Nhà văn Nguyễn Khôi
Sau khi hạ Thăng Long / Rồng bay xuống Thăng Long/ Thịnh Vượng...vì tham vọng dòng họ Nguyễn Phước... làm Vua tới 500 năm ở Huế, vua Minh Mạng hạ tiếp Cố Đô xuống là tỉnh Hà Nội (1831), nghĩa là “trong sông”.
Năm 1904 Toàn
Quyền Đông Dương (Pháp) lập tỉnh Hà Đông
(tên cũ nôm na là tỉnh Cầu Đơ, Phúc Yên là tỉnh Cà Lồ, Xứ Mường / Hòa Bình tên cũ là tỉnh Bờ (sông
Đà là sông Bờ). Tỉnh Cầu Đơ ở phía tây Hà Nội, nhưng khi đặt “tên chữ” (do các Nhà Nho hiến kế) là mượn
từ Trung Quốc xuất xứ từ câu trong sách Mạnh Tử / thế kỷ 3 Tr.cn “Hà Nội hung tắc dĩ kỳ dân ư Hà Đông”
nghĩa là “nếu Hà Nội bị tai họa thì đưa
dân về Hà Đông” / lánh nạn, và đưa thóc từ Hà Đông về (tiếp tế) cho Hà Nội
với ý hai nơi ở gần nhau hỗ trợ cho nhau...
Ở bên Tàu thì phía bắc sông Hoàng Hà gọi là đất Hà Nội,
phía nam là Hà Ngoại. Vùng đất Hà Nội ứng với tỉnh Hà Bắc. Lại do sông Hoàng Hà
tới địa đầu tỉnh Sơn Tây (Tàu) ngày nay chảy theo hướng Bắc- Nam, trở thành
ranh giới tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Sơn Tây ở phía đông nên gọi là đất Hà
Đông, còn Thiểm Tây là Hà Tây.
* SỰ TÍCH “SƯ TỬ
HÀ ĐÔNG” :
Nhà thơ Tô Đông Pha (Tô Thức) một danh sĩ đời Tống
nhân một buổi đến chơi nhà bạn là Thầy đồ Trần Quý Thường (Trần Tạo), một Phật
tử rất hiền nhưng có vợ là Liễu thị rất ghen tuông... Nhà thơ đùa bạn bằng một
bài tứ tuyệt :
Thủy
tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm
không thuyết pháp dạ bất miên
Hốt
văn Hà Đông sư tử hống
Trụ
trượng lạc thủ tâm mang nhiên
Tạm dịch:
Ai
hiền bằng Thầy đồ Long khâu
Đọc
Kinh thuyết pháp suốt đêm thâu
Bỗng
nghe Sư Tử Hà Đông rống
Kinh
hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu ?
Tô Đông Pha mượn câu thơ của Đỗ Phủ “Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu” (cô gái
Hà Đông người họ Liễu) gắn vào chuyện ghen tuông của vợ bạn cũng họ Liễu.
Hà Nội 30-7-2018
NGUYỄN KHÔI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét