Chùa Bái Đính là một quần thể chùa được báo giới tôn
vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính cũng chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập
đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để
làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh...
Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian
Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu
chùa mới được xây dựng từ năm 2003.
Khu chùa Bái Đính cổ tự, nằm cách điện Tam Thế của khu
chùa mới khoảng 800 m men theo sườn núi Đính. Khu chùa này nằm gần trên đỉnh của
một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên
phải là hang động sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa
sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến hang động tối
thờ mẫu.
Hang
sáng, hang tối
Lên thăm hang động ở núi Bái Đính phải bước trên 300 bậc
đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: bên phải là
động thờ Phật, bên trái là động thờ Mẫu. Phía trên cửa động Phật có 4 chữ đại tự
"Minh Đỉnh Danh Lam" khắc trên đá do Lê Thánh Tông ban tặng.
Động dài 25m, rộng 15m, cao chừng 2m, nền và trần của
động bằng phẳng. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối động sẽ dẫn tới một cửa
hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ
đến đền thờ thần Cao Sơn. Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng
50m là tới hang Tối.
Hang Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên
cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền
bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang
được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng...
Trong động tối
có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống...
Đền
thờ thần Cao Sơn
Đi hết hang sáng có một lối dẫn xuống sườn thung lũng
của rừng cây xưa là đền thờ thần Cao Sơn.
Theo như thần phả của đền Núi Hầu (xã Yên Thắng, huyện
Yên Mô, Ninh Bình) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc
Long Quân, khi vâng mệnh vua anh (Hùng Vương thứ nhất) đi tuần từ vùng Nam Lĩnh
đến vùng Thiên Dưỡng, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột
gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang. Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người
dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được
nhân dân lập đền thờ.
Thần Cao Sơn cùng với thần Thiên Tôn và thần Quý Minh
là ba vị thần trấn ngự ở ba cửa ngõ phía tây, đông và nam của cố đô Hoa Lư.
Đền
thờ thánh Nguyễn
Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập chùa
Bái Đính. Ông là một thiền sư, pháp sư tài danh được nhân dân tôn sùng gọi là đức
thánh Nguyễn. Khu vực núi Đính nằm cách quê hương đức thánh Nguyễn Minh Không gần
5 km.
Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh
hóa hổ cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp liền dựng chùa thờ
phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Đền thánh Nguyễn nằm
ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của
ông được đúc bằng đồng.
Giếng
ngọc
Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái
Đính. Tương truyền cách đây gần 1.000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước
để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Thái tử Dương Hoán. Giếng xây lại
hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không
bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình
vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác.
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra từ
ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất
cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng
vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn
với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Lý Quốc
Sư, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh. Như vậy, phần lễ gồm tổng hòa toàn thể hệ thống
tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có
cả Nho.
Trẩy hội chùa Bái Đính là hành động giải tỏa hòa hợp
giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền
mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận
hành động và trao truyền.
Đặng Xuân Xuyến
.....................
(Trích
từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến; Nhà xuất bản Văn
hóa Thông tin 2006)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét