Tác giả Đỗ Chiêu Đức
Thành Ngữ Điển Tích :
SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU VỀ Ý NGHĨA
GIỮA CÁC TỪ CAN
QUA, MÂU THUẪN
Có nhiều thành ngữ
được thành lập bởi những chữ có ngữ nghĩa giống nhau, nhưng lại cho ra những từ
có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong số đó có 2 cặp từ kép CAN QUA và MÂU THUẪN.
Sau đây, ta sẽ lần lượt truy nguyên để tìm hiểu tận gốc ý nghĩa của 2 cặp từ
này.
*CAN QUA 干戈
:
CAN 干
: là Có Quan Hệ, như Can Dự 干預(與,
Can Hệ 干係, Can Thiệp 干涉, Can Liên 干聯, ta nói là Liên Can... CAN vừa là Bộ vừa
là Chữ theo lối Tượng Hình như sau:
Giáp Cốt Văn Đại Triện Tiểu Triện Lệ Thư
CAN là hình vẽ một
loại vũ khí dùng để đi săn thú rừng ngày xưa, đầu có hai mũi chỉa nhọn, dưới có
dây thòng lọng, là một loại vũ khí dùng để tấn công. Nhưng sau nầy thường dùng
theo nghĩa Phòng Ngự, nên CAN là cái Thuẫn, cái Mộc để chống đở phòng ngự.
Còn…
QUA 戈 : là Một loại vũ khí ngày xưa, làm bằng
đồng sắt, có cán dài, dùng để đánh trận, theo chữ viết Tượng Hình như sau :
Giáp Cốt
Văn Đại Triện Tiểu Triện Lệ Thư
Ta thấy :
Đây là một loại
vũ khí dùng cho kỵ binh, đầu có móc nhọn, đuôi
có cán dài để tiện việc đánh nhau trên lưng ngựa.
Lưỡi qua
Qua, một võ khí cán dài thuở xưa
Lưỡi qua
Qua, một võ khí cán dài thuở xưa
战国三戈戟 Chiến Quốc Tam Qua Kích
(Cây kích gắn 3 lưỡi qua thời Chiến
Quốc)
Nên …
CAN QUA 干戈 : là Một Đâm Một Đở, một chém một
ngăn, là Đánh nhau, là Chiến Tranh. Ta thường hay nghe nói : Dấy động Can Qua
là Gây sự đánh nhau, là Phát động Chiến Tranh. Hai câu đầu trong bài sấm Trạng
Trình có nhắc đến từ nầy :
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
CAN QUA xứ xứ khổ đao binh.
Còn từ …
*MÂU THUẪN 矛盾:
MÂU 矛
: cũng là Một loại Vũ Khí ngày xưa dùng để tấn công. Ta thường gọi là cây
Thương. Đây là một trong 214 bộ và cũng là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ
viết như sau:
Giáp Cốt
Văn Đại Triện Tiểu Triện Lệ Thư
Ta thấy :
Theo Giáp Cốt
Văn là hình vẽ của một loại vũ khí đầu có 2 ngạnh, cán dài, đến Đại Triện lại thêm những phần phức tạp ở đằng
đầu cho dễ sát thương, và khi đến Tiểu Triện thì các phần được đơn giản hóa bằng
các nét cong và thẳng.
Mâu Xà Mâu (đầu như con rắn)
Còn …
THUẪN 盾 : cũng là chữ Tượng Hình của Cái Mộc,
Cái Khiên dùng để đở khi đánh nhau, theo diễn tiến của chữ viết như sau :
Giáp Cốt Văn Đại Triện Tiểu Triện Lệ Thư
Ta thấy:
Giáp Cốt Văn và
Kim Văn Đại Triện phần trên là hình giống như cái mộc cái khiên để che chắn,
bên dưới là chữ Mục là con mắt, tượng trưng cho cái mặt, nên THUẪN cũng là dụng
cụ dùng để chống đở, che chắn bảo vệ cho thân mình. Thuẫn thường dùng để che
trước mặt, nên ai có người giúp đở, che chở, nâng đở ở phía sau lưng thì gọi
là: Có HẬU THUẪN.
Người nước Sở bán MÂU và THUẪN
Nên …
MÂU 矛 là vũ khí dùng để đâm, và THUẪN 盾 là cái Mộc cái khiên dùng để đở, như
tích sau đây:
Theo sách Hàn
Phi Tử - chương Nan Nhất: Có một người nước Sở ra chợ bán Mâu, rao rằng Mâu của
ông ta rất bén nhọn, bất cứ vật gì cứng tới đâu cũng có thể đâm lủng được. Hôm
sau, ông ta lại mang ra bán một cái Thuẫn, và lại rao rằng: Thuẫn nầy rất cứng
chắc, không có vật bén nhọn nào có thể đâm lủng được cả. Có người hỏi ông rằng:
Thế lấy cây Mâu hôm qua của ông có thể đâm lủng được cái Thuẫn này hay không?!
Người bán MÂU và THUẪN cứng họng không trả lời được. Mới hay, hai sự việc cực
đoan thì không thể song hành tồn tại cùng lúc với nhau được! Cho nên...
Mâu Thuẫn Can Qua (Chiến Tranh)
* MÂU THUẪN 矛盾: là hai hoặc nhiều sự việc trái ngược
hẵn nhau, không thể nào tồn tại song song với nhau được.
Còn …
* CAN QUA 干戈
: là Chiến tranh, là Đánh Giặc, là Giặc Giã.
Ta thấy:
CAN là THUẪN cùng có nghĩa là Cái Mộc, Cái Khiên dùng để đở.
QUA là MÂU cùng có
nghĩa là cây Mác, cây Thương dùng để chém để đâm.
Nhưng CAN QUA và MÂU
THUẪN lại diễn 2 ý hoàn toàn khác nhau.
Nghĩa của CAN QUA
không có liên quan gì đến Nghĩa của Mâu Thuẫn cả; cũng như Nghĩa của Mâu Thuẫn không
có liên quan gì đến Chiến Tranh cả!
Ta thường gặp các Thành Ngữ sau đây:
* TỰ TƯƠNG MÂU THUẪN 自相矛盾 : là thành ngữ chỉ 2 sự việc trái ngược
hẵn nhau cùng xảy ra cùng lúc với cùng một người hoặc cùng một hoàn cảnh, tình
huống. Tự mình chống chọi lại mình!
* DĨ TỬ CHI MÂU, CÔNG TỬ CHI THUẪN 以子之矛,攻子之盾: là "Lấy cây mâu của ông để
tấn công cái thuẫn của ông", như ta
thường nói là "Lấy gậy của ông để đập lưng của ông" vậy!
* PHÁT ĐỘNG CAN QUA發動干戈 : là Gây ra chiến tranh, là Gây sự
đánh nhau. Ta nói là DẤY ĐỘNG CAN QUA hay DẤY ĐỘNG BINH ĐAO (Binh lính và Đao
thương cũng tượng trưng cho Chiến Tranh).
* CAN QUA XỨ XỨ 干戈處處
hay CAN QUA TỨ XỨ干戈四處:
là Chiến tranh nổi lên khắp nơi.
Mới hay “Tập Quán Ngôn Ngữ" hay ho và mạnh mẽ biết chừng nào. Hai từ cùng
nghĩa như nhau, nhưng theo thói quen sử dụng trong ngôn ngữ lại diễn hai ý hoàn
toàn khác nhau như thế.
Đỗ Chiêu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét