NHỮNG CỰC HÌNH TRA TẤN, NHỮNG HÌNH PHẠT DÃ MAN, NHỮNG
CÁCH XỬ TỬ GHÊ RỢN, CỦA TRUNG QUỐC NGÀY XƯA.
Phu nhân giọng
nhão nhoẹt:
- Mình o…o…i…i…!
Thám hoa nhại theo:
- O…o…i…i…!
- Hi…! Mình ơi, em đọc sách thấy một tác giả viết: “Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng”, dùng “ám sát” như vậy đúng hay sai vậy mình?
- Không đúng mình à, vì “ám” có nghĩa là tối, mờ, không rõ, không tỏ; nghĩa bóng có nghĩa là âm thầm, ngầm, bí mật, mờ ám. Ám sát là âm thầm giết, mờ ám giết, bí mật giết một người nào đó mà cơ quan pháp ty nhà nước có khi tốn nhiều công sức cũng không tìm ra thủ phạm; còn Kinh Kha đường đường mang chủy thủ đến trước ngai vàng của vua Tần, trước mặt bá quan, thì làm sao gọi là “ám” được? Gọi là “thích khách” mới đúng. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm của anh thôi.
- Cho em hỏi nữa nè: Báo đăng: có người nhảy sông “tự vận” (đọc trại của “tự vẫn”) là không đúng phải không mình? Theo em biết thì “tự vẫn” 自刎 là tự lấy dao đâm vào cổ., còn “tự ải” 自縊 tự thắt cổ, phải không mình? Nhảy sông chết gọi là “tự trầm 沉.” , là “tự cho mình chìm xuống nước” mới đúng chớ!
- Đúng là ái nữ của Thượng Thư tiền triều!
- Còn “tự sát” và “tự tử”, dù đều có nghĩa là “tự làm cho mình chết”, nhưng hai cái cũng không hoàn toàn giống nhau… Thôi thì dùng “quyên sinh” 捐生 là “chối bỏ cuộc sống” cho nó lành.
Thám hoa cắn môi suy nghĩ, rồi múm mím cười, không
nói. Phu nhân:
- Có đồng ý hay không mà mần thinh vậy?
Thám hoa nghĩ bụng, cái vụ chữ nghĩa nầy mà bươi ra
thì nó sẽ tùm lum như gà bươi, heo ủi! Mình lại không có thì giờ nói tới nói
lui; bèn đáp:
- Ủa sao nay mình lại “mặn” vụ chữ nghĩa quá vậy? Không sợ nói bậy sẽ bị phạt sao?
Phụ nhân chợt ngồi phắt dậy, nói:
- Ừ, phải đa! Bữa đó mình hứa nói cho em nghe về những hình phạt khốc liệt nhứt của người Tàu xưa mà chưa kể; nay mình kể đi mình! Thám hoa nói thầm: “Kể như hết viết lách gì được luôn! Mà công nhận có một phụ nữ vừa là vợ, vừa là hồng nhan tri kỷ như vầy, thích thiệt! Không uổng một đời của Cao ta!”
Bèn hắng giọng:
- E hèm! Về CÁCH để làm cho tội nhân đau đớn khủng khiếp
thì bảo đảm không ai bằng mấy anh Ba Tàu! Làm như là làm ác là sở trường của mấy
ảnh vậy! Nếu mà liệt kê ra hết thì không giấy mực nào ghi cho xiết! Chỉ sơ lược
thôi nhe!
- Yes sir !
- Hi! Phải nói “Hào! Hào! 好! 好!” mới đúng mốt thời đại! E hèm! Luật ngày xưa có năm hình là: “tử, lưu, đồ, trượng, si” 死流徒杖笞:
1.Tử là tội chết; 2. lưu là đày đi xa xứ; 3. đồ là bắt
làm tôi tớ hầu hạ cho “cơ quan nhà nước” của địa phương (gọi là tội đồ); 4. Trượng
là đánh bằng gậy; 5. Si là đánh bằng roi.
- Như vậy có gì gọi là tàn khốc, ghê rợn?
- Chưa đâu! Nếu như bây giờ ai bị tội tử hình thì cho ngồi ghế điện, hay “bùm” một cái là xong, thì tội nhân sẽ ít đau đớn hay nếu “chết tốt” thì họ không có cảm giác… biết mình chết! Thực vậy, nếu bị xử bắn, họ sẽ không nghe được tiếng súng nổ vì viên đạn bay nhanh hơn âm thanh… (Ò, ò…). Nhưng hồi xưa, để tra tấn một người, hay để giết một người thì có hàng trăm cách ghê rợn, dã man, không chút tính người!
1. Tra tấn và
hình phạt:
a. Tẫn hình: tức là thẻo xương bánh chè (“tẫn” là
xương bánh chè). Cũng như hình phạt chặt chân, người bị cực hinh “tẫn”, sau đó
không đi lại được. Tôn Tẫn thời Đông Châu bị cực hình nầy.
b. Cung hình: Tức là hình phạt bị cắt bộ phần sinh dục (nam). Tư Mã Thiên, tác giả bộ Sử Ký lừng danh đã bị… thẻo.
- Ối trời ôi!
- Mình o…o…i…i…!
- O…o…i…i…!
- Hi…! Mình ơi, em đọc sách thấy một tác giả viết: “Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng”, dùng “ám sát” như vậy đúng hay sai vậy mình?
- Không đúng mình à, vì “ám” có nghĩa là tối, mờ, không rõ, không tỏ; nghĩa bóng có nghĩa là âm thầm, ngầm, bí mật, mờ ám. Ám sát là âm thầm giết, mờ ám giết, bí mật giết một người nào đó mà cơ quan pháp ty nhà nước có khi tốn nhiều công sức cũng không tìm ra thủ phạm; còn Kinh Kha đường đường mang chủy thủ đến trước ngai vàng của vua Tần, trước mặt bá quan, thì làm sao gọi là “ám” được? Gọi là “thích khách” mới đúng. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm của anh thôi.
- Cho em hỏi nữa nè: Báo đăng: có người nhảy sông “tự vận” (đọc trại của “tự vẫn”) là không đúng phải không mình? Theo em biết thì “tự vẫn” 自刎 là tự lấy dao đâm vào cổ., còn “tự ải” 自縊 tự thắt cổ, phải không mình? Nhảy sông chết gọi là “tự trầm 沉.” , là “tự cho mình chìm xuống nước” mới đúng chớ!
- Còn “tự sát” và “tự tử”, dù đều có nghĩa là “tự làm cho mình chết”, nhưng hai cái cũng không hoàn toàn giống nhau… Thôi thì dùng “quyên sinh” 捐生 là “chối bỏ cuộc sống” cho nó lành.
- Có đồng ý hay không mà mần thinh vậy?
- Ủa sao nay mình lại “mặn” vụ chữ nghĩa quá vậy? Không sợ nói bậy sẽ bị phạt sao?
- Ừ, phải đa! Bữa đó mình hứa nói cho em nghe về những hình phạt khốc liệt nhứt của người Tàu xưa mà chưa kể; nay mình kể đi mình! Thám hoa nói thầm: “Kể như hết viết lách gì được luôn! Mà công nhận có một phụ nữ vừa là vợ, vừa là hồng nhan tri kỷ như vầy, thích thiệt! Không uổng một đời của Cao ta!”
- Yes sir !
- Hi! Phải nói “Hào! Hào! 好! 好!” mới đúng mốt thời đại! E hèm! Luật ngày xưa có năm hình là: “tử, lưu, đồ, trượng, si” 死流徒杖笞:
- Chưa đâu! Nếu như bây giờ ai bị tội tử hình thì cho ngồi ghế điện, hay “bùm” một cái là xong, thì tội nhân sẽ ít đau đớn hay nếu “chết tốt” thì họ không có cảm giác… biết mình chết! Thực vậy, nếu bị xử bắn, họ sẽ không nghe được tiếng súng nổ vì viên đạn bay nhanh hơn âm thanh… (Ò, ò…). Nhưng hồi xưa, để tra tấn một người, hay để giết một người thì có hàng trăm cách ghê rợn, dã man, không chút tính người!
b. Cung hình: Tức là hình phạt bị cắt bộ phần sinh dục (nam). Tư Mã Thiên, tác giả bộ Sử Ký lừng danh đã bị… thẻo.
- Ối trời ôi!
c. Bào cách: Đó là một ống đồng, phía dưới gần mặt đất có khoét một lỗ để củi lửa. Tội nhân bị xiềng quanh ống đồng (tư thế như ôm ống đồng) Lửa đốt bên dưới sẽ làm ống đồng nóng lên. Tội nhân đau đớn khủng khiếp vì thịt da từ cháy khét, mỡ chảy xèo xèo!.
Hình phạt nầy tương tợ hình phạt “đốt trên chão” thời Võ Tắc Thiên: Bỏ tội nhân vào chão lớn, phía dưới đốt lửa! Khi chão nóng, khỏi nói cũng đủ biết tội nhân đau đớn dường nào!
d. Xỏ mũi, xâu tai, xâu tay: Tội nhân bị xỏ mũi (như xỏ vàm trâu vậy), hoặc xỏ vào tai bằng một sợi dây kim loai, sau đó cột dây đó vào một vật cố định: Tội nhân hết cục cựa! Hoăc giả họ dùng một dây kim loại xỏ từ bàn tay tội nhân nầy qua bàn tay tội nhân khác. Điều nầy còn ác độc hơn, bởi một người cử động thì tất cả phải rên xiết!
- Sao mà ác dữ!
B. Tử hình:
Tử hình là tội nhân bị giết để đền tội.
Tùy theo độ ác độc của mỗi triều đại, mà cách tử hình có khác nhau:
a. Tứ mã phân (phanh) thây: Tứ chi tội nhân được cột
vào bốn con ngựa. Khi có hiệu lệnh, bốn con ngựa được giục chạy theo bốn hướng,
và mỗi con mang theo một phần thi thể của tội nhân!
b. Chôn sống: Tội nhân bị đẩy xuống hố và bị lấp đất lại.
c. Thiêu sống: Cho tội nhân lên giàn hỏa rồi nổi lửa
d. Mổ bụng
e. Cưa tay cưa chân
Hai cái nầy biết rồi hén?
b. Chôn sống: Tội nhân bị đẩy xuống hố và bị lấp đất lại.
c. Thiêu sống: Cho tội nhân lên giàn hỏa rồi nổi lửa
d. Mổ bụng
e. Cưa tay cưa chân
Hai cái nầy biết rồi hén?
- Trời ơi! Sao họ lại nghĩ ra những trò vô nhân tính vậy chớ? Có khác gì A Tỳ địa phủ đâu!
- Hi! Những thứ đó nhằm gì với người bị xử lăng trì! Lăng trì còn gọi là tùng xẻo hay xử bá đao: Tội nhân bị xẻo từng miếng da thịt nhỏ cho đến chết. Cái ác độc là đao phủ không được cho tội nhân chết nhanh, mà phải được qui định là phải xẻo bao nhiêu miếng thịt mới cho chết (cho một nhát vào tim)! Bởi tội nhân còn nhiều thì giờ để … chết, nên có tên đao phủ bày kế bên một vỉ than hồng; cứ thẻo một miếng thịt của tội nhân, hắn ta để lên vỉ nướng trở qua trở lại cho vàng, ồi nhắm rượu lai rai!... He he…
- Mình nói ghê quá hà! Ai mà mất tính người vậy, nói dóc không hà!
- Khi vua chúa tàn độc thì thuộc hạ tàn độc là việc thường thôi! Nhưng hình phạt tàn độc nhất phải nói là Tru di tam tộc!
- Em biết nước ta có hai người bị tội tru di tam tộc lả Nguyễn Ức Trai và Cao Chu Thần. Tru di là giết sạch ba họ, nhưng họ nào gọi là ba họ vậy mình?
- Từ “tru”誅 là “giết kẻ nầy tới kẻ kia”; mặc dù “di” 夷 có nghĩa là “giết 9 họ”. Nhưng “tru di tam tộc”, có nghĩa thông thường là giết ba họ mà thôi.
a.. Cha mẹ, anh em, vợ con (Phụ mẫu, huynh đệ, thê tử vi tam tộc).
b. Cha, con, cháu (Phụ, tử, tôn vi tam tộc).
c. Anh em của cha, anh em của mình, anh em của con (Phụ côn đệ, kỷ côn đệ, tử côn đệ vi tam tộc).
Nhưng cách hiểu được nhiều người tán thành thì “tam tộc” là: họ cha, họ mẹ, họ vợ (Phụ tộc, mẫu tộc, thê tộc vi tam tộc).
Nếu theo cách hiểu a,b,c thì khi bị tru di, thì “tam tộc” kể phía trên chỉ bốn năm chục người bị giết là cùng! Đàng nầy, mỗi lần bị tru di thì hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người bị giết; như vậy thì cách hiểu sau cùng (họ cha, họ mẹ, họ vợ) mới hợp lý hơn.
- Sao con người ta lại ác còn hơn muông thú vậy!
- Con người vốn ác hơn muôn loài mà bây giờ mình mới biết sao? Và cái ác nầy không dừng lại bao giờ.
- Mình nói nghe lạ! Bây giờ không phải là người ta đã bỏ những hình phạt ghê rợn, và đã bỏ “tru di tam tộc” rồi sao?
- Hi hi… Anh nói cho mình hiểu: “Giết một kẻ có tội dù dùng những hình phạt tàn khốc cỡ nào cũng không tàn ác bằng gán ép, buộc người vô tội phải nhận tội rồi giết họ, hoặc tù đày họ”. Thôi lo cơm nước đi mình!
- Nghe mình kể chuyện buồn quá. Rụng rời hết nấu cơm nổi! Chiều nay vợ chồng mình ăn phở đi mình!
- Nay mình cho anh “ăn phở” hả? Cám ơn mình nghe!
- Có muốn từ nay bị nhịn “cơm” luôn không thì bảo?
Tel: 0987 701 952 - 01229 880 130
Email: khatiemly@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét