BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

GÓP Ý VỀ "ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI" - Nguyên Lạc


      
                        Nhà bình thơ Nguyên Lạc

      GÓP Ý VỀ "ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI"                                                                                         Nguyên Lạc
***
LỜI PHÁT BIỂU CỦA NHÀ BÌNH THƠ CHÂU THẠCH


Tình cờ vào trang THƠ ĐƯỜNG ĐẤT VIỆT, tôi đọc được bài: “XUÂN ĐỢI NHÉ” THƠ LÃNG UYỂN CHÂU: ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI của Nhà bình thơ Châu Thạch [1] đăng ngày 23-05-2018, những lời phát biểu sau đây của Nhà bình thơ gây nhiều "ấn tượng" đối với tôi:
" Tôi không rành văn học sử nhưng hình như các thể thơ làm theo phong cách mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, được các nhà nghiên cứu văn học cho rằng là thơ hiện đại. Ngày nay có một thứ thơ chữ nghĩa bí hiểm, ý tứ bí mật được cho là thơ hậu hiện đại. Tất nhiên thứ thơ hiện đại và hậu hiện đại nầy không có Đường thi. Từ lập luận nầy người viết nghĩ ra một ý ngộ nghĩnh, dí dỏm như sau: Đường thi cũng có hai loại, Đường thi cổ thi và Đường thi hậu hiện đại. Đường thi cổ thi là thơ Đường luật được sáng tác từ xưa đến nay, câu thơ dùng nhiều hán tự và điển tích, ý thơ gò bó trong ngữ nghĩa của ông bà để lại và đối ngẩu thì đập vào nhau chan chát như hai chiếc bánh xe song hành trên đường sắt.  Đường thi hậu hiện đại là thơ Đường luật của một số tác giả ngày nay sáng tác, không dùng chữ Hán và điển tích, ý thơ rõ ràng đọc là hiểu ngay, đối ngẫu trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau. Đây chỉ là một phát biểu vui của người viết, xin đừng ném đá nếu cho là sai.
Trong số Đường thi hậu hiện đại ấy, hôm nay tôi thấy mình thích thú với bài thơ “Xuân Đợi Nhé” của Lãng Uyển Châu" [Châu Thạch]  

Phát biểu trên có những điểm theo tôi nghĩ nên cần "thương thảo" nhau cho chính xác, cho rõ nghĩa:
-- "Đây chỉ là một phát biểu vui của người viết, xin đừng ném đá nếu cho là sai".
Theo tôi, đã là nhà phê bình, đã phê bình các bài thơ đưa ra công chúng thì lời nói có trọng lượng, được cân nhắc cẩn trọng chứ không thể nào gọi là "một phát biểu vui" được. Chỉ gọi là phát biểu vui khi nào lời phát biểu được đưa ra trong lúc thù tạc bạn bè ở tiệc rượu hoặc quán càphê. Không có chuyện "đừng ném đá nếu cho là sai" vì câu nói nầy rõ ràng cố tính không cho người khác phê bình tính chủ quan của người phát biểu - Nhà bình thơ.
--  "thơ chữ nghĩa bí hiểm, ý tứ bí mật được cho là thơ hậu hiện đại"
Đoạn này theo tôi không chính xác vì thơ Hậu hiện đại chữ nghĩa đâu có bí hiểm, ý tứ đầu có bí mật? Chỉ vì không hiểu rõ cách "làm thơ" của trường phái nầy nên nói vậy thôi
-- Các thể thơ làm theo phong cách mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, được các nhà nghiên cứu văn học cho rằng là thơ hiện đại.
Câu nầy tương đối chính xác. Trong thơ hiện đại có thơ mới và thơ tự do
-- "Đường thi cũng có hai loại, Đường thi cổ thi và Đường thi hậu hiện đại. Đường thi cổ thi là thơ Đường luật được sáng tác từ xưa đến nay, câu thơ dùng nhiều Hán tự và điển tích, ý thơ gò bó trong ngữ nghĩa của ông bà để lại và đối ngẩu thì đập vào nhau chan chát như hai chiếc bánh xe song hành trên đường sắt.  Đường thi hậu hiện đại là thơ Đường luật của một số tác giả ngày nay sáng tác, không dùng chữ Hán và điển tích, ý thơ rõ ràng đọc là hiểu ngay, đối ngẫu trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau"
Đoạn này không chính xác. Trước khi tôi phân tích rõ, mời các bạn đọc 2 trích đoạn lý thú này v Đường thi:
Trích đoạn 1
[... 1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.
Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (Cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Cho nên gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung hoa nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.
2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.
Đường Luật Chính Thể chỉ có Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng mà thôi.
3. Một sự lạm dụng và ngộ nhận:
Thuật ngữ Thơ Đường hay Đường Thi đã bị lạm dụng, hiểu lầm, thiết nghĩ cần nói lại cho rõ.
Thơ Đường là loại thơ do các thi nhân đời nhà Đường bên Trung Hoa sáng tác, hoàn toàn không có các tác giả đời khác, ngoài các thi sĩ đời Đường.
Các thi sĩ Việt Nam trước đây (thường gọi là các nhà thơ cổ điển) chủ yếu làm theo thể Thơ Đường Luật. Họ sáng tác bằng Hán văn, gọi là thơ Hán văn (thí dụ thơ Hán văn của Nguyễn Du). Còn nếu họ sáng tác bằng chữ Nôm, gọi là thơ Nôm. Như thơ của Bà Hồ Xuân Hương chẳng hạn, được người đời sau tôn xưng Bà là bà chúa thơ Nôm.
Không ai gọi thơ Hán văn của Nguyễn Du là Thơ Đường cả. Cũng không ai gọi Bà Hồ Xuân Hương là bà chúa Thơ Đường cả.
Tóm lại, các thi gia từ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Kỷ, Trần Tế Xương, Tản Đả, Nguyễn Khuyến trở về trước, người ta thường không nói là họ làm Thơ Đường, mà chỉ phân biệt Thơ Hán (Hán văn) và Thơ Nôm (chữ Nôm) thôi, với hiểu ngầm là Thơ Đường Luật chữ Hán hoặc Thơ Đường Luật chữ Nôm. Gọi tắt là Thơ Hán Đường Luật và Thơ Nôm Đường Luật.
Các bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt gọi chung là thể Thơ Đường Luật không phải Thơ Đường (Đường Thi)...]
(Khải Chính Phạm Kim Thư) [2]
Trích đoạn 2
[...Hai thể loại thơ hình thành: Một sáng tác theo lối mới, gọi là Cận thể hay Luật thi; một loại sáng tác theo lối cũ, gọi là cổ thể hay Cổ phong. Thơ cận thể gồm những bài có số câu nhất định (tứ tuyệt, bát cú), số tiếng trong các câu thống nhất (ngũ ngôn, thất ngôn), phép gieo vần (vận luật) và tiết tấu (thanh luật) đều được quy định rõ ràng chặt chẽ…”
Như vậy, loại hình thơ Cổ phong (cổ thể) trên thực tế cùng tồn tại song song với thơ cận thể ở đời Đường, thậm chí cổ phong vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay ở Trung Quốc và Việt Nam.Thơ Cổ phong tuy không có những quy định ngặt nghèo như thi luật, nhưng không phải là không có phép tắc gieo vần...]
(Theo Phan Lan Hoa)

TÍNH KHÔNG CHÍNH XÁC TRONG LỜI PHÁT BIỂU
Vài ý nghĩ về bình thơ:
Trước khi phân tích tính không chính xác lời phát biểu của Nhà bình thơ Châu Thạch, tôi xin được ghi ra đây vài ý
-- Người xưa có nói "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Tôi tự nhận xét mình cũng có hiểu biết chút ít về phê bình nên góp vài lời chắc cũng không sao, có gì các cao nhân sẽ niệm tình cho tấm lòng yêu thương sự chính xác của chữ nghĩa, của cái đẹp tiếng Việt
-- Người bình thơ nên học hỏi thêm về Văn học sử, căn bản về các trường phái thơ, biết vài thủ pháp về thơ, biết sơ lược về cách phân tách ngôn ngữ cần thiết cho sự bình thơ; vì nếu chỉ bình theo cảm tính thì bài phê bình không chính xác, đầy tính chủ quan và có nhiều khi vô tình gây ảnh hưởng tiêu cực đến bài thơ.
-- Hãy thật lòng mình, đừng bẻ cong ngòi bút vì tư lợi, ý đồ, phe cánh hoặc vì tiếng tăm người khác gắn cho bài thơ, cho thi nhân.v.v… mà vội vàng hít hà khen thưởng, không thẩm định kỹ. Nên nhớ rằng, khen “quá lố” có khi làm hại người được khen.
– Cũng đừng đóng “hòm” trước rồi chặt chân xác chết cho vừa cái “hòm”. Có nghĩa là đừng đưa ra tiêu chí chủ quan riêng mình rồi ép bài thơ được bình phải hợp theo. Không nên áp đặt như vậy
-- Nhà bình thơ nên cũng nên cần biết câu chuyện này:
"Nhà thơ Jacque Prévert đi vào câu lạc bộ bình thơ của Pháp tại Paris. Gặp lúc các nhà bình thơ đem thơ ông ra mổ xẻ đủ loại, đủ điều nhưng chả có ai chú ý đến một người vô danh mới vào và chăm chú theo dõi cuộc bình thơ. Hết cuộc bình thơ, người khách lạ bước lên sân khấu bắt tay các diễn giả và nói rằng: "Xin chân thành cảm ơn tất cả các ngài đã đem thơ tôi bình luận. Thật sự tôi chưa bao giờ biết rằng tôi đã có những ý nghĩ lạ lùng cao xa ấy trong thơ mình và tôi cũng không ngờ thơ tôi lại hay như vậy. Cảm ơn các ngài.
Nói xong, người khách lặng lẽ bước ra. Người khách lạ ấy chính là Jacque Prévert."
(Chuyện đã lâu, người bạn tôi kể lại):
Cái ý của câu chuyện này chắc nhà bình thơ hiểu rõ?
Phân tích lời phát biểu của nhà bình thơ
-- Luật của thợ Đường rất rắc rối: Nhà bình thơ nói đúng ở đây
Các đặc trưng cơ bản nhất của thơ Đường luật (Đường thi) là "luật",  "niêm",  "đối",  "vận". Đặc biệt nhất là các cặp 3-4 (cặp câu thực) và 5-6 (cặp câu luận) phải đối nhau.  Người làm thơ Đường luật nhất thiết phải đạt được các đặc trưng ấy, nếu không sẽ thành bài thơ theo thể khác
Tuy nhiên nói: "Đường thi hậu hiện đại là thơ Đường luật của một số tác giả ngày nay sáng tác, không dùng chữ Hán và điển tích, ý thơ rõ ràng đọc là hiểu ngay, đối ngẫu trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau" là không chính xác. Tại sao?
Giải thích
- Tùy theo thời, quan niệm về cái đẹp khác nhau nên cách dùng chữ (tôi không thích dùng chữ "từ" vì không chính xác) khác nhau: Ngày xưa ví cái đẹp người nữ với những nhân vật cụ thể như Tây Thi, Bao T... Sau đó ví như bông hoa như Lý Bạch ca tụng Dương Quí Phi (được thưởng cho cả ký vàng): "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung/ Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng... "
Về sau quan niệm thay đổi, cái đẹp như thế này:

Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Ðể anh giận sao chả là nước biển...
                        (Nga - Nguyên Sa)

Hoặc thanh thoát như mắt nâu trầm, ngực trăng rầm:

Nụ tình nở đỏ môi nhau
Nón nghiêng che vạt mắt nâu em trầm
Rủ tôi về giữa trăm năm
Nghe trăng rụng xuống xanh rằm ngực em
                                            (Quỳnh Nga)

Nhưng dù dùng chữ như thế nào đi nữa, các thể loại thơ mà các tác giả sử dụng vẫn không thay đổi. Thí d Đường thi, Lục bát.v.v.. vẫn là Đường thi, Lục bát, chứ không có váp đặt  Đường thi hậu hiện đại, Lục bát hậu hiện đại được?
Đường thi là Đường thi, không có chuyện Đường thi cổ thi và Đường thi hậu hiện đại. Sự thay đổi trường phái thơ là ở cái khác.
Cố tình ghép thêm vào là thừa. Không có chuyện "Đường thi hậu hiện đại" và do đó không có chuyện "Đường thi hậu hiện đại là thơ Đường luật của một số tác giả ngày nay sáng tác, không dùng chữ Hán và điển tích, ý thơ rõ ràng đọc là hiểu ngay, đối ngẫu trong thơ thanh thoát nhẹ nhàng như hai thiếu nữ đi song song bên nhau".Đây là phát biểu áp đặt kiểu đóng hòm trước rồi chặt chân xát chết dài/ cao nhét vào cho vừa.
Không biết nhà bình thơ hiểu "thơ Hậu hiện đại" như thế nào, chứ tôi thì hiểu sơ lược như thế này

SƠ LƯỢC VỀ THƠ HẬU HIỆN ĐẠI, TÂN HÌNH THỨC

-- Chủ Nghĩa Hiện Đại (Post-Modernism) trong Thi Ca gồm: Hậu Hiện Đại, Tân Hình Thức, Thơ CụThể...
Khuynh hướng Tân hình thức, mà người mở đường là nhà thơ Khế Iêm, với sự phát triển ở hải ngoại như Nguyễn Đăng Thường,Vương Ngọc Minh, Hà Nguyên Du...  ở trong nước như Hồ Đăng Thanh Ngọc và những người khác.
Có lý-thuyết gia theo Chủ Nghĩa Hiện Đại ở hải ngoại như ông Nguyễn Đăng Thường chủ-trương cần làm thơ bạch thoại, triệt hạ tu từ, theo sát với “bốn không” khi làm thơ: Đó là không ẩn dụ, không siêu hình, không vũ trụ, không ngôn ngữ tu từ, đề cao “Tính đời thường”hoặc “Cấu trúc đặt câu bất định”.
-- Chủ Nghĩa Hiện Đại của thơ hải ngoại bao gồm tính chất “Thơ không vần, xuống hàng bất chợt”. Ta thử đọc vài bài thơ tiêu biểu

… đưa mắt trông mong người
đi đó! Ơi người về
đâu đâu là cõi riêng
an lành vết oan khiên…
(Hoàng Hôn Mưa - thơ Hà Nguyên Du )

khi tôi động đến con chữ lập
tức ý nghĩa trỗi nhạc và n
hoa trong tôi lập tức cảm khoái
như đêm động phòng hoa chúc... lập
                        (thơ Hà Nguyên Du)

Thơ Tân hình thức, một dòng thơ mới hiện đại của thi sĩ Hà Nguyên Du chuyên chý tưởng thi ca như sau:

ngón tay búp măng nõn nà của
em có cái móng cong cong dài
em thường vẽ lên đó một nụ
hồng màu tươi rói như màu máu

trái tim rất lãng mạn của tôi
ngón tay của em hàm chứa nguyên
trinh cuộc đời tôi như một nhiệm
mầu! cái ngón tay có cái túi

đựng hai chiếc chìa khóa dùng đ
mở hai cánh cửa thiên đàng và
địa ngục cái ngón tay trắng ngà
màu vàng sữa như một magic
(Ngón tay cái của em - Hà Nguyên Du)

-- Điểm mạnh và cũng có th là điểm yếu của Tân hình thức là sự khách quan hóa, phi cá thể hóa (impersonality).
Th xét thêm bài thơ này:

Ngày thứ hai của tuần trăng mật
Chúng ta ngủ trong một khách sạn rẻ tiền
Những con rệp cắn anh suốt đêm

Bây giờ đây anh nhớ chúng khôn xiết
Khi mỗi lần đi ngang mộ em
(NHỮNG CON RỆP - Nguyễn Đức Tùng)

Nhận xét ta thấy: Thơ "không ngôn ngữ tu từ", đề cao “Tính đời thường”, thơ không vần, chữ bị lóc hết da thịt, chỉ còn bộ xương: Không hình dung từ, bổ từ, phụ từ v.v... gì cả. Trần trụi.
***
Trở lại với bài thơ Đường luật của Lãng Uyển Châu mà nhà bình thơ Châu Thạch cho là Đường thi hậu hiện đại, ta nhận xét thế nào?  Ta thấy vẫn đầy đủ vần điệu, niêm luật, cặp thực 3-4 và cấp luận 5-6 đối nhau, vậy làm sao đổi tên thơ là Hậu hiện đại được? Đây là bài thơ của Lãng Uyển Châu

XUÂN ĐỢI NHÉ!
Cội mai già thắm sắc vào xuân
Điểm nụ vàng xinh gấp mấy lần
Hò hẹn... yến, oanh vờn khắp giậu
Dập dìu... ong, bướm lượn đầy sân
Tết xưa tươi trẻ, lòng nao nức
Xuân mới già nua, dạ xốn xang
Nhớ thuở tình nồng yêu ấp cũ
Hương xưa ngày ấyvẫn còn ngân

@. Nhận xét riêng
Như đã nói trên, luật của thợ Đường rất rắc rối: Các đặc trưng cơ bản nhất của thơ Đường luật (Đường thì) là "luật", "niêm",  "đối", "vận". Đặc biệt nhất là các cặp 3-4 (cặp câu thực) và 5-6 (cặp câu luận) phải đối nhau. Người làm thơ Đường luật nhất thiết phải đạt được các đặc trưng ấy, nếu không sẽ thành bài thơ theo thể khác, không phải là Đường thi. Ngược lại thơ Hậu hiện đại không ngôn ngữ tu từ, cấu trúc đặt câu bất định, không có vần niêm luật, xuống hàng bất chợt. Cả 2 thể đi ngược nhau, triệt tiêu nhau thì làm sao mà nói Đường thi hậu hiện đại được? Nhà bình thơ muốn đóng cái "hòm" trước rồi chặt chân xát chết nhét vào hay muốn "khoác áo Veston lên áo dài khăn đóng"?
Nhớ lúc trước Nhà bình thơ Châu Thạch đã phê phán nhà bình thơ Phạm Đức Nhì là "Khoác Veston lên áo dài khăn đóng" khi ông Phạm, có "chiêu thức" dùng thủ pháp "Show do not Tell", phân tích thơ.  Ở đây tôi thấy nhà binh thơ Châu Thạch cũng làm giống "y chang":  "Khoác Veston lên áo dài khăn đóng" thơ Lãng Uyển Châu. Cái khác là áo Veston của ông Phạm khoát vừa vặn, nhìn thấy đẹp/hay, còn riêng ông Châu thì không có theo thủ pháp nào cả, "vô chiêu" (Chắc ông muốn mình vô địch như Lệnh Hồ Xung, "vô chiêu thắng hữu chiêu", xỉa bậy kiếm vào vòng tròn của đối thủ, người đang canh giữ tù nhân Nhậm Ngã Hành dưới đáy Động Đình Hồ trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung?), nên "cái áo khoác Veston" rộng thùng thình, dài phủ gối, phủ đầu khiến tác giả bài thơ bây giờ phải ngậm ngùi vì không biết thơ mình ở thể loại nào "chẳng giống ai": Vua chẳng ra vua, mà hề chẳng ra hề. Than ôi!

LỜI KẾT

CHỮ (tôi không dùng TỪ vi không chính xác) quan trọng lắm, có thể làm chết hoặc làm tiêu tan sự nghiệp và tài sản con người. Không nhớ vụ án Minh sử triều Thanh đã làm tiêu mạng biết bao Nho sĩ Minh mà Kim Dung đã viết trong phần nhập của bộ truyện Lộc Đỉnh Ký sao? Ván của Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (giết ba họ) do sự ganh ghét, đố kỵ của đám tiểu nhân đắc chí, trong đó có một phần từ văn nạn. Vụ Khổng Minh sửa đổi chữ bài phú "Đồng Tước đài" của Tào Thực, đưa đến việc thua trận Xích Bích của Tào Tháo.
Xin sơ lược về vụ nổi tiếng này:
Đây là nguyên tác bài phú Tào Thực (con) ca tụngồng Tước đài" do Tào Tháo (cha) xây lên:

Liên nhị kiều vu đông tây hề,
Nhược trường không chi đế đống.

Nghĩa là:

Bắc hai cầu tây đông nối lại
Như cầu vồng sáng chói không gian

Nhưng Khổng Minh lại cố tình đổi thành:

Lãm nhị Kiều ư đông nam hề,
Lạc triêu tịch chi dữ cộng.

Nghĩa là:

Tìm hai Kiều nam phương về sống,
Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân...

- Liên (nối liền) thành Lãm (thưởng thức, thưởng lãm)
- Đem chữ "kiều" đổi ra chữ "Kiều", Khổng Minh chủ ý lừa và chọc tức Chu Du. (Vì hai Kiều: một là vợ của Tôn Kiên, vua Đông Ngô, người thứ hai là vợ của Chu Du, đô đốc Đông Ngô)
Kết quả sự đổi chữ Chu Du tức tối, khiến Đông Ngô liên minh cùng Tây Thục, sau nhờ Khổng Minh cầu đông phong, Chu Du dùng hỏa công đốt phá binh Tào tại trận Xích Bích. Tháo thua to.
Thấy chưa, vì VĂN NẠN mà Tào Tháo nướng gần một triệu (850,000) binh sĩ, thoát chạy với vài tên cận vệ.
Hãy cẩn trọng và chính xác trong chữ nghĩa, nhất là các nhà phê bình văn thơ. Hãy bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Và cuối cùng hãy nhớ: ĐẤT NƯỚC NÀY SẼ TIÊU VONG NẾU MẤT TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA RIÊNG MÌNH.

                                                                                Nguyên Lạc
..............
[1] “XUÂN ĐỢI NHÉ” THƠ LÃNG UYỂN CHÂU: ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI - Châu Thạch
[2] Thơ Cổ Phong Và Thơ Đường – Thơ Đường Luật - Khải Chính Phạm Kim Thư
https://trankimlan.wordpress.com/2011/09/09/th%C6%A1-c%E1%BB%95-phong-va-th%C6%A1-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-th%C6%A1-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-lu%E1%BA%ADt/comment-page-1/

9 nhận xét:

Na nói...

Nói đến thơ nghĩa là nói đến một cái gì đó mang tính cách nhẹ nhàng , lãng mạn . Đạp đổ nhau chỉ gây thêm nghiệp mà thui .

Lac Nguyen nói...

"Đạp đổ nhau chỉ gây thêm nghiệp mà thui" NB
Thưa bạn, vậy là bạn đã hiểu sai ý tôi rồi! Đâu có gì là đạp đổ nhau? Tìm lại sự trong sáng và chính xác tiếng Việt thân yêu là sai trái sao? Vậy là bạn không cổ vụ cho sự phát triển của tiếng Việt? Theo bạn thì ta nên phát triển lối Bùi Hiền?
Chúc sức khỏe!

Bâng Khuâng nói...

Mời quý bạn click chuột trực tiếp vào dòng chữ in hoa bên dưới để xem đầy đủ các còm về cuộc tranh biện của bài viết của ông Nguyên Lạc đăng ở blog web VNQT thì sẽ rõ hơn xem ở bài viết ở trang blog web Bâng Khuâng này nhé (vì không có còm tranh biện)
GÓP Ý VỀ " ĐƯỜNG THI HẬU HIỆN ĐẠI" - Nguyên Lạc

Bâng Khuâng nói...

Các comments trong blog web VNQT tuy nhiều và khá dài. Tuy nhiên đó chỉ là những phản hồi của riêng ông Lac Nguyen với ông Châu Thạch trên email do ông Lac Nguyen chép lại. Những quý bạn nào có trang facebook, xin mời đọc những comments của nhiều phía, trong đó có comments của các ông Châu Thạch, Hoành Trần, Lang Truong, Lac Nguyen, cô Lam Sương và nhiều người khác…để có cái nhìn tổng quát và khách quan hơn. Mời click chuột vào dòng chữ in hoa (Caps Lock) bên dưới để đọc:

MỜI CLICK CHUỘT TRỰC TIẾP VÀO CHÍNH DÒNG CHỮ NÀY ĐỂ VÀO XEM

Na nói...

Xin thưa với bác Lac Nguyen là ý của tôi chỉ là nói lên sự "tế nhị" với nhau trong cách cư xử giao tế trên tinh thần quen biết ( mà lại là quen biết trong lãnh vực có thể gọi là có văn hoá như thơ văn chẳng hạn ) . Nếu có quen biết với nhau thì nên nhắn cho nhau thế mới là "tế nhị" . Được biết ông Châu Thạch cũng đã từng bình thơ cho bác thì phải .
Khi đã đem nhau lên mổ xẻ công khai trên công cộng thì đó không phải "tìm lại sự trong sáng cho tiếng Việt" mà đã là đích danh ông Lac Nguyen công khai tố khổ ông Châu Thạch từng câu , từng chữ .
Một điểm nữa là chưa gì bác đã chụp mũ cho tôi cái việc không cổ vũ cho sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển theo kiểu Bùi Hiền ........Kakak ......Thế là đủ chứng minh tính cách của bác rồi nhé .

Lac Nguyen nói...

PHẢN HỒI GỞI NA BÁC - MỘT FAN CỦA CHÂU THẠCH
Đây là "thương thảo" giữa Nguyên Lạc và bạn Na Bác
Na Bác "Nói đến thơ nghĩa là nói đến một cái gì đó mang tính cách nhẹ nhàng , lãng mạn . Đạp đổ nhau chỉ gây thêm nghiệp mà thui .
Lac Nguyen: Thưa bạn, vậy là bạn đã hiểu sai ý tôi rồi! Đâu có gì là đạp đổ nhau? Tìm lại sự trong sáng và chính xác tiếng Việt thân yêu là sai trái sao? Vậy là bạn không cổ vũ cho sự phát triển của tiếng Việt? Theo bạn thì ta nên phát triển lối Bùi Hiền?
......
Na Bác (04:25 23 tháng 12, 2018)
Xin thưa với bác Lac Nguyen là ý của tôi chỉ là nói lên sự "tế nhị" với nhau trong cách cư xử giao tế trên tinh thần quen biết ( mà lại là quen biết trong lãnh vực có thể gọi là có văn hoá như thơ văn chẳng hạn ) . Nếu có quen biết với nhau thì nên nhắn cho nhau thế mới là "tế nhị" . Được biết ông Châu Thạch cũng đã từng bình thơ cho bác thì phải .
Khi đã đem nhau lên mổ xẻ công khai trên công cộng thì đó không phải "tìm lại sự trong sáng cho tiếng Việt" mà đã là đích danh ông Lac Nguyen công khai tố khổ ông Châu Thạch từng câu , từng chữ .
Một điểm nữa là chưa gì bác đã chụp mũ cho tôi cái việc không cổ vũ cho sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển theo kiểu Bùi Hiền ........Kakak ......Thế là đủ chứng minh tính cách của bác rồi nhé .

**Trả lời Na Bac từ Lạc Nguyen (Nguyen Lac)**
Thấy bạn Na Bac lịch sự, dùng "kính ngữ" chứ không như ai đó nên tôi vui vẻ trả lời, nếu không , mở miệng "thơm" như ông Lang (tiếng nước lạ nghĩa là gì nhỉ?) mà Châu Thạch mượn tay, thì tôi sẽ không bao giờ hồi đáp.Xin trả lời vài điểm sau:
(tt)

Lac Nguyen nói...

I.
1. "ý của tôi chỉ là nói lên sự "tế nhị" với nhau trong cách cư xử giao tế trên tinh thần quen biết" NB
Trả lời:
-- Quen biết?: Cái này bạn gọi là quen biết, bạn bè đây hả? Mượn tiếng người khác để chửi tôi và "bóp cổ" không cho tôi trả lời (tôi sẽ giải thích điều bóp cổ này sau). Châu Thạch đã chửi tôi, mượn tay Lang như sau:
[...Lang Truong
- Nguyễn Lạc và đám bạn mất dạy của hắn thì khác, lấy cớ phản biện để hạ nhục tác giả là hành động của kẻ tiểu nhân để tiện.
- Nguyễn Lạc nói: đừng bẻ cong ngòi bút vì tư lợi,(ý đồ, phe cánh)
Đây là miệng lưỡi của kẻ tiểu nhân hạ tiện, ngậm máu phun người. Ai, tác giả nào đã dùng tiền, vât chất thuê ông Châu Thạch tán tụng, tung hô mình ?!!! Câu nói này đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhiều người, không chỉ riêng ông CT, mà tất cả các tác giả được ông CT bình thơ đều bị tổn thương.Tại sao cô giáo Lãng Uyển Châu không nhận ra điều đó ? Tại sao Lãng Uyên Châu chấp nhận, tung hô kẻ đã miệt thị mình, mà quay ra " phản bội " người đã rất coi trọng cô ? Mặc dù cô đã là bạn của LT trên face, nhưng LT cũng nói thẳng ;Ý thức và nhân cách của cô cố vấn đề đấy !
- Nguyễn Lạc là thằng mất dạy, vô sỉ, dốt nát và bất tài nhưng lại thích khoe chữ ( dốt khoe chữ mà) và cưỡi lên đầu lên cổ người khác, làm cha thiên hạ. Sự mất dạy và vô sỉ thì ta đã nói rất rõ ràng phía trên. Để đạo sĩ ta chỉ ra một sự dôt nát trong hàng triệu cái ngu dốt của hắn cho quý vị thấy :
- Nguyễn Lạc là thằng bất tài, tự biết mình ngu xuẩn, kém cỏi nên tự ti, sinh ra ganh tỵ với thành công của bất kỳ ai. Hắn cũng tập toọng làm thơ, viết bình luận văn học. Than Ôi ! Thơ của hắn thì như hũ mắm nêm quá hạn ; bình luận văn học chẳng khác thằng thiểu năng trí tuệ tập nói.
Hắn cũng biết điều đó, nhưng với bản chất hạ tiện đê hèn, hắn, hắn cắn xé bất kỳ ai hơn mình.
- Nguyễn Lạc là thằng mất dạy, vô sỉ, dốt nát và bất tài nhưng lại thích khoe chữ ( dốt khoe chữ mà) và cưỡi lên đầu lên cổ người khác, làm cha thiên hạ. Sự mất dạy và vô sỉ thì ta đã nói rất rõ ràng phía trên. Để đạo sĩ ta chỉ ra một sự dôt nát trong hàng triệu cái ngu dốt của hắn cho quý vị thấy :
Trước đây, đeo măt nạ " thoát Trung bài Hán ", hắn tấn công đại huynh của ta là KhaTiêmLy Hảo Hán, với cái cớ, bút hiệu của anh ấy mang điển tích Tàu !!!
Vậy Nguyễn Lạc hãy nghe đạo sĩ ta hỏi đây: cái tên cúng cơm của mi là Hán hay Nôm? Nếu là Nôm thì đúng là giống lạc loài ; còn nếu là Hán thì :
TRƯỚC KHI CHỬI KHATIÊMLY, HÃY LÔI CỬU HUYỀN THẤT TỔ THẰNG, CON NÀO ĐÃ ĐẶT TÊN CHO MI RA MÀ CHỬI...](Đây là bạn tôi copy và ông CT chuyển đến tôi qua Email)
(tt)

Lac Nguyen nói...

--Cái KHÔNG LƯONG THIỆN của CT vô tình làm nhục 2 chữ TRÍ THỨC là ở "ý đồ" ra chiêu xấu của ông. CT và Lang Trương đã CHẶN không cho vào FB ông, nghĩa là tôi không thể nào biết và trả lời những lời chửi mang thô tục nhằm vào cá nhân này, rồi CT lại Copy chúng gởi đến tôi và nhiều người khác. Để chỉ?
Thứ nhất: Để cho người khác đọc rồi thấy không có lời trả lời của tôi họ sẽ nghĩ là tôi xấu như vậy nên không dám trả lời
Thứ hai: Tôi chỉ đọc mà và vì bị "bóp cổ" không thể trả lời tức nhiên tức tối thôi. Chắc các ông này không nghĩ đến việc chửi người mà người không nghe tức nhiên tự mình nghe, tự chửi
Thứ ba: Nếu chửi tôi trên tinh thần Văn học thì cũng OK, sai tôi sẽ sửa, nhưng ở đây không dám tranh biện trên tinh thần ấy mà chỉ tấn công cá nhân, "bỏ bóng đá người" làm tôi KHINH 2 ông này quá. Tôi đã mời 2 ông vào trang VNQT tranh biện rồi sao không vào, hoặc hãy viết một bài phản biện lại quan điểm tôi?
2. Nếu có quen biết với nhau thì nên nhắn cho nhau -NB
Trả lời:
Làm sao nhắn (nếu tôi muốn) bạn NB chỉ giùm khi người ta CHẶN và xem là ĐỊCH
Tại sao chăn, tại sao không xem tôi là bạn bè?
Tôi biết ông CT nầy xem cái TÔI của mình quá lớn
a/ Thông qua vụ:CẢM NHẬN VỀ MỘT BÀI THƠ LẠ:“NOEL KHÔNG CÓ CHÚA”(Thơ Xuân Ly Băng)
Mời đọc đoạn đối thoại này
Nguyễn Bá Văn:
Bài bình trên của trạn trương văn đầy mâu thuẩn và chủ quan, thiếu am hiểu về Thần học nhưng tôi tôn trọng ý kiến đó và rất muốn phản biện nhưng thôi đã 1 năm trôi qua rồi và cũng không rảnh vì sẽ rất dài dòng để phân tích nó.
Trạn Trương Văn:
Nguyễn Bá Văn Cảm ơn bạn đã giảng giãi. Tôi đã biết bạn "am hiểu đủ về thần đạo" rồi nên xin mạn phép không dám đàm đạo nữa.
Nguyễn Bá Văn:
Trạn Trương Văn bạn dùng chữ "thần đạo" không hợp ngữ cảnh rồi, nhưng thôi, tôi hiểu. Để kết thúc tôi kính chúc bạn sức khỏe và bằng an luôn
b/ Thông qua vụ CHẶN tôi vì tôi than phiền ông va chạm về tính riêng tư (private). Ông cho là đạo của ông hơn các đạo khác nên thường xuyên tag tôi những bài ông giảng đạo. Tôi xin ông đừng tag vi tính riêng tư và về sự bình đẳng tôn giáo: Thế là ông CHẶN và ngừng làm bạn với tôi khoảng gần năm (vụ này có ông thi sĩ Nguyễn An Bình cũng than phiền)
Vậy bạn NB có thể cho chúng tôi là bạn không và chỉ tôi cách nhắn tin. Hỏi chơi thôi chứ làm gì mà nhắn tin, vì bài tôi viết là một nhận định về văn học chứ không tấn công cá nhân. Ông CT có thể viết bài phản hồi

(tt)

Lac Nguyen nói...

(tt)
II. Về phần bạn
1. Trước hết theo tôi nghĩ, (hy vọng rằng sai) bạn đến khuyên nhưng không công bằng mà phân biệt "bên trọng bên khinh" Bạn có đọc hết những comnt tôi đã post trên trang VNQT chưa, để hiểu rõ sự việc? để hiểu rõ 2 bên? Bạn hình như chưa đọc, cho rằng tôi sai, có ý nghiêng về CT nên chỉ khuyên tôi, bạn có khuyên ông CT không?
2. "Khi đã đem nhau lên mổ xẻ công khai trên công cộng thì đó không phải "tìm lại sự trong sáng cho tiếng Việt" mà đã là đích danh ông Lac Nguyen công khai tố khổ ông Châu Thạch từng câu , từng chữ "- NB.
- Bạn nói cái gì vậy?"mổ xẻ công khai trên công cộng thì đó không phải "tìm lại sự trong sáng cho tiếng Việt""? Vậy mổ xẻ sự trong sáng thì phải nói riêng, không được nói trên công chúng?
Sự "trong sáng" tôi nhắm tới cũng như sự CHÍNH DANH của Khổng tử đó bạn: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử" cái gì cũng phải rõ ràng, người nào phải hoàn thành chức vụ của người đó. NHÀ PHÊ BÌNH phải làm đúng theo đòi hỏi được đặt ra: Không được bẻ cong ngòi bút vì tư dục. Cái chữ DỤC mà tôi đã bàn trong bài viết BÀN VỀ CHỮ DỤC đã đăng trên VNQT, và những đòi hỏi tôi có liên hệ trong bài
Cái chuyện tiền bạc như ông Lang nói là quá tầm thường, cái chính là DANH đó, khen người để đạt DANH , để lấy lòng đàn bà. Cái điều tôi phê phán không có liên quan gì đến các tác giả bài thơ, vì họ đâu có năn nì ông CT bình đâu, ông tự nguyên mà, và cũng không đụng chạm gì đến những NHÀ PHÊ BÌNH CHÂN CHÍNH. Đừng chụp mũ tôi như ông Lang Truong.
3. "Bác đã chụp mũ cho tôi cái việc không cổ vũ cho sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển theo kiểu Bùi Hiền " NB:
Tôi chụp mũ bạn ở chỗ nào? Xin xem lại lời tôi: "Vậy là bạn không cổ vũ cho sự phát triển của tiếng Việt? Theo bạn thì ta nên phát triển lối Bùi Hiền?" NL
Tôi muốn "trong sáng chữ Việt" như giải thích trên, tránh sự "nhập nhằn" có ý đồ của ông Bùi Hiền mà bạn lại nói tôi là: "ông Lac Nguyen công khai tố khổ ông Châu Thạch từng câu , từng chữ".(NB) Cô nghĩa là nói tôi sai trong việc làm"trong sáng", nên tôi chỉ hỏi lại bạn thôi., chụp mũ là tự bạn nói nhe
Sau cùng, tôi sẽ không trả lời bạn thêm nữa nếu bạn vẫn đến với tôi bằng tấm lòng "bên trọng bên khinh" bênh ông CT, có thành kiến trước không đúng trong tranh biện. Xin đọc kỹ các cmnts của tôi trên VNQT
Chúc mùa Giáng Sinh vui vẻ và an lành