(Nhớ chú Quý phu chợ Quảng Trị trước 1972)
Chào
bạn đọc,
Thời
Covid không dám đi đâu xa. Nghe quý bạn nhắc chú Quý, Tôi ngồi kể chuyện tào
lao cho quý bạn nghe chơi.
Chuyện là vầy:
Chợ Quảng Trị trước MÙA CHẠY GIẶC HÈ 1972 còn sầm uất bán mua
vui vẻ lắm. Nhà tôi thuê lại tiệm của Bà Lê thị Trọng để kinh doanh bỏ hàng sỉ
lẻ trong chợ. Nhắc lại một tí về căn lầu của bà Lê thị Trọng sát với Ảnh quán
Lido cho quý bạn dễ hình dung lại. Khoảng một hai tuần là dì tôi thuê xe chở
hàng từ Đà Nẵng ra. Năm sáu tấn hàng nặng nề nhất là nước mắm thùng sau đó là
bia cam đóng bao và nhiều thứ nhu yếu phẩm khác.
Hình:
Tiệm nhà tôi sát Lido có ngôi sao - mũi tên là lầu thầy Hồ thế Vĩnh.Đường
Trưng Trắc chợ tỉnh Quảng Trị, có nhiều cái “dù du” hình vuông cho người bán
hàng thuê để che mưa nắng
Nặng nề đương nhiên là phải có người bốc dỡ hàng xuống,
mà thời nớ người ta gọi là porter. Chợ Quảng Trị có nhiều ekip porter này. Thời
này các toán bốc vác này làm không hết việc, Hết xe hàng của tiệm Dì và Mạ tôi
là những chiếc xe chở gạo cho các thương gia như ông Hứa Đức Hào, Nguyễn Xuyến...
vật liệu xây dựng cho tiệm Mệ Xạ Bình, Trương Công Huynh Đệ... những chiếc xe tải
dài loại Desoto, International từ Đà Nẵng ra rất cần người đem hàng xuống.
Chợ Cá chụp từ balcon
mệ Khóa Lạng.
Chú Quý là một toán bốc dỡ hàng tại chợ Quảng Trị mà
tôi nhớ nhiều nhất. Đặc biệt để nhớ là chú rất nhiều vợ. Năm sáu bà hay hơn nữa... tiệm dì mạ tôi chuyên môn thấy các thím và toán con của chú nữa không tài nào
nhớ được. Chú là một“Hoàng Đế không ngai” trong khu chợ này. Cơ ngơi của ‘kinh thành’ vị vua này đóng trong chợ Quảng
Trị chứ không đi đâu hơn. Chú chia cho các bà ở từng nơi trong chợ vừa giữ gìn
an ninh cho chợ nên chẳng có ai phiền hà gì do có “triều đình” của chú thì chợ này ít nghe chuyện trộm cướp cạy hàng
mất cắp.
Chú Quý người tầm thước hay nhỏ con. Lâu ngày người viết
còn nhớ mang máng rằng chân của chú đi hơi có tật thì phải? Thế mà chú rất có
uy với vợ con. Bà lớn bà nhỏ gì cũng răm rắp không bao giờ tiệm tôi nghe ì xèo
ghen tương tranh chấp gì ráo? Thật là cái uy của “vua”. Tại sao chú nhiều vợ thế kia? Có những hoàn cảnh ngặt nghèo
bà nào lỡ thì lỡ phận thì có chú đưa bàn tay nhân ái và tình nghĩa ra đùm bọc.
Rồi chốn ‘Hoàng Cung’ trong khu chợ lại
thêm một ‘hậu cung cho thứ thiếp’ nữa
mà không cản trở chi chuyện mua bán của bà con trong chợ mới là hay.
Ban ngày từ “Vua”
cho đến “hoàng hậu thứ phi” gì đều đi
làm. Hàng hóa đến và đi đủ thứ. Tám nẻo đường thành, nói chơi mà thật: đó là
tám hẻm vô chợ Quảng Trị đều bán mua tấp nập, thứ lớp hẳn hoi. Có điều đáng nói
là 'vị vua tên Quý' này không bao giờ
động đến tay chân? Việc bốc vác thì có "đệ
nhất Hoàng Hậu" tức là vợ đầu của chú chỉ huy hết thảy. Tất cả các bà
đều nghe "Hoàng Hậu" răm rắp
chẳng có bất mãn hay tức bực, trên thuận dưới hòa mới là chuyện đáng ghi nhớ?
Có khi ngồi trong tiệm hàng nhìn ra chú Quý đi lui đi tới cạnh mấy cái dù du mà
nhà chú làm ra cho người bán dưa mắm hàng legume thuê ngày. Nhà chú làm khá nhiều
cái dù du che nắng này chú cho thuê và ai cần thì chỉ cần cho chú biết là có
ngay.
Chỉ có đêm về khu trung tâm Chợ mọi chủ bán đều đóng
hàng về nhà hết. Khu đình chợ bên trong giờ đây là một “hoàng cung” của vị vua có tên là chú Quý đó thôi. “Lân quốc” của chú Quý cũng có. Đêm về
phía sau mấy cái kiosque bán vàng ngó ra đường Trần Hưng Đạo có ánh đèn vàng le
lói; đó là quán bún gân tai mui bò của ông Két. Những tô bún bò bình dân cay xè
thơm đậm vị bún xáo quê hương mà chỉ có khách sành ăn đêm mới biết.
Vị vua này “trị
quốc an dân” sao thật hay. Bán mua tại chợ QT mấy năm tôi chẳng nghe chuyện
trộm cướp nào. Lâu lâu chú cùng con vợ xách gậy đi tuần quanh chợ. Con đường
Trưng Trắc tạo thành một ô vuông bao quanh đình chợ càng yên tâm hẳn lên khi có
tiếng tuần phòng của “vị vua không ngai” có tên là chú Quý; một thuở thanh
bình. Đinh Hoa Lư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét