BIỂN
ĐÊM
Biệt ly từ cuộc bể
dâu
Mất nhau từ thưở ba
đào quê hương
Người về tìm lại mùi
hương
Người về tìm lại thân
thương đã rồi...
Biết rằng sương khói
mà thôi
Thịt da trên cát hằn
tôi nỗi sầu
Biển chiều trời vội
trốn mau
Cô đơn lặng nhớ tình
đau một thời
Biển xưa bãi cũ tôi
ngồi
Hồn nghe sóng vỗ đôi
mươi tình nào
Tay ôm thân ngất quyện
nhau
Môi thơm ngực ngải cho
nhau lần đầu
Đêm nay biển vắng
người đâu?
Vầng trăng khuyết tật
trên đầu đưa tang
Rì rào lớp sóng kêu
than
Gió ngàn thông réo
gọi oan khiên về
Cát luồn tuôn sợi tay
mơ
Tình luồn ngăn nhớ
hương mê thân nào
Thịt da nhung mượt đêm
nao
Hằn trong ký ức biết
làm sao đây?
Biển ơi có biết tình
tôi?
Sóng ơi sao xóa dấu
người tôi yêu?
Bãi xưa còn lại gì
đâu?
Về chi nghe tiếng khóc
gào sóng đau?
Vời kia một bóng trăng
sầu
Nghìn trùng xa cách
biết đâu dõi tìm?
TRĂM
NĂM VẪN MÙI HƯƠNG
1.
Trăng khuyết đêm mênh
mông
Vọng âm tiếng muôn
trùng
Điệp khúc buồn kinh
tụng
Nhạc lắng trầm cung
thương
Gió lay lá thì thầm
Tiếng người gọi phải
không?
Động hồn đời lữ thứ
Nến đêm thoảng làn
hương
Lữ khách nhớ mùi
hương
Đêm tóc xỏa môi hồng
Hở áo lộ nguyêt rằm
Thịt da ngát trầm
hương
2.
Đêm lữ thứ cô đơn
Trăng khuyết mờ khói
sương
Nến chong đêm tim lụn
Lữ khách hồn bâng
khuâng
Bao năm rồi tha hương
Bể dâu nỗi đoạn
trường
Lắng lòng đêm cô lữ
Muôn trùng sầu khuyết
trăng
Chong đêm buồn nến lụn
Ngoài song vọng khôn
cùng
Đêm tóc xỏa ngực rằm
Vấn vương đời trăm năm
Bao năm rồi cố nhân?
Sâm thương chia đôi
đường
Xuân thu màu sương điểm
Ly biệt vẫn mùi hương
Mở chi ngăn ký ức?
Để bay toả làn hương!
"Sông Tương chia hai
nguồn"
Thiên thu mãi còn
thương!
Nguyên Lạc
4 nhận xét:
Trả lời Nguyên Lạc
Về “lý do thật đặc biệt”
Như 4 câu Kiều của Nguyễn Du sau đây:
Vân rằng: Chị cũng nực cười,
Khéo dư nước mắt khóc người đời XƯA.
Rằng: Hồng nhan tự thuở XƯA,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu ?(Câu 105 đến 108)
Thúy Kiều nhắc lại chữ “xưa” để Thúy Vân thấy câu trả lời của mình “đúng điểm”, xác đáng. “Lý do thật đặc biệt” ở đây là: Chữ “xưa” ấy “bất khả thay thế” và làm tăng giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.
Còn chữ “HƯƠNG” và chữ “NHAU” trong mấy câu thơ dưới đây chỉ có nhiệm vụ “cung cấp thông tin”, không thuộc loại “bất khả thay thế” để hoàn thành một chức năng nghệ thuật nào đó.
Mất nhau từ thuở ba đào quê HƯƠNG
Người về tìm lại mùi HƯƠNG
Và:
Tay ôm thân ngất quyện NHAU
Môi thơm ngực ngải cho NHAU lần đầu
Lac Nguyen
Bạn PĐN nghĩ sao về những câu thơ Kiều này?
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng
Nách tường bông liễu bay ngang trước "MÀNH"
Hiên tà gác bóng chênh "chênh"
Nỗi "RIÊNG", "RIÊNG" trạnh tấc "RIÊNG" một "mình"
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai gỡ mối tơ MÀNH cho xong - (Kiều câu 239 - 244)
Nhi Pham
Đó là loại “vần ngang câu bát” 2 lần liên tiếp. Cũng may cả 2 đều là thông vận (ngang mành, riêng mình) chứ nếu lại là chính vận thì hội chứng nhàm chán vần còn ghê gớm hơn nữa.
Chẳng hạn như:
Tìm đâu thì cũng biết tin rõ RÀNG.
Sắm sanh lễ vật rước SANG,
Xin tìm cho thấy mặt NÀNG hỏi HAN.
Đạo nhân phục trước tĩnh ĐÀN,
Xuất thần giây phút chưa TÀN nén HƯƠNG.
Trở về minh bạch nói TƯỜNG:
Mặt nàng chẳng thấy việc NÀNG đã tra.
(Kiều, Nguyễn Du, câu 1686 đến 1693)
Tôi đang viết bài Nhận Xét Về Vần Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du/
“Vần ngang câu bát” kiểu này trong Kiều có khoảng trên dưới 100 câu.
Còn vần quẩn thì khoảng 450 câu.
Tôi đã trả lời tạm xem như đầy đủ ở bài viết "soi kính lúp" của bạn TRI KỶ "khen" thơ tôi rồi, đây chí sơ lược vài lời rồi ngưng.
Khi xem xét 1 từ thì phải xem sự liên hệ trước sau của nó, và cả câu. Vì sự liên hệ nên tự nghĩa của từ có thể thay đổi, nhất là về DANH TỪ. Bạn hiền là "hàn lâm" chắc rành vụ này.
_ Trước hết tôi xin nói về chữ XƯA của thơ cụ Nguyễn Du: Đời XƯA và Thuở XƯA gần như trùng nghĩa, tôi không bàn thêm
- Về chữ HƯƠNG: Quê HƯƠNG khác với mùi HƯƠNG, cả hai không trùng nghĩa, trùng lập
- Chữ NHAU cũng tương tự, quyện NHAU và cho NHAU không trùng nghĩa
Còn về vụ "phá vận" thì mời bạn xem phản hồi của tôi, dưới bài viết bạn
Nói cho cùng, cảm xúc/ con tim là quan trọng hơn lý trí, sao phải đưa cái tôi lý trí lên làm chủ- tính toán từng chữ/từ cho chính vận, "đè" con tim xuống? Điều này bạn thường nói mà, hay là đã ĐỐT các bài viết cũ về việc này rồi?
Chúc vui
Đăng nhận xét