Nhà bình thơ Nguyên Lạc
PHÊ
BÌNH LỐI BÌNH THƠ "BẺ CONG"
Lời nói đầu:
Bài
này viết ra với mục đích phê bình các nhà phê bình thơ "bẻ cong" ngòi
bút vì "ý đồ", tư lợi, phe nhóm; các tay mơ sính phê bình thơ để tỏ
ra "ta đây" vô tình làm rắc rối thêm cho người thưởng lãm: Một bài
thơ bình dị, rõ ràng, dễ hiểu... trở nên mù mờ rắc rối qua tay các nhà bình thơ
loại này, khiến độc giả không biết các ông bà này muốn nói cái gì; nhiều khi
còn phải chạy tìm từ điển!
Trước khi vào bài, tôi xin được ghi ra đây vài ý nghĩ
riêng liên quan đến việc bình thơ mà tôi sẽ dùng cho việc phê bình các
"nhà" này.
VÀI Ý NGHĨ VỀ BÌNH THƠ
Đây là vài ý nghĩ của riêng tôi:
-- Muốn phê bình sâu sắc một bài thơ thường ta nên tìm
hiểu rõ cuộc đời của tác giả qua lý lịch, qua cảc bài viết, hồi ức, các bài thơ
đã đăng.
- Là thơ Việt, người bình phải thủ đắc một số thơ của
tiền nhân, căn bản triết lý Đông Phuơng để dùng nó khám phá những hàm ẩn,
"ý tại ngôn ngoại" của bài thơ
-- Người bình thơ cũng nên học hỏi thêm để biết vài thủ
pháp về thơ, biết sơ lược về cách phân tách ngôn ngữ cần thiết cho sự bình thơ;
vì nếu chỉ bình theo cảm tính thì e bài bình không được chính xác, đầy chủ quan
và có nhiều khi vô tình gây ảnh hưởng tiêu cực đến bài thơ.
-- Bình mà chưa gì người đọc đã đoán trước nhà binh
thơ sẽ khen bài thơ thì không nên. Phải bình như thế nào để tránh cho người đọc
phát biểu: - Chưa đọc bài bình cũng biết trước bài thơ này sẽ được khen!
-- Người bình thơ nên nhớ rằng không phải cứ giới thiệu
bài thơ nào cũng phải khen 100%. Một bài thơ hay như thế nào đi nữa cũng phải
có vài khuyết điểm cần được nêu ra cho chính xác, cho cân bằng giữa ưu và khuyết.
-- Bình bài thơ nào cũng khen đôi khi đưa đến phản ứng
nghịch (side effects) đối với những độc giả khó tính: _ Chê độc giả NGU, không
biết thưởng thức, phải cần nhà bình thơ giải nghĩa giùm. Hãy để độc giả tự thưởng
lãm, đừng chỉ dạy!
-- Cách cảm nhận của người bình vẫn chủ quan, chưa chắc
hoàn toàn đúng. Đừng như nhà khoa học sau đây nghiên cứu về con cào cào (châu
chấu):
.
"Nhà khoa học bắt con cào cào bỏ lên bàn rồi vỗ
bàn một cái, con cào cào phóng đi. Ông vội vàng gục gật đầu,ghi ghi...
Lần kế, ông ngắt râu cào cào và vỗ bàn, cào cào phóng
đi. Ông lại ghi ghi, nhíu mày suy tư...
Hôm nọ nhà khoa học ngắt 2 càng (chân lớn) con cào cào
rồi cũng vỗ bàn một cái: Con cào cào vẫn nằm tại chỗ. Ông vỗ thêm một lần nữa,
cào cào vẫn nằm im...
Ông với la to lên:
- Tìm ra rồi, tìm ra rồi...
Đây là PHÁT KIẾN VĨ ĐẠI của ông ta:
"Con
cào cào trở nên ĐIẾC khi bị mất hai càng"
-- Cũng đừng đóng "hòm" trước rồi chặt chân
xác chết cho vừa cái "hòm". Có nghĩa là đừng đưa ra tiêu chí chủ quan
riêng mình rồi ép bài thơ được bình phải hợp theo. Không nên áp đặt như vậy [MỘT
CÁCH BÌNH THƠ - Nguyên Lạc][1]
-- Các nhà bình thơ xin nhớ lại “Lời mẹ dặn” của Phùng
Quán:
Yêu
ai cứ bảo là yêu
Ghét
ai cứ bảo là ghét
Dù
ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng
không nói yêu thành ghét.
Dù
ai cầm dao doạ giết
Cũng
không nói ghét thành yêu
Hay của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu:
Chở
bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm
mấy thằng gian bút chẳng tà!
Hãy thật lòng mình, đừng bẻ cong ngòi bút vì tư lợi, ý
đồ, phe cánh hoặc vì tiếng tăm người khác gắn cho thi nhân, nào là “nữ hoàng”,
nào là “vua thơ” v.v… mà vội vàng hít hà khen thưởng, không thẩm định kỹ. Nên
nhớ rằng, khen “quá lố” có khi làm hại người được khen.*
(Nguyên Lạc: VÀI Ý NGHĨ VỀ THƠ VÀ BÌNH THƠ) [2]
TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU
Mặc dù tôi đã nhiều lần viết bài cẩn báo cái tính
"bẻ cong " ngòi bút vì ý đồ, "phe ta vái nhau", nhưng các
"nhà" bình thơ này vẫn tiếp tục "mục hạ vô nhân", vẫn tự sướng
(selfie), nên bắt buộc tôi phải phê phán.
Đơn cử như ngài Phạm Ngọc Thái, ông nhà thơ
"đương đại" tự phong, được "phe ta" vái nhau nào là: NHÀ
THƠ LỚN THỜI ĐẠI, THI BÁ, MỘT NHÀ KIỆT TÁC THƠ TÌNH, THIÊN TÌNH CA TRÁC TUYỆT...
Tôi đã có lần cẩn báo ngài về lối bình "bẻ cong ngòi bút" (mix too
much water with their ink – Goethe), thế mà mới đây ngài lại tiếp tục dùng
"lời có cánh" để khen "phe ta" vì "ý đồ".
Xin được trích đăng lại lời cẩn báo lần trước để ngài
và các ông / bà "bình thơ vái nhau" loại ngài thưởng lãm
VỀ MỘT BÀI BÌNH THƠ GẮN VƯƠNG MIỆN
Xin được vài hàng về một bài bình thơ gắn “vương miện”
gần đây của “Một nhà thơ trong đương đại thuộc hàng bậc cha anh… cũng xin ngả
mũ chào em – Nàng thi sĩ” (sic). “Nhà” này cũng thường hay “tự sướng” thơ mình.
Ghê chưa? Câu khen này chắc phải đúng vì được phát xuất
từ miệng “Một nhà thơ trong đương đại”. “Nhà” này đã khen nữ thi nhân “tiếng
tăm vang dội tận thủ đô“. [3]
Thấy lời khen “quá dữ” tôi vội ghé vào đọc thử những lời
“có cánh” xem sao.
Tôi xin được tạm dấu tên thi nhân – chỉ gọi XYZ – để
trân trọng “tiếng tăm” vì: “Thơ XYZ đã được giới thiệu nhiều trên báo, tiếng
tăm về thơ hay XYZ cũng lan khá rộng, ra tận thủ đô được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc
thành bài hát”. Và dấu tên nhà bình thơ đương đại nầy vì yêu cầu lịch sự.
Đây là những câu thơ “đập” vào đầu tôi và được ngài
“nhà thơ trong đương đại thuộc hàng bậc cha anh” hết lòng ca ngợi:
Kỷ
niệm “quật mồ” lao trở về mai mỉa tiếng thời gian
Tình
thu “cướp” nỗi nhớ trong ta chỉ để lại chiếc lá vàng
“Tranh
thủ” đứng lên nhặt tình Thu xâu kết tặng cho đời
(THÁNG
TÁM - Thơ Trúc Thanh)
Quật mồ, cướp, tranh thủ … đọc tới những chữ nầy sao
tôi thấy “rợn tóc gáy”.
Tác giả là người sáng tạo, có toàn quyền dùng từ nào
mình thích, nhưng ít nhất cũng nhớ là viết cho AI, vậy nên chú ý dùng từ sao
cho êm dịu, thanh thoát, không gây chia rẽ, buồn lòng người. Thi nhân thì tôi
không đặt nặng nhưng quan trọng là ở “người bình thơ”, người “ca tụng” thơ.
Theo tôi, đây là những từ dùng trong văn nói hoặc trong văn viết thì cũng tạm
được, nhưng trong thơ thì … nên cẩn trọng. Nhà bình thơ “đương đại” phải giải
thích rõ cho độc giả hiểu tại sao các câu thơ có những từ này là hay, là tuyệt?
Chúng là ngôn ngữ tuyệt vời của thơ thật sao?
Chúng gợi nhớ đến những cụm từ: cướp chính quyền, quật
mồ người chết … và nhất là cụm từ “tranh thủ” nhập từ Đại Hán: — Tranh thủ để
chiếm đoạt? “Xin các đồng chí tranh thủ, khẩn trương” …
Những từ chưa hoàn toàn đồng thuận này vẫn còn đang
tranh cãi, đang gây chia rẽ “bên thắng / bên thua cuộc” và đâu có thanh thoát
gì? Sao “nhà bình thơ” không giải thích rõ tại sao mình khen? Hay là “ngài bình
thơ” tự cho là nó tuyệt vì thi nhân đã có “tiếng tăm”? Này nhé: – “Thơ XYZ đã
được giới thiệu nhiều trên báo, tiếng tăm về thơ hay TXYZ cũng lan khá rộng, ra
tận thủ đô được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành bài hát“?
Cái “tiếng tăm” thật giả thì chưa rõ, nhưng theo tôi
đây là “chuyện thường ngày ở huyện”, trong các “Hội” ở Việt Nam “đương đại”, nhất
là “Hội nhà văn” ai cũng biết. Làm sao lọt qua được “bộ lọc””định hướng”, tôi gọi
là “Sổ đoạn trường”, để được in ấn, công bố tâm huyết mình nếu không phải là
“phe ta”, nếu không “có ô dù”?
Hay nhà bình thơ hiểu các từ trên là “tuyệt vời” vì ảnh
hưởng nền giáo dục “mới”, nền giáo dục chú trọng “hồng hơn chuyên” “đỉnh cao”
XHCN? Nếu thế thì tôi không trách nhà bình thơ, mà trách nền giáo dục này: Nền
giáo dục tạo ra “Con người mới” luôn đặt nặng thắng / thua, ta / địch – Ta nhất
định thắng / địch nhất định thua; ngược với nền giáo dục của tiền nhân, hay các
nền giáo dục nhân bản khác chỉ dạy con người trân trọng và yêu thương nhau.
Xin được mở ngoặc ghi thêm về cách hành xử ở đời:
— Nên đối xử nhau bằng “Tình đáp tình”, đừng xem nhau
ta / địch. Vì trao tha nhân ân tình thì sẽ nhận lại được ân tình. Giống như quả
bóng ném vào bức tường sẽ dội ngược lại, ném mạnh thì dội mạnh. Ném sân si vào
“bức tường đời” thì nhận lại được sân si thôi!, nhân nào quả nấy như nhà Phật
đã nói. Trân trọng yêu thương cuộc đời thì đời sẽ trân trọng yêu thương lại ta.
Tha thứ cho tôi, không thể nào tiếp tục cảm nhận thêm
những lời bình thơ “tuyệt vời” mà nhà bình thơ “gắn vương miện” cho thi nhân được
nữa, những lời có cánh: “hòa quá nhiều nước lã vào mực.” (Modern poets mix too
much water with their ink – Goethe).
PHÊ BÌNH NHÀ BÌNH THƠ "BẺ CONG"
Bài cẩn báo trên tôi dấu tên ngài vì lịch sự, nhưng
không biết ngài có đọc bài cẩn báo về lối "phê bình bẻ cong" trên
chưa mà tôi vẫn thấy ngài tiếp tục với bài: TRÚC THANH VỚI BẢN TÌNH CA XÔ-NÁT
[4]
Tôi thật sự không biết ngài hiểu XÔ-NÁT như thế nào mà
dùng "lời có cánh" so sánh với thơ TRÚC THANH; chứ theo tôi hiểu thì
như thế này:
I. SƠ LƯỢC VỀ SONATA
Sonata
(/səˈnɑːtə/; Italian: [soˈnaːta], pl. sonate; from Latin and Italian: sonare,
"to sound"), in music, literally means a piece played as opposed to a
cantata (Latin and Italian cantare, "to sing"), a piece sung. The
term evolved through the history of music, designating a variety of forms until
the Classical era, when it took on increasing importance, and is vague. By the
early 19th century, it came to represent a principle of composing large-scale
works. It was applied to most instrumental genres and regarded—alongside the
fugue—as one of two fundamental methods of organizing, interpreting and
analyzing concert music. Though the musical style of sonatas has changed since
the Classical era, most 20th- and 21st-century sonatas still maintain the same
structure.
1. Sonata (sonare trong tiếng Ý với nghĩa đen là “phát
ra âm thanh”) là một thể loại tác phẩm âm nhạc cổ điển viết cho một hay nhiều
nhạc cụ. Thuật ngữ sonata cũng chỉ hình thức âm nhạc đặc trưng của chương nhạc
thứ nhất trong các sonata thế kỉ 18 và các thể loại có liên quan. Từ giữa thế kỉ
18, thuật ngữ sonata thường được sử dụng cho các tác phẩm có khuôn mẫu ba hoặc
bốn chương viết cho một hoặc hai nhạc cụ, như trong piano sonata (cho piano độc
tấu) hoặc violin sonata (cho violin với bè đệm đàn phím). Có các thuật ngữ khác
ngoài sonata được sử dụng cho các tác phẩm bố trí theo khuôn mẫu sonata nhưng
được soạn cho những kiểu kết hợp nhạc cụ khác ; chẳng hạn như sonata cho dàn nhạc
được gọi là giao hưởng, sonata cho nhạc cụ độc tấu cùng dàn nhạc được gọi là
concerto và sonata cho tứ tấu đàn dây được gọi là tứ tấu đàn dây.[Tìm hiểu thể
loại Sonata][5]
2. So với tất cả các hình thức âm nhạc, hình thức
sonate là hình thức có cấu trúc phức tạp và hoàn thiện nhất, có những khả năng
diễn tả lớn nhất và phản ánh được nhiều nội dung đa dạng nhất trong cuộc sống,
từ những tình cảm nội tâm riêng đến những tư tưởng triết lý xung đột phức tạp.
Hình thức sonate được hình thành từ thời kỳ âm nhạc phục
hưng, nhưng hoàn thiện nhất ở trong các sáng tác của trường phái âm nhạc cổ điển
Vienna: J.Haydn, V.A.Mozart và đạt đến đỉnh cao là L.V.Beethoven.
Cần phân biệt bản sonate với hình thức sonate:
Bản sonate là một liên khúc gồm nhiều chương, trong đó
có một chương có cấu trúc ở hình thức sonate.
Hình thức sonate là cấu trúc nội tại của một chương hoặc
tác phẩm độc lập.
3. Sonata chính là một cơ cấu nhạc dành cho một nhạc cụ
độc tấu (thường là đàn phím) hoặc có khi là hai nhạc cụ cùng chơi (violon và
piano chẳng hạn), trong đó chứa đựng nhiều chủ đề, nhiều hình tượng âm nhạc
tương phản. Có từ thời Baroque (tiền cổ điển 1600-1750) và càng về sau càng trở
nên phong phú. Kế thừa các bậc tiền bối, Haydn, Mozart, Beethoven đã thể hiện một
cách sáng tạo muôn hình muôn vẻ trong nhiều kiệt tác.
4. Thông thường hình thức Sonata gồm 3 phần:
– Phần trình bày: gồm có Mở đầu – Chính – Nối – Phụ -Kết
– Phần phát triển: Đây là trung tâm kịch tính của hình
thức sonata, những hình tượng tương phản xung đột, sự xuất hiện các chủ đề của
phần trình bày với một dạng khác.
– Phần tái hiện: Nhắc lại những chủ đề nguyên dạng, trở
về điệu tính chủ. Sau đó là Coda.
@ Phần Coda:
Do sự phát triển phức tạp của chủ đề, tập trung sự
xung đột ở mức độ cao, mãnh liệt… phần coda dần trở thành như là một phần chính
của hình thức. Coda không còn chỉ có chức năng khái quát, tổng hợp những đường
nét chung của hình tượng chủ đề, mà còn phản ánh những chi tiết chủ yếu và biến
đổi chúng. Coda đầy đủ thường trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn đầu: liên quan đến cuối của phần tái hiện.
Giai đoạn phát triển: không ổn định về điệu tính và có
sự phát triển chủ đề.
Giai đoạn cuối: ổn định điệu tính, tiến hành kết hoàn
toàn.[Lưu Già] [6]
5. Bài Moonlight sonata nỗi tiếng chính là phần thứ
hai của bài Piano sonata thứ 14 của Beethoven.
Bản sonata cung Đô thăng thứ dành cho piano mang tên
“Quasi una fantasia” thường được biết đến dưới cái tên bản sonata Ánh trăng, là
một tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven sáng tác vào năm
1801. Ngày nay, nó là bản nhạc nổi tiếng nhất của ông dành cho piano, và ngay cả
thời bấy giờ nó cũng là bản nhạc được rất nhiều người yêu thích.
Có rất nhiều câu chuyện được kể để giải thích cho sự
ra đời của bản sonata Ánh trăng. Vào giữa thế kỷ 19, người ta bắt đầu đồn đại về
cuộc gặp gỡ của Beethoven với một cô gái mù. Theo đó, khi gặp cô bé mù đang ngồi
bên cạnh một chiếc đàn piano, Beethoven đã rất đỗi cảm thương. Ông ngồi xuống
chính chiếc đàn piano đó và đột nhiên cảm nhận được ánh trăng đang chiếu vào
qua cửa sổ. Như được truyền cảm hứng, Beethoven đánh lên những nốt nhạc của bản
sonata nổi tiếng.[Thanh Nhã] [7]
Sonata như vậy mà ngài Phạm Ngọc Thái dám so sánh thơ
Trúc Thanh với nó, than ôi!
II. BÀI BẢN TÌNH CA XÔ NÁT
Thử xét vài câu thơ của bản tình ca "xô nát"
nầy xem sao.
Đời
sập tối mây che vầng tinh tú
Có
cơn sầu gầm rú giữa đêm đen
Đêm
ảo ảnh gối đầu lên mộng mị
Dệt
yêu thương kỳ vĩ chốn mơ hồ
Mai
cuộc đời có cành trúc ngây ngô
Đứng
xõa tóc bên nấm mồ kỷ niệm
(MONG
MANH - Thơ Trúc Thanh)
1. Đời sập tối mây che vầng tinh tú
a. Đời sập tối
-- sập tối nghĩa là nhá nhem, tranh tối tranh sáng,
còn lờ mờ chưa tối hẳn.
Trong thơ văn sáng biểu tượng của vui, hạnh phúc; tối
biểu tượng của buồn, bất hạnh. Vậy sập tối là lờ mờ giữa vui và buồn, trung
tính.
-- Đời sập tối: Ngôn ngữ đời thường nói "trời sập
tối" chứ ít khi "đời sập tối". Đời sập tối trong ngôn ngữ thơ
cũng được đi, nhưng nó có nghĩa như đã nói, không hẳn buồn không hẳn vui, trung
tính. Làm thơ mà trung tính thì đâu gây cảm xúc. Thường người ta nói "đời
đen tối" nếu rất buồn, rất thảm thương
b. Che vầng tinh tú
-- Thường người ta nói vầng trăng, vầng hồng; che vầng
trăng, che vầng hồng chứ không nói che vầng tinh tú. "Tinh tú" là các
"đốm" sao, triệu triệu đốm sao (thiên hà) do đó không thể nơi che
"vầng" sao được. Hay thi sĩ thấy chữ "tinh tú" là "oai
lắm" là tiếng ngoại (Hán) nên lấy nó thay thế cho tiếng trăng, tiếng hồng
(vầng hồng = mặt trời) thuần Việt để chứng tỏ mình là người "trí thức"
2. Có cơn sầu gầm rú giữa đêm đen
a. Giữa đêm đen: Câu trên là tranh tối tranh sáng sao ở
đây lại đêm đen?
b. Cơn sầu gầm rú
-- "gầm rú" : Ghê vậy, "Đại bác ru
đêm" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn? Hay cop, beo, thú dữ gầm rú làm kinh khiếp
con người? Người có cơn sầu thường lặng lẽ, âm thầm chịu đựng mới tận cùng cảm
xúc, chứ đâu có cơn sầu nào gầm rú như đại bác, như thú dữ?
3. Và những cụm từ ảo ảnh, mộng mị, nấm mồ kỷ niệm.v.v...
là những cụm từ đã được dùng quá nhiều, đến nỗi sáo rỗng, đâu có gì sáng tạo?
Trong bài "Thủ Pháp Show do not Tell" [8]
tôi có nói: Thơ hay là thơ phải đầy cảm xúc của con tim, "Cái tôi lý
trí" phải bị đẩy lùi để nhường chỗ "Cái tôi cảm xúc" lên nắm quyền
chủ động.[*] Toàn bài thơ "Cái tôi cảm xúc" rất nhạt, gần như 90% là
do "Cái tôi lý trí"làm chủ (sắp xếp chữ). Bài như vầy mà ngài Phạm Ngọc
Thái dám so sánh với Sonata sao? Tại sao nhà bình thơ không thấy mà chỉ rõ ra
những khuyết điểm trong cách chọn lựa chữ / từ để cho thi sĩ tiến bộ? Cái lỗi
là ở nhà phê bình: Thi sĩ có toàn quyền "sáng tạo" nhưng hay dở do độc
giả đánh giá; nhưng nhà binh thơ bắt buộc phải dùng "kính lúp" bắt những
"con sâu" để cho "cây thơ" tươi tốt nở những nụ hoa tuyệt vời,
chứ không vì "ý đồ" khen bậy mà làm ngừng sự tiến bộ của thi sĩ, khiến
tạo ra hoa xấu xí thiếu hương. Xin lập lại lần nữa : Lỗi là ở những
"nhà" phê bình "bẻ cong" ngòi bút vì "ý đồ", tư lợi,
phe nhóm.
Hay nhà bình thơ vì mãi lo nhìn thi sĩ, lo tìm lời
khen với "ý đồ" mà quên đi chữ nghĩa. Tặng nhà bình thơ cặp mắt kính
made in Italy để thấy rõ thi sĩ trẻ tuổi thêm.
Thôi tôi xin lỗi không dám tiếp tục "thưởng
lãm" BẢN TÌNH CA XÔ NÁT nữa - XÔ NÁT không có "gạch ngang" ở giữa
hai chữ.
Tặng ngài nhà phê bình và nữ sĩ trích đoạn thơ này để
thấy cách dùng chữ nghĩa mà tôi cho là đẹp như bản tình ca Sonata, trong đó
cũng có đêm và thiên hà (tinh tú).
...
Cả
đêm lành lạnh chiếu giường
Gió
lùa hương lạ bên đường tạt qua
Đêm
qua thương nhớ người ta
Tối
nay tơ tưởng thiên hà bơ vơ
(PHẠM
CÔNG THIỆN - BƯỚM)
LỜI KẾT
Tiếng nói, chữ viết rất quan trọng, mất nó, chúng ta sẽ
bị ĐỒNG HÓA và mất nước ngay.
Chữ viết chắt lọc từ tiếng nói. Văn và nhất là thơ là
tình túy của CHỮ. Nên cẩn trọng với CHỮ NGHĨA, phải dùng một cách chính xác.
Hãy dùng nó cho CÁI ĐẸP, phục vụ nhân sinh. Đừng dùng nó như công cụ hạ thấp
người khác, phổ biến điều xấu xa, giả dối. Đừng "hòa quá nhiều nước lã vào
mực." (Modern poets mix too much water with their ink - Goethe) Nghĩa là
phải LƯƠNG THIỆN.
CHỮ quan trọng lắm, có thể làm chết hoặc làm tiêu tan
sự nghiệp và tài sản con người. Không nhớ vụ án Minh sử triều Thanh đã làm tiêu
mạng biết bao Nho sĩ Minh mà Kim Dung đã viết trong phần nhập của bộ truyện Lộc
Đỉnh Ký sao? Vụ án của Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (giết ba họ) do sự ganh
ghét, đố kỵ của đám tiểu nhân đắc chí, trong đó có một phần từ văn nạn. Vụ sửa
đổi chữ bài phú "Đồng Tước đài" của Tào Thực, đưa đến việc thua trận
Xích Bích của Tào Tháo. Và cuối cùng vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm" rùng
rợn mà ai cũng biết thời hiện đại
VĂN NẠN (cũng được gọi là ÁN VĂN), nói nôm na là những
vụ án liên quan đến chữ nghĩa, văn chương, văn nghệ... Có khi nạn nhân chết chỉ
do một chữ chứ không cần cả bài, cả tập. Chết mà không biết mình vì sao bị chết.
Hãy cẩn trọng và chính xác trong chữ nghĩa. Hãy bảo vệ
sự trong sáng của tiếng Việt. Và cuối cùng hãy nhớ: ĐẤT NƯỚC NÀY SẼ TIÊU VONG NẾU
MẤT TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA RIÊNG MÌNH.
Hãy cùng nhau bảo vệ sự trong sáng, chính xác, và giữ
gìn tiếng VIỆT yêu thương của chúng ta!
@ Sẵn đây tôi có lời khen bài bình thơ: ĐỌC “QUÊ TRONG
PHỐ” CỦA NGUYỄN XUÂN MÔN của Đặng Xuân Xuyến (chỉ bài bình này thôi)
http://vannghequangtri.blogspot.com/…/oc-que-trong-pho-cua-…
Nguyên Lạc
.........................
Ghi chú
[1]
MỘT CÁCH BÌNH THƠ - Nguyên Lạc
http://vannghequangtri.blogspot.com/…/mot-cach-binh-tho-tha…
http://t-van.net/?p=34377
[2]
Nguyên Lạc: VÀI Ý NGHĨ VỀ THƠ VÀ BÌNH THƠ
http://t-van.net/?p=37266
[3]
TRÚC THANH VÀ BÀI THƠ MÙA THU RỚM LỆ
http://vannghequangtri.blogspot.com/…/truc-thanh-va-bai-tho…
[4]
TRÚC THANH VỚI BẢN TÌNH CA XÔ-NÁT
http://vannghequangtri.blogspot.com/…/truc-thanh-voi-ban-ti…
[5]
Tìm hiểu thể loại Sonata
https://sites.google.com/…/tim-hie…/tim-hieu-the-loai-sonata
[6]
Sơ qua về "hình thức Sonata"- Lưu Già
http://vietkeyboard.net/showthread.php?t=7207
[7]
Điều ẩn giấu đằng sau bản sonata Ánh trăng của Beethoven - Thanh Nhã
https://trithucvn.net/…/dieu-gi-dang-sau-ban-sonata-anh-tra…
[8]
Nguyên Lạc: THỦ PHÁP “SHOW, DO NOT TELL”
http://t-van.net/?p=36556
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét