BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

CA KHÚC “VỀ ĐÂY NGHE EM” VÀ “CÓ PHẢI EM LÀ MÙA THU HÀ NỘI”, HAI SÁNG TÁC ĐỂ ĐỜI CỦA NHẠC SĨ TRẦN QUANG LỘC – Chiêm Lưu Huy


Nhạc sĩ Trần Quang Lộc
                                    
1.  
Trần Quang Lộc (1949–2020) là nhạc sĩ được biết đến nhiều qua hai sáng tác: Về đây nghe emCó phải em mùa thu Hà Nội. Ông sinh năm 1949, tại Gio Linh, Quảng Trị.
  
Năm 20 tuổi, ông theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế và bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập nhạc đầu tiên của ông là "Hát trong dòng sông xưa" được xuất bản năm 1970.  
Những bài hát của ông hầu hết đều mang sắc thái tình người, tình quê hương, như Về đây nghe em, Em còn nhớ Huế không, Có phải mùa thu Hà Nội, Chợt nghe em hát, Áo hoa,...  

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại Việt Nam và sống tại thành phố Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho đến khi qua đời vào ngày 7 tháng 6 năm 2020 sau 6 năm chống chọi với bệnh ung thư khi vừa qua ngưỡng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy" - 71 tuổi.
  
Ở trong nước, các sáng tác của ông được biết đến và biểu diễn thành công qua tiếng hát của Hồng Nhung và Thu Phương.  
Ở hải ngoại, các sáng tác của ông được thâu âm và trình diễn đầu tiên bởi Hương Lan. 
Trần Quang Lộc là một tín hữu Công giáo Roma, ông có tên thánh là Tôma.
 
2.  
2.1 - Bản nhạc nổi tiếng nhất của Trần Quang Lộc là bài CÓ PHẢI EM LÀ MÙA THU HÀ NỘI hoàn tất năm 1972, phổ từ thơ của Tô Như Châu. Bài bát được đón nhận nồng nhiệt từ các ca sĩ cũng như thính giả, vì lời nghe lãng mạn, mơ màng của mùa thu, lồng trong một khung cảnh cổ kính của Thăng Long xưa với "hồn Trưng Vương sông Hát" - [Sông Hát hay Hát giang một địa chỉ lịch sử. Hai bà Trưng khởi nghĩa, chống giặc phương bắc (Đông Hán) giành độc được 3 năm (40 - 43). Sau bị thua bọn Mã Viện, phải rút chạy,... đến xã Hát môn, thuộc huyện Phúc lộc (nay là huyện Phúc Thọ tỉnh Sơn tây), thế bức quá, bèn gia mình xuống sông Hát (chỗ sông Đáy tiếp vào sông Hồng) mà tự tận. Bấy giờ là ngày mồng 6 tháng 2 năm quí mão)].
  
Điều đặc biệt, theo một số thông tin tiết lộ thì khi sáng tác bài hát để đời (trước 1975), chưa một lần nhạc sĩ tài hoa Trần Quang Lộc đặt chân đến Hanoi! Hay nơi dòng sông Hát. Thế nhưng nhiều người trong đó có tôi ngỡ ông là người Hanoi hay ít ra cũng đã đến những địa danh ấy.
  
Chúng ta cùng nghe từng câu chữ trong lời bài hát:

"... Tháng Tám mùa thu lá rơi vàng chưa nhỉ
Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Tuổi phong sương ta cũng gắng đi tìm
Có phải em mùa thu xưa?
… Có bóng mùa thu thức ta lòng sang mùa
Một ngày về xuôi chợt ghé Thăng Long buồn
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay
… Thôi thì có em đời ta hy vọng
Thôi thì có em sương khói môi mềm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghe đâu đây lá úa và mi xanh
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát
… Có chắc mùa thu lá rơi vàng tiếng gọi
Lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về
Ơi mùa thu của ước mơ
… Có bóng mùa thu thức ta lòng sang mùa
Một ngày về xuôi chợt ghé Thăng Long buồn
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Ngày sang thu anh lót lá em nằm
Bên trời xa sương tóc bay
… Thôi thì có em đời ta hy vọng
Thôi thì có em sương khói môi mềm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghe đâu đây lá úa và mi xanh
Nghe đâu đây hồn Trưng Vương sông Hát
… Có chắc mùa thu lá rơi vàng tiếng gọi
Lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm
Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về
Ơi mùa thu của ước mơ
… Có phải em là mùa thu Hà Nội
Nghìn năm sau ta níu bóng quay về
Ơi mùa thu của ước mơ"!

(Nguồn tin: Musixmatch
Nhạc sĩ: Loctran Quang / Chauto Nhu).
  
2.2 - Nhạc phẩm VỀ ĐÂY NGHE EM được phổ từ bài thơ của A Khuê. Tác phẩm ra đời năm 1967 nhưng mãi đến năm 1990 mới được phổ biến qua tiếng hát của Thu Phương (Việc chậm trễ ấy dù viện dẫn bất kỳ lý do gì thì tác giả và dân chúng yêu nhạc đều thiệt). Bản thân tôi ngỡ ngàng khi lần đầu nghe bạn tôi hát karaoke (trong đợt tập văn nghệ) vào những năm 2000s tại phòng cách âm, trung tâm Quận 1,...
  
Lời hát nghe mộc mạc, gần gũi với bất cứ một ai đã từng sinh ra và lớn lên trên quê hương Việt Nam.
  
Bài hát được nhiều ca sĩ trong nước lẫn hải ngoại thể hiện thành công.
 
"Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Mà về đây nghe gọi tiếng xưa
Để nhớ trong tiếng vỡ bờ
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây thỏa ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối
Và hận thù người người lắng xuống
Rồi tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi
Này hồn ơi lên cao lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương
Này thịt xương ta chưa mang theo
Khi ngã xuống mê man tủi hờn
Này về đây nghe nhau thở dài trong đêm
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây cùng khóc trên sông nước buồn
Chở lòng mình trở về quê hương
Chở hồn mình vào dòng suối mát
Chở thật thà vào lòng dối trá
Và nhạc hoa xin tạ chút ơn
Hạnh phúc khi đã gặp nhau
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây thỏa ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối
Và hận thù người người lắng xuống
Rồi tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi
Về đây, về đây
Về đây nghe em"!
 
(Nguồn tin: Musixmatch
Nhạc sĩ: Khuea / Loctran Quang)
 
3.  
Mời các bạn yêu văn nghệ, yêu nhạc sĩ Trần Quang Lộc cùng vào youtube dưới phần bình luận (hoặc vô nhạc của tui, Zing MP3) để cùng thưởng ngoạn ca khúc CÓ PHẢI EM LÀ MÙA THU HÀ NỘI (thơ Tô Như Châu) và VỀ ĐÂY NGHE EM (thơ A Khuê) để nhớ về ông, người nhạc sĩ tài hoa - người con của khúc ruột Miền Trung (Gio Linh, Quảng Trị), để cùng nhớ về Thăng Long - Hanoi, "ngàn năm sau ta níu bóng quay về", để "về đây nghe em" về quê hương Việt Nam "mặc áo the, đi guốc mộc" một thời chưa xa...
 
                                                                       Saigon, ngày 8.11.2021
                                                                             Chiêm Lưu Huy
 
***

Tài liệu tra cứu:

https://vi.m.wikipedia.org/.../Tr%E1%BA%A7n_Quang_L%E1%BB..

Không có nhận xét nào: