BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

QUÊ TÔI MÙA NƯỚC NỔI – Trần Mai Ngân



Tôi được sinh ra tại Sài Gòn nhưng lớn lên ở miền Tây.

Cái nơi mà được xem là mưa thuận gió hoà, con người thì thật thà và hiếu khách !

Miền Tây quê tôi không có bốn mùa rõ rệt. Không có mùa Thu lá vàng để mơ mộng ngắm lá Bàng rơi mà làm thơ, cũng không có những ngày đông giá rét như Hà Nội để được ngồi đan áo len cho người mình thương...

Quê tôi chỉ có hai mùa mưa nắng và trong đó đặc biệt là mùa nước nổi.

Hằng năm cứ vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 âm lịch ( tức tháng 8 đến tháng 11 dương lịch ) là con nước từ thượng nguôn sông Mekong lại đổ về đồng bằng sông Cửu Long tạo thành một biển nước mênh mông nhất là ở các tỉnh Đồng Tháp và An Giang.

Tôi ở Vĩnh Long nên không ảnh hưởng nhiều. Chỉ có những ngày cao điểm của con nước 17 hay 30 thì sông Tiền dâng lên đầy tràn bờ... và trong thành phố những con đường còn thấp bị ngập nước theo triều cường lên xuống... Người dân ở đây đã quen theo con nước hằng năm lại quay về nên vẫn sinh hoat bình thường. Còn các em nhỏ có vẻ thích thú vì được nhìn nước, lội nước... Nhớ lúc nhỏ tôi rất thích mùa này vì được lội nước khi đi học về và tôi hay xếp những con thuyền giấy thả chúng với nhiều mơ ước mong thuyền đi ra biển... Giờ thì tôi thấy đúng là trẻ con, thuyền mong manh quá sao ra được biển khơi...

Trở lại mùa nước nổi, tuy có nhọc nhằn trong việc đi lại nhưng thiên nhiên cũng bù đắp cho người nông dân những cánh vật và sản vật tuyệt vời trong cuộc sống. Đó là một sức sống tràn đầy cho những cánh đồng Sen, Súng, cỏ năng, rừng Tràm thêm xanh tốt... Tất cả như được mặc vào một chiếc áo mới đẹp màu xanh rực rỡ...và chim khắp nơi lại bay về làm tổ. Có thể nói đây là mùa sinh sôi nảy nở ở vùng đất này...

Mùa nước nổi thiên nhiên cũng hào phóng ban tặng cho người dân nơi đây những sản vật tuyệt vời như cá Linh, cá Lòng Tong non cho ra nhiều món ăn ngon như lẫu Cá Linh, cá Lòng Tong chiên giòn hoặc kho tiêu thật đậm đà và ấm áp trong mùa nước lũ...

Mùa này các bạn sẽ thấy những cánh đồng hoa Súng, hoa Điên Điển thật đẹp và nó cũng là những món ăn đặc sản cho những ai yêu thích...Cọng Súng dùng ăn kèm với lẫu Mắm, chấm cá kho tiêu, làm các món gỏi hấp dẫn hoặc bông Điên Điển xào tép rong nha các bạn... Còn nữa , nồi canh chua hay sang hơn là đĩa bò xào bông Điên Điền...bạn sẽ ăn liền ba chén cơm ngon đó...

Ngoài phần ẩm thực mùa nước nổi còn cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn khám phá những điểm đến lý thú sẽ có nhiều ấn tượng khó quên...

Mời các bạn đến Rừng Tràm Chim tại Gáo Giồng nhé...Chỉ việc ngồi trên chiếc xuồng ba lá thú vị xuôi theo con kênh đi vào vùng nước xem những loài chim lạ bay về làm tổ... chúng ta sẽ thấy thiên nhiên đẹp và kỳ diệu đến dường nào...

Các bạn cũng không thể bỏ qua rừng Tràm Trà Sư nhé! Ở đây, chiếc xuồng máy sẽ chở các bạn như đi sâu vào khu rừng bí ẩn đầy màu xanh của cây lá, của dòng bèo bát ngát màu xanh non... và phía trên đầu ta là hoa Tràm trắng lung linh rung rinh trong gió với tiếng kêu của muôn chim lạ gọi nhau bay đến tìm thức ăn...

Bạn cũng đừng quên ghé thăm kênh Vĩnh Tế ở An Giang để trải nghiệm cuộc sống của dân miền  Tây sông nước nha. Ở đây bạn hãy thử vào vai người nông dân bắt cá đồng, hái hoa súng, hoa điên điển và tự nấu cho mình cùng gia đình món ăn mùa nước nổi... Lúc này bạn sẽ cảm nhận hạnh phúc sao mà giản dị và bình yên đến vậy... Một bữa cơm quây quần bên người thân thật ấm áp trong những ngày mưa lũ...

Thực ra thiên nhiên là người bạn tốt luôn mang lại và ban tặng cho chúng ta những món quà kỳ diệu trong cuộc sống. Chúng ta hãy biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên. Đừng vắt cạn kiệt, tàn phá... để thiên nhiên nổi giận quay lại trừng phạt chúng ta ...

Hãy yêu thiên nhiên, bồi đắp cho thiên nhiên vì Việt Nam chúng ta do ông cha để lại vốn đã là rừng vàng biển bạc... Hãy giữ gìn từng cảnh vật, sản vật như giữ gìn trái tim của chúng ta, bạn nhé!

Tôi yêu miền Tây!

                                                                            Trần Mai Ngân


MIỀN TRUNG ƠI! – Thơ Nguyễn Đại Duẫn


   


MIỀN TRUNG ƠI!
 
Lũ chồng lũ
Khổ chồng lên đau khổ
Mưa cứ sụt sùi
thương lắm miền Trung
 
“Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”
Cạn nước mắt tiễn đưa bao người chiến sĩ
Anh dũng cứu dân trong dữ dằn con lũ
Hồn thiêng các anh đã hóa thành sông núi cỏ cây
 
Miền trung ơi! Đòn gánh hai đầu đất nước
Gồng gánh thiên tai gánh bao khổ cực
Nắng cháy sạm da mưa nguồn tối mắt
Cơm chưa đủ no giấc ngủ chẳng được yên.
 
Lũ chồng lũ người miền Trung gồng mình chống lũ
Cùng cả nước bên nhau chỉa sẻ cơ hàn
Chống thiên tai chống kẻ gian tham
Cho mưa thuận gió hòa lòng người lương thiện
 
Lũ chồng lũ
Khổ chồng thêm đói khổ
Tin bão lại về
Thương lắm miền Trung
 
Nguyễn Đại Duẫn
51, Nguyễn Hữu Cảnh, TDP Hùng Phú, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
DĐ: 0977194533; TK:53110000581134 BIDV


Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

CẦU LAM (LAM KIỀU) – Đỗ Chiêu Đức

 

                                          Học giả Đỗ Chiêu Đức

CẦU LAM là cây cầu màu xanh lam, mà cây cầu mà màu xanh lam là cây cầu đẹp và nên thơ vô cùng, vì nơi đó là chỗ ở của người đẹp, của các nàng tiên, của người trong mộng… nên khi muốn nghe Thúy Kiều đờn, Kim Trọng đã phải rào đón trước:

Sinh rằng: Gió mát trăng trong,                       
Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam.                       
Chày sương chưa nện CẦU LAM,                       
Sợ lần khân qúa ra sàm sỡ chăng ?

Hay như trong Lâm Tuyền Kỳ Ngộ :     
                  
CẦU LAM hội ấy đành khôn hẹn,                       
Con tạo trời kia bỗng khéo xây.

Cầu Lam là LAM KIỀU, là nơi ở của người đẹp mà ta hằng ao ước. Nên khi dò la tìm chỗ ở của Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết về chàng Kim Trọng như sau:     
                  
Tình riêng nhớ ít tưởng nhiều,                   
Xăm xăm đè nẻo LAM KIỀU lần sang.  
    
Ngay cả Mã Giám Sinh khi đến trả giá để mua Thúy Kiều cũng phải làm ra vẻ cao qúy nho nhã lịch sự:  
                     
Rằng mua ngọc đến LAM KIỀU,                   
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường.  

Lam Kiều hay Cầu Lam còn có liên quan đến CHÀY SƯƠNG là cái Chày dùng để giã thuốc trường sinh làm sính lễ cưới vợ, như Kim Trọng đã nói ở trên:    
                   
CHÀY SƯƠNG chưa nện CẦU LAM,

Có nghĩa là: Chưa trình sính lễ để hỏi cưới, để hợp thức hóa mối duyên của đôi lứa yêu nhau.  


Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

HOA MẮT – Thơ Lê Phước Sinh


    


HOA MẮT
 
Tạnh Mưa rồi Nắng rát
từng vạt chen lấn nhau
chẳng ngại giòn vụn vỡ
giữa Trưa nắng leo đầu...
 
có phải Sài gòn nắng
hổ phách vàng quánh màu?
 
LÊ PHƯỚC SINH 

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 9) - Nguyên Lạc

 


CÁCH THỨC PHA TRÀ, THƯỞNG THỨC TRÀ

1. Cách thức pha trà

Chén trà pha đúng nghi thức sẽ không còn mang tính chất tầm thường do bàn tay của kẻ vô tình, nếu muốn tránh chữ phàm phu, và để cho kẻ vẫn bị gọi là “ngưu ẩm”. Pha đúng nghi thức sẽ thành một chén của “Dịch Thể Ngạnh Ngọc Bào” như đã nói ở trên.

Mời các bạn đọc trích đoạn này từ bài nghiên cứu Trà Đạo Việt Nam của Phan Lan Hoa:

[... “Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm”

Đó là quy tắc pha trà của người Việt. Tuy gọi là pha trà, nhưng trà xếp hàng coi trọng sau nước. Đã thế các cụ ta còn triết lý:

Nước không chân thì không có thần

Thể không tinh thì khiếm khuyết.

CHÙM THƠ CHO THỦY TIÊN – Châu Thạch


   


VỊNH ẢNH THỦY TIÊN 
(Nữ nghệ sĩ dấn thân cứu trợ nạn nhân lũ lụt)
                             
Người cóng, tay run bưng bát mì 
Bỏ ăn quên uống bởi vì chi 
Thương dân nước lớn càng xông tới 
Cứu đói mưa dầm vẫn cứ đi 
Dung mạo thua đâu trang quốc sắc 
Anh hùng chẳng khác đấng nam nhi 
Cả và thiên hạ đều yêu mến 
Chỉ chó tranh công sủa ngại gì. 

 

QUA RỒI BÃO LŨ... - Thơ Tịnh Bình


    


QUA RỒI BÃO LŨ...
 
Quê nhà thức những sớm mai
Qua rồi bão lũ xanh ngày bình yên
Cành tre rộn tiếng chim chuyền
Chồi non mở mắt hồn nhiên bật mầm
 
Cánh đồng thả khói xa xăm
Mùa màng tiếp nối tháng năm miệt mài
Ngọt bùi xoa dịu đắng cay
Vòng tay mở rộng vòng tay chung lòng
 
Tan rồi vần vũ bão giông
Đàn gà cục tác nắng hồng vừa nhen
Đời quê cơ cực đã quen
Đâu than phận khó nâu phèn bám chân
 
Quê nhà nghe lại thanh tân
Mẹ ngồi vun luống cúc tần hiên mai...
 
                                     TỊNH BÌNH
                                     (Tây Ninh)

TÊN DÂN GIAN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI – Nguyễn Khôi


                           Nguyễn Khôi (Ủy viên BCH Hội VNDG Hà Nội)

 

I. VÀI NÉT LỊCH SỬ:

Năm 1009, Thân Vệ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Thuận Thiên.
Năm 1010 dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La gặp điềm Rồng vàng đón, nên đổi tên là thành Thăng Long (tên nôm = tên dân gian là Kẻ Chợ).
Qua các đời vua (Lý Thái Tông, 1028 - 1138), Lý Anh Tông (1054 - 1072), Lý Nhân Tông (1072 - 1127), Lý Nhân Tông (1128 - 1138), đến Lý Anh Tông (1138- 1175).

CHỌN - Thơ Đặng Xuân Xuyến


   

                     Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến

 

CHỌN
 
Người ta chọn lược tặng sư
Chọn tranh đem tặng người mù ngắm chơi
Người ta chọn điếc ráp lời
Chọn câm phản biện lẽ đời đúng sai.
 
Người ta, ừ, thế mà tài
Đảo điên thiên hạ diễn hài quậy chơi.
 
Hà Nội, 26 tháng 10-2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

“GIÓ DẬY THÌ”, MỘT BẤT NGỜ THÍCH THÚ - Phạm Đức Nhì

 
       

                                    Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Thơ Của Một Người Chưa Nổi Tiếng

Tán tỉnh rồi ngao du với các nàng trâm anh, đài các nơi phố thị mãi cũng chán nên thỉnh thoảng tôi cũng mò xuống xóm nhà lá dưới miệt vườn làm quen với mấy em có tâm hồn chất phác chân quê, cung cách ứng xử ít “màu mè, hoa hòe hoa sói”

NGƯỜI VỢ CỦA NHÀ THƠ THẾ LỮ - Đoàn Dự


                     

                                              Nhà thơ Thế Lữ (1940)
                    

Thưa Quý Bạn, cứ kể những chuyện vợ chồng chán ghét nhau, ly dị nhau hoặc ghen tuông, đánh đập nhau riết cũng chán và hiện nay là vấn đề đại dịch Vũ Hán, chắc chắn báo chí các nước bên ấy đăng ầm ầm, quý bạn đã biết cả rồi. Vậy nay tôi xin “đổi món ăn chơi”, kể hầu quý bạn một câu chuyện hơi lạ về người vợ của nhà thơThế Lữ. Bà này “lạ” ở chỗ chồng bồ bịch, có vợ nhỏ ngay trước mắt mà bà vẫn cố gắng chịu đựng, không ghen tuông một tí nào cả chỉ với một niềm tin duy nhất rằng chồng là người Công giáo, theo giáo lý Công giáo đàn ông chỉ có một vợ, đàn bà chỉ có một chồng, do đó cuối cùng rồi chồng sẽ trở lại với mình. Vì vậy bà vẫn yên tâm buôn bán kiếm ăn, chăm sóc bà mẹ chồng khó tính coi như mẹ ruột của mình, và nuôi dạy con cái, 2 người con trai ăn học tới Tiến sĩ ở bên Mỹ, còn người con gái thì trở thành một nhà doanh nghiệp. Đặc biệt, từ cuối năm 1977, “chàng lãng tử” Thế Lữ nay đã 70 tuổi, vào trong Nam sống với vợ con suốt 12 năm tại tiệm vải ở đường Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng cũ, quận 3, gần toà đại sứ Miên hiện nay là văn phòng UBND Quận 3) cho tới khi ông qua đời cũng tại Sài Gòn mà hình như đa số chúng ta không biết. Đây là câu chuyện về người đàn bà đó nhưng xin mời quý bạn xem xét về nhà thơ Thế Lữ, chồng của bà trước đã. 

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

LẠC MÙA – Thơ Tịnh Bình

 

   


LẠC MÙA
 
Heo may về lối phố
Chiều rơi tiếng mơ hồ
Lá buông mình theo gió
Buồn tình hàng cây khô
 
Thầm gọi tên hoa cúc
Chiều vàng bên thu xưa
Những ngã đường rất lặng
Về đâu lối mưa thưa ?
 
Bài tình thơ dang dở
Lơ lửng chi nỗi niềm
Vỉa hè hương hoa sữa
Xao xuyến cả lòng đêm
 
Quán nhỏ con đường nhỏ
Dĩ vãng xưa cũ mờ
Thu đi không trở lại
Lá lạc mùa bơ vơ...
 
TỊNH BÌNH
(Tây Ninh)


NHỮNG NẺO ĐƯỜNG THIỆN NGUYỆN, NƠI ẤY ĐANG CẦN BẠN – Thơ Ái Nhân



ÁI NHÂN
Tên thật Bùi Cao Thế
Đt:0984470914
139- 399- Ngọc lâm – Long biên –Hà nội
TK Bùi cao Thế 10524096395016 Techcombank
Chi nhánh Chương dương – HN


Từ ngàn đời nay dân tộc ta đã có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Đặc biệt cứ mỗi khi đất nước bị thiên tai, địch họa, dịch bệnh… thì tinh thần ấy như những ngọn lửa lại bùng cháy trong trái tim mỗi người dân Việt… ÁI NHÂN đã viết bài thơ này để tri ân những tấm lòng thiện nguyện vì người nghèo của các đoàn thiện nguyện trên mọi miền Tổ Quốc và của đồng bào xa xứ yêu Quê thương và chia sẻ tình thương với những người nghèo và những vùng quê còn gian khó….

NHỮNG NẺO ĐƯỜNG THIỆN NGUYỆN
(Viết tặng những tấm lòng thiện nguyện vì người nghèo!)


Những địa chỉ mờ trong sương khói
Vệt đường mòn quằn quại
Loang lở cái nghèo
Cheo neo, dốc thẳm
Những vùng sâu chưa in dấu giầy…
Nơi trũng nhất của dòng sông từ thiện
Tình bốn phương dồn chảy…
Nỗi niềm…
Những nơi ấy hoang sơ, cằn cỗi lắm
Lam lũ, đói nghèo…
Thôi thúc bước chân
Các anh đi mang hơi ấm tình người
Sẻ chia manh áo, gói mì, chai tương, túi gạo…
Những quyển vở học trò ấm lòng thơm thảo
Tình nghĩa lá lành đùm bọc
Yêu thương!
 
Những bản làng xác xơ cơn đói
Hanh hao, vất vưởng, tiêu điều
Bóng mẹ già như cây khô gầy guộc
Những phận người khắc khổ
Rừng cằn 
Tàn tích da cam…
 
Những em thơ nắng thui đen cháy
Những thung sâu nham nhở hố đào vàng
Những thợ lò nhỏ thó…
Mắt cũng vàng màu đất đỏ bazan
 
Những ngôi trường miền cao heo hút
Mái liếp phong phanh bốn hướng gió lùa
Lũ học trò đang tuổi lớn thiếu ăn
Cơm muối trắng
Rau rừng “nguyên chất”
Bữa ăn tươi… thịt chuột gọi “cơm gà” (!)
 
Những nẻo đường ngút ngàn mây xám
Gió cũng hoang sơ ngơ ngác lạ người
Những cụ già nói tiếng kinh không sõi
Những thiếu niên chưa biết đếm đến mười
Rưng rưng lệ, méo mó cười….
Cảm động!
 
Những con đường ngập ngùi hoang lội
Cầu khỉ chênh chao
Đường đi tìm con chữ gian lao
Sông Pô Cô thác lũ réo gào
Thao thức cả giấc mơ người lương thiện
 
Những nơi ấy biết bao nhiêu khó nhọc
Những bản làng thăm thẳm đêm đen
Những phận nghèo khao khát … phía mênh mang
 
Các anh đi mang trái tim thiện nguyện
Mang tình ấm nồng
Thơm thảo yêu thương
Những cụ già bớt phần lương hưu ít ỏi
Những em thơ nhịn quà sáng dành phần
Những cô bác bán hàng, công nhân, bộ đội
Những doanh nhân thành đạt
Tình yêu thương bè bạn khắp xa gần !
 
Vai vác nặng những nghĩa tình thơm thảo
Vượt dốc đèo khao khát trái tim… reo!
 
                                     Hà nội, 6-2014
                                        ÁI NHÂN

NÓI VỚI PHỐ - Thơ Trần Mai Ngân


   


NÓI VỚI PHỐ

Phố à, phố ơi...
Trả tôi ngày hôm qua
Trên cánh môi mượt mà
Ru nhau trong mùa hạ
Vỗ về sang mùa thu...
 
Phố à, phố ơi...
Trả tôi lại bầu trời
Biếc xanh lời hò hẹn
Dẫu không là trọn vẹn
Vẫn tràn đầy trong tôi
 
Phố à, phố ơi
Hôm nay đã xa xôi
Bằng những bước đơn côi
Nụ cúc vàng mùa cũ
Choá ngời trong mắt tôi...
 
Phố à, phố ơi...
Tôi... vết thương mưng mủ
Trong lòng vẫn y nguyên
Đem xuống cõi vẹn tuyền
Nụ cười xưa rất xa...

                Trần Mai Ngân

NGUỒN GỐC TÊN HÀ NỘI – Nguyễn Khôi


   

                      Nhà văn Nguyễn Khôi 

     

Sau khi hạ Thăng Long / Rồng bay xuống Thăng Long/ Thịnh Vượng...vì tham vọng dòng họ Nguyễn Phước... làm Vua tới 500 năm ở Huế, vua Minh Mạng hạ tiếp Cố Đô xuống là tỉnh Hà Nội (1831), nghĩa là “trong sông”.   

BÀN THỜ NHÂN BẢN – Truyện ngắn Hoàng Hương Trang

 
          

                      Tác giả Hoàng Hương Trang 


Mấy người anh chị đã trưởng thành, đã có chồng, có vợ ra ở riêng. Chỉ còn người con trai út, cưới vợ sinh con, lo làm lụng để phụng dưỡng cha mẹ già yếu. Cha qua đời, rồi mẹ cũng qua đời. Anh Năm lo chăm sóc ngôi nhà vườn và bàn thờ cha mẹ rất chu đáo. Anh không hề so bì với các anh chị gần như khoán trắng cho anh cả, kể cả khi cha mẹ còn tại thế họ cũng không phụng dưỡng, họ bảo anh:

- Giàu út ăn, khó út chịu, thằng Năm đã hưởng nhà, vườn của cha mẹ thì phải lo nuôi cha mẹ.

Anh Năm cũng không phiền trách gì họ. Cứ lặng lẽ lo mọi chuyện. Cho đến khi cha mẹ lần lượt qua đời. Sau đám tang, họ họp nhau lại đòi chia gia tài. Lúc này anh Năm mới đưa ra một tờ di chúc của cha mẹ để lại. Trong di chúc cha mẹ cho anh Năm ở ngôi vườn, còn ngôi nhà làm nhà thờ để thờ tự tổ tiên, cấm con cháu không được bán. Ngôi vườn anh Năm lo trồng trọt kiếm chút lợi tức để lo hương khói cho ngôi từ đường. 

CHỜ EM, EM SẼ ĐẾN – Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc Văn Sơn Trường

 
   


CHỜ EM, EM SẼ ĐẾN

Em sẽ đến dù trời mưa hay nắng
Dù mây mù ủ rũ hay trời trong xanh
Dù sương phủ che, hay bão tố vây quanh
Dù cuồng phong hay êm đềm lơi lả
Đông lạnh cóng hay Thu buồn tơi tả
Hè nóng bừng hay Xuân thắm buông lơi
Em sẽ đến, muốn gặp anh, giá nào em cũng tới!
Bao nhiêu năm mình lỡ hẹn nhau rồi?
Lần này mình phải đến gặp nhau thôi
Em sẽ đến, một nửa đời qua mất
Một nửa đời còn lại có cho nhau?
Em sẽ đến dù bất cứ giá nào
Gặp lại nhau dù ngỡ ngàng nhận diện
Em sẽ đến, chờ em, em sẽ đến
Dẫu muộn màng, mình có nửa đời sau
Nhớ chờ em dẫu tình có thương đau
Chờ đợi em như thuở nào vẫn đợi
Em bây giờ khác em ngày xưa lắm!
Anh bây giờ?.. không tưởng tượng nỗi anh ơi!
Em sẽ đến gặp lại người ngày cũ
Đến gặp nhau chắc hẵn sẽ ngậm ngùi!
 
                                         Quách Như Nguyệt

 

CHÙM THƠ CÁO TRẠNG PHÁ RỪNG SỐ MỘT – Châu Thạch


   
                          Nhà bình thơ Châu Thạch


TỜ CÁO TRẠNG
     
Tôi đi trên ghềnh cao
Nhìn những con suối chết
Dòng nước đọng thành máu rừng đỏ quệt
Như đại ngàn ai đâm thủng con tim.
Tôi đi trên ghềnh cao
Nhìn những dòng suối chết
Rừng bên suối hoang tàn thoi thóp mệt
Lá phổi rừng đông đặc một mùi tro.
Và tôi nghĩ đến những thành phố khói
Những đồng bằng sa mạc hóa khô màu
Đến những mùa nước lũ cuốn về mau
Đến khí hậu đổi thay lượng oxy không điều
                                            hòa chu chuyển.
Rừng yêu tôi khi đời tôi bạo biến
Đeo ba lô lên núi sống cùng rừng
Khi tôi buồn rừng có đóa hoa tươi
Khi tôi nhớ con chim rừng hót tặng.
Và tôi khóc thì rừng yên lặng
Để hồn tôi định lại những niềm vui
Để hồn tôi quên hết những ngậm ngùi
Khi ngắm cảnh, nghe tiếng rừng tịnh quá.
Nay trở lại nhìn rừng không còn lá
Suối ở đâu, con chim hót ở đâu?
Rừng tôi yêu đã thay sắc đổi màu
Cô gái đẹp nay trở thành bà lão.
 
Núi ngồi xổm tấm thân tàn ảo não
Rừng thành than lổn ngổn những xương cây
Tôi đau thương mà viết bài thơ nầy.
Tờ cáo trạng tội con người trên đất.

MƯA QUÊ HƯƠNG, BAO NỖI NIỀM KHỔ ẢI – Đinh Hoa Lư


                            

                                        Tác giả Đinh Hoa Lư


Mưa là khúc luân vũ của trời đất ban bao giọt nước trong ngần, long lanh rơi xuống trần gian.

Người làm ruộng ngước mặt nhìn trời lòng hả hê vui sướng. Họ liên tưởng đến bao hạt lúa vàng căng đầy nhựa sống vào cuối mùa gặt.  Khi nhìn qua khung cửa cùng nghe tiếng mưa trên hàng cây sầu đông có thể nhiều thi sĩ sẽ dệt những vần thơ mượt mà, cảm tác. Nhạc sĩ lại ghi ngay từng nốt nhạc buồn trong tiếng mưa rơi. Buồn thay cho người cô phụ, con tim giá băng quặn thắt, nhớ chồng vĩnh viễn chia xa.  

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ TỔ QUỐC HAY - Nguyễn thị Hoàng

 

   


ĐẤT NƯỚC TÔI YÊU
               
Ta nằm xuống thảm cỏ quê hương
Hát một bài ca về Đất Mẹ
Sông, núi, bầu trời qua bao thế hệ
Vẫn ngọt ngào như câu ca dao
 
Mẹ đã nuôi ta trong mưa nắng dãi dầu
Ta lớn lên thành người con đất nước
Dân tộc tôi gặp nạn nhiều và cũng nhiều tủi cực
Nhưng rất giàu yêu thương bao la
 
Việt Nam ơi!
Ta gọi tên hai tiếng của ông cha
Qua 4.000 năm dân vẫn còn nghèo đói
Hết giặc ngoại xâm. Lại lũ quan tham giày xới...
Đánh thắng bao quân thù mà mãi chửa "tròn Nhân".
 
Ôi, đất nước ta yêu quí vô ngần
Thế kỉ XXI rồi, người ơi!
Chẳng lẽ cứ câu ca dao "ngày tám tháng ba" hát mãi
Hãy mở thật rộng cửa trời Mỹ, trời Âu
Vừa lấy thế chống giặc phương bắc tràn vào
Vừa mở mang kinh tế...
Ông cha ta đã dậy rồi:
"dân trị tức pháp trị"
Không có gì bằng "khai dân trí"! (*)
 
Ôi, đất nước tôi yêu!
Ta sống làm người của non sông. Chết làm ma đất nước.
Dẫu chưa theo được bước chân cường quốc
Hãy thương lấy ngọn cỏ quê hương
Đói khát, khổ nghèo lòng nguyện thủy chung
Không theo gót Tàu Bang hại giống nòi, dân tộc
Để con cháu muôn đời không ô nhục.
                                                   PHẠM NGỌC THÁI                                                       
(*) Lời của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh 


     

                Tác giả Nguyễn thị Hoàng         


PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ TỔ QUỐC HAY
                                                 Nguyễn thị Hoàng
                                    Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm

"Đất nước tôi yêu" là bài thơ về tổ quốc rất máu tim, sâu sắc của nhà thơ Phạm Ngọc Thái trong dòng thơ hiện đại Việt Nam. Hòa trộn nhuần nhụy giữa ngôn ngữ thơ tự do với sự ngọt ngào của ca dao Đất Mẹ - Ngay bốn câu thơ đầu ta đã thấy:

                Ta nằm xuống thảm cỏ quê hương
                Hát một bài ca về Đất Mẹ
                Sông, núi, bầu trời qua bao thế hệ
                Vẫn ngọt ngào như câu ca dao
 

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

MẸ GIÀ TRIÊNG GIÓNG CÒNG LƯNG... – Thơ Lê Phước Sinh

 

   


MẸ GIÀ
TRIÊNG GIÓNG CÒNG LƯNG...
 
Nghe tin Bão đến
kéo từ Biển Đông
ù ù Gió cuộn
xoay rít ngàn vòng…
 
rơi ngàn cái khổ
xé vạn tâm can
Mẹ còng lưng gánh
Tơi Áo tan hoang
 
Bão cuồng bạo hú
Giông Tố mịt mù
Tượng Đài Lịch Sử
Đá rướm Mồ hôi
 
MẸ các con ơi...
 
LÊ PHƯỚC SINH


TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 8) – Nguyên Lạc

 


ẤM NGHI HƯNG THEO THỜI GIAN

Theo sách Dương Tiện Mính Hồ Lục (Sách về các ấm trà vùng Dương Tiện) của Chu Cao Khởi thì đời Chính Đức, Gia Tĩnh nhà Minh có Cung Xuân tài nghệ tuyệt vời, là người nổi danh đầu tiên về làm ấm tử sa. Cung Xuân vốn là gia đồng của Ngô Sĩ đất Nghi Hưng thường theo hầu Ngô Sĩ đến học tại chùa Kim Sa. Trong chùa có một vị hòa thượng có tài làm đồ sứ nên Cung Xuân theo nhà sư học nghề nặn ra những tác phẩm trông chẳng khác gì đồ kim loại xưa. Khi Cung Xuân nổi danh, ông thường cùng Bộc Trọng Khiêm (đất Gia Định) khắc trúc, Lục Tử Đồng (đất Tô Châu) chạm ngọc, và Khương Thiên Lý khảm xà cừ. Tất cả đều là những người nổi tiếng đời Minh. Cung Xuân nặn ấm không lâu — truyện kể rằng ông bị quan sở tại vì yêu chuộng tài nghệ ông nên bức bách khiến ông phải bỏ xứ mà đi — nên tác phẩm của ông hiện nay lưu truyền rất ít. Sách vở chỉ còn ghi một chiếc ấm của ông hình 6 múi hiện tàng trữ tại Viện Trà Cụ Hongkong nặn năm Chính Đức thứ 8 (1513). Thế nhưng còn một cái ấm khác cũng của Cung Xuân để tại Singapore thì ít thấy sách vở nào đề cập. Theo bài “Nghi Hưng và Nghiên Mực” (Yi Hsing and Inkstones) trong tạp chí Arts of Asia, số July/August 1971 thì ông C.M. Wong, Bí Thư của Phòng Thương Mại Singapore và là Chủ Tịch Hiệp Hội Hoa Nhân tại đây có trong bộ sưu tập của ông một ấm Cung Xuân hình vỏ cây. Ấm này đề năm 1506, có triện của người nghệ sư. Phần dưới quai cầm lại còn một vết dấu tay điểm vào mà người ta bảo rằng đó là vết ngón tay thứ sáu của Cung Xuân (Bàn tay phải của ông có sáu ngón).

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

VỀ THĂM LẠI “BIỂN ĐÊM” THƠ NGUYÊN LẠC – Phạm Đức Nhì



                     Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Vài Lời Phi Lộ

Đọc bài thơ Biển Đêm của Nguyên Lạc tôi đã nổi hứng viết mấy lời nhận xét. Không phải bình mà là nhận xét, và nhận xét chỉ giới hạn ở cách gieo vần của bài thơ. Tác giả không hài lòng với cách nhận xét của tôi đã viết một bài “phản biện”.