Ông bạn khác lại cho rằng:
Gọi là “mưa ngâu”, “ông Ngâu bà Ngâu” vì loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu. Nhưng ông bạn lại không nêu được sự liên quan giữa Ngưu Lang Chức Nữ và hoa ngâu như thế nào trong truyền thuyết.
Tôi nghĩ ông bà của ta xưa gọi là “mưa ngâu”, “ông ngâu bà ngâu” chắc có lý do, mình thử tra tìm tiếng “NGÂU” trong chữ Nôm (chữ viết của ông bà ta hồi xưa) xem sao! Chữ Nôm vốn mượn âm và chữ của Hán Tự mà, nên chắc chắn có liên quan về cách viết, cách đọc thôi.
Gọi là “mưa ngâu”, “ông Ngâu bà Ngâu” vì loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu. Nhưng ông bạn lại không nêu được sự liên quan giữa Ngưu Lang Chức Nữ và hoa ngâu như thế nào trong truyền thuyết.
Tôi nghĩ ông bà của ta xưa gọi là “mưa ngâu”, “ông ngâu bà ngâu” chắc có lý do, mình thử tra tìm tiếng “NGÂU” trong chữ Nôm (chữ viết của ông bà ta hồi xưa) xem sao! Chữ Nôm vốn mượn âm và chữ của Hán Tự mà, nên chắc chắn có liên quan về cách viết, cách đọc thôi.
Vì thế, tôi mới mầy mò tra từ điển Hán Nôm mới biết chữ
Nôm có tới 6 cách viết chữ Ngâu. Đó là âm đọc chữ Hán “ngưu” (trâu); kế tiếp là các chữ “ngưu” bộ mộc, bộ thảo; chữ “ngô”
bộ mộc, bộ thảo; chữ “ngao” bộ mộc.
Xét 6 cách viết tiếng NGÂU theo tự dạng chữ Nôm, ta
có:
1/ NGÂU là âm Nôm đọc chữ Hán “ngưu” 牛
NGƯU 牛 chữ
Hán, còn có nghĩa là con bò, là sao Ngưu hay là họ Ngưu.
Trong truyện kiếm
hiệp ‘Lục Tiểu Phụng’ của Cổ Long có
nhân vật Ngưu Nhục Thang nghĩa nôm na là ‘canh
thịt bò’. Người ta gọi con trâu là thủy
ngưu để phân biệt với con bò là hoàng
ngưu
3/ NGÂU là âm Nôm đọc chữ Hán “ngô” có bộ thảo 䓊 : hoa ngâu.
Hoa ngâu còn có tên là “mộc ngưu” (木 牛)
* Ta thấy “vợ chồng Ngâu”, “mưa ngâu” đều viết bằng tự dạng chữ Nôm là 牛 (âm Nôm đọc chữ Hán “ngưu”)
*
Như thế, xét theo chữ Nôm thì “NGÂU” trong các từ ngữ “mưa
ngâu” và “ông Ngâu bà Ngâu” là do
nói theo âm Nôm của từ Hán “ngưu” về
nhân vật “Ngưu Lang”, 1 trong 2 nhân vật chính trong truyền thuyết Ngưu Lang -
Chức Nữ. Hầu như ai cũng biết về truyền thuyết này - một chuyện tình cổ tích,
trong đó, ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm là ngày họ gặp nhau (qua chiếc cầu
Ô thước - do đàn quạ nối đuôi nhau tạo thành chiếc cầu cho 2 người đến với
nhau). Thật ra, Ngưu Lang (牛郎)
và Chức Nữ (織女) không phải là họ
tên (họ Ngưu, họ Chức; tên Lang, tên Nữ; cho dù trong xã hội có 2 họ này) mà là
cách gọi căn cứ vào nghề nghiệp của họ. Ngưu
Lang là chàng trai chăn trâu; Chức Nữ là cô gái dệt vải.
Nên, không phải như sự chế nhạo của ông bạn kia, “mưa ngưu” là “mưa trâu”, “ông ngưu bà ngưu” là “ông trâu bà trâu”. Vì Ngưu Lang là chàng chăn trâu (chứ không phải là “chàng trâu”) nên “ông ngâu bà ngâu” là ông bà nhà chăn trâu (chứ không phải là “ông trâu bà trâu”), “vợ chồng Ngâu” là “vợ chồng nhà Ngưu Lang”
Nên, không phải như sự chế nhạo của ông bạn kia, “mưa ngưu” là “mưa trâu”, “ông ngưu bà ngưu” là “ông trâu bà trâu”. Vì Ngưu Lang là chàng chăn trâu (chứ không phải là “chàng trâu”) nên “ông ngâu bà ngâu” là ông bà nhà chăn trâu (chứ không phải là “ông trâu bà trâu”), “vợ chồng Ngâu” là “vợ chồng nhà Ngưu Lang”
MƯA NGÂU là một loại mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 Âm lịch ở Việt Nam hàng năm. Trong dân gian Việt Nam có câu tục ngữ: “vào mùng 3, ra mùng 7”, nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7; 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích, do vậy mới có cụm từ “trời mưa sụt sùi” để chỉ mưa ngâu.
“Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu. Loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Là biểu tượng của một tình yêu chân thành, vĩnh hằng hoa ngâu khiến người ta khó có thể quên.”
Tuy nhiên, tôi hoàn toàn chưa thấy tình tiết cụ thể
nào cho biết loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình yêu chung thủy của Ngưu
Lang – Chức Nữ cả. Ví dụ như giọt nước mắt
của ông bà Ngâu thấm vào đất làm mọc lên loài hoa ngâu chẳng hạn...
Tra cứu tự dạng chữ Nôm về hoa ngâu, thì có 2 cách viết
chữ NGÂU có gốc Hán tự là “ngưu”. Đó là NGÂU có chữ “ngưu” bộ mộc và NGÂU có chữ “ngưu” bộ thảo. Không rõ với tự dạng
hai chữ Nôm này thì hoa ngâu có liên quan với Ngưu Lang Chức Nữ thế nào?
TÓM LẠI:
Những giọt nước mắt của Ngưu Lang - Chức Nữ rơi xuống
trần thế trong đêm Thất Tịch ấy, dân gian chúng ta gọi là mưa Ngâu.
NGÂU trong cụm từ “ông Ngâu bà Ngâu”, “mưa ngâu” được viết theo tự dạng chữ nôm là 牛 như NGƯU của Hán tự, Tiếng NGÂU này chính là nói theo âm Nôm đọc chữ Hán “ngưu” 牛 của nhân vật Ngưu Lang (牛郎) mà ra.
Vì “mưa ngâu” có nghĩa là “mưa của vợ chồng ngâu”. Mưa rơi bắt nguồn
truyền thuyết những giọt nước mắt của “ông
Ngâu bà Ngâu” rơi. Loại mưa này phụ thuộc về nhân vật trong truyền thuyết
nên chữ viết phải theo tên nhân vật thôi. Các cơn mưa ngâu thường là loại mưa nhỏ nhưng rả rích
suốt trong vài ngày.
NGÂU trong cụm từ “ông Ngâu bà Ngâu”, “mưa ngâu” được viết theo tự dạng chữ nôm là 牛 như NGƯU của Hán tự, Tiếng NGÂU này chính là nói theo âm Nôm đọc chữ Hán “ngưu” 牛 của nhân vật Ngưu Lang (牛郎) mà ra.
Mưa Ngâu đã đi vào thơ ca, âm nhạc Việt Nam với hình ảnh
đẹp và buồn. Mưa Ngâu có trong ca dao Việt Nam như:
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu,
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền
...Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa Ngâu
Tháng bảy là tháng mưa Ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu...Tháng năm tháng sáu mưa dàiBước sang tháng bảy tiết trời mưa NgâuNhớ ai như vợ chồng NgâuMột năm mới gặp mặt nhau một lần.(Ca dao)
Sang tuần tháng bảy tiết mưa ngâu
Nắng mãi thì mưa cũng phải lâu.
Vạc nọ cầm canh thay trống mõ,
Rồng kia phun nước tưới hoa màu.
Ỳ ào tiếng học nghe không rõ
Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu.
Ông lão nhà quê tang tảng dậyBảo con mang đó chớ mang gầu.
Hay bài thơ song thất lục bát “Vợ chồng ngâu”
Tục truyền tháng bảy mưa Ngâu,Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền.
Một là duyên, hai thời là nợ,Sợi xích thằng ai gỡ cho ra?Vụng về cũng thể cung nga,Trăm khôn nghìn khéo chẳng qua mục đồng.Hay là sợ muộn chồng chăng tá?Hơi đâu mà kén cá chọn canh!Lấy ai, ai lấy cũng đành,Rể trời đâu cả đến anh áo buồm.Trần Tế Xương
Nhà thơ Lưu Trọng Lư từng viết:
“Đây là dải ngân hàAnh là chim Ô ThướcSẽ bắc cầu nguyện ướcMỗi đêm một lần qua”
“Đến bao năm nữa trời, vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu...”
Cũng giống như ngày lễ Valentine của Phương Tây, ngày
thất tịch (mồng 7 tháng 7) cũng là ngày dành cho những người yêu nhau ở một số
nước Á Đông
Tuy nhiên, đi kèm theo đó là nhiều lễ hội mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn. Ngày này tại Việt Nam được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”.
Trong
những ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời mùa hạ, có ngôi sao Chức Nữ (phía bên
trái), và ngôi sao Ngưu Lang (ở giữa bên dưới) đang tỏa sáng, nhưng lại cách
nhau xa vời vợi (Ảnh của cục Hàng Không Châu Âu)
Thông tin trên báo Thanh Niên cho biết, ngày 7/7 âm lịch
hàng năm tại các nước Châu Á được chọn làm ngày Tình Yêu.
Tại Trung Quốc, ngày này được gọi là Lễ hội Qixi, Nhật Bản có Tanabata, Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc thì khi du nhập vào Việt Nam nó thành Ngày Thất tịch.
Mùa dịch Covid, suốt ngày chỉ ngồi bó gối ở nhà vì hạn
chế ra đường, đi lại. “Rảnh rổi sinh nông
nổi”, nên tôi viết lếu láo đôi dòng lạm bàn, nếu có gì sai sót xin quý bác
bỏ qua.
La Thụy
Tại Trung Quốc, ngày này được gọi là Lễ hội Qixi, Nhật Bản có Tanabata, Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc thì khi du nhập vào Việt Nam nó thành Ngày Thất tịch.
10 nhận xét:
NGÂU 牛 (bộ ngưu) có đến 5 cách đọc theo âm Nôm: ngâu, ngõ, ngưu, ngọ, ngỏ.
Các từ ngữ “Ông Ngâu bà Ngâu, cửa ngõ, giờ ngọ, ngỏ ý, ngưu (trâu, bò); sao ngưu” được viết theo dạng chữ 牛 này.)
Cám ơn bác La Thụy!
Hoàn toàn thuyết phục! Ngưu đọc chệch theo quy luật của chữ NÔM là NGÂU!
Lại có sách của cụ Vũ văn Kính nữa. Thêm thú vị khi bác sưu tầm mấy bài nhắc đến mưa Ngâu!
Cám ơn tác giả La Thụy một lần nữa! Xin phép chép về trang Blog cá nhân và trang Website TÁC PHẨM & BẠN ĐỌC cho nhiều người xem!
Rất vui khi giáo sư Vũ Nho ghé thăm, đọc và biểu thị sự đồng tình. Hân hạnh khi giáo sư chia sẻ bài viết này. Chúc giáo sư vui khỏe !
Góp ý:
Theo sự hiểu biết và suy luận thiển cận của cá nhân tôi thì:
* ÔNG NGÂU BÀ NGÂU là do "ông Ngưu bà Ngưu" đọc trại ra mà thôi. Vì ÔNG NGƯU BÀ NGƯU là: "Ông chăn trâu và Bà chăn trâu" chớ không phải "ÔNG TRÂU BÀ TRÂU"; cũng như NGƯU LANG là "Chàng trai chăn trâu" chớ không có nghĩa là "Anh chàng Trâu".
* Về HOA NGÂU: Là một loại hoa bình dân thôn dã mọc khắp nơi trong sân ngoài bãi... có mùi thơm nhẹ, lan tỏa xa; được ông bà ta phơi khô ướp vào trong trà gọi là "Trà Ướp Hoa Ngâu". Hoa Ngâu lại nở vào mùa xuân và mùa thu, mà mùa thu thì rất ít hoa nở, chỉ lác đác vài loại như hoa Quế, hoa Cúc, và Hoa Ngâu... Không có truyền thuyết cung trăng như hoa Quế, không văn chương bác học cao nhã như hoa Cúc; Hoa Ngâu là loại hoa bình dân gần gũi với cuộc sống nông thôn chung quanh giới bình dân hơn, nên chi trong mùa thu nhắc đến truyền thuyết chuyện tình của Ả CHỨC CHÀNG NGƯU tay dắt trâu tay dắt con, vì bây giờ đã là ÔNG NGƯU BÀ NGƯU rồi; Có thể, ông bà ta đã liên hệ những giọt nước mắt mừng mừng tủi tủi của ÔNG BÀ NGƯU rơi xuống rất cần thiết cho Hoa Ngâu đang ươm nụ nở hoa, rồi gọi đó là "Những giọt mưa Ngâu" và dĩ nhiên là MƯA NGÂU thì phải là của ÔNG NGÂU BÀ NGÂU nhỏ ra, chứ sao ?! Hơn nữa Âm NGƯU và Âm NGÂU lại rất gần gũi nhau. Gọi NGÂU cho vừa lịch sự vừa êm tai và thi vị hơn !
Suy luận trên đây cũng là một cách căn cứ theo các chữ Nôm về Phát Âm của hai chữ NGƯU và NGÂU do bạn La Thụy đưa ra và cũng căn cứ theo phép loại suy sau đây: NGƯU, NGÂU, NGÂY, NGA, NGU... Để tránh không gọi là ÔNG NGƯU BÀ NGƯU thì chỉ còn có cách gọi là ÔNG NGÂU BÀ NGÂU mà thôi; Chẳng lẽ gọi là ÔNG NGÂY BÀ NGÂY, ÔNG NGA BÀ NGA, càng không thể gọi là ÔNG NGU BÀ NGU được... Hơn nữa Hoa NGÂU lại bình dân gần gũi và thân thiết với quần chúng khi xưa hơn ! Nhớ... Hồi học lớp Đồng Ấu có một bài Học Thuộc Lòng được trích trong một vế của bài thơ "Thăm Thú Làm Vườn" của thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải viết năm 1927 trong tập thơ "Bút Quan Hoài" như sau:
Trước cửa nhà tranh trồng dãy hoa,
Hoa lan, hoa cúc, lẫn hoa trà.
Hoa NGÂU, hoa mộc, giàn thiên lý,
Hồng tía xuân sang đủ mặn mà !
Ông Ngâu Bà Ngâu và Hoa Ngâu cùng tồn tại cùng bổ sung cho nhau thành một chuyện tình cổ tích dân gian vừa đẹp vừa nên thơ, nên trước mắt trên mạng rất nhiều bài đã đề cập đến...
Ý nghĩa hoa ngâu trong cuộc sống và tình yêu:
Cây hoa ngâu trắng và vàng gắn với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ nên loài hoa này đại diện cho tình yêu son sắt và thủy chung, khát vọng tự do trong tình yêu đôi lứa. Với ý nghĩa này nên các cặp vợ chồng thường chọn chưng cây hoa ngâu trong nhà để tình yêu bền chặt.
Có phải nhờ vào chuyện tình của "Ngưu Lang Chức Nữ" mà HOA NGÂU mới được thăng hoa là "loài hoa này đại diện cho tình yêu son sắt và thủy chung, khát vọng tự do trong tình yêu đôi lứa." hay không ?! Điều nầy còn phải đợi các nhà nghiên cứu chuyên môn về ngôn ngữ và văn học cho biết ý kiến một cách khoa học chính xác, chớ không đoán mò nữa !
Chân thành góp "ý... dõm" cho vui mà thôi !
Thân mến,
Đỗ Chiêu Đức
*
Đính Kèm :
Hình ảnh HOA NGÂU trên mạng:
https://hoabamien.com/wp-content/uploads/2020/07/n1.jpg
https://vuonthuocquy.vn/wp-content/uploads/2017/05/hoa-ngau-vi-thuoc-tot-cho-chi-em.jpg
Cảm ơn nhà nghiên cứu văn học Đỗ Chiêu Đức đã góp ý !
Con trâu còn được gọi với nhiều tên khác nhau trong tiếng Việt: trâu, tru, sửu, ngưu, ngâu, nghé (trâu con)…
Chữ Hán, Ngưu vừa là trâu, vừa là bò. Để phân biệt cho rõ ràng, người ta gọi bò là hoàng ngưu, trâu là thủy ngưu, bò Tây Tạng là mao ngưu, tê là tê ngưu, tê giác. Tuy nhiên, trong Hán cổ, ngưu là trâu chứ không phải bò. Ngưu manh là con mòng trâu; ngưu điệt là con đỉa trâu; ngưu đầu mã diện là đầu trâu mặt ngựa; đối ngưu đàn cầm là đàn gãy tai trâu.
Đối ngưu đàn cầm 对牛弹琴
(Đàn gảy tai trâu)
https://1.bp.blogspot.com/-djo84zVR5DY/YaSU8c9S8GI/AAAAAAAAX3I/LGAnFWQJ348CZjc0coWFOFbeyAsuXbYJQCLcBGAsYHQ/w640-h426/images.jpg
Chập tối mùa hè trên đỉnh đầu ta có một ngôi sao sáng, đó là sao Chức nữ. Cách sông Ngân Hà, phía Đông Nam sao Chức nữ nhìn sang một ngôi sao sáng khác đó là sao Ngưu Lang.
Các sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu Tháng bảy Âm lịch ở Việt Nam, ở Trung Quốc gọi là lễ Thất tịch.
Ngân Hà, Sông Ngân hay tên trong tiếng Anh là Milky Way, là một thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam, và sáng nhất ở chòm sao Cung Thủ (Sagittarius) - trung tâm của dải Ngân Hà.
Ngưu Lang Chức Nữ còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu, là một câu chuyện cổ tích rất nổi tiếng có xuất xứ từ Trung Quốc.
Câu chuyện nổi lên từ THỜI NHÀ HÁN (202 TCN – 220 CN.) qua lễ Thất tịch, và theo dòng chảy văn hóa câu chuyện này lan qua các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Truyện cổ tích này có liên quan đến các sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam, ở Trung Quốc gọi là lễ Thất tịch.
*
Theo Tàu:
Sao Ngưu hay Ngưu Tú (hay Ngưu Kim Ngưu (牛金牛) là tên gọi của một trong hai mươi tám chòm sao Trung Quốc cổ đại (nhị thập bát tú). Nghĩa đen của nó là con bò và con vật tượng trưng là con bò vàng (Ngưu Kim Ngưu). Nó là chòm sao thứ hai trong 7 chòm sao thuộc về Huyền Vũ ở phương Bắc, tượng trưng cho Kim của Ngũ hành.
Sao Chức Nữ cũng được liệt kê trong đường link này:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao_Ng%C6%B0u
*
Theo Tây:
Kim Ngưu là một chòm sao lớn trên bầu trời phía Bắc. Tên của nó có nghĩa là "con bò" trong tiếng Latinh. Chòm sao được biểu tượng bằng đầu con bò đực, ♉. Nó là một trong những chòm sao lâu đời nhất. LỊCH SỬ CỦA NÓ BẮT ĐẦU TỪ THỜI KỲ ĐỒ ĐỒNG.
Kim Ngưu là một trong 12 chòm sao hoàng đạo, được nhà thiên văn học người Hy Lạp Claudius Ptolemy đưa vào danh mục đầu tiên vào THẾ KỶ THỨ II. Trong thần thoại Hy Lạp, chòm sao này có liên quan đến thần Zeus, người đã biến mình thành một con bò đực để đến gần Europa và bắt cóc cô ấy.
Theo truyền thuyết, Zeus hóa thân thành trâu, để kiếm cách đoạt được công chúa Europe. Khi Zeus lẩn vào đàn trâu của cha cô, công chúa Europe trèo lên lưng trâu và trang điểm sừng trâu bằng vòng hoa. Bất thình lình trâu dõng mình, lao xuống sóng nước cùng công chúa Europe bơi về Crete. Trong chòm sao chỉ có hình ảnh đầu trâu đang bơi, còn phần mình không nhìn thấy vì đang chìm trong sóng nước. Zeus mang Europa ngang qua biển Địa Trung Hải đến vùng đảo Crete của Hy Lạp, và cưới nàng ở đó. Kể từ đấy, miền đất mà Zeus mang Europa đến được biết đến dưới cái tên Europe, chính là châu Âu ngày nay.
https://info.topwebviet.com/chom-sao-kim-nguu/
Đăng nhận xét