BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

TÂM SỰ GIỮA ĐỜI – Thơ Hạ Thái


  
                         Nhà thơ Hạ Thái

 
TÂM SỰ GIỮA ĐỜI
(Tặng đôi bạn Hiếu Lan)
 
Dấu ấn ngày xuân bạn vẫn còn
ta thì biền biệt bước chân bon
từ khi nhạn lạc vào mây xám
là lúc gió xuyên dạt sóng cồn!
 
Ta từ treo kiếm bên triền núi
ngựa quỵ cổn khuya gục bãi hoang
tấm thân ngang dọc đành thôi cũng
tím cả tâm can... lụy đoạn trường!
 
Ngồi đây hoài niệm ngày xưa đó
thấm thía lạnh vào từng nỗi đau
trăng hỡi đêm nao còn sáng tỏ
chừ mờ mây khuất lịm hồn sâu
 
Cám ơn những tấm hình trân quý
năm chục năm non cổ tích rồi
nét chữ bài thơ đêm viết vội
cuộn tròn kỷ niệm bạn và tôi...
 
*
Ta trót nhiều phen say giữa chợ
tiếc đời nặng nợ phải gian nan
kể từ gãy súng tan hàng đó
đủ chuyện bẽ bàng... lắm oái ăm...
 
Nhân thế tình đời đà vốn vậy
thời gian không thể một phôi pha
cố vùi chuyện cũ mà không thể
chiếc bóng vô cùng chấp chới xa ...
 
                                    Hạ Thái
                                     2018

TIN XUÂN – Thơ Phan Khâm


 
                           Nhà thơ Phan Khâm


TIN XUÂN
 
Có còn chim én báo tin Xuân
Vẫn kiếm tìm nhau chốn bụi trần
Chiếc lá lìa cành khuya tống cựu
Chùm hoa nở nụ sớm nghinh tân
 
Dòng sông hoài niệm màu thanh thủy
Ngọn núi trầm tư sắc bạch vân
Đá biết tuổi vàng chưa đá nhỉ
Bao giờ hạnh ngộ với tha nhân
 
                             Phan Khâm

KHI VỀ PHỐ - Thơ Lê Đình Lộng Chương


   
KHI VỀ PHỐ
 
Khi về phố ta nhìn hoa phượng đỏ
Ta ngậm ngùi nhớ quãng đời xưa
Những buổi hẹn hò trời nắng hay mưa
Những sáng đứng bên cổng trường cửa khép
 
Ta có yêu đôi người gái đẹp
Tình như mây một thuở xa vời
Tuổi mười lăm mười tám hay hai mươi
Trong trang vở chép nhiều mơ mộng quá
 
Khi về phố thèm ly cà phê đá
Ngồi bên đường nhìn áo các em bay
Những chồng sách nằm ngoan ngoãn trên tay
Để thấy rõ đời mình phiêu bạt
 
Những đường này hơn mười năm trước
Ta vẫn quen hai buổi đi về
Thuở các em mới học A B
Ta đã xếp thư tình dưới vở
 
Ôi! Mười năm bóng mây qua cửa sổ
Đã cho ta vinh nhục vơi đầy
Hình như ta ngủ một giấc say
Khi tỉnh dậy các em đều đã lớn
 
Nhìn phố cũ thấy những điều mơ tưởng
Bỗng bay xa già hết nửa đời người
Các em hồn nhiên vui vẻ nói cười
Trời gió quá... ta thèm ly rượu nhỏ.
 
                 Lê Đình Lộng Chương
 

SỰ THÀNH LẬP CÁC LÀNG CỔ Ở QUẢNG TRỊ - Linh mục Nguyễn Văn Ngọc



Linh mục Stanislao Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1910, quê ở làng Dương Lộc (Triệu Phong), tốt nghiệp chủng viện An Ninh (Cửa Tùng) và Đại chủng viện Huế, là một nhà cổ học hiểu biết sâu rộng về truyền thống văn hóa – lịch sử Quảng Trị, suốt đời gắn bó với mảnh đất quê hương.
Bài này được ông viết và đăng trên tạp chí Cửa Việt năm 1990 và cho đến nay, các thông tin về làng trong bài có thể đã đổi khác. Tuy nhiên, để rộng đường trao đổi, Huyhoang Design xin đăng nguyên văn bài viết của tác giả.
 
1.CÁCH TỔ CHỨC THÔN XÃ THỜI XƯA
 
Tác giả Phạm Văn Sơn trong cuốn Việt Sử Tân Biên II trang 320 đã viết: Đối với xã hội Việt Nam thời xưa, một xã hội hoàn toàn nông nghiệp, xã thôn là nền tảng. Chế độ và tổ chức xã thôn xuất hiện từ thời Trần theo nguyên tắc dân chủ vì xã thôn có những quy lệ riêng do các phong tục, tập quán được nhân dân tôn trọng, cấu tạo. Nó là ý dân ở từng địa phương một. Nó đã gây nên một chế độ tiểu quốc gia trong một quốc gia và đã xây dựng được nền tự trị của nó về kinh tế, chính trị, cũng như văn hóa. Câu “phép vua thua lệ làng” đủ tỏ cái uy tín của xã thôn đối với nhân dân Việt Nam….Xã thôn có nhiều uy quyền nên đã phát triển được mọi sáng kiến, mà vì đó, nhiều tục lệ của xã thôn mặc nhiên được nhà nước công nhận.
 

GIÁO SƯ HUY PHƯƠNG LÊ NGHIÊM KÍNH, THẦY TÔI – Bút ký của Nguyễn Đức



Giáo sư Huy Phương Lê Nghiêm Kính là thầy dạy văn của tôi những năm đệ thất đệ lục tại trường trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị. Thầy dạy chỉ một thời gian ngắn ngủi, hơn nữa tôi còn quá nhỏ nên cũng không có nhiều kỷ niệm về thầy. Bởi năm học kế tiếp 1960 - thầy không đến trường dạy kim văn cổ văn cho chúng tôi nữa. Nghe nói thầy đã xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thầy gia nhập khóa sĩ quan trừ bị Thủ Đức để tư an cư nguy. Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời. Thầy không dùng gươm mà dùng ngòi bút sắc bén để nói lên chính nghĩa quốc gia, để vạch trần sự bạo tàn phi nhân của quân giặc để động viên ý chí chiến đấu của toàn quân toàn dân, mục tiêu là bảo vệ tổ quốc, xây dựng nền tự do dân chủ cho đất nước.
 

THƠ LỤC BÁT PHAN CHÍNH – Tâm Nhiên


Hai nhà thơ Phan Chính và Tâm Nhiên

Trong Đi vào cõi thơ, thi sỹ Bùi Giáng viết: “Chúng ta quen thói ngong ngóng chạy theo đuôi mọi thứ trào lưu, chủ nghĩa, chúng ta tuyệt nhiên không còn giữ một chút tinh thể cỏn con nào cả để thể hội rằng, lục bát Việt Nam là cõi thơ hoằng viễn nhất, kỳ ảo nhất của năm châu, bốn biển, ba bảy sông hồ…”
 

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

MUÔN TRÙNG ẢNH HIỆN – Thơ Tịnh Bình

 
  
                                    Nhà thơ Tịnh Bình


MUÔN TRÙNG ẢNH HIỆN
 
Sớm nghe tiếng động trên vòm lá
Sương trắng li ti điểm mái đầu
Không màu tuyết đọng phương trời cũ
Xanh thẳm đáy trời hun hút sâu
 
Cố nhớ giấc mơ đêm hôm trước
Chưa nguôi vọng tưởng chật kín lòng
Bờ nào mê, bờ nào chốn cũ ?
Thả lầm hạt bụi trở về không
 
Ngôi nhà ta làm bằng tứ đại
Bức tranh nhòa nhạt một hư dung
Ngóng loài chim trắng bên trời biếc
Quay về ảnh hiện giữa muôn trùng...
 
                                   TỊNH BÌNH
                                     (Tây Ninh)

NGẠO MÌNH – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


NGẠO MÌNH
 
Ta là một kẻ háu chơi
Líu lo với cả cuộc cười người say
Chẳng đồng cốt cũng múa may
Chẳng văn hay cũng ra bày bán buôn
Ngạo đời ngạo cả phép khuôn
Ngạo danh ngạo cả kẻ luồn lụy danh
Một đời lật đật lanh chanh
Ta ngạo ta với cả thanh kiếm cùn!
 
Hà Nội, 26 tháng 2-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA TRẺ Ở ĐỘ TUỔI 3 ĐẾN 5 TUỔI – Vũ Thị Hương Mai



Sự hiểu biết của trẻ thật ra đã được hình thành từ khi còn trong bụng mẹ và nhân cách mỗi con người được hình thành rất sớm, ngay từ lúc 4 - 5 tuổi. Trí não hay tâm hồn đứa trẻ như một giấy trắng, tuỳ thuộc vào cha mẹ, người bảo mẫu, thầy cô giáo viết hay vẽ những gì lên đó. Lúc sơ sinh, nếu ta cho bé bú bằng cái núm vú sù sì thì bé sẽ quen và nếu sau đó ta thay bằng núm vú trơn tru, bé sẽ nhè ra mà khóc đòi cái núm vú đã quen kia. Tâm hồn trẻ thơ trong sáng vô cùng nhưng tuỳ thuộc vào mỗi môi trường giáo dục, rèn luyện khác nhau mà hình thành nên nhân cách khác nhau. Chính trong môi trường giáo dục của gia đình, nhà trường xã hội mà nhân cách được hình thành, phát triển và hoàn thiện.
 

CHÙM THƠ ÁI NHÂN



  Nhà thơ: ÁI NHÂN
  ĐT: 0984470914
  Hội viên Hội VHNT - HY
  Hội viên Hội nhà văn Hà nội
  Đã in riêng 10 tập thơ tình
  Ngọc Lâm – Long Biên – HN





THÌ XUÂN
 
Dịu dàng thôn nữ nết na
Thì xuân phơi phới như hoa như hồng
Tháng ba lúa chớm đòng đòng
Mướt xanh con gái, trắng đồng cò bay
 
Chập chờn sóng lúa như say
Hồn tình lãng đãng phiêu bay mơ màng
Miền xanh mơ cánh đồng vàng
Chuốt trăng dệt áo lụa làng cho yêu
 
Em hiền xinh biết bao nhiêu
Chân quê thùy mị ngang chiều đợi nhau
Bao giờ cho đến mùa cau
Nhờ người mang lễ sang cầu đón em
 

CON ĐƯỜNG LÀNG – Thơ Vĩnh Thuyên


 
                               Nhà thơ Vĩnh Thuyên


CON ĐƯỜNG LÀNG
 
Con đường làng thuở xưa đi học
Bây giờ trải nhựa phẳng phiu
Sân làng ngày xưa đầy lúa
Được thay bằng gạch lát ciment
 
Lâu lắm rồi nông dân không còn phơi lúa
Sự thay đổi tích cực đôi khi thành nỗi buồn
Có nghe không khi đất trở mình
Chợt thèm một nụ hôn
Là nụ hôn của đất
 
Nhớ lắm!
Những dấu chân đầu đời
Khắc ghi những giọt nước mắt ngày đầu tiên đi học
Chính giọt nước mắt và những dấu chân đã cùng tôi khôn lớn
Và chính sự khôn lớn này biến tôi ngày một cô đơn
 
Em ơi anh đã về
Không còn em chỉ còn nỗi nhớ
Cho đến khi nào sự trống vắng đến tột cùng
Còn một dòng sông uốn khúc về đâu!?
 
VĨNH THUYÊN
 
*
 
Tên thật: Dương Văn Thạnh.
STK: 050003147761
NH Sacombank.
Chi Nhánh PGD TX Hòa Thành tỉnh Tây Ninh.
 
ĐT: 0913955275
Cty Tây Ninh Cosinco. 
610 Long Yên Long Thành Nam - Hoà Thành - Tây Ninh.
 

TRƯỜNG TRUNG HỌC CAM LỘ Ở ĐỘNG ĐỀN, BÌNH TUY - Nguyễn Thị Thu Sương


Tác giả bài viết Nguyễn Thị Thu Sương

          
Khi về Bình tuy, tôi được vào học Trường trung học Cam Lộ. Trường đóng tại xã Sơn Mỹ, Động Đền, tỉnh Bình Tuy. Trường trung học Cam Lộ là trường công lập dạy cho các con em vùng khẩn hoang lập ấp Động Đền Bình Tuy. Nhà tôi ở đối diện với trường, nên tôi chỉ đi bộ băng qua con đường đất đỏ trước mặt nhà, coi như có mặt ở sân trường. 
 

KÍNH TẠ ƠN, THƠ CỦA MỘT NGƯỜI BỘI BẠC – Huy Phương


   


KÍNH TẠ ƠN, 
THƠ CỦA MỘT NGƯỜI BỘI BẠC
 
Tạ ơn Mẹ đã đẻ đau mang nặng
Suốt đời con vẫn bên ướt Mẹ nằm
Nước mắt Mẹ nay vẫn còn xuôi chảy
Con vô ơn, tính những tháng cùng năm
 
Tạ ơn Cha đã cày sâu cuốc bẩm
Cho tuổi thơ con được bát cơm đầy
Nuôi con, Cha muốn điều nhân nghĩa
Mà đời nay nhốn nháo biết sao đây.
 
Tạ ơn Thầy đã cho con chữ viết
Lúc vỡ lòng những tiếng đọc a, b
Giữa chợ đời lố lăng con uốn bút
Trả cho xong nợ rượu thịt bạn bè
 
Tạ ơn Em cho đời anh bóng mát
Với tình yêu thường mộng mỵ thần tiên
Mà lòng anh còn sân si bạc bẽo
Chỉ cho Em toàn những nỗi ưu phiền
 
Tạ ơn Mày, người bạn thời thơ ấu
Vẫn theo nhau thuở bắt dế ngoài đồng
Tao lớn lên thường mấy khi ngó lại
Có gặp, thời cũng làm lạ quay lưng
 
Tạ ơn Bạn, người một thời chiến hữu
Ta bên nhau trong trận mạc mỗi ngày
Một miếng lương khô, một bình nước suối
Tôi bỏ đi lúc lửa cháy thành vây
 
Tạ ơn Anh, người bạn tù khốn khổ
Đã cho tôi hơi ấm chiếc lưng gầy
Đêm Hoàng Liên Sơn mùa đông buốt giá
Tôi sợ lòng tôi nay đã đổi thay
 
Tạ ơn Chị, người thuyền nhân tủi nhục
Vùi tấm thân dưới đáy biển oan khiên
Tôi là kẻ chưa một lần say sóng
Vẫn vô tâm không một thoáng ưu phiền
 
Tạ ơn Em đọa đày trong trại cấm
Chết không lui vẫn tranh đấu kiên cường
Tôi dửng dưng như con người ngoại cuộc
Toàn xênh xang chuyện y cẩm hồi hương
 
Tạ ơn Cháu đã lầm sinh chế độ
Đành đem thân kiếm cách sống qua ngày
Tôi như tên lái buôn vừa trúng mánh
Còn biết gì nhân nghĩa một đêm say
 
Xin tạ ơn những người vì vận nước
Suốt một đời đày đọa dưới cùm gông
Tôi phàm phu như người quên đọc sách
Còn biết gì hổ thẹn lúc soi gương
 
Tạ ơn Tổ Tiên đào kinh đắp lũy
Dựng giang sơn có liệt nữ anh hùng
Tôi thế hệ sau coi thường việc nước
Miễn sao đời có áo mũ xênh xang
 
Tạ ơn Tiền Nhân, trống đồng Ngọc Lũ
Mái đình làng bay bướm nét hoa văn
Tôi như ngọn lá đầu cành xa gốc
Đâu như chim còn nhớ đậu cành Nam
 
Tôi đấm ngực: tôi là người có tội
Nghĩ phận mình đâu dám ngẩng nhìn ai
Đau lòng những lúc trước đèn đối diện
Hổ thẹn đêm về ngắm bóng trăng soi
 
                                       Huy Phương 

VỊ “VUA KHÔNG NGAI” TRONG CHỢ QUẢNG TRỊ NĂM XƯA – Đinh Hoa Lư

(Nhớ chú Quý phu chợ Quảng Trị trước 1972)

 
Chào bạn đọc,
Thời Covid không dám đi đâu xa. Nghe quý bạn nhắc chú Quý, Tôi ngồi kể chuyện tào lao cho quý bạn nghe chơi.
 
Chuyện là vầy:
Chợ Quảng Trị trước MÙA CHẠY GIẶC HÈ 1972 còn sầm uất bán mua vui vẻ lắm. Nhà tôi thuê lại tiệm của Bà Lê thị Trọng để kinh doanh bỏ hàng sỉ lẻ trong chợ. Nhắc lại một tí về căn lầu của bà Lê thị Trọng sát với Ảnh quán Lido cho quý bạn dễ hình dung lại. Khoảng một hai tuần là dì tôi thuê xe chở hàng từ  Đà Nẵng ra. Năm sáu tấn hàng nặng nề nhất là nước mắm thùng sau đó là bia cam đóng bao và nhiều thứ nhu yếu phẩm khác.
 
Hình: Tiệm nhà tôi sát Lido có ngôi sao - mũi tên là lầu thầy Hồ thế Vĩnh.Đường Trưng Trắc chợ tỉnh Quảng Trị, có nhiều cái “dù du” hình vuông cho người bán hàng thuê để che mưa nắng

NGUYỄN BẮC SƠN, TÊN “TÀ LỌT” CỦA THẦN THƠ, THÁNH THƠ – Phóng bút của Lê Mai Lĩnh

(Bài này viết khi nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn còn sống)


Tác giả Lê Mai Lĩnh
(Nhà thơ Sương Biên Thùy)

MỘT.
 
Điều không may cho Nguyễn Bắc Sơn, cũng là điều không may cho chúng tôi, những người bạn, những độc giả đang muốn viết về ông, là cho tới nay ông vẫn chưa về bên kia chín suối. Tại sao lại là điều không may cho ông, là tại vì Đời Là Một Bể Khổ, như Phật nói. Do vậy, chưa chết là chưa hết khổ. Mà, điều cũng là lạ, là đã rất nhiều lần ông muốn chết.
 

VĂN CHƯƠNG KHÔNG BẰNG XƯƠNG CÁ MÒI - Ngô Đình Miên


Tác giả Ngô Đình Miên


Tối hôm qua, cháu ngoại ôm cổ tôi thỏ thẻ:
- Ông ngoại chỉ giùm con đi, cô giáo dạy văn ra đề khó quá hà!
Cái “khó quá hà” của cháu tôi, té ra là một cái đề luận văn phân tích bình luận câu nói dân gian: “Văn chương không bằng xương cá mòi”.

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ VĂN CHƯƠNG CỔ - Đỗ Chiêu Đức


            Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức               

 
Nàng rằng: Thiên tải nhất thì,                                               
Cố nhân đã dễ mấy khi bàn hoàn.                                                 
Rồi đây bèo hợp mây tan,                                              
Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu ?!
     

TÔI LÀ CỦA TÔI HÔM NAY – Thơ Khaly Chàm


   


tôi là tôi của hôm nay
 
cuộc chơi ngất ngưởng thần hồn
vo tròn ngu dại máu tồn lên môi
rượu đời lạnh cóng cái tôi
tràn vui tối mặt đứng ngồi thất phu
 
tình đi khuyên mãi lời ru
thấy trong ký ưc trơn tru nỗi buồn
mừng tôi khụy xuống đất vuông
tạ ơn cát bụi cội nguồn lai sinh
 
câu thơ đẫm rượu hiện hình
diễn tuồng sông núi bất bình nổi điên
tôi nhìn tôi quá linh thiêng
ngậm nỗi sợ hãi ngồi thiền với ma
 
tìm tôi trong mắt di-đà
sắc mùi thời cuộc thở ra nụ cười
khói hương vờn ám mặt người
hoàng hôn rụng vỡ trên mười ngón tay
tôi là tôi của hôm nay
 
                                     ttcuchi 2/2020
                                       khaly chàm

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

THẦY LÊ HỮU THĂNG VÀ NGÔI TRƯỜNG CŨ NGUYỄN HOÀNG THÂN YÊU - Lê Văn Trạch



Anh Phạm Phú Nam, người trực tiếp làm bộ phim Quảng Trị qua một giai đoạn lịch sử có lần tâm sự: Trong quá trình xúc tiến để hình thành bộ phim, tôi đọc một số tài liệu và hỏi chuyện nhiều người Quảng Trị, có điều tôi ghi nhận và thắc mắc là hầu hết khi trình bày tâm tư của mình theo từng vị trí khác nhau, mọi người đều nhắc đến tên Trường Nguyễn Hoàng, ngay Anh cũng thế, có những câu hỏi không liên quan, Anh đã tìm cách nói tới bằng tất cả sự thiết tha, điều gì đã làm nên sự kiện này?
Tôi không trả lời mà hỏi lại:
-  Khi đọc tư liệu, chắc Anh đã biết đến sự thành công của người Quảng Trị?
- Có và tôi thật ngạc nhiên. Sự thành công nằm trên mọi lãnh vực, từ khoa học, văn học nghệ thuật, tôn giáo đến chính trị, quân sự ... có vị rất nổi tiếng trên thế giới.
- Một thầy giáo ở ngoại tỉnh, khi đến đây dạy đã viết rằng: Nguyễn Hoàng của Quảng Trị như là Sorbone của Pháp, Harvard của Mỹ và Oxford của Anh ... Quả như thế, nhưng ngoài việc trao truyền và tiếp nhận kiến thức tổng quát về khoa học- xã hội, chúng tôi còn được dạy dỗ để khơi dậy những đức tính hiếm có mà hồn thiêng sông núi bao đời hun đúc, đó là tính cởi mở, bao dung, sự thương yêu đùm bọc và nhân ái, ân nghĩa. Những điều ấy tiềm tàng trong máu thịt chúng tôi và biểu lộ rõ nét qua mọi ứng xử.
 

SÔNG THẠCH HÃN, NGUỒN GỐC ĐỊA DANH / Yến Thọ - Trương Thị Thúy Kiều

Nguồn:
https://tapchicuaviet.com.vn/nguoi-dat-que-huong/song-thach-han-nguon-goc-dia-danh-8202.html


Sông Thạch Hãn là con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Trị, có chiều dài tới 155km, có lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 130m/s, có nhiều phụ lưu (37 phụ lưu) với lưu vực rộng lớn tới 2.600km2, chiếm tới hơn 50% diện tích của tỉnh 1.
 
Xét trên hình thế địa cuộc của tiểu vùng phía nam (thuộc huyện Triệu Phong - xưa là huyện Lợi Điều/Đăng Xương/Võ Xương/Thuận Xương và huyện Hải Lăng - xưa là huyện An Nhân) nói riêng và toàn địa hạt nói chung, sông Thạch Hãn được coi là long mạch chủ đi kèm với Non Mai/Mai Lĩnh sơn/núi Mai Lĩnh để trở thành cặp đôi sông núi biểu trưng văn hoá Quảng Trị: Non Mai - Sông Hãn.
 
Sông Thạch Hãn trên bản đồ

Sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn mô tả: Sông Thạch Hãn “ở hai huyện Ðăng Xương và Hải Lăng, phát nguyên từ trong sách Man, chảy về tây bắc hơn 40 dặm đến bãi Ái Tử, lại chảy chừng 33 dặm, thì có nước nguồn Viên Kiệu chảy vào, rồi chảy sang phía đông nam chừng 10 dặm, qua cửa Ngưu Cước, tục gọi là nguồn Trang, lại 17 dặm qua bến Lương Mai, lại 14 dặm qua bến Trinh Thạch, lại 2 dặm thì có dòng khe phía nam qua phường Trà Trì mà chảy vào, lại chảy 17 dặm qua khe Trái, lại chảy 15 dặm qua phía đông chợ Như Lệ, lại chảy 16 dặm qua xã Thạch Hãn, ở đây có một thân đá nhô lên mặt nước, nằm ngang từ tả sang hữu, cốt đá chập chùng, lại chảy 10 dặm qua bến đường quan ở phía tây thành đạo Quảng Trị, lại ba dặm qua ngã ba Cổ Thành, đến địa phận 2 xã An Tiêm và Xuân An thì chia làm 2 nhánh: một nhánh chảy về phía đông nam vào sông Vĩnh Ðịnh; một nhánh chảy về phía đông bắc 11 dặm qua ngã ba Vĩnh Phúc tục gọi bến Quyết, lại chảy 9 dặm qua ngã ba Ðại Ðộ, tục gọi ngã ba sông Tương, lại 7 dặm qua ngã ba Giáo Liêm, lại 10 dặm mà ra cửa biển Việt Yên” 2.
 
Sông Thạch Hãn vốn có tên dân gian là Nguồn Hàn. Sách “Phủ biên tạp lục” gọi nguồn này là nguồn Viên Kiều (hay Viên Kiệu), nguồn sông Hiếu là nguồn Cảo Cảo. Sông Thạch Hãn được hợp lưu bởi hai nguồn Viên Kiều và Cảo Cảo: “Huyện Võ Xương có Cửa Việt, sông từ hai nguồn Viên Kiều và Cảo Cảo đổ về” 3. Đầu nguồn Viên Kiều thuộc huyện Hải Lăng, nằm trong các trang, sách của châu Thuận Bình. Đầu nguồn Cảo Cảo thuộc huyện Võ Xương, nằm trong các trang, sách của châu Sa Bôi. Hai châu này ngày nay thuộc huỵện Đakrông, Hướng Hoá.
 

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

ĐỌC TRĂNG NGHẸN CỦA HOÀI TƯỜNG PHONG - Ngã Du Tử



 
TRĂNG NGHẸN
 
Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
 
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
 
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
 
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
 
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẻn lẻn ngó bàn chân.
 
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
 
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
 
Chặp tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
 
                                                     Hoài Tường Phong