Tác
giả bài viết Nguyễn Thị Thu Sương
Khi về Bình tuy, tôi được vào học Trường trung học Cam Lộ. Trường đóng tại xã Sơn Mỹ, Động Đền, tỉnh Bình Tuy. Trường trung học Cam Lộ là trường công lập dạy cho các con em vùng khẩn hoang lập ấp Động Đền Bình Tuy. Nhà tôi ở đối diện với trường, nên tôi chỉ đi bộ băng qua con đường đất đỏ trước mặt nhà, coi như có mặt ở sân trường.
Các cây gỗ thừa đó đặt rải rác quanh trường cho học sinh ngồi nghỉ khi ra chơi. Nhìn cũng thấy lạ và hay hay. Chung quanh trường có nhiều cây bằng lăng rừng. Cây bằng lăng thật to và cao, có hoa màu tím rất đẹp, nó tạo nhiều bóng mát chung quanh trường. Khuông viên trường rất rộng và thoáng mát vì nằm trên một đồi cao lộng gió.
Tôi vào học lớp 10A, ban A học Vạn vật và Hóa học. Tôi cũng buồn lắm. Học ban C văn chương và ngoại ngữ là ước mơ từ hồi học cấp hai của tôi. Tôi đã học hơn ba tháng ban C ở Trường Nữ Trung học Huyền Trân Nha Trang. Về trường trung học Cam Lộ này, không có thầy Anh ngữ biên chế, thầy Anh Ngữ phải mời từ Sài Gòn ra dạy, học trò ghi danh học ban C cũng không có đủ để thành lập lớp. Vì thế, trường chỉ tổ chức hai lớp 10A và 10 B mà thôi.
Vào học lớp 10A được khoảng một tuần, tôi nhìn quyển sách Vạn vật mà thấy ngao ngán, không biết cách nào để học thuộc được các bài học khô khan đó. Vào buổi học Toán, thầy Trương Sĩ Lộc, giáo sư Toán của Trường Trung học Nguyễn Hoàng dạy. Thầy cho cả lớp làm Toán để kiểm tra trình độ của lớp. Sau ba mươi phút làm bài, thầy hỏi ai làm được giơ tay lên. Tôi giơ tay và thầy bảo Thu Sương qua lớp 10B học. Cô bạn ngồi cạnh tôi, tình nguyện theo tôi qua lớp 10 B.
Lớp 10B có ba mươi học sinh nam, giờ có hai đứa con gái bước vào, cả lớp bật dậy, vổ tay ào ào. Tôi run lên vì sợ, Huệ cô bạn đi cùng còn run hơn tôi nữa, níu chặt cánh tay tôi. Chúng tôi ngồi vào bàn đầu, suốt tiết học không đứa nào dám quay đầu lại, (thậm chí ngứa cũng không dám gãi nữa!). Hai đứa như đông cứng trong chổ ngồi, thở có vẻ mệt nhọc. Tôi tự nhủ phải bình tỉnh, nắm tay nói nhỏ với Huệ “ Bình tỉnh! “. Tôi trấn tỉnh và lấy lại tự tin của mình. Tiết học Văn học trôi qua nhẹ nhàng, môn ruột của tôi nên tôi thấy thoải mái yên tâm. Môn kế tiếp là Môn Anh Ngữ, tôi cũng tự tin và vui vẻ hẳn lên.
Sau đó đến giờ Pháp Văn, tôi học rất khá giỏi môn này, thầy khen tôi đọc hay, thật là sự động viên đúng lúc cho tôi. Khi vào môn toán Đại số tôi thấy không có gì khó, tôi theo kịp các dạng toán đại số, nhưng còn Toán Hình học tôi thấy mình còn hỏng một số kiến thức. Tôi quyết tâm học lại các lớp cũ, để bù đắp những kiến thức còn thiếu. Tôi mua hết các sách Hình học từ lớp sáu đến lớp chín, ở nhà ôn lại lý thuyết, công thức và làm hết các bài tập kèm theo, chăm chỉ học trong các ngày không đến trường. Sáng tôi dậy lúc bốn giờ sáng học cho đến giờ cơm trưa, chiều cắp sách đến trường học, tối ăn xong, tôi học đến mười hai giờ đêm. Tôi miệt mài học như thế, dần dần tôi nắm chắc lại kiến thức và làm tốt các bài toán về Hình học. Kết quả thi học kỳ 1 tôi làm được Sơ mi môn Toán Hình học. Tôi vui mừng và hạnh phúc vô cùng!.
Tôi không muốn đám con trai khinh thường tôi, muốn xác định cho các chàng trai kia biết học sinh Trường trung học Nguyễn Hoàng học giỏi như thế nào. Đặc biệt để cám ơn thầy Trương Sĩ Lộc đã tin tưởng chọn tôi vào lớp 10B và không làm mất mặt ba mạ tôi ở nhà, vì thầy Lộc là em trai ruột của bác dâu tôi. Tôi muốn cô Tôn Nữ Nam Sâm (dạy Anh Văn), vợ thầy, biết tôi cũng học tốt môn Toán này.
Giờ sinh hoạt lớp, lớp trưởng Quang Lực, nói phải bầu thêm lớp phó học tập còn thiếu, cả lớp thống nhất bầu tôi làm. Tôi không thể từ chối chức vụ này, đành chấp nhận lời bình bầu của cả lớp.
Trong một giờ sinh hoạt, Nguyễn An công kích tôi, bảo tôi trước đây hồi học ở trường trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị chỉ chơi với học sinh nhà giàu và học giỏi. Tôi thấy thật bực mình!, không biết chàng ta lấy thông tin từ đâu mà dám nói tôi như thế!. Ở trường Nguyễn Hoàng cũ, bọn con gái hay chơi theo nhóm nhỏ, chủ yếu là các bạn gần nhà để dễ dàng rủ nhau đi học, từ đó cũng dễ thân thiết nhau hơn. Tôi ở xóm chợ Quảng Trị, gần Miếu Ông Voi, Phường Đệ Nhất, nên bạn bè tôi chỉ quanh quẩn trong phạm vi đó. Còn con trai, tụi này có học chung đâu mà biết!. Tôi chỉ biết một vài nam sinh, như Lý Thế Văn, vì Văn là em họ của Lý Thị Nhơn bạn của tôi và một hai bạn nam hay đi cùng với Văn. Còn các bạn nữ khác trong lớp, tôi cũng chơi đùa vui vẻ và thương mến nhau. Tôi giải thích như thế, còn các bạn muốn hiểu sao tùy các bạn.
Sau một thời gian học lớp 10B, tôi có thêm mấy bạn trai cùng lớp như Nguyễn Lũy, học giỏi Toán và các môn khác như Anh Ngữ, Lý Hóa. Trịnh Đình Đóa học khá giỏi môn Toán. Hồ Gia, Lê Thành Phương, Lê Văn Long và Nguyễn An, những người học khá giỏi trong lớp. Chúng tôi thành lập nhóm β để học tập, trụ sở nhóm đóng tại căn nhà lá nhỏ học tập của Hồ Gia. Thỉnh thoảng chúng tôi tụ tập lại để giải vài bài toán khó hay bàn bạc vài công tác trong lớp 10B. Mỗi lần họp như thế, Hồ Gia hay nấu chè khoai tía cho chúng tôi ăn, màu tím thật đẹp của khoai, mùi gừng thơm nồng và vị ngọt ngào của đường mía, tạo thành một nồi chè khoai tía tuyệt hảo, mà bốn mươi năm sau, tôi còn nhớ mãi.
Trong dịp Tết cuối năm, lớp chúng tôi có làm một Sớ táo quân, trong đó các bạn làm rất nhiều câu thơ, thể hiện tính cách từng người, nhắc đến tên từng người trong lớp. Riêng về phần tên tôi Nguyễn An ghi bằng câu thơ:
“Yêu làm chi người mang tên sầu muộn!,Mến làm chi mùa lá đổ chia ly!”
Tôi thấy mấy câu thơ đó hay có phần nào đúng
với tên tôi. Cám ơn Nguyễn An nhiều.
Trường có tổ chức cắm trại và các trò chơi giao lưu giữa các lớp rất vui nhộn.
Về phía bạn nữ, trong lớp chỉ có Trần Thị Huệ là con gái. Tôi chơi với Huệ chủ yếu trên lớp, vì nhà bạn ấy ở xa nhà tôi, nên hai đứa ít dịp đi chơi với nhau. Thỉnh thoảng, tôi chơi với các bạn nữ lớp chín như Hoàng thị Kỳ Diệu, Thanh Xuân, bạn học cùng lớp với Tuyết Nhung, chị con bác của tôi. Trong đó, tôi cảm mến Kỳ Diệu, cô bé học giỏi, chăm chỉ và ngoan hiền. Tôi nhớ mãi những tà áo dài trắng tung bay trên sân trường lộng gió, trong khung cảnh thiên nhiên hoang dã của vùng khẩn hoang lập ấp Động Đền, Bình Tuy.
Chương trình học mới bắt đầu học kỳ hai, vào khoảng tháng hai nghe tình hình chiến sự căng thẳng ở Quảng Trị.
Hôm nay đến trường, các học sinh nhốn nháo lên nghe tin trường bị đốt xém cháy. Ai cũng nhao nhao lên:
- Ai dám đốt vậy?
- Nghe nói bọn thằng Dự làm.
Nguyễn Dự học lớp 12, ham chơi và nghịch phá có tiếng ở trường, nhưng ai cũng ngạc nhiên nghĩ không ra lý do đốt trường. Mọi người bàn tán nghe nói Dự đã vô rừng theo mấy ông . Bán tính bán nghi, không ai biết hư thực ra sao cả.
Trường bị cháy một góc của lớp 12, hình như đốt để làm oai chứ không thực tâm để đốt, nên đã được phát hiện sớm. Hôm sau, lớp đó đã được lợp lá lại . Câu chuyện đốt trường cũng đi vào quên lãng, không ai còn chú ý.
Tin thất thủ tỉnh Quảng Trị, lọt vào tay bên Miền Bắc bay về. Dân Quảng Trị ở đây lo lắng cho thân nhân của mình ở quê hương. Tình hình mỗi lúc mỗi căng thẳng, toàn tin buồn chuyển về. Huế, Đà Nẵng thất thủ, không ai còn lòng dạ đến trường. Trường cho học sinh nghĩ vô thời hạn.
Tôi học tại Trường trung học Cam Lộ chỉ khoảng bốn tháng. Chúng tôi học với nhau đến khoảng đầu tháng ba năm 1975, năm lớp 10B chúng tôi chưa học hết năm, sau đó chiến tranh lan rộng, chúng tôi bắt đầu chạy loạn, chia tay với trường lớp.
Sau hơn ba mươi năm, gặp lại các bạn 10B trong đám cưới con bạn Nguyễn An và Hồ Gia, các bạn vẫn vui vẻ chan hòa, đùa giỡn nhau như hồi còn đi học. Cho dù cuộc đời chúng ta rẽ chia trăm ngã, mỗi người mỗi số phận khác nhau, kẻ hạnh phúc thành đạt, người còn vất vả mưu sinh, chúng ta vẫn vui vẻ nhắc lại những kỷ niệm hồi còn học lớp 10B ở trường trung học Cam Lộ.
Sau khi nhận tin Hồ Gia mất trong một tai nạn giao thông thảm khốc. Lớp 10B lại gặp nhau trong một khung cảnh thật buồn, thương tiếc một người bạn luôn vui vẻ, ân cần với bạn bè, luôn mang hạnh phúc đến bạn bè khi nào có dịp. Chúng tôi ngồi ôn kỷ niệm, tưởng nhớ bạn Gia. Cầu mong linh hồn bạn Hồ Gia sớm siêu thoát nơi đất Phật.
Mặc dù tôi không học nhiều tại trường trung học Cam Lộ, nhưng tôi rất yêu mến ngôi trường lá này, nó mộc mạc và ấm áp như tình bạn của các bạn lớp 10B. Nơi đây tôi đã chuyển qua học ban B, lấy những quyển sách Toán, Lý và Hóa làm những môn học thân thiết của cuộc đời học sinh của mình.
Tôi đã bước vào một ngã rẽ của cuộc đời học sinh, tạo tiền đề định hướng những ngành học trong tương lai, khác xa những ngành học mà hồi cấp 2 tôi mơ ước. Tôi xem như đó là một cái duyên trong đời, không ai biết trước cuộc đời sẽ xoay vần ra sao.
14/4/2020
Nguyễn Thị Thu Sương
Trường có tổ chức cắm trại và các trò chơi giao lưu giữa các lớp rất vui nhộn.
Về phía bạn nữ, trong lớp chỉ có Trần Thị Huệ là con gái. Tôi chơi với Huệ chủ yếu trên lớp, vì nhà bạn ấy ở xa nhà tôi, nên hai đứa ít dịp đi chơi với nhau. Thỉnh thoảng, tôi chơi với các bạn nữ lớp chín như Hoàng thị Kỳ Diệu, Thanh Xuân, bạn học cùng lớp với Tuyết Nhung, chị con bác của tôi. Trong đó, tôi cảm mến Kỳ Diệu, cô bé học giỏi, chăm chỉ và ngoan hiền. Tôi nhớ mãi những tà áo dài trắng tung bay trên sân trường lộng gió, trong khung cảnh thiên nhiên hoang dã của vùng khẩn hoang lập ấp Động Đền, Bình Tuy.
Chương trình học mới bắt đầu học kỳ hai, vào khoảng tháng hai nghe tình hình chiến sự căng thẳng ở Quảng Trị.
Hôm nay đến trường, các học sinh nhốn nháo lên nghe tin trường bị đốt xém cháy. Ai cũng nhao nhao lên:
- Ai dám đốt vậy?
- Nghe nói bọn thằng Dự làm.
Nguyễn Dự học lớp 12, ham chơi và nghịch phá có tiếng ở trường, nhưng ai cũng ngạc nhiên nghĩ không ra lý do đốt trường. Mọi người bàn tán nghe nói Dự đã vô rừng theo mấy ông . Bán tính bán nghi, không ai biết hư thực ra sao cả.
Trường bị cháy một góc của lớp 12, hình như đốt để làm oai chứ không thực tâm để đốt, nên đã được phát hiện sớm. Hôm sau, lớp đó đã được lợp lá lại . Câu chuyện đốt trường cũng đi vào quên lãng, không ai còn chú ý.
Tin thất thủ tỉnh Quảng Trị, lọt vào tay bên Miền Bắc bay về. Dân Quảng Trị ở đây lo lắng cho thân nhân của mình ở quê hương. Tình hình mỗi lúc mỗi căng thẳng, toàn tin buồn chuyển về. Huế, Đà Nẵng thất thủ, không ai còn lòng dạ đến trường. Trường cho học sinh nghĩ vô thời hạn.
Tôi học tại Trường trung học Cam Lộ chỉ khoảng bốn tháng. Chúng tôi học với nhau đến khoảng đầu tháng ba năm 1975, năm lớp 10B chúng tôi chưa học hết năm, sau đó chiến tranh lan rộng, chúng tôi bắt đầu chạy loạn, chia tay với trường lớp.
Sau hơn ba mươi năm, gặp lại các bạn 10B trong đám cưới con bạn Nguyễn An và Hồ Gia, các bạn vẫn vui vẻ chan hòa, đùa giỡn nhau như hồi còn đi học. Cho dù cuộc đời chúng ta rẽ chia trăm ngã, mỗi người mỗi số phận khác nhau, kẻ hạnh phúc thành đạt, người còn vất vả mưu sinh, chúng ta vẫn vui vẻ nhắc lại những kỷ niệm hồi còn học lớp 10B ở trường trung học Cam Lộ.
Sau khi nhận tin Hồ Gia mất trong một tai nạn giao thông thảm khốc. Lớp 10B lại gặp nhau trong một khung cảnh thật buồn, thương tiếc một người bạn luôn vui vẻ, ân cần với bạn bè, luôn mang hạnh phúc đến bạn bè khi nào có dịp. Chúng tôi ngồi ôn kỷ niệm, tưởng nhớ bạn Gia. Cầu mong linh hồn bạn Hồ Gia sớm siêu thoát nơi đất Phật.
Mặc dù tôi không học nhiều tại trường trung học Cam Lộ, nhưng tôi rất yêu mến ngôi trường lá này, nó mộc mạc và ấm áp như tình bạn của các bạn lớp 10B. Nơi đây tôi đã chuyển qua học ban B, lấy những quyển sách Toán, Lý và Hóa làm những môn học thân thiết của cuộc đời học sinh của mình.
Tôi đã bước vào một ngã rẽ của cuộc đời học sinh, tạo tiền đề định hướng những ngành học trong tương lai, khác xa những ngành học mà hồi cấp 2 tôi mơ ước. Tôi xem như đó là một cái duyên trong đời, không ai biết trước cuộc đời sẽ xoay vần ra sao.
14/4/2020
Nguyễn Thị Thu Sương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét