- Ông ngoại chỉ giùm con đi, cô giáo dạy văn ra đề khó quá hà!
Cái “khó quá hà” của cháu tôi, té ra là một cái đề luận văn phân tích bình luận câu nói dân gian: “Văn chương không bằng xương cá mòi”.
Người Bình Thuận hầu như đều quen thuộc câu nói này.
Dân tứ xứ đi chơi ở Bình Thuận cũng thường được nghe hướng dẫn viên du lịch nhắc
đến như là câu mở đầu cho một bài tràng giang giới thiệu về vùng du dịch nổi tiếng
cả nước và thế giới: Mũi Né - Phan Thiết.
Cháu ngoại ơi, cháu làm khó ông rồi. Hồi xưa, học trung học, ông đã nhiều lần làm bài luận này nhưng chưa bao giờ đạt được điểm cao. Cho tới bây giờ, nhiều người cũng đã viết về chuyện này trên báo chí, trong văn chương… Chuyện nhiều người đã biết, nhiều người đề cập, được trưng lên giấy trắng mực đen, do vậy đối với tôi, thành ra là một đề khó, thậm chí khó hơn cái "khó quá hà" của cháu ngoại tôi. Đành vậy, hãy cứ để cho đầu óc mình thư thả một chút, như ngồi xe đạp chậm rãi vừa đạp xe vừa suy nghĩ lan man trên con đường hơi ngoằn ngoèo, được tạo ra từ những chữ “văn chương không bằng xương cá mòi” khó chịu này...
Cháu ngoại ơi, cháu làm khó ông rồi. Hồi xưa, học trung học, ông đã nhiều lần làm bài luận này nhưng chưa bao giờ đạt được điểm cao. Cho tới bây giờ, nhiều người cũng đã viết về chuyện này trên báo chí, trong văn chương… Chuyện nhiều người đã biết, nhiều người đề cập, được trưng lên giấy trắng mực đen, do vậy đối với tôi, thành ra là một đề khó, thậm chí khó hơn cái "khó quá hà" của cháu ngoại tôi. Đành vậy, hãy cứ để cho đầu óc mình thư thả một chút, như ngồi xe đạp chậm rãi vừa đạp xe vừa suy nghĩ lan man trên con đường hơi ngoằn ngoèo, được tạo ra từ những chữ “văn chương không bằng xương cá mòi” khó chịu này...
Cách nay mấy năm, khi tôi chưa về hưu, một lần đi chung nhóm công tác thực tế xuống một xóm nghèo làng biển ở Phan Thiết để coi đời sống của bà con như thế nào, gặp một gia đình có bốn đứa con, trai gái đủ, đứa lớn chưa qua 15 tuổi, nhưng cả nhà chỉ có một đứa là còn đang đi học. Tôi hỏi người đàn bà chủ nhà còn trẻ, sao không cho các cháu tới trường. Tôi nghe được câu trả lời khá thản nhiên, nhẹ nhàng kèm theo nụ cười hơi bẽn lẽn:
- “Văn chương không bằng xương cá mòi” mà chú!
Ừ, vậy là biết rồi, từ nay các cháu khỏi mơ tưởng đến “văn chương” đi, mỗi ngày cứ ngồi cạy sò thuê cho chủ vựa cũng kiếm được số tiền bằng một ngày lương của công nhân bình thường mà…
Cá mòi trên vùng biển Bình Thuận thường có 3 loại: cá mòi cờ (clupanodon thrissa), cá mòi dầu (dorosoma cepedianum), cá mòi chấm (clupanodon punctaus). Trong đó, nhiều nhất là cá mòi dầu.
Bỗng dưng tôi nhớ tới một chuyện “bia dư cà phê hậu” của nhóm văn nghệ bản xứ nước mắm. Sau 1975, một bạn văn chương rời bút, bỏ biển lên ngàn, sống bằng nghề mới: mua xác mắm ở Phan Thiết, Phan Rí, chở lên cao nguyên bán cho nhà vườn trồng rau ủ thành phân bón. Rau xanh được bón phân xác mắm là tốt phải biết. Người sống quen với mùi giấy mực, giờ phải chung đụng hàng ngày với xác mắm, kinh khủng cỡ nào, mùi của nó thấm vào da thịt, không có xà phòng thơm nào có thể tẩy rửa hết được. Mỗi lần về Phan Thiết lấy hàng, anh thường gặp gỡ bạn bè văn nghệ chí cốt, vẫn “cao đàm khoát luận” về văn chương, lại lim dim mắt sảng sảng đọc thơ bên ly rượu đế nhậu cùng với cóc, ổi... Tình cảm anh em văn nghệ nghèo với nhau, thương lắm. Mua bán xác mắm tuy cực nhọc nhưng lời nhiều. Do vậy, chỉ hơn chục năm sau, anh bạn "văn chương" của chúng ta nhờ duyên phận với “xương cá mòi” mà đã có tích lũy tư bản kha khá. Gặp thời mở cửa, kinh doanh du lịch trở thành miền đất hứa, anh liền đầu tư mở một khách sạn khá lớn ở trung tâm thành phố du lịch nơi cao nguyên, lấy tên tiếng Pháp của một loài hoa vương giả đặt cho khách sạn: Rose (⁶). Từ ngày chuyển qua ngành kinh doanh sang trọng nghe toàn mùi thơm tho này, anh hiếm khi về lại Phan Thiết, ít liên lạc với anh em văn chương “thời xác mắm”. Bạn cũ nhớ anh, có dịp lên cao nguyên, tìm thăm, anh tiếp thiếu nhiệt tình, từ đó bạn bè văn chương một thời nhiều người xa dần, xa dần…
"Ngày xưa anh đi bán phânNghe mùi thúi hoắc mà gần anh emTừ ngày anh mở ô - ten“Hoa hồng” thơm lựng, anh em xa dầnNgày xưa anh đi bán phân"…
Nhân đây xin nói thêm một chuyện cũng thuộc thể loại truyền miệng có liên quan tới câu nói trên kia.
Đã từ lâu, nhiều người thuộc nhiều thế hệ ở Bình Thuận cho rằng: đất Bình Thuận có long mạch ẩn tại Phan Thiết, nhưng lại bị hai ngọn “tà sơn” là núi Tà Dôn và núi Tà Cú đứng ở hai đầu trấn yểm nên người Bình Thuận không thể nào “phát dương quang đại” được. Hơn nữa, câu “văn chương không bằng xương cá mòi” mà mọi người thường nhắc, chính là một lời nguyền số mệnh ứng với người Bình Thuận chính gốc. Nhưng đối với những người không phải nguyên quán Bình Thuận, nếu họ đến sống tại Phan Thiết một thời gian và có để lại dấu ấn riêng của mình, sẽ nhận được chúc phúc của long mạch, không bị ảnh hưởng bởi lời nguyền số mệnh kia, sau khi rời khỏi đất Bình Thuận, phần đời về sau của họ sẽ như rồng gặp mây, sự nghiệp “văn chương” rạng rỡ. Cuộc đời một số nhân vật lịch sử trong thế kỷ XX đã có sự trùng hợp lý thú với truyền thuyết kia. Dẫn chứng, vào năm 1907, Huỳnh Thúc Kháng (⁷) đến Bình Thuận (cùng với Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp… bàn việc mở "Dục Thanh học hiệu"), Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết dạy học tại trường Dục Thanh năm 1910, Ngô Đình Diệm được triều đình Huế bổ làm tuần vũ Bình Thuận (1929 - 1933) và đặc biệt hơn hết là hoàng thân Xu-pha-nu-vông (Lào), trong thời gian từ 1928 - 1934, khi đảm nhiệm chức kiến trúc sư trưởng khu công chánh Nha Trang, ông đã thiết kế, giám sát và nghiệm thu công trình kiến trúc độc đáo tại Bình Thuận: Tháp nước Phan Thiết (tên gốc là Château d' eaux) (⁸).
- Thầy ơi, sau hơn nửa thế kỷ chiêm nghiệm, bây giờ thầy đã có kết luận về nhân quả của câu “văn chương không bằng xương cá mòi” chưa?
Đó là câu hỏi tôi đặt ra với thầy giáo dạy toán ngày xưa của tôi, trong một quán cà phê. Nhìn xa xăm vào màn mưa mỏng ngoài trời như có như không, với dáng vẻ của một nhà hiền triết, thầy đắn đo trả lời:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội (⁹).
Ly cà phê tôi đang cầm trên tay suýt chút nữa rớt xuống đất. Đúng là thầy giáo của tôi. Từ suy lý toán học thầy đã chuyên sang suy nghiệm triết học, tuy bất ngờ nhưng không bất khả tri.
Lâu nay, nhiều người, trong đó có tôi, thường nghĩ đơn giản rằng “văn chương không bằng xương cá mòi” chỉ là luận đề thể hiện sự so sánh hơn thua dưới góc độ vật chất đơn thuần. Học hành làm chi cho lắm, đỗ đạt nhiều thì đã làm sao, có lấy chữ lấy bằng cấp mà đổi được nhiều tiền hay không? Cũng giống như ở nông thôn có câu: “Lấy giạ đong lúa, chớ ai lấy giạ đong chữ”(¹⁰), vậy thôi! Trên thực tế, các nhà nghiên cứu văn hóa địa phương, các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo… những người quan tâm đến giá trị văn hóa tinh thần ở Bình Thuận mỗi khi đề cập đến vấn đề “văn chương không bằng xương cá mòi”, hầu như đều tỏ rõ thái độ bênh vực bên yếu thế, dùng nhiều lý lẽ chặt chẽ và các thành quả đem lại của sự nghiệp “văn chương” trong lịch sử để biện minh rằng giá trị “văn chương” không hề thua kém “xương cá mòi”. Nhưng tất cả những lý lẽ đó suốt cả thế kỷ nay dù có mạnh đến đâu cũng chưa hề lay chuyển được chỗ đứng vững chắc của “xương cá mòi”. Hơn nữa, đáng chú ý là, bên phe “xương cá mòi” không hề thấy có động thái gì phản bác lại nhằm khẳng định hơn nữa vị trí của mình, mà họ chỉ lặng lẽ tiếp tục làm ra của cải vật chất nhiều hơn như vốn nó phải là như vậy, để rồi giá trị của "xương cá mòi" ngày càng lên cao đến mức không thể nào lung lay được.
- Tục ngữ nói đố có sai!
Tôi thầm nói với mình. Cháu ngoại của ông ơi! Ông biết
nó chính là nó, nó là như vậy, nhưng ông không biết phải bày biểu làm sao cho
cháu hiểu, hiểu theo sự phù hợp với lứa tuổi của cháu và hợp với yêu cầu làm
bài của cô giáo. Một đề luận văn hết sức bình thường, vừa nhìn sơ qua thì tưởng
nhẹ hều nhưng khi thực sự đụng vào rồi thì mới biết nó nặng ngàn cân. Cháu yêu
ơi, ông lại mất ngủ đêm nay rồi…
Ngô Đình Miên
...............
Chú
thích:
(1):
Hàm hộ: hộ gia đình chuyên sản xuất nước mắm quy mô lớn, diện gia đình giàu có
nhất ở miền biển Bình Thuận từ khi ngành chế biến nước mắm phát triển vào khoảng
nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1975.
(2): Các số liệu trên được lấy từ “Địa chí Bình Thuận”, 2006.
(3): Nhà xưởng chứa nhiều thùng lều làm nước mắm. Thùng lều hình trụ, được làm từ những tấm ván gỗ (loại chuyên dùng) ghép lại, có nhiều kích cở thùng, chiều cao từ 1m- 3m, đường kính từ 1m- 3m, thùng lớn có thể chứa nhiều tấn cá muối chượp.
(4): Một số nhà giàu là địa chủ kiêm tư sản nổi tiếng vào đầu và giữa thế kỷ 20 ở Bình Thuận như: bà Lục Thị Đậu, ông Bát Xì Trần Gia Hòa, ông Thất Mẫn (Ung Văn Mẫn)...
(5): Theo thời giá hiện tại (2013) giá trị mua bán một tấn phân xác mắm bằng một tấn lúa thương phẩm.
(6): tiếng Pháp nghĩa là hoa hồng
(7): Cụ Huỳnh Thúc Kháng được giao quyền chủ tịch nước khi chủ tịch Hồ Chí Minh đi dự hội nghị Fontainebleau ở Pháp vào năm 1946. Hoàng thân Xu-pha-nu-vông sau này trở thành chủ tịch nước Lào.
(8): Hoàng thân Souphanouvong (1909 - 1995) đã giữ cương vị chủ tịch nước Lào từ 1975 đến 1991.
Château d' eaux tức Tháp nước Phan Thiết, nằm bên tả ngạn sông Cà Ty, do Hoàng thân Souphanouvong thiết kế, giám sát thi công, khi ông là kỹ sư trưởng khu công chánh Nha Trang. Công trình được xây dựng theo chủ trương quy hoạch đô thị của chính quyền thực dân Pháp, nhằm phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho Tòa Công sứ Pháp (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận) và rộng ra là cả cư dân nội thị Phan Thiết.
Công trình Tháp nước Phan Thiết được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934.
(9): Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênnin: vật chất quyết định ý thức, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
(10): Ở Bắc gọi là “cái đấu”.
(11): Truyện vừa “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn (1881- 1936), là kiệt tác của văn học Trung Quốc hiện đại. Nhân vật chính AQ là hiện thân của phép “thắng lợi tinh thần”, biểu hiện tính cách của dân tộc Trung Quốc, đặc biệt là thời kỳ sau cách mạng Tân Hợi (1911).
(2): Các số liệu trên được lấy từ “Địa chí Bình Thuận”, 2006.
(3): Nhà xưởng chứa nhiều thùng lều làm nước mắm. Thùng lều hình trụ, được làm từ những tấm ván gỗ (loại chuyên dùng) ghép lại, có nhiều kích cở thùng, chiều cao từ 1m- 3m, đường kính từ 1m- 3m, thùng lớn có thể chứa nhiều tấn cá muối chượp.
(4): Một số nhà giàu là địa chủ kiêm tư sản nổi tiếng vào đầu và giữa thế kỷ 20 ở Bình Thuận như: bà Lục Thị Đậu, ông Bát Xì Trần Gia Hòa, ông Thất Mẫn (Ung Văn Mẫn)...
(5): Theo thời giá hiện tại (2013) giá trị mua bán một tấn phân xác mắm bằng một tấn lúa thương phẩm.
(6): tiếng Pháp nghĩa là hoa hồng
(7): Cụ Huỳnh Thúc Kháng được giao quyền chủ tịch nước khi chủ tịch Hồ Chí Minh đi dự hội nghị Fontainebleau ở Pháp vào năm 1946. Hoàng thân Xu-pha-nu-vông sau này trở thành chủ tịch nước Lào.
(8): Hoàng thân Souphanouvong (1909 - 1995) đã giữ cương vị chủ tịch nước Lào từ 1975 đến 1991.
Château d' eaux tức Tháp nước Phan Thiết, nằm bên tả ngạn sông Cà Ty, do Hoàng thân Souphanouvong thiết kế, giám sát thi công, khi ông là kỹ sư trưởng khu công chánh Nha Trang. Công trình được xây dựng theo chủ trương quy hoạch đô thị của chính quyền thực dân Pháp, nhằm phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho Tòa Công sứ Pháp (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận) và rộng ra là cả cư dân nội thị Phan Thiết.
Công trình Tháp nước Phan Thiết được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934.
(9): Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênnin: vật chất quyết định ý thức, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
(10): Ở Bắc gọi là “cái đấu”.
(11): Truyện vừa “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn (1881- 1936), là kiệt tác của văn học Trung Quốc hiện đại. Nhân vật chính AQ là hiện thân của phép “thắng lợi tinh thần”, biểu hiện tính cách của dân tộc Trung Quốc, đặc biệt là thời kỳ sau cách mạng Tân Hợi (1911).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét