- Anh nè, Thầy Cô Lê Thanh Minh Châu dạo này sức khỏe
ra sao?? Lần trước anh nói chuyện với Thầy Cô hồi nào vậy??
- Anh nghĩ khoảng 2 tháng trước, gặp lúc Thầy Cô đang đi thăm con gái đầu ở Salt Lake City.
- Anh lo điện thoại với Thầy xem Thầy Cô đã về lại Palm Spring chưa và khi nào thì tiện cho Thầy Cô để mình đến thăm. Thầy Cô lớn tuổi rồi, mà lại là chỗ thân quen với cả 2 bên gia đình mình, vợ chồng mình nên tìm đến thăm sớm…
- Thưa Thầy, em là Chánh đây Thầy. Lần trước em nói chuyện với Thầy khi Thầy Cô đang ở chơi với cô con gái đầu tại Salt Lake City. Thầy có cho em biết là khoảng thời gian này Thầy Cô trở về lại Palm Spring. Vậy Thầy Cô trở về lại CA chưa? …
- Ồ, Dạ Thầy. Thầy Cô nay đã về CA, nhưng không ở nhà riêng tại Palm Spring nữa mà qua ở chung nhà với BS. Khôi, con trai Thầy Cô tại Rancho Mirage. Dạ, em hiểu. Hai 2 thị xã Palm Springs và Rancho Mirage chỉ cách nhau khoảng 10 miles thôi. Có gì thì Thầy text cho em sau cũng được, cho em biết địa chỉ mới và ngày nào Thầy Cô rảnh cho vợ chồng chúng em đến thăm Thầy Cô…
- Anh nghĩ khoảng 2 tháng trước, gặp lúc Thầy Cô đang đi thăm con gái đầu ở Salt Lake City.
- Anh lo điện thoại với Thầy xem Thầy Cô đã về lại Palm Spring chưa và khi nào thì tiện cho Thầy Cô để mình đến thăm. Thầy Cô lớn tuổi rồi, mà lại là chỗ thân quen với cả 2 bên gia đình mình, vợ chồng mình nên tìm đến thăm sớm…
- Thưa Thầy, em là Chánh đây Thầy. Lần trước em nói chuyện với Thầy khi Thầy Cô đang ở chơi với cô con gái đầu tại Salt Lake City. Thầy có cho em biết là khoảng thời gian này Thầy Cô trở về lại Palm Spring. Vậy Thầy Cô trở về lại CA chưa? …
- Ồ, Dạ Thầy. Thầy Cô nay đã về CA, nhưng không ở nhà riêng tại Palm Spring nữa mà qua ở chung nhà với BS. Khôi, con trai Thầy Cô tại Rancho Mirage. Dạ, em hiểu. Hai 2 thị xã Palm Springs và Rancho Mirage chỉ cách nhau khoảng 10 miles thôi. Có gì thì Thầy text cho em sau cũng được, cho em biết địa chỉ mới và ngày nào Thầy Cô rảnh cho vợ chồng chúng em đến thăm Thầy Cô…
Sáng ngày thứ Tư, 21 tháng 7, 2021, hai chúng tôi rời
nhà khoảng 9 giờ sáng, ghé ngang qua Little Saigon mua chút đồ ăn Huế, như bánh
bèo, bánh nậm, chả thẻ nóng, và vài món chay… Ngoài mấy món này, bà xã còn tự
tay nấu mấy món khác, như cá bông lau kho tộ, tôm rim, dưa cải chua, và có luôn
cả cơm mới nấu… dự trù sẽ cùng ăn trưa với Thầy Cô tại nhà nếu Thầy hay Cô
không được khỏe để cùng đi ăn trưa bên ngoài.
Sau cả 2 giờ chạy xe, đổi qua 5 xa lộ theo GPS và khi xe chạy ngang qua vùng có cả rừng cối xay gió hai bên đường, chúng tôi biết sắp đến Palm Spring, là nhà cũ Thầy Cô ở trước đây khi tôi chở anh chị Lê Đình Thương đến thăm Thầy Cô vào tháng 3, 2018. Cô là dì ruột của bác sĩ Thương. Đồng thời Thầy là God Father của anh Thương. Vui thật.
Khoảng mươi phút sau 12 giờ trưa, chúng tôi đến nhà
BS. Lê Khôi. Vừa ra khỏi xe, và trong lúc chúng tôi đang bị choáng ngộp bởi sức
nóng trên 100 độ, Thầy Minh Châu tươi cười bước ra tận cửa đón chào và mời
chúng tôi vào nhà. Vừa vào bên trong, chúng tôi nhìn thấy Cô đang đứng giữa
nhà, rạng rỡ chờ và xướng đúng tên của từng chúng tôi, rồi dang tay ôm choàng
chúng tôi. Vài phút sau, tôi xin phép ra xe và lần lượt đem vào mấy giỏ, xách
và gói. Bấy giờ Thầy Cô mới giới thiệu dâu của Thầy Cô, vợ của BS. Khôi, cùng
cháu gái nội út rất xinh đẹp, thanh cảnh với làn da trắng mịn, ít vẻ Á đông
trên khuôn mặt. Cháu làm việc cho một công ty tại Mỹ sau khi tốt nghiệp Cử Nhân
Toán Học từ Harvard và nay được công ty đài thọ gởi đi học tiếp 2 năm chương
trình MA tại London School of Business, một trong những trường nổi danh hạng nhất
thế giới. Chúng tôi không quên chúc mừng cháu.
Vợ chồng chúng tôi vừa bày mấy món đem theo lên
counter, thì cô con dâu đã nói lên một số món Huế bằng tiếng Việt rất chuẩn làm
chúng tôi vô cùng thích thú và kinh ngạc. Chúng tôi đã e rằng Thầy Cô lâu nay
chắc nhớ cơm Việt Nam nên cẩn thận nấu cơm nóng đem theo. Ai ngờ… Thầy khoe con
trai Thầy khéo chọn vợ và cô con dâu đã được mẹ chồng chỉ vẻ cách nấu nhiều thức
ăn Việt, như món canh chua, cá kho tộ… Vợ tôi không ngớt lời khen ngợi dâu hiền,
và mừng Thầy Cô có phước vì ngày nào cũng được ăn cơm Việt Nam. Thầy Cô nói sẽ
dành thức ăn ngon chúng tôi đem đến để đãi cháu nội tối hôm nay, trước khi cháu
lên đường bay qua Luân Đôn vào ngày mai.
Thầy Cô và chúng tôi ngồi nói chuyện thêm mươi phút
trong nhà trước khi cả 4 người cùng ra ngoài ăn trưa. Ban đầu Thầy sợ Cô mệt
nhưng Cô tự nguyện muốn đi cùng cho vui. Chúng tôi không quên mời Thầy Cô chụp
tấm hình kỷ niệm. Nhìn hình, khó có ai đoán được Thầy Cô đã ngoài 90! Quả là một
tấm hình đẹp vì ai cũng tươi cười. Nhắc lại lần chụp hình tại ngày trao giải
thưởng Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo năm 2019 với chúng tôi, Thầy cười nói “hình này cũng có 2 Minh Châu, như lần trước”
– một nhắc nhở bà xã tôi trùng tên với Thầy. Thầy Cô cho chúng tôi biết sức
khỏe Thầy Cô rất tốt, dù Thầy nay đã 92 tuổi và Cô đã 94, và chích ngừa covid đầy
đủ. Thầy Cô hỏi thăm sức khỏe quý Thầy Cô trong Hội YKH Hải Ngoại, tình hình
anh chị em trong Hội, hiện tượng chung của nạn Covid. Tôi cũng có gởi lời vấn
an của chị Vương Thị Thúy Nga đến Thầy Cô khi chị biết chúng tôi sẽ đến thăm Thầy
Cô. Chị là sinh viên khóa đầu tiên khi viện ĐH Huế thành lập năm 1957 và về sau
làm hiệu trưởng trường Nữ Trung Học Quy Nhơn. Thầy gởi loi cám ơn chị Thúy Nga
thường xuyên gởi sách hay cho Thầy Cô đọc.
Ngồi lái xe, Thầy vui, nói chuyện khá nhiều nên cũng
phải đôi lần quẹo trái, quẹo phải và u turns mới đến được nhà hàng Ấn Độ quen
thuộc dù chỉ cách nhà chừng 2 miles. Trong câu chuyện quanh bàn ăn, tôi nhận thấy
Thầy vẫn còn rất sáng suốt, minh mẫn và đi đứng nhanh nhẹn. Riêng Cô đi có hơi
chậm một chút và dễ quên chuyện thời xưa. Thật là quá dễ thương khi Cô thường
hay nhìn Thầy và hỏi “Châu nè, cái chuyện đó Trai quên rồi, người tên đó là ai
vậy? năm Trai qua Pháp lần đầu là năm nào?… Châu còn nhớ nói cho Trai biết với”.
Và Thầy đã luôn đáp ứng bằng những lời giải thích nhắc nhở đằm thắm dịu dàng.
Thầy vô cùng cởi mở, cho phép tôi được tự do “phỏng vấn”
Thầy Cô. Thầy và Cô cùng lớn lên từ Huế, từng quen biết nhau hồi còn nhỏ vì… là
bà con xa bên phía ngoại với nhau. Thuở trung học Cô học trường Đồng Khánh, Thầy
học trường Providence. Do một cơ duyên,
Thầy được sang nước Pháp vào năm 1950 trước khi xong Tú Tài, rồi từ Pháp Thầy
sang Anh, học tại Cambridge vào năm 1952, khi tình trạng nhu yếu phẩm nói chung
tại Âu Châu và riêng tại nước Anh vẫn còn rất thiếu thốn do hậu Thế Chiến Thứ
Hai. Thầy tốt nghiệp Bachelor of Arts về Văn Chương Anh năm 1956 và học tiếp
chương trình Anh Văn tại thành phố Cambridge. Cô thi đậu xong Tú Tài tại Việt
Nam rồi mới sang du học Pháp năm 1951. Cô tốt nghiệp License en Droit năm 1953
cũng với mention très bien tại Aix – Marseille ở vùng Provence miền Nam nước
Pháp. Trong cùng năm 1953, Cô hoàn tất chuyên tu tại Academy of International
Laws tại La Hague, Hòa Lan, và năm 1956, đậu Doctorat en Droit với mention très
bien cũng tại Aix - Marseille. Trong khi chờ Thầy đang học ở nước Anh, trước
tiên Cô học một khóa 6 tháng về quản trị ngân hàng tại Paris để chuẩn bị về nước
giúp Ông Vũ Quốc Thúc, Giám Đốc đầu tiên của Ngân Hàng Quốc Gia VN (là Banqua
de L’Indochine trước đây). Nhưng sau đó Cô đổi ý và xin vào làm phụ tá cho GS.
Bùi Xuân Bào, bấy giờ đang giữ chức vụ tùy viên văn hóa cho toà Đại Sứ VNCH tại
Paris.
Khi được hỏi về chuyện ai là người tỏ tình trước, Thầy
trả lời chính xác là không ai tỏ tình với ai cả vì “tình cảm giữa chúng tôi
theo thời gian đã rõ ràng”. Tuy nhiên, Cô tự động cho Thầy biết là Cô từ Pháp
qua thăm Thầy và sẽ “đến ở nhà Châu”. Tháng 7, cùng năm 1957 Thầy Cô làm đám cưới
tại một nhà thờ Công Giáo tại Cambridge, mà trong những khách tham dự có sự hiện
diện của thân phụ của Thầy là Cụ Lê Thanh Cảnh, bấy giờ đang sống tại Pháp, và
linh mục Nguyễn Văn Thuận (về sau được phong Hồng Y), bấy giờ đang học thêm tại
Vatican. Trong thời gian Vua Bảo Đại làm Quốc Trưởng, Cụ Lê Thanh Cảnh là đại
diện cho Ngài để làm việc với các nhóm chính trị trong nước. Sau chia đôi đất
nước 1954, văn phòng đại diện dời từ Hà Nội vào Saigon; theo thời gian, sự liên
hệ giữa Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và Quốc Trưởng Bảo Đại qua Cụ Lê Thanh Cảnh xấu
dần, dẫn đến chuyện Cụ Lê Thanh Cảnh phải trốn vào BV Grall trước khi bị bắt
và sau đó được đưa qua Pháp sống lưu vong. Câu chuyện hy hữu là ở chỗ, một bên
phải lưu vong vì TT. Diệm, một bên là cháu của TT. Diệm, thế nhưng Cụ Lê Thanh
Cảnh và cha Nguyễn Văn Thuận ở chung với nhau trong cùng một khách sạn, và cùng
đi chơi vui vẻ với nhau trong suốt thời gian ở Anh. Ngoài ra, chuyện làm lễ đám
cưới ở nhà thờ Công Giáo ở Anh bắt buộc linh mục phải đọc kinh thánh bằng tiếng
Anh. Khi được hỏi, cha Thuận trả lời gọn “no problem”. Đúng vậy, nhưng Cha lại
đọc qua cách phát âm hoàn toàn tiếng Pháp một cách ngon lành, không ngập ngừng,
chẳng ngại ngùng khiến các khách mời gốc Anh nhìn nhau ngơ ngác.
Một thời gian ngắn sau đám cưới, Thầy “theo” Cô trở về sống tại Paris. Bấy giờ Cô nhận một thơ viết tay của linh mục Cao Văn Luận mời Cô, một người con của Huế, đem sự học hỏi chuyên môn của mình truyền dạy cho con em tại Huế trong chức vụ Trưởng Khoa Luật tại Viện Đại Học Huế mà Cha được mời làm Viện Trưởng. Khi tôi hỏi trong thư Cha có nhắc gì đến Thầy không?? Thầy trả lời một cách tự nhiên “Có, nhưng chỉ trong phần cuối của thư thôi: mời anh về dạy Anh Văn”. Vốn trước đây vợ chồng Thầy Cô đều quyết định sẽ về lại VN nhưng chỉ chưa biết khi nào, nơi nào, nhưng nay nhận thư mời này, nên Thầy Cô quyết định về Huế sớm. Vậy là vào tháng 9, 1957, Thầy Cô khởi hành hồi hương bằng tàu thủy, như một cách kéo dài tuần trăng mật trước khi về Huế bận rộn dạy ngay sinh viên khóa đầu. Trong cùng một thời gian, có nhiều giáo sư Việt Nam tên tuổi khác, tốt nghiệp tại hải ngoại, Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ…cũng lên đường về quê hương, thể theo lời mời của linh mục Cao Văn Luận.
Một thời gian ngắn sau đám cưới, Thầy “theo” Cô trở về sống tại Paris. Bấy giờ Cô nhận một thơ viết tay của linh mục Cao Văn Luận mời Cô, một người con của Huế, đem sự học hỏi chuyên môn của mình truyền dạy cho con em tại Huế trong chức vụ Trưởng Khoa Luật tại Viện Đại Học Huế mà Cha được mời làm Viện Trưởng. Khi tôi hỏi trong thư Cha có nhắc gì đến Thầy không?? Thầy trả lời một cách tự nhiên “Có, nhưng chỉ trong phần cuối của thư thôi: mời anh về dạy Anh Văn”. Vốn trước đây vợ chồng Thầy Cô đều quyết định sẽ về lại VN nhưng chỉ chưa biết khi nào, nơi nào, nhưng nay nhận thư mời này, nên Thầy Cô quyết định về Huế sớm. Vậy là vào tháng 9, 1957, Thầy Cô khởi hành hồi hương bằng tàu thủy, như một cách kéo dài tuần trăng mật trước khi về Huế bận rộn dạy ngay sinh viên khóa đầu. Trong cùng một thời gian, có nhiều giáo sư Việt Nam tên tuổi khác, tốt nghiệp tại hải ngoại, Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ…cũng lên đường về quê hương, thể theo lời mời của linh mục Cao Văn Luận.
Đúng 2 năm sau, qua nghị định số 310/GD VNCH, ký ngày
21 tháng 8, 1959, Đại Học Y Khoa được chính thức thành lập tại Huế, đạt thêm một
một bước tiến quan trọng cho Viện ĐH Huế. Cùng với sự hổ trợ của phái bộ Đức đến
từ Đại Học Y Khoa Freiburg, cầm đầu bởi GS. Tiến Sĩ YK Gunther Krainick, và sự
bổ nhiệm GS. YK Lê Tấn Vĩnh (Agrégé/ Pháp) làm khoa trưởng qua sứ vụ lệnh số
1273 / GD VNCH, ký ngày 18 tháng 11, 1960, trường Đai Học YK Huế chính thức
khai mạc năm thứ Nhất vào tháng 8, 1961, sau khi nghị định số 1091 / GD được ký
ngày 10 tháng 8, 1961.
Hỏi đến BS. Khôi và gia đình, Thầy Cô rất phấn khởi cho biết BS. Khôi vẫn làm chuyên môn về interventional cardiology tại Eisenhower Medical Center, Rancho Mirage, thỉnh thoảng có về Việt Nam giảng dạy, và tham dự hội thảo chuyên ngành Tim Mạch… Xế chiều hôm nay, BS. Khôi sẽ mời một toán nhỏ residents trong chương trình Cardiology BS. Khôi phụ trách hướng dẫn tại BV về nhà mình đãi tiệc, vừa trao đổi kinh nghiệm văn hóa và nghề nghiệp. Có lẽ vì lý do đó mà tôi nhìn thấy người phụ giúp làm sạch sân sau và hồ bơi.
Chúng tôi hứa sẽ gởi Thầy Cô vài tấm hình xưa nhất có
thể sau này của Nhạc Phụ tôi theo lời yêu cầu của Thầy, và đến thăm Thầy Cô vào
cuối năm. Chúc Thầy Cô giữ sức khỏe tốt cho chuyến đi dự đám cưới của cháu nội
thứ hai ở TB Massachusetts.
Tưởng đường về cũng suôn sẻ như chuyến đi, nhưng không
ngờ gần cả 4 giờ chúng tôi mới về đến nhà. Bị kẹt xe thì chán, nhưng nhiều xe
thì cũng vui vì biết là tình trạng Covid đang khả quan dần. Mỏi thì có mỏi vì bị
ngồi lâu trong xe, nhưng cả 2 chúng tôi có được niềm vui chung khi hoàn thành
được một chuyến thăm Thầy Cô như từng ước muốn.
Mission Viejo, ngày 21 tháng 10, 2021
Vĩnh Chánh
Vĩnh Chánh
NHỮNG TẤM HÌNH BONUS.
Xúc
động là tấm hình do tôi chụp Thầy Cô, tay trong tay, dẫn nhau đi lang thang tại
một trung tâm thương mại chưa mở cửa, khi bên ngoài mưa lai rai. Trong dịp Thầy
Cô tham dự Đại Hội YK Huế Hải Ngoại tại Montreal tháng 8, 2018.
Nụ cười tươi ơi là tươi khó người có được của Thầy Minh Châu, giữa 2 trò cựu sinh viên YK Huế, Hồ Đăng Thuận và Võ Văn Hạnh, thuộc khóa 14 (1974-1980), trong Đại Hội YKH Hải Ngoại tại Quận Cam, California, năm 2017
Hình
mới nhất của Thầy Cô Lê Thanh Minh Châu, 15 tháng 8, 2021.
Ngồi
(tứ trái sang phải): Chị Lê Khắc Thanh Túy, Cô Thành Trai, anh Lê Đình Thương.
Đứng
(từ trái sang phải): Thầy Minh Châu, vợ chồng con trai anh chị Thương & Túy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét