Năm
2012, La Thụy được chị Hoàng Hương Trang tặng TUYỂN TẬP THƠ VĂN XUÔI HOÀNG
HƯƠNG TRANG, trong đó có in những bài thơ cuối cùng, là “di cảo do thi sĩ Vũ
Hoàng Chương trao cho chị Hoàng Hương Trang giữ trước khi qua đời”. Những bài
thơ này được in từ trang 398 đến trang 407 trong tuyển tập nêu trên. Xin giới
thiệu cùng quý bạn đọc.
NHỮNG
BÀI THƠ CUỐI ĐỜI CỦA THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG: “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA”
Hoàng Hương Trang
Di cảo của Vũ Hoàng
Chương (1975 – 1976), do Vũ Hoàng Chương trao cho Hoàng Hương Trang giữ trước
khi qua đời, đây là công bố đầu tiên di cảo này, gồm 14 bài, trong đó có 1 bài
thơ Tết vịnh Tranh Gà Lợn, 12 bài cùng 1
nhan đề “Đọc lại người xưa”, còn
1 bài ông làm trong tù gồm 12 câu, phải làm 6 lần, mỗi lần bà Đinh Thục Oanh vợ
ông vào thăm nuôi, ông chỉ viết 2 câu trên mảnh giấy gói đồ, 6 lần vào thăm
nuôi ghép lại mới hoàn chỉnh bài thơ, tuy nhiên bài ấy do bà Đinh Thục Oanh giữ
và nay đã thất lạc, Hoàng Hương Trang chỉ nhớ vỏn vẹn 1 câu: “Tối về Khánh Hội sáng vô Chí Hòa” để chỉ
những cuộc thăm nuôi của bà Đinh Thục Oanh vào thăm ở Chí Hòa, lặn lội cuốc bộ
về tới Khánh Hội ở đậu nhà bà Đinh Hùng thì trời đã chiều tối. Nhưng bài thơ
này cũng là ngoài 12 bài liền mạch “Đọc lại
người xưa”.
Hoàng Hương Trang nay
cũng ở gần cái tuổi 80 rồi, sợ không giữ được, nên xin công bố, in vào tuyển tập
sau này để lưu giữ được lâu dài, làm tài liệu cho văn học sau này.
ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA
1.
“Minh nhật dục từ nam phố đạo
Hà nhân cánh xướng bắc cung thanh”
Cao Bá Quát
Đường
Thanh Nghệ Tĩnh chon von
Nhịp
ba cung bắc ai còn hát đây
Cánh
chim lượn gió đong đầy
Khói
hoàng đô thoắt liền mây Đế Thành
Rồng
Lê phượng Nguyễn tung hoành
Chẳng
e lưu xú chẳng đành lưu phương
Ba
hồi trống giục pháp trường
Máu
tuôn phách dựng phố phường còn mưa
Cơn
buồn lọt gió mành thưa
Mấy
mươi giông bão cho vừa nhịp ba
Nào
ai đáng mặt danh ca
Mời
ai danh sĩ Bắc hà về nghe.
2.
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
Phạm Ngũ Lão
Đại
công ngoài mãi tầm tay
Thẹn
nghe lời nhắc rồng mây Vũ hầu
Non
sông riêng họ Trần đâu
Mà
trăm trận đánh công đầu về ai
Để
ta thương một chàng trai
Giáo
cầm ngang tiếng thở dài mấy thu
Kìa
trên dòng sử hoang vu
Tầm
tay ai vượt sương mù trỏ lên
Thẳng
băng ngọn giáo mũi thuyền
Nuốt
sao Ngưu lệnh còn xuyên trăng tà
Chàng
trai cười ngất Đông A
Hơi
văn nhọn mãi chính là đại công.
3.
“Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”
Thôi Hộ
Ngày
này xưa cổng này đây
Hoa
đào má đỏ cùng lây ánh hồng
Đã
ngưng một điểm thời không
Mở
ra ngoài phía chiếc lồng thiên cơ
Đón
vào sâu tận cõi bờ
Chưa
ai vào được hay mơ được vào
Chợt
nghe má đỏ hôm nào
Cười
lên từ cổng hoa đào nhặt thưa
Cổng
ơi mở cũng bằng thừa
Đừng
tin kích thước gởi vừa Đường thi
Chàng
Thôi ngắm hão rồi đi
Một
khung chết đứng mong gì ngàn sau
4.
“Hữu hoa kham chiết kham tu chiết
Mạc đãi vô hoa không chiết chi”
Đỗ Thu Nương
Hoa
ngon thì bẻ liền tay
Chậm
tay chưa chắc hoa này của anh
Bẻ
hoa đừng bẻ hão cành
Lời
ai như lệ tung hoành lưỡng gian
Mà
trong tàn cuộc không tàn
Hơi
ca một thuở tiếng đàn một phương
Hỡi
ơi nàng Đỗ Thu Nương
Đàn
ca độc bộ giáo phường đó ư
Lỡ
nhau lầm mãi tương tư
Giòng
năm tháng khác mảnh dư đồ nào
Sắc
hương ngoài cả chiêm bao
Chỉ
thu được ngấn hoa vào trong tay
5.
“Hốt phát cuồng ngôn kinh tứ tọa
Lưỡng hàng hồng phấn nhất thì bôi”
Đỗ Mục
Lời
cuồng giây phút ném ra
Thềm
cao tiệc lớn ai mà dám ghi
Ngàn
sau đọc nát Đường thi
Biết
đâu Mục nói câu gì ngàn xưa
Một
câu ngàn vạn bất ngờ
Sóng
trôi nghiêng cả hai bờ phấn son
Cân
đai ngồi sững núi non
Cuồng
phu đệ nhất cuồng ngôn thuở nào
Ôi
câu thần chú ai trao
Mộng
Dương Châu lại mở vào mười năm
Cười
vang cao nửa gối nằm
Thơ
còn tiếng rượu còn tăm đó hề!
6.
“Lan hữu tú hề cúc hữu phương
Hoài giai nhân hề bất năng vong”
Hán Vũ đế
Cúc
thơm lan nõn bằng không
Chỉ
riêng người đẹp người trông người chờ
Người
không quên được bao giờ
Hồn
như mây trắng bơ phờ gió thu
Cúc
đành ôm khối tình u
Lan
đành chôn chặt mối thù đế vương
Để
rồi như hoa hướng dương
Để
rồi như cỏ đoạn trường hay sao
Không
không hãy mở thành dao
Mọc
thành gươm trỏ ngay vào hiện thân
Của
trăm ngàn kiếp giai nhân
Rạch
cho nát cả chín lần si mê
7.
“Đưa tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài”
Hồ Xuân Hương
Đo
xem đất có dài chăng
Với
tay xem có thật rằng trời cao
Ôi
sầu đây hận đây sao
Văn
chương hồ thỉ hôm nào tung hê
Sầu
không nở trắng hoa lê
Hận
không chôn chặt bên lề cỏ xanh
Cán
cân rơi mất thôi đành
Túi
càn khôn thắt được danh bao giờ
Còn
tên còn tiếng lửng lơ
Còn
son để yếm còn thơ để đời
Sân
đu cọc nhổ còn chơi
Ngã
ra lại có đất trời ở trong
8.
“Tôi ở Tây hồ bán chiếu gon
Cớ sao ông hỏi hết hay còn”
Thị Lộ
Còn
gì đây hết gì đây
Chiếu
nhà vua gái thơ ngây biết gì
Chiếu
gon ông hỏi làm chi
Dệt
nên tôi cũng bán đi là thường
Hồ
Tây còn nước còn gương
Vai
tôi còn chiếu tuy giường thì không
Ông
còn đất trải không ông
Mà
toan mua chiếu mất công hỏi người
Sao
ông không hỏi ông trời
Hỏi
thân ngày trước hỏi đời hôm nay
Còn
đem non nước làm rầy
Cả
chiêm bao cả chiếu này nữa ư
9.
“Khả
liên Vô Định hà biên cốt
Do
thị thâm khuê mộng lý nhân.”
Trần Đào
“Chàng về trong mộng đêm
đêm
Trẻ như măng, thịt da mềm
như tơ
Ngày qua nàng vẫn trông
chờ
Tháng, rồi năm, vẫn giấc
mơ liền cành
Biết đâu chàng đã trở
thành
Xương tàn một nắm vô danh
bên trời
Bờ sông bãi cát bồi hồi
Đã khô rồi, đã trắng rồi,
biết đâu
Chữ đồng tạc lấy cho sâu
Ai hay lẻ một nét sầu đến
xương
Là Nam Bắc, là âm dương
Lệ hay máu rỏ con đường
nào đây.”
10.
“Thập
vạn đại quân tề cổ chướng
Bành
lang đoạt đắc Tiểu Cô hồi”
Bành Ngọc Lân
Bành lang đoạt Tiểu Cô về
Hùng binh mười vạn nhất tề
vỗ tay
Riêng Cô Bé vẫn ngồi ngây
Xanh xanh ngàn dặm tóc
mây hững hờ
Từ bao giờ đến bây giờ
Chẳng xiêu lòng núi vì
thơ họ Bành
Kể chi lúc ấy đời Thanh
Sá chi người ấy là danh
tướng nào
Tiểu Cô sơn chỉ nhìn cao
Nghe Bành lang độ thấm
vào lòng chân
Non xưa bến cũ nhập thần
Đoạt non về bến đâu cần
hùng binh
11.
“Người
xưa cảnh cũ giờ đâu tá
Khéo
ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu”
Bà Huyện Thanh Quan
Nước trong dòng đục
thương ai
Chiều sương gió tiễn sô
gai bốn bề
Yếm khăn đi cũng chẳng về
Nghiệp văn chương ấy nặng
nề đến đâu
Lạ gì mưu lũ trọc đầu
Cung vua dìm tiếng thơ sầu
Thanh Quan
Dễ gì khi qua đèo Ngang
Chim kêu lại chẳng gan
vàng xót xa
Mảnh tình riêng ta với ta
Phải đâu tâm sự một bà
huyện thôi
Nước còn cau mặt không
trôi
Hồn thu thảo lắng chuông
hồi cổ him
12.
“Văn
tự hà tằng vi ngã dụng
Cơ
hàn bất giác thụ nhân liên”
Nguyễn Du
Chẳng dùng chi được nhân
tài
Thân này lụy áo cơm ai bất
ngờ
Phút giây chết điếng hồn
thơ
Nét đau mặt chữ bây giờ
còn đau
Chắc gì ba trăm năm sau
Đã ai vào nổi cơn sầu nằm
đây
Nếu không cơm áo đọa đầy
Như thân nào thịt xương
này bỗng dưng
Chết theo vào đến lưng chừng
Say từng mảnh rớt, mê từng
khúc rơi
Nửa chiều say ngất mê tơi
Khúc đâu lơ láo mảnh đời
Thi vương.
13.
VỊNH TRANH GÀ LỢN
Sáng
chưa sáng hẳn tối không đành
Gà
lợn om sòm rối bức tranh
Rằng
vách có tai, thơ có họa
Biết
lòng ai đỏ, mắt ai xanh
Mắt
gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng
lợn âm dương một tấc thành
Cục
tác chi nữa ngừng ủn ỉn
Nghe
rồng ngâm váng khúc tân thanh
Vũ Hoàng Chương
Tết Bính Thìn 1976, đây
là bài thơ Tết cuối cùng của Vũ Hoàng Chương. Bài này đã được đọc truyền khẩu
qua nhiều người nên có nhiều sai lạc. Bài trên đây do chính ông bà Vũ Hoàng
Chương đọc cho Hoàng Hương Trang chép trước mặt ông bà. Ba chữ “thơ có họa”
theo ông Vũ gồm có 3 nghĩa: Thơ có xướng họa, trong thơ có tranh vẽ (thi trung
hữu họa) và cái nghĩa nặng nhất là làm thơ cũng mang họa vào thân. Sau cái Tết
này, ông bị bắt ngày 17 tháng 3 năm 1976, giam ở Chí Hòa. Chính quyền không gọi
là tù, chỉ gọi là tập trung cải tạo tư tưởng (!). Ông trở bệnh nặng, cho về mấy
hôm thì mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tức ngày 13 tháng 8 năm Bính Thìn. Vũ Hoàng
Chương sinh ngày 5 tháng 5 năm 1916 ở Nam Định, có bằng tú tài tây, đã theo học
trường Luật và có học ban cử nhân toán học, vào Nam năm 1954 dạy văn ở trường
Chu Văn An và Văn Lang, chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam và viết báo.
Hoàng Hương Trang
7 nhận xét:
1 trong 12 bài thơ cuối đời của thi sĩ Vũ Hoàng Chương
“Đọc lại người xưa: Trần Đào.”
Trần Đào là một nhà thơ Trung Hoa thời Vãn Đường, sống trong khoảng 812-885. Bài thơ khiến ông được biết đến nhiều hơn cả là bài “Lũng Tây hành”:
http://viethocjournal.com/wp-content/uploads/2019/12/https-1-bp-blogspot-com-5bbb98lpor8-xesctrdabvi.jpeg
Diễn ra văn xuôi, những câu thơ trên có nghĩa như sau:
Thề quét sạch giặc Hung Nô không đoái đến thân mình
Năm ngàn binh sĩ mặc áo bằng da con điêu chôn xác trong bụi đất Hồ
Đáng thương cho đống xương bên bờ sông Vô Định
Vẫn còn là người trong giấc mơ của kẻ ở phòng khuê.
Đây là một bài thơ viết về chiến tranh với niềm thương xót. Người ra đi chết đã từ lâu, chỉ còn là một đống xương bên bờ một dòng sông ở nơi xa xăm nhưng những người vợ, những người yêu đang chờ đợi ở nhà vẫn không được biết, đêm đêm vẫn ôm ấp mộng đẹp với hình bóng “chàng.”
“Vô Định hà” là một con sông chảy qua tỉnh Thiểm Tây, ở Tây Bắc Trung Hoa. Ven con sông ấy là nơi bao chiến sĩ đã bỏ mình vì những cuộc tranh chiến giữa chính quyền Trung Hoa các thời với các lân bang phía Tây Bắc. Trong Truyện Kiều có câu, “Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu.”
Bài thơ có thể tạm dịch như sau:
Một nguyện quên thân quét rợ Hồ
Năm ngàn chôn xác đất Hung nô.
Thương ơi, xương trắng bờ Vô Định
Nay vẫn phòng ai giữa giấc mơ.
Hay:
Quét Hung nô, mạng chẳng cần
Năm ngàn anh tuấn vùi thân đất Hồ.
Sông Vô Định, đống xương khô
Đêm đêm vẫn dệt giấc mơ khuê phòng.
Bài “Đọc lại người xưa: Trần Đào” của Vũ Hoàng Chương đã lấy cảm hứng từ hai câu cuối của bài thơ ấy.
http://viethocjournal.com/wp-content/uploads/2019/12/https-1-bp-blogspot-com-c48xghnxbdo-xescdz7sxui.jpeg
Mười câu đầu không có gì đặc sắc. Tác giả đã chỉ khai triển ý của Trần Đào:
Mỗi đêm chàng vẫn trở về trong giấc mơ, vẫn trẻ trung, gây nhiều cảm xúc. Hàng ngày, hàng tháng, rồi hàng năm, nàng vẫn chờ đợi, đâu biết rằng chàng đã trở thành một nắm xương khô trắng ở bờ sông bãi cát bên trời. Vũ Hoàng Chương bày tỏ niềm cảm thương đối với nàng: những muốn “trăm năm tạc một chữ đồng,” ngờ đâu hiện nay đang “lẻ một nét sầu” đến tận xương. Ý tưởng then chốt của nhà thơ họ Vũ nằm trong hai câu kết:
Là Nam Bắc, là âm dương
Lệ hay máu rỏ con đường nào đây.
Con đường nào đã gây nên bao nhiêu thảm cảnh, bao nhiêu máu và nước mắt như thế?
Con đường ấy có ý niệm “Nam Bắc,” nhưng cũng có ý niệm “âm dương” (sống và chết) trong đó...
https://2.bp.blogspot.com/-KqT-Wr3YsXo/WSXNiaNcaeI/AAAAAAAAEKU/mkAl78xbfyMu5bJP4L0JbLnPslZ89yyRACLcB/s1600/BANHNGOCLANdlnx.jpg
Bành Ngọc Lân
Bành Ngọc Lân (彭玉麟 -- Peng Yulin) là một danh tướng Trung Hoa cuối đời Thanh, sinh năm 1816, mất năm 1890. Khi cuộc loạn Thái Bình Thiên Quốc (với những lãnh tụ Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh …) bùng nổ, chiếm gần nửa nước Trung Hoa, gồm cả Nam kinh để lập kinh đô, rạch đôi giang sơn với nhà Thanh trong 11 năm từ 1853 tới 1864, triều đình nhà Thanh đã rung rinh, đất nước cực kỳ xáo trộn. Góp công đáng kể nhất trong việc dẹp yên được Thái Bình Thiên Quốc là một nhân sĩ tỉnh Hồ nam là Tăng Quốc Phiên (Zeng Guofan) cùng một đạo quân tình nguyện, đa số gốc Hồ nam, lấy tên là “Tương quân” (“quân đội vùng sông Tương,” một con sông chảy qua tỉnh Hồ nam). Bành Ngọc Lân là một tướng lãnh của đạo quân tình nguyện ấy, chỉ huy thủy binh, có công rất lớn trong việc dẹp Thái Bình Thiên Quốc. Sau đó ông được cử làm Thủy sư Đô đốc, dần dần thăng tới Binh bộ Thượng thư của nhà Thanh. Sau khi người Pháp lấy miền Bắc Việt Nam và đem quân tới biên giới Hoa Việt năm 1883-84, Bành Ngọc Lân đã tới biên giới trong chức Binh bộ Thượng thư để quan sát cùng tổ chức việc phòng thủ. Ông về hưu và mất ít năm sau đó.
Tiểu Cô sơn:
Có nhiều Tiểu Cô sơn (小孤山 -- Xiaogushan hay Hsiao ku shan) trong lãnh thổ Trung hoa. Nếu tra cứu các tài liệu địa dư, ta sẽ thấy ít nhất 5 ngọn núi có tên như thế tại Nội Mông cổ, Cam túc (Gansu), Cát lâm (Jilin), Liêu ninh (Liaoning), và An huy (Anhui). Ngọn Tiểu Cô sơn do Bành Ngọc Lân chiếm được và nhắc tới trong bài thơ này nằm trong tỉnh An huy. Núi này ở gần tỉnh lỵ An khánh (Anqing), sát bên bờ Trường giang (Dương tử giang). Quân Thái Bình Thiên Quốc đóng trên núi này đã bắn xuống dữ dội, ngăn chặn đường tiến binh của đạo thủy quân do Bành Ngọc Lân chỉ huy trên đường tới bao vây Nam kinh. Muốn các chiến thuyền của mình có thể đi qua một cách an toàn, Bành Ngọc Lân bắt buộc phải đánh chiếm ngọn núi. Theo các sử liệu Trung hoa, việc này xảy ra vào tháng 2 năm 1853. Sau khi chiếm được núi, Bành Ngọc Lân cao hứng làm ra bài thơ sau:
https://2.bp.blogspot.com/-u0vTSD1mscs/V7Ptv0hsdQI/AAAAAAAACa0/vqqGUjUCT2wR26zgq2jZYfwZJG7CSDGlgCLcB/s640/BanhNgocLan.jpg
Nghĩa:
“Thư sinh vừa cười vừa đốc thúc chiến thuyền tiến lại
Trên sông, cờ xí, mở ra dưới ánh mặt trời rực rỡ
(hay: cờ xí mở ra, rực rỡ như ánh mặt trời?)
Mười vạn quân dũng mãnh cùng hát khúc ca chiến thắng:
“Bành lang đã đoạt được Tiểu Cô trở về.”
https://3.bp.blogspot.com/-AmbvHKFuwzU/WCyeiH4UeqI/AAAAAAAADgg/klurdLlevfgEDHk46I4UGw49w1QBsKGHACLcB/s1600/BANHNGOCLAN.jpg
Mối thiện cảm Vũ Hoàng Chương dành cho Bành Ngọc Lân:
Cùng có một tình đầu tan vỡ và cùng suốt đời không quên mối tình ấy, thi sĩ Vũ Hoàng Chương hẳn đã dành rất nhiều thiện cảm cho Bành Ngọc Lân. Ý tưởng nguyên thủy trong các câu:
Bành lang đoạt Tiểu Cô về
Hùng binh mười vạn nhất tề vỗ tay
Nhưng:
“Riêng Cô Bé vẫn ngồi ngây”
biểu lộ một thông cảm “đồng cảnh” giữa thi nhân họ Vũ với vị tướng quân kiêm họa sĩ họ Bành: không thể làm sống lại người yêu cũ, không thể đổi được định mệnh. Dù có nhân chuyện cùng một âm “cô” để cố tình hiểu “ngọn núi cô đơn” ra “người cô bé nhỏ” thì sau khi đoạt về, “Tiểu Cô” cũng không còn sự sống. Nhưng mối thông cảm Vũ Hoàng Chương -- Bành Ngọc Lân đã dừng ở đó. Toàn bài, nhất là 6 câu cuối, là những phán đoán rất bình tĩnh của tác giả về cuộc thống nhất đất nước năm 1975
Thi hữu Châu Thạch hỏi tôi về hai câu thơ mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương trích thơ Cao Bá Quát:
“Minh nhật dục từ nam phố đạo,
Hà nhân cánh xướng bắc cung thanh”.
Cao Bá Quát
Xin trả lời hai câu thơ đó có nghĩa là:
Ngày mai muốn xa cách đường Nam phố,
Ai lại còn đàn hát giọng Bắc hôm nay.
Thú thật, tôi không nhớ chúng nằm trong bài thơ nào của Cao Bá Quát cả, tìm mãi trên mạng cũng không ra. May mà hỏi người thân mới biết đó là bài thơ ĐỀ ĐÀO NƯƠNG XÁ, lục tìm sách mới thấy bài thơ này nằm trong quyển “Cao Chu Thần thi tập” của Trung Tâm Học Liệu xuất bản năm 1971
https://1.bp.blogspot.com/-3ii2DFI5OC0/X4mgdcnhVGI/AAAAAAAAR_Y/ZvnOz6GibakpVlIHwHF_kgxAZalHP2C9gCLcBGAsYHQ/w448-h640/IMG_20201016_200828.jpg
Toàn văn bài thơ theo âm Hán Việt như sau:
ĐỀ ĐÀO NƯƠNG XÁ
Cổ nhân bất thức kim nhân hận,
Tài đáo thương ly thuyết tận tình.
Minh nhật dục từ nam phố đạo,
Hà nhân cánh xướng bắc cung thanh.
Hàn y cô quán băng xương thiểu,
Vụ hiệp thâm thôn trúc thụ bình.
Túy sát Tầm Dương tiếu Tư Mã,
Thanh sam hà sự lệ tung hoành
Cao Bá Quát
Dịch nghĩa:
Người xưa không biết thấu nỗi lòng hận của người đời nay,
Nên mới gặp một sự đau lòng biệt ly hơi hơi, cũng đã nói hết sầu tình.
Ngày mai muốn xa cách đường Nam phố,
Ai lại còn đàn hát giọng Bắc hôm nay.
Sương giá không bao, quán trọ vẫn quạnh hiu lạnh lẽo,
Cây cối đều bằng phẳng, vì mù trùm làng mạc thâm u.
Nực cười cho bến Tầm Dương, chàng Tư Mã kia say,
Việc gì mà đến nỗi lai láng dòng lệ, thấm tràn áo xanh.
Dịch thơ:
Người xưa không biết người nay hận,
Vừa mới xa nhau đã hết tình.
Mai sẽ từ biệt đường Nam phố,
Mà ai lại ca giọng Bắc thanh?
Lạnh lùng quán quạnh dầu sương ít,
Bằng phẳng cây nhiều với vụ sanh.
Cười ngất rượu say Tư Mã khách,
Can gì lệ đẫm khắp bào xanh!
Sa Minh Tạ Thúc Khải
Hà nhân CÁNH xướng bắc cung thanh” (Cao Bá Quát)
(Ai lại còn đàn hát giọng Bắc)
CÁNH chứ không phải là CÁCH như một số quý bác ghi
CÁNH 更
* Từ điển Trần Văn Chánh
① Càng:
② Lại, lại thêm:
* Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Lại một lần nữa — Càng, rất, lắm
Một âm khác là Canh.
ĐẠO là con đường mà người miền Bắc gọi đường là phố, mà phố có nghĩa là bến, cho nên có người dịch NAM PHỐ ĐẠO là bến Nam Phố. XÁ là quán, là nhà và nhiều nghĩa khác, ĐÀO NƯƠNG là tên người mà cũng có thể là ca nương hát chèo, hát ca trù.... bởi vậy câu thơ:
Minh nhật dục từ nam phố đạo,
Hà nhân cánh xướng bắc cung thanh.
Một nhà thơ (tôi không nhớ là Trần Trọng Kim hay Trần Trọng San hay một người khác nữa) dịch như sau:
Ngày mai muốn rời Nam phố bến
Ai người lại xướng Bắc cung âm
Đăng nhận xét