Cát bụi trở về với cát bụi.Xong một kiếp người.
Từ
trái sang phải: Nguyễn Hảo Tâm (hiện sống tại Austin, Texas), Nguyễn Thanh Ty (Tác giả viết bài này), Nguyễn Văn Ba, và Trịnh Công Sơn. Ảnh chụp năm 1964.
Theo chỗ tôi biết, trong số những người viết về cuộc đời của nhạc sĩ họ Trịnh trong thời gian dạy học, chỉ có bốn người mới có thể có nhiều tài liệu sống về Trịnh Công Sơn, còn hầu hết đều cưỡi ngựa xem hoa, hoặc cặm cụi mày mò, đào xới trong các bài viết của nhiều người, cóp chỗ này một ít, chỗ kia vài chi tiết và đem các ca từ của họ Trịnh ra, sợi tóc chẻ làm tám, rồi dùng ngòi bút thần kỳ hô phong, hoán vũ, tô lục, chuốc hồng mà thôi.
Bốn người đó là: Hoàng Phủ Ngọc Tường - Khánh Ly - Trịnh Cung - Đinh Cường.
Tôi học chung một khóa Sư phạm với Trịnh Công Sơn. Khóa I, ngày 22 tháng 4 năm 1962, khóa đầu tiên được mở ra tại thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Tên gọi khóa học là "Thường Xuyên", học hai năm, để phân biệt với "Khóa Cấp tốc", học một năm. Tiêu chuẩn tối thiểu để nộp đơn là Tú Tài I. Tuy nhiên khóa đầu tiên ấy đa số đã có Tú Tài II. Một vài người đã có một, hai chứng chỉ Đại học. Sĩ số giáo sinh là ba trăm người. Đa phần là người Huế, tỷ lệ có lẽ chiếm 60%. Số còn lại rãi rác ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... lên tận các tỉnh cao nguyên Đà Lạt, Lâm Đồng, PleiKu, KonTum...
Dưa leo chấm với cá kèo,Bởi con nhà nghèo mới học Normal ! (Sư phạm)
1/ Ông Tường hoặc ông Kha đã thi dùm cho Sơn? Hoặc 2 ông có chân trong Ban Giám khảo, chấm cho Sơn đậu?
- Tại sao lại phải vào trường Sư Phạm núp bóng mà không là Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế? Nơi mà ông Cung với ông Cường theo học.
Ông Đinh Cường từng xác nhận là Sơn có tài hội họa, vậy thì thi vào Mỹ thuật có khó khăn gì, thi chi vào Sư phạm để phải nhờ đến sự giúp đỡ của hai ông Tường và Kha?
Thứ nữa, ông Cung chê nghề dạy học không xứng đáng với tài năng của Sơn (lúc ấy?). Và ông còn cho biết đã cưu mang Sơn.
Tôi không biết ông nói chữ "cưu mang" với một nghĩa nào. Theo chỗ tôi biết, đem chỉ số lương ra so sánh thì lương của Sơn phải hơn hẳn.
2/ Trịnh Công Sơn vào Sư Phạm để núp bóng. Cả hai ông
Cung và Cường đều nói như thế. Vậy Trịnh Công Sơn vào Sư Phạm để núp ai? và núp
cái gì? Sẽ có hai giải thích được đặt ra cho hai chữ "núp bóng"
a/ Sơn vào Sư Phạm để tạm thời trốn lính.
b/ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Văn Liễu (Trịnh Cung) và Đinh Cường đã có mưu đồ gài Sơn vào Sư Phạm để thực hiện sách lược "học đường vận" ?
a/ Sơn vào Sư Phạm để tạm thời trốn lính.
b/ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Văn Liễu (Trịnh Cung) và Đinh Cường đã có mưu đồ gài Sơn vào Sư Phạm để thực hiện sách lược "học đường vận" ?
Giải thích một: không vững. Lúc đó Sơn đã có Tú Tài I.
Đâu phải ở vào trường hợp "Rớt tú tài anh đi trung sĩ". Sơn có thể
theo học bất cứ một trường Trung Học tư nào để thi lấy Tú Tài II vẫn được hoãn
dịch theo luật định. Nếu cuối năm, thi hỏng, thì a-lê, mời anh vào Thủ Đức, vác
Garant M1 đi "ắc ê" chín tháng quân trường. Sau đó mang lon chuẩn úy,
đi "mút chỉ cà tha", bốn vùng chiến thuật, trả nợ nước non. Còn nếu
anh bợ được cái Tú Tài II, thì anh cứ tà tà lên Đại Học. Chí ít cũng được hoãn
dịch bốn năm nữa. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đâu có chủ trương lùa hết trẻ,
già, trai, gái, lớn, bé đi "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" như ở miền
Bắc.
Ông Cường nói vì tình hình, thời cuộc lúc đó... lại
càng khiên cưỡng. Những ai sinh từ năm 1940 trở về trước đều biết rất rõ rằng:
Miền Nam được hưởng một thời gian mấy năm rất thanh bình, kể từ ngày Ông Diệm
chấp chánh (54-63) cho đến lúc Ông bị đám "Thập nhị Sứ quân" giết.
Giải thích hai: có lẽ thuyết phục hơn, nếu xét theo bề
dày "thành tích" Sơn đã cúc cung tận tụy, phục vụ chế độ sau tháng
Tư, bảy lăm. Nhưng suốt những tháng, năm sống chung với Sơn, tôi không thấy Sơn
có một hành động cụ thể nào khả dĩ gọi là có vẻ "Việt Cộng". Trừ khoảng
thời gian giữa năm 1965, Sơn nhận được nhiều thư từ của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường
và tiếp theo là những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc bí mật tại một trang trại ở Phim
Nôm, gần Tùng Nghĩa, Đà Lạt với một nhân vật, Sơn dấu tên. Sau đó, Sơn mới vội
vã sáng tác tập "Ca Khúc Da Vàng" trong vòng có ba tháng hè năm 1965.
Loại trừ hai giải thích trên, Sơn vào Sư phạm với một
lý do hết sức đơn giản là:
Dưa leo chấm với cá kèo.Bởi con nhà nghèo mới học Normal ! (Sư phạm)
(Cái sĩ diện hão của đa số người Huế cứ mơ về một thời
vàng son làm "ôn" làm "mệ" cố che dấu cái hiện tại suy tàn
đã đành. Còn ông Liễu là dân Nha Trang-Cầu Đá-Chụt chính tông mà cũng lập lờ
"đánh bùn sang ao" quả là chuyện lạ).
Nhắc lại hai câu thơ của thầy Đoàn Nhật Tấn đã dẫn nhập
để thấy rằng lúc ấy nhà Sơn đang lâm vào cảnh ngặt nghèo. Cha bị tai nạn mất sớm,
gia đình khánh kiệt. Má Sơn phải chật vật lắm mới nuôi nỗi đàn con còn nhỏ dại.
Sơn là con trưởng, phải bỏ dở chương trình học để lấy nốt cái Bac II
Philosophie, về lại Huế để phụ giúp mẹ. Sư phạm Qui Nhơn là con đường ngắn nhất
có thể giúp Sơn đạt được ý nguyện này. Những ngày mưa gió ủ ê, đất nhão, không
đi ra ngoài được, nằm khoèo ở nhà, Sơn tỉ tê kể cho tôi nghe về cuộc đời của
Sơn nhiều buồn vui lẫn lộn. Trong đó có cả điều thất vọng và thất tình về cô Diễm.
Từ đó mới có bài ca thất tình diễm lệ "Diễm xưa".
Dù bất cứ ai, vô tình hay hữu ý, che dấu hay huyền thoại
hóa Trịnh Công Sơn trong giai đoạn học Sư phạm và dạy học bằng những lý do rất
"mờ mờ, ảo ảo" để đánh hỏa mù dư luận với mục đích thần tượng hóa đời
thường của một nghệ sĩ, cũng cần cơm ăn, áo mặc... như mọi người, đều không
giúp ích gì được trong việc cung cấp tài liệu để viết lại tiểu sử một người nghệ
sĩ tài ba được nhiều người mến mộ. Có khi lại phản tác dụng.
(Đón đọc kỳ 2)
(Người Hòn Khói, Bình Tây, Ninh Hòa).
Hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ
Nguyễn Thanh Ty
69 Edwin St.
N. Quincy, MA. 02171 - USA
Phone: (617) 328- 9833
http://www.ninh-hoa.com/NguyenThanhTy-VeMotQuangDoiTCS-01.htm
4 nhận xét:
Cảm ơn tác giả Nguyễn Thanh Ty..
Bài viết có vẻ hợp với đời thường hơn là những bài mang tiình cách thêu dệt để chứng tỏ sự hiểu biết rất vu vơ với mục đích đánh bóng cá nhân người viết.
Rất vui khi bác Nguyentamhan ghé thăm và ghi cảm nhận. Tác giả Nguyễn Thanh Ty là bạn cùng học Sư Phạm Quy Nhơn và ra trường làm đồng nghiệp với Trịnh Công Sơn... có dịp gần gũi và sống chung với Trịnh Công Sơn một thời gian, từ năm 1962 đến 1967 nên có điều kiện để hiểu TCS và viết khách quan. Nếu bác có hứng khởi thì mời xem các kỳ tiếp theo nhé!
Tôi đã đọc nhiều bài viết về Trịnh Công Sơn của nhiều tác giả, nhưng tôi chỉ tham khảo vì không tin chắc đó đã đúng sự thật. Nhưng đến khi đọc bài này của ông Nguyễn Thanh Ty, tôi tin những điều ông ấy viết là sự thật. Dù ông Ty khiêm tốn không nhận mình là nhà văn, nhưng văn phong và diễn đạt của ông Ty rất chuyên nghiệp, không thua gì một văn sĩ chính hiệu.
Ai nói gì thì nói, tôi vẫn tôn kính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Theo tôi, Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ lớn, một nhân cách lớn, hiếm có, dù ghét hay thương, ai ai cũng yêu thích nhạc Trịnh. Nhạc Trinh đã mang lại cho mọi người những những giây phút lắng đọng, thanh thản tâm hồn. Đó là giá trị nhân văn vĩnh cửu của người nhạc sĩ. Giả sử, nếu không có nhạc sĩ Trinh Công Sơn, gia tài âm nhạc của Việt Nam đã bị nghèo nàn đi rất nhiều!.
Cám ơn ông Nguyễn Thanh Ty và Blogger Đoàn Phú rất nhiều!.
Lê Bá Lư
Rất vui khi bác Lê Bá Lư ghé thăm và ghi cảm nhận. Tôi vừa đăng kỳ 2, mời bác đọc. Tôi sẽ tiếp tục đăng những kỳ tiếp theo sau. Chúc vui khỏe !
Đăng nhận xét