Trong bài viết này, ông Trần Đình Sử nhiều lần nhắc lại
phương pháp dạy văn tối ưu nhất đối với ông xưa này là dạy cho học sinh “ĐỌC HIỂU”.
Chúng tôi xin trích vài đoạn trong bài viết như sau:
“…Nhiều
thầy cô thích khoe tài giảng hay, nói khéo, nói ngọt trên lớp, mà không thấy rằng
tài năng đích thực của thầy cô thể hiện ở chỗ dạy cho học trò có năng lực ĐỌC
HIỂU được văn, viết được bài làm văn có ý riêng sáng tạo…”
(chữ in hoa do TMH nhấn mạnh)
“…ĐỌC
HIỂU văn bản chẳng có gì cao siêu, mà là yêu cầu HS ĐỌC HIỂU câu chữ trong bài,
mối liên kết các câu, đoạn, câu chuyện, nhân vật, hình ảnh… để từ đó ngộ ra cái
chủ đề, tình cảm, thông điệp của người viết. Cũng không yêu cầu mọi HS đều phải
hiểu và phát biểu răm rắp như nhau, miễn là cái ý mà HS năm bắt được có căn cứ
vào câu chữ, hình tượng trong bài là khuyến khích.”
https://vanvn.vn/giai-phap-chan-chinh-te-nan-day-van-mau.../
Ở chỗ rốt ráo này về đặc trưng của văn học nghệ thuật, ông Sử cũng sai hệt ông GS. Nguyễn Đăng Mạnh, từng cho Văn học cốt ở tư tưởng, mà ông Mạnh gọi là TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT !
Cả ông Mạnh và ông Sử đã đi nhầm từ vườn hoa văn học sang vườn cà của triết học.
Đơn giản vì đặc trưng văn học là nghệ thuật truyền cảm, mang mỹ cảm của trái tim con người. Không dạy cho học trò rung động trước cái đẹp của văn chương, tức là các ông không dạy gì cả.
Do đó, việc Trần Đình Sử cho văn học chỉ cần ĐỌC HIỂU là ông Sử đã sai ngay từ gốc, thưa ông. Mỹ cảm về cái đẹp là sự rung động của trái tim con người trước ngôn ngữ thi ca, trước hình ảnh, hình tượng … mới là bản chất của văn học, thưa ông Trần Đình Sử.
Do vậy, tôi yêu cầu ông Trần Đình Sử về học lại bài học vỡ lòng về lý luận văn học trước đã, rồi mới vào giảng đường đại học giết chết môn văn như mấy chục năm nay ông hằng giết...
Trần Mạnh Hảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét