1
Lê Uyên Phương là nghệ danh chung của đôi vợ chồng nhạc sĩ Lê Minh Lập (1941 - 1999) và ca sĩ Lê Uyên Lâm Phúc Anh (sinh 1952). Lê Uyên Phương nổi tiếng bởi việc sáng tác và trình diễn những tình khúc ca ngợi tình yêu nồng nàn, lãng mạn tại Sài Gòn trước năm 1975.
Lê Minh Lập sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt. Cha của ông vốn họ Phan, nhưng vì cuộc cách mạng của Phan Bội Châu nên phải đổi thành họ Lê. Mẹ là Công Tôn Nữ Phương Nhi - con gái thứ chín của vua Thành Thái. Do giấy tờ bị thất lạc trong thời chiến tranh nên ông phải làm lại giấy khai sinh hai lần, nhân viên làm giấy tờ nhầm thành Lê Minh Lộc rồi Lê Văn Lộc. Nghệ danh Lê Uyên Phương là ông lấy chữ Phương trong tên mẹ, cùng với chữ Uyên tên người bạn gái đầu tiên mà ghép thành.
Bài nhạc đầu tay “Buồn đến bao giờ” được ông sáng tác năm 1960 tại Pleiku.
Lê Uyên Phương là nghệ danh chung của đôi vợ chồng nhạc sĩ Lê Minh Lập (1941 - 1999) và ca sĩ Lê Uyên Lâm Phúc Anh (sinh 1952). Lê Uyên Phương nổi tiếng bởi việc sáng tác và trình diễn những tình khúc ca ngợi tình yêu nồng nàn, lãng mạn tại Sài Gòn trước năm 1975.
Lê Minh Lập sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt. Cha của ông vốn họ Phan, nhưng vì cuộc cách mạng của Phan Bội Châu nên phải đổi thành họ Lê. Mẹ là Công Tôn Nữ Phương Nhi - con gái thứ chín của vua Thành Thái. Do giấy tờ bị thất lạc trong thời chiến tranh nên ông phải làm lại giấy khai sinh hai lần, nhân viên làm giấy tờ nhầm thành Lê Minh Lộc rồi Lê Văn Lộc. Nghệ danh Lê Uyên Phương là ông lấy chữ Phương trong tên mẹ, cùng với chữ Uyên tên người bạn gái đầu tiên mà ghép thành.
Bài nhạc đầu tay “Buồn đến bao giờ” được ông sáng tác năm 1960 tại Pleiku.
Lâm Phúc Anh lúc đó mới 15 tuổi, là con của một gia
đình thương gia khá giả và nề nếp ở khu người Hoa ở Sài Gòn, được gia đình đưa
lên Đà Lạt để học trường Tây nội trú. Nhà Lê Minh Lập và Lâm Phúc Anh ở sát
nhau - số 18 và 22 Võ Tánh, Thành phố Đà Lạt. Hai người quen rồi kết hôn vào
năm 1968. Hầu hết các ca khúc của Phương từ đây về sau đều tặng vợ.
Mùa xuân năm 1970, nhà thơ Đỗ Quý Toàn từ Sài Gòn lên Đà
Lạt họp với anh em hướng đạo sinh. Người thân của Lê Uyên Phương cho ông Toàn
nghe một băng cassette mà Lê Uyên Phương thu tại nhà. Ông Toàn giật mình nói với
người thân rằng làm sao thu xếp để ông Toàn gặp Lê Uyên Phương vào ngày hôm
sau. Lần gặp ấy, ông Toàn nói với anh: “Bất
cứ lúc nào anh xuống Sài Gòn thì gặp tôi”. Trong kỳ nghỉ Tết, Lê Uyên
Phương cùng vợ xuống Sài Gòn và gặp lại Đỗ Quý Toàn. Đỗ Quý Toàn giới thiệu Lê
Uyên Phương cho nhà báo Đỗ Ngọc Yến, một người hoạt động phong trào văn nghệ
sinh viên. Ông Yến tổ chức cho Lê Uyên Phương buổi biểu diễn đầu tiên tại Trường
Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ. Lúc đó, có nhiều phóng viên hỏi Lê Uyên Phương
là ai? Ông buột miệng chỉ vợ rồi nói: “Đây
là Lê Uyên. Còn tôi là Phương”. Từ đó Lâm Phúc Anh gắn liền với nghệ danh
Lê Uyên. Lúc hai người song ca được gọi Lê Uyên và Phương.
Trong vòng 19 ngày, Lê Uyên Phương biểu diễn liên tục
các show cho sinh viên Văn khoa, Luật khoa, Sư Phạm, Y Khoa, rồi tới Đài Truyền
hình Việt Nam lẫn quán cà phê Con Nai Vàng của nhạc sĩ Cung Tiến. Nhờ vậy, Lê
Uyên Phương có được hợp đồng biểu diễn tại 5 phòng trà Sài Gòn, mỗi đêm hát thù
lao là 5000 đồng cho mỗi điểm biểu diễn 3 bài (lương giáo viên của anh hồi đó
là 5, 6 ngàn/tháng) trong vòng bốn năm.
Từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên Phương đã đem đến một luồng gió mới cho tân nhạc Việt Nam với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải và đôi khi bàng bạc, triết lý như "Bài ca hạnh ngộ", "Dạ khúc cho tình nhân", "Lời gọi chân mây", "Vũng lầy của chúng ta"... được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Bài viết này, tôi giới thiệu ca khúc CHIỀU PHI TRƯỜNG dù mới chỉ thoáng nghe một lần cũng khó quên!
Từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên Phương đã đem đến một luồng gió mới cho tân nhạc Việt Nam với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải và đôi khi bàng bạc, triết lý như "Bài ca hạnh ngộ", "Dạ khúc cho tình nhân", "Lời gọi chân mây", "Vũng lầy của chúng ta"... được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Bài viết này, tôi giới thiệu ca khúc CHIỀU PHI TRƯỜNG dù mới chỉ thoáng nghe một lần cũng khó quên!
Mỗi ca khúc của Lê Uyên Phương đều mang cảm thức hạnh
phúc lẫn chia lìa. Bởi theo Lê Uyên Phương, tình yêu của một chàng trai 27-28
tuổi mang trong mình căn bệnh quái ác không biết ra đi lúc nào, với cô gái phơi
phới mới lớn như Lâm Phúc Anh, đối với ông là quá lớn.
Năm 1979, hai vợ chồng Lê Uyên Phương rời Việt Nam, đến định cư tại Miền Nam California, Hoa Kỳ. Đây là nơi ra đời hai cô con gái Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My.
Năm 1984, Lê Uyên bị trúng đạn lạc từ hai băng đảng thanh toán nhau nên phải ngừng biểu diễn trên các sân khấu ca nhạc hải ngoại. Khoảng thời gian sau tai nạn đó, cả hai lặng yên sắp xếp lại cuộc sống chứ không phải chia tay như nhiều lời đồn thổi. Mãi đến năm 1990, Lê Uyên mới trở lại sân khấu với tiết mục trong chương trình Paris By Night số 11.
Lê Uyên Phương mất vì bệnh ung thư phổi ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại bệnh viện UCI (University of California, Irvine).
2
Năm 1979, hai vợ chồng Lê Uyên Phương rời Việt Nam, đến định cư tại Miền Nam California, Hoa Kỳ. Đây là nơi ra đời hai cô con gái Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My.
Năm 1984, Lê Uyên bị trúng đạn lạc từ hai băng đảng thanh toán nhau nên phải ngừng biểu diễn trên các sân khấu ca nhạc hải ngoại. Khoảng thời gian sau tai nạn đó, cả hai lặng yên sắp xếp lại cuộc sống chứ không phải chia tay như nhiều lời đồn thổi. Mãi đến năm 1990, Lê Uyên mới trở lại sân khấu với tiết mục trong chương trình Paris By Night số 11.
Lê Uyên Phương mất vì bệnh ung thư phổi ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại bệnh viện UCI (University of California, Irvine).
2
CHIỀU PHI TRƯỜNGTác giả: Lê Uyên PhươngLỜI NHẠCtôi với em
dương trần vai tiễn đưangày hôm qua trong nắng thiên đườngngày hôm nay lo âu tìm về nơi bến ngânnhững đóa hoa phai hồng trong mong chờxin hãy xanh như thời gian, thời giantôi với emxin cùng xây ước mơdù mai đây xa cách muôn trùngdù mai đây nơi xa phồn hoa không thiết thanhững cánh chim trong hồng hoang thiên đườngsẽ quên hay còn yêu, còn yêu nhân tìnhMột lần xa cáchlòng thêm thiết thabuồn rơi ướt vaibuồn ai có haycho dòng nước mắtcho dòng nước mắtcho dòng nước mắttrôi mautôi với emmang niềm tin trắng trongdù tinh khôi không in dấu dương trầndù thơ ngây vùi sâu theo tháng nămnhững đớn đau trong tiền duyên đọa đàyxin hãy than cho ngày mai, ngày mai, ngày mai
3
Có nhận định về sáng tác của Lê Uyên Phương, cho rằng:“Đó là những khúc ca không mang tham vọng như của Trịnh Công Sơn, chẳng hạn để cầu nguyện cho Việt Nam hoặc cho 'da vàng', hoặc để giải quyết chiến tranh hay giải quyết bất cứ vấn đề chính trị, xã hội nào hết. Chúng thuần chủ đề cá nhân: Đôi tình nhân.” - Trích từ bìa sau tập nhạc Khi Loài Thú Xa Nhau.
Có nhận định về sáng tác của Lê Uyên Phương, cho rằng:“Đó là những khúc ca không mang tham vọng như của Trịnh Công Sơn, chẳng hạn để cầu nguyện cho Việt Nam hoặc cho 'da vàng', hoặc để giải quyết chiến tranh hay giải quyết bất cứ vấn đề chính trị, xã hội nào hết. Chúng thuần chủ đề cá nhân: Đôi tình nhân.” - Trích từ bìa sau tập nhạc Khi Loài Thú Xa Nhau.
Vâng, hãy nghe đôi uyên ương Lê Uyên Phương cùng hát “những đóa hoa phai hồng trong mong chờ - xin hãy xanh như thời gian, thời gian... những đớn đau trong tiền duyên đọa đày - xin hãy than cho ngày mai, ngày mai, ngày mai...!”
Chiêm Lưu Huy
(Saigon ngày 16.11.2021)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét