN vừa hỏi và vừa trả lời giùm tôi bằng nhận xét về các câu thơ Nguyễn Du, do đó tôi nghĩ không cần nói thêm
2. Về vụ Bán vận/ Thông vận
Đâu phải trong bài thơ phải dùng toàn Chính vận, phải không? Vì ý nghĩa câu thơ, ta cần phải, dùng Bán vận; đôi khi ta còn phải "hy sinh" vận, dùng Lạc vận để giữ ý.
Thí dụ sau đây của nhà thơ có tiếng Lê Văn Trung:
- Bán vận
Mẹ là tuyệt đỉnh chon von
Nghe lòng thiên cổ vẫn còn lời "ru"
Âm vang một khúc kinh "cầu"
Ngàn năm Mẹ một vì sao sáng ngời
…...
Mẹ nằm ru một cơn "mơ"
Ôi lòng Mẹ như mặt hồ vừa "thu"
Mẹ ơi! Mẹ là con "tàu"
LỜI RU - Lê Văn Trung
Là bay vào cõi trời "xanh"
Hoa lòng nở tỏa hương "tình" từ tâm
BAY VỀ ĐÂY NHÉ CHIM ƠI- Lê Văn Trung
.
-- Lạc vận và bán vận
ba trăm năm còn một phương "trời"?
hay là lạc giữa vô "thường" phù du”
hay là lạc giữa thiên "thu"
cuối vòng sinh diệt tìm "đâu" cõi người?
….
thuyền ai đậu bến vô "cùng"
mái chèo khua nhẹ nỗi "buồn" Tố Như
BA TRĂM NĂM NỮA- Lê Văn Trung
-- Cả cụ Yên Đổ cũng phải hy sinh vần mà giữ ý.
Có khi từng gác cheo "leo"
Thú vui con hát lựa "chiều" cầm xoang - cụ Yên Ðổ.
.
Các câu thơ nêu trên vẫn HAY vậy, phải không?
.
Tóm lại: Tôi có vài ý
- Về "Trụ Ở Thanh Bằng"mà nhà bình luận PĐN phê: Đâu sao đâu, nếu nó nói lên hết nỗi niềm của tác giả. Có những bài thơ BÌNH THANH, dùng toàn vần bằng mà nối tiếng , thí dụ như TÌ BÀ của Bích Khê - được Phạm Duy và Khúc Dương phổ nhạc
- Ý nghĩa của một câu thơ là quan trọng nhắt, nếu ta không thể thoả mãn được cả hai phương diện hợp vận (vần) và ý thì nên dùng chữ nào cho rõ ý, còn hơn là dùng chữ hợp được vần mà ý sai lạc hoặc vô nghĩa.
Trong truyện Kiều, cũng đôi khi có vài câu "phá vận", vì ý nghĩa câu thơ, nhưng rất hay, phải không?
Sao nhà bình thơ "bảo thủ" quá vậy?
Trân trọng
.........
* Xin anh PĐN chỉnh lại giùm: Rì rào lớp sóng kêu "than": THAN chứ không phải THA
Bạn PĐN nghĩ sao về những câu thơ Kiều này?
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng
Nách tường bông liễu bay ngang trước "MÀNH"
Hiên tà gác bóng chênh "chênh"
Nỗi "RIÊNG", "RIÊNG" trạnh tấc "RIÊNG" một "mình"
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai gỡ mối tơ MÀNH cho xong - (Kiều câu 239 - 244)
Nói thật lòng, nếu người khác KHEN thơ tôi thì tôi sẽ viết 1 bài "hồi đáp" để cám ơn, nhưng vì nhà bình thơ có tiếng PĐN là bạn TRI KỶ của tôi, tri kỷ là biết rõ mình, nên tôi thấy không cần thiết phải viết bài "tạ ơn", chí trả lời vài hàng là đủ, chắc bạn hiền cũng thông cảm cho, không trách cứ.
Trước hết, xin nhận xét tổng quát về những ̣điều KHEN của bạn PĐN: Là nhà "hàn lâm" vần luật lục bát, mà còn mang thêm "kính hiển vi" dò từng chữ để KHEN thì phải "chính xác" thôi
1. Nói thêm về Trụ Ở Thanh Bằng
- Vì một số câu cuối thanh bằng mà nhà bình luyận PĐN vội vả KHEN tôi quá mạng: "Trụ Ở Thanh Bằng". Vậy xin hỏi bạn, các bài thơ Bình thanh, toàn thanh bằng như TÌ BÀ của Bích Khê đã nói, và một số bài thơ của thi sĩ La Thụy làm thì sao?
- "Soi kính lúp" mà không chịu để ý đến cảm xúc toàn diện của tác giả: Trên bãi đêm buồn, tiếng sóng biển rì rào ... thì phải dùng thanh bằng để diễn tả khúc nhạc buồn, nhạc trầm; không lẻ phải nhạc trầm bổng vui tươi, thế thì còn gì là ý nghĩa bài thơ tác giả muốn nói? Hay phải "la hét" bằng thanh trắc? Xin bạn TRI KỶ tôi xét kỹ toàn bài, nỗi niềm toàn bài rồi hãy KHEN.
2. Về vụ lạc vậ̣n, phá vận: Như đã nói trên, vì ý nghĩa của câu thơ, đôi khi ta có thể "phá vận", nếu không sẽ sai nghĩa hoặc đôi khi vô nghĩa. Trong Kiều của Nguyễn Du cũng có những câu phá vận.
Nàng rằng: Hồng diệp xích thằng
Một lời cũng đã tiếng rằng tương "tri"
Đừng điều nguyệt nọ hoa "kia"
Ngoài ra ai lại tiếc "gì" với ai - (Kiều câu 259 - 262)
Nhiều nhà thơ nổi tiếng khác cũng thế.
Ta thử xét 2 câu thơ nổi tiếng tuyệt, rắt nhiều người tâm đắc của thi sĩ Bùi Giáng:
Thu Ba khen thơ Thu Bồn
Thu Bồn cảm động rờ... VAI Thu Ba
Ta sẽ thấy độc giả khựng lại chổ phá vận này, rồi bật cười khoái trá, phải không? Câu thơ phá vận này hay gấp nhiều lần nếu nó được làm đúng chính vận như bạn bình thơ "hàn lâm" PĐN đòi hỏi.
Rõ ràng chúng ta thấy, đôi khi phá vận làm độc giả bất ngờ và thích thú, câu thơ sẽ hay hơn, phải không? Nghiêm ngặt quá chi ngài hàn lâm?
3. Giờ đây tôi trả lời những lời KHEN tuyệt vời của ông bạn TRI KỶ tôi. Ông bạn viết, nguyên văn:
- Độc giả nào đọc cả đoạn mà không cảm thấy ngán cái giọng "ầu ơ" thì quả là có nội công thâm hậu, rất đáng nể phục
- Ôi thôi! Ầu ơ hết biết
- đoạn thơ càng thêm “ầu ơ”, buồn ngủ.
- âm điệu của bài thơ “ầu ơ”, đọc có cảm giác chán ngán và buồn ngủ.
- lội bì bõm dưới dòng mương bị nghẽn. (sic) - PĐN
Trả lời:
- Rất cám ơn lời khen tặng, tôi cũng mong thơ tôi "được ẦU Ơ VÍ DẦU, vì quê tôi có câu hát
"Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng"
Bài thơ âm thanh êm dịu, thanh bằng mới ví trâu vô chuồng "cảm xúc" được chớ, phải không? Chắc không ví được ông bạn tri kỷ tôi đâu, vì ông ta "chán ngán và buồn ngủ", và hình như ông ta quen nghe thanh sắc - sư tử hống; không thích thanh bằng đâu.
Chúc bạn TRI KỶ tôi sức khỏe để nghiền ngẫm câu thơ "Đê thủ bái MAI hoa".
Trân trọng
Xin phản hồi thêm vài lời cùng bạn TRI KỶ Phạm Đức Nhì vì tôi mới phát hiện bạn đã gởi bài KHEN thư tôi đến các trang wen hải ngoại. Như đã hưá, tôi sẽ không viết bài "cảm ơn" KHEN đến các trang ở VN.
1. -Về: Vần Nguyên Chữ (Chính Tự Vận)
- Nguyên văn lời PĐN
"Bài thơ Biển Đêm có đến 2 cặp vần nguyên chữ mà các tay chơi thơ xưa nay đều tránh - ngoại trừ trường hợp có lý do thật đặc biệt.
Mất nhau từ thuở ba đào quê hương
Người về tìm lại mùi hương
Và:
Tay ôm thân ngất quyện nhau
Môi thơm ngực ngải cho nhau lần đầu
Dĩ nhiên, gieo vần như vậy không phạm luật. Nhưng làm hội chứng nhàm chán vần nặng thêm, mất hay" - PĐN
- Tôi xin trả lời:
- Bạn PĐN đã nói rất đúng "ngoại trừ trường hợp có lý do thật đặc biệt". Lý do tôi dùng vần nguyên chữ/ lập lại là ý muốn nhấn mạnh, khiến độc giả chú ý.
Tôi sẽ giải thích về cặp vần nguyên chữ HƯƠNG - HƯƠNG:
-- Thật là dễ dàng tránh Vần Nguyên Chữ HƯƠNG - HƯƠNG, dù là người mới làm thơ. Chữ thay thế hay nhất là THƯƠNG: Thân thương hay yêu thương, nhưng tôi vẫn chọn chữ HƯƠNG, mùi hương vì những lẽ sau:
- Thân thương hay yêu thương cảm xúc không mạnh, không cuồng nhiệt; vì nếu dùng 2 cặp chữ này thì chỉ có nghìa thường xuyên thấy, gặp, gần gủi người mình thương; không bằng ôm trọn , ôm xiết để ngữi "mùi HƯƠNG": mùi tóc, mùi môi, mùi quần áo và sâu hơn nữa mùi mồ hôi, mùi ngực ngải thân trầm. Lại nữa chữ "mùi HƯƠNG" này liên hệ đến chữ QUÊ HƯƠNG ở câu trên. Quê hương cũng có mùi hương: Mùi hoa sữa, hoa sứ, hoa sen, hoa nhài, hoa cau hay mùi rơm rạ, mùi khói đốt đồng chiều quê. Nhớ mùi hương con gái và nhớ luôn mùi của quê hương, đất nước.
Đó là lý do tác giả bài thơ vẫn giữ lấy chữ HƯƠNG này dù biết sẽ là Vần Nguyên Chữ . Tôi đoán chắc là nhà "hàn lâm" không biết đâu, ông mừng vì "soi kính lúp" tìm ra cặp vần nguyên chữ và tự nói "cho mi biết tay tao".
- Khi xem xét một từ/ chữ thì phải xem sự liên hệ trước sau của nó. Vì sự liên hệ này nên tự nghĩa của từ/ chữ có thể thay đổi, nhất là về DANH TỪ. Bạn PĐN là là nhà "hàn lâm" chắc rành vụ này. Thí dụ chữ HƯƠNG trong bài thơ: - quê HƯƠNG khác với mùi HƯƠNG, quyện NHAU khác với cho NHAU.
2. Về "Trụ Ở Thanh Bằng"
Nguyên văn PĐN:
- Chữ thứ 8 của 5 câu bát đều là thanh bằng. Như đã nói ở trên, viết như thế không sai luật. Nhưng “không khéo”. Âm vang của đoạn thơ đều đều, đơn điệu (monotone), tính nhạc không hay - PĐN
Trả lời:
- Xét thanh ở đoạn này là phải xét toản thể 10 câu, sao ông bạn "hàn lâm" tôi lại cắt bỏ tất cả các câu lục rồi ghếp các câu 8 dính lại, nói là "Âm vang của đoạn thơ đều đều, đơn điệu (monotone)"?
Tôi xin ghi lại như thế này để cáb bạn thấy rõ: (thanh bằng: _ thanh ngang: --)
5 câu 8, câu 6 bị ngắt bỏ: _ _ _ _ _
10 câu 6 và 8 , không câu nào bị ngắt: -- _ -- _ -- _ -- _ -- _
Bạn thấy sao? Cả đoạn 10 câu , đơn điệu (monotone)"?
Có 2 trường hợp: Hoặc là nhà "hàn lâm" không rành thẩm âm, hoặc là anh có ý gì đó tôi không biết.
- Nói thêm về Trụ Ở Thanh Bằng
- Bạn PĐN đã "khen" tôi về vụ trụ thanh bằng, vậy xin hỏi bạn, các bài thơ Bình Thanh, toàn thanh bằng thí dụ như bài thơ TÌ BÀ của Bích Khê - được Phạm Duy và Khúc Dương phổ nhạc, và một số bài thơ Bình Thanh hay của thi sĩ La Thụy làm thì sao?
- Lại nữa, Trên bãi đêm buồn vì mất dấu người thương, sóng biển rì rào, êm êm ... thì phải dùng thanh bằng để diễn tả khúc nhạc buồn, nhạc trầm; không lẻ phải nhạc trầm bổng vui tươi, thế thì còn gì là ý nghĩa bài thơ tác giả muốn diễn tả nỗi niềm? Hay phải "vui mừng, la hét" bằng âm thanh trầm bổng?
"Soi kính lúp" một viên đá , cố tình tìm vết rạn, màu sắc mà không chịu để ý toàn cục ngọn núi như thế nào, mây vương gió thối ra sao, trăng soi thế nào thì tiếc quả.
- Nhậ̣n xét thơ, về thanh, nên xét toàn câu, toàn đoạn để thấy trầm bổng của nọ; phải để ý đến cảm xúc toàn cả câu thơ hoặc cả đoạn thơ thì mới nhận xét chính xác.
3. Về: Vần Quẩn – “Đi Dăm Phút Đã Về Chốn Cũ”
Cám ơn bạn đã "khen" tôi: Nhờ "Đi dăm phút đã về chốn cũ". do đó "lòng vẫn bâng khuâng" -Nhạc Phạm Duy- có nghĩa là nhờ quay về vần cũ AU , nó gợi đến chữ ĐAU - đau thương và chữ ĐÂU - người đâu. Tác giả cố ý như vậy để cảm xúc dâng trào, chắc nhà "hàn lâm" không để ý đến đâu, chỉ lo "soi kính lúp" từng vần, chữ.
-- Theo tôi: Ý nghĩa của một câu thơ là quan trọng nhất, nếu ta không thể thoả mãn được cả hai phương diện hợp vần và ý thì nên dùng chữ nào cho rõ ý, còn hơn là dùng chữ hợp được vần luật mà ý sai lạc hoặc vô nghĩa."Bảo thủ" quá chi vậy? Thấy một số ca dao dân gian không?
Xin đừng ra dạ Bắc Nam
Nhất nhật bất kiến như tam thu HỀ
Huống tam thu như bất kiến HỀ
Đường kia mối nọ như CHIA mối sầu
Vần Nguyên Chữ và Lạc vận có sao đâu, vẫn hay.
Đăng nhận xét