Cổng tam quan chùa Chuông
Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê và trùng tu quy mô lớn vào năm 1707, được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh thắng".
Cổng tam quan chùa Chuông
Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự, được xây dựng từ thời Hậu Lê và trùng tu quy mô lớn vào năm 1707, được mệnh danh là "Phố Hiến đệ nhất danh thắng".
Nhà thơ Nhã My
LOẠI TRÀ – DANH TRÀ
I. Các loại trà
Chúng ta có thể tóm lược rằng có rất nhiều loại trà, nhưng tựu chung có thể dễ dàng phân làm ba loại: Trà xanh, trà đen và loại trung gian, cả ba loại đều chỉ khác nhau ở chặng lên men/ cách ủ (Oxidation) . Ủ sơ thì cho loại trà xanh, ủ kỹ thì là loại trà đen, ủ vừa thì cho loại trà trung gian: như loại Ô Long, trà vàng Thiết Quan Âm… Trà nguyên thủy vẫn là màu lá xanh chỉ trừ giống Lạp Mộc trà mọc ở Phúc Kiến mang màu vàng.
Đền Cửa Ông là nơi thờ Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng,
một tướng lĩnh thời Trần đã lập nhiều công lớn trong cuộc chiến chống quân
Nguyên xâm lược. Ông là con trai của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thiên
Thành công chúa.
Tương truyền, trước khi thờ tướng Hưng Nhượng vương quân Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông là miếu thờ ông Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều đại phong kiến phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế".
Cổng TTĐT TP Rạch Giá cho biết theo khẩu truyền, có tên gọi Rạch Giá vì xưa kia nơi đây có rừng cây giá mọc theo ven biển, lại có một lạch nước chảy ngang qua ra biển. Theo Gia Định thành thông chí, vùng đất này cũng có tên chữ là Giá Khê. Một số tài liệu cho biết cây giá là một loại thực vật thân gỗ cùng họ với mắm, đước.
Ảnh: Phạm Ngôn.
Năm 1988, đình Nguyễn Trung Trực (cũng gọi là đình thần Nguyễn Trung Trực, đền thờ Nguyễn Trung Trực...) ở phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá được công nhận di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Hàng năm, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào các ngày 26-28/8 âm lịch thu hút rất đông du khách đến với Rạch Giá.
Ảnh: Nguyễn Thanh Thuận.
Ngoài TP Rạch Giá, Kiên Giang còn có TP Hà Tiên. Từ một thị xã biên giới Tây Nam đất nước, Hà Tiên chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang vào cuối năm 2018.
Ảnh: Vạn Trâm.
Mũi Nai từ lâu được biết đến là một địa điểm nổi tiếng của vùng đất Hà Tiên. Gần đây, bãi biển Mũi Nai được chính quyền địa phương cải tạo từ bãi cát bùn thành bãi cát trắng, thu hút du khách.
Ảnh: Phạm Ngôn.
Ngoài 2 thành phố, Kiên Giang còn có 13 huyện là An Biên, An Minh, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận. Trong đó, Phú Quốc và Kiên Hải là những huyện đảo của tỉnh này. Dự kiến Phú Quốc sẽ trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam.
Ảnh: Hiền Phùng.
Trong những kỷ lục biển đảo của Việt Nam, Phú Quốc được công nhận là hòn đảo lớn nhất cả nước. Đảo Phú Quốc như hình tam giác hẹp dài về phía nam, kéo dài khoảng 50 km từ bắc xuống nam, khoảng 27 km từ đông sang tây. Phú Quốc cũng là lựa chọn hàng đầu của không ít du khách trong và ngoài nước cho chuyến du lịch biển đảo.
Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.
Chùa Hộ Quốc ở Phú Quốc còn gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, nằm giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ, khoáng đạt. Ngôi chùa bề thế này là địa điểm du khách không thể bỏ qua khi đến đảo ngọc.
Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.
Song Phúc
Nguồn:
https://zingnews.vn/ten-goi-rach-gia-co-y-nghia-gi-
Cách Hà Nội chừng 25km dọc theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử Đồng Tử nghèo khó. Một ngôi đền nữa thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nơi chàng Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân hóa về trời.
Hội thảo đặt ra vấn đề, trong thời đại 4.0 hiện nay, chúng ta có nhiều cách tiếp cận thông tin để giải đáp những thắc mắc cũ hoặc đưa ra những giả thuyết mới về những góc khuất trong lịch sử “Truyện Kiều” để mỗi người tự suy ngẫm về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt.
Hội thảo Minh họa “Truyện
Kiều” dưới cách nhìn minh triết Việt nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của danh
nhân văn hóa thế giới – đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820) được Viện
Pháp tại Hà Nội – L’Espace tổ chức sáng 1/8.
Hội thảo có sự tham gia của nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn, nhà nghiên cứu Lê Nghị và họa sĩ – nhà giáo Nguyễn Tuấn Sơn.
Đầu tháng 4 năm 1976, thi sĩ Vũ Hoàng Chương bị nhà cầm quyền bắt, đưa vào giam ở khám Chí Hoà. Một số thơ ông làm trong thời gian này (chẳng hạn bài Đường luật bát cú mở đầu bằng câu “Thấm thoắt vào đây tháng đã tròn”) đã được chuyển về cho gia đình và đã được phổ biến. Đầu tháng 9-1976, thấy sức khỏe của ông suy sụp, những người cầm quyền thả ông về để chết ở nhà.
Từ một thế lực cát cứ vốn làm nghề chài lưới ở Hải Ấp (Thái Bình), Trần Lý và Trần gia từng bước thâu tóm quyền bính rồi thay ngôi nhà Lý, thiết lập triều Trần. Đồng thời với đó là quá trình quý tộc hóa của thế lực Trần gia - một thiết chế quân chủ quý tộc dòng họ đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.
QUÝ
TỘC NHÀ TRẦN VỚI VƯƠNG TRIỀU
Vĩnh Khánh
Dưới quyền lực tối cao của nhà vua, tầng lớp quý tộc nhà Trần đã độc tôn quyền lực từ trung ương đến địa phương, đảm bảo cho sự bền vững của vương triều và có những đóng góp lớn lao cho quốc gia dân tộc.
Mỗi người đều là một cá nhân, đều có lòng tự trọng và ý thức tự tôn. Trong bất kì mối quan hệ nào, người ta cũng muốn mình có một vị trí xứng đáng, muốn được thể hiện, được bộc lộ mình, muốn được người khác đánh giá khả năng mà mình vốn có. Và đồng thời người ta cũng rất muốn được tự quyết định, một mình điều khiển sở thích, niềm đam mê, hứng thú của bản thân. Cho nên dù ở trong những mối quan hệ thân thiết đến chừng nào, dù gắn bó với ai đó sâu sắc đến đâu, người ta vẫn là một cá thể riêng biệt, vẫn cần có một khoảng trời riêng, cần được người khác tôn trọng. Tôn trọng bạn bè, có thể coi đó là một nguyên tắc không thể thiếu để duy trì tình bạn. Giữa chúng ta chỉ có thể có tình cảm nồng hậu nếu chúng ta biết ghi điều "biết mình biết ta".
TTO - 'Dựa vào các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều mới là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam. Rồi từ Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam người ta mới phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc'.
Truyện Kiều có trước Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc chỉ là sản phẩm ăn theo, tên tác giả cũng là tự đặt.
Nhà nghiên cứu Lê Nghị mở đầu bản tham luận Nguồn gốc Truyện Kiều, tại Hội thảo Minh họa Kiều dưới góc nhìn
minh triết Việt, do Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức làm cả khán
phòng ngỡ ngàng...
SƠ LƯỢC TRÀ KINH CỦA LỤC VŨ
Ở phần trên có liên hệ đến Lục Vũ và tác phẩm
danh tiếng của ông: Trà Kinh (Kinh thư của
Trà), ông đã định thức hóa Pháp điển về Trà. Ta thử xem sơ lược về Trà
Kinh.
1. Tiểu sử Lục Vũ
Lục Vũ (733–804), đời Đường, tác giả cuốn Trà Kinh, người đất Cảnh Lăng, Hồ
Bắc; theo bản đồ thì cặp sát Tứ Xuyên và Quý Châu (lúc đó thuộc Nam Chiếu/ Đại
Lý).
Lục Vũ, tự là Hồng Tiệm, vốn là một đứa trẻ mồ côi, được
một thiền sư tên là Thái Chúc ở Hồ Bắc nhận nuôi. Thiền sư này vốn là một người
hâm mộ và sành điệu trà đúng với truyền thống Thiền thời đó. Sáu năm trời Lục
Vũ lưu ngụ tại thiền viện Long Vân, thời gian này ông được chỉ dạy nhiều về
cách pha chế và thưởng thức trà. Tuy nhiên bẩm tính của Lục Vũ thích Nho giáo
hơn là Thiền học nên thường bị sư ông trách phạt; cuối cùng không kham nổi Lục
Vũ bỏ trốn theo một gánh hát. May sao đến năm 14 tuổi Lục Vũ gặp được một hoàng
thân; ông này nhìn ra tư chất của Lục Vũ và có nhiều giúp đỡ. Sau loạn An Lộc
Sơn, Lục Vũ lui về ẩn dật, kết bạn với nhiều văn nhân và cho ra đời cuốn Trà
Kinh.