Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
LẠI
THÊM HAI ĐÓA HOA HỒNG
Phạm Đức Nhì
Nhắc
Lại Chuyện Văn Chương Trên Facebook
Trò chơi văn chương trên FB khác với các trang web văn
học trên Internet. Nơi đây tác giả và độc giả thuộc đủ mọi thành phần, thượng
vàng hạ cám. Việc góp ý, bình luận trên FB rất dễ dàng. Miễn bạn giữ thái độ lịch
sự, hòa nhã thì dù bình luận của bạn có “chưa tới”, dở ẹc hoặc “trật bàn đạp”
cũng đều được đón nhận một cách vui vẻ.
Những bài viết về thơ của tôi nhận được khá nhiều bình
luận như vậy. Nhưng bên cạnh đó cũng có những bình luận nội lực văn chương sung
mãn, thổi vào bài viết một luồng gió mới tươi mát, đưa ra một phương cách mới để
nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc.
Cách đây không lâu, dưới bài viết Hồn Thơ Và Cảm Xúc của
tôi trên Facebook có một bình luận bằng thơ (4 câu) và một đoạn văn của Vân
Anh:
Không
là dòng chảy trong mương
Không
là sóng cả đại dương thăng trầm
Người
– êm ái mạch nước ngầm
Chảy
trong tôi suốt tháng năm vụng về.
Cám ơn anh Nhì Phạm.
Bài viết của anh thật thú vị. Em cũng từng nguệch ngoạc
đôi dòng nhưng vẫn chưa thấy dáng dấp thơ trong đó. Đọc bài viết của anh và ngộ
ra khá nhiều lỗ hổng trong những dòng nguệch ngoạc của mình.
Ý của đoạn thơ là “Chính những nhà bình thơ - đúng ra
là tác phẩm của họ - đã giúp thi sĩ chỉnh sửa những vụng về, bất cập trong sáng
tác thơ cũng như cách nhìn nhận, đánh giá thơ ca của mình”.
Vân Anh đã kín đáo bày tỏ lòng biết ơn đối với những
bài bình thơ mà chị đã nhân cách hóa thành chữ Người một cách trân trọng và quý
mến.
Thấy bài thơ hay quá (đoạn thơ sau đó có tên là Mạch Nước Ngầm) tôi đã viết lời bình với
tựa Đóa
Hoa Hồng Cho Người Bình Thơ.
Bài Đóa Hoa Hồng Cho Người Bình Thơ được
đăng trên Facebook vào lúc 7 giờ 28 sáng ngày 29 tháng 6 / 2019 (giờ Houston, Mỹ)
thì đến 23 giờ 05 (giờ Việt Nam) cùng ngày, đã thấy dưới bài viết ấy, ở dạng
bình luận, bài thơ Nhân Tình Của Những Áng Văn Xanh của Vân Anh.
Bỏ qua 12 tiếng cách biệt giữa Houston và Việt Nam thì
từ lúc đọc bài viết của tôi rồi bắt đầu sáng tác cho đến lúc chị đăng bài thơ
chỉ khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ. Tôi nghĩ chị phải ở trạng thái thật cao hứng và
xúc động mạnh mẽ nên mới có thể hoàn tất bài thơ nhanh như thế.
Dưới đây là link dẫn đến khung cảnh ra đời của bài thơ
trên Facebook.
NHÂN
TÌNH CỦA NHỮNG ÁNG VĂN XANH
1/
Bầu
bạn với văn chương
em
nhẹ lướt đi
bồng
bềnh giữa ngút ngàn câu chữ
nháy
mắt cười
với
ca dao, ngạn ngữ
nhưng
rồi …
chỉ
nồng nàn với riêng anh
2/
Anh
trải rộng
những
cánh đồng mướt xanh
em
ngửa mặt hít hà hương lúa mới
anh
tuôn chảy dòng sông diệu vợi
thuyền
em trôi thênh thang
3/
Tình
mình lặng thầm mà chứa chan
em
có thể cười vang
khi
gặp gỡ
có
thể vỗ về
ru
êm vào giấcngủ
tha
thiết không còn đủ với đời
em
son sắt văn chương
4/
Câu
chữ vấn vương
âm
vần lưu luyến
và
từ giờ em nguyện
làm
nhân tình của những áng văn xanh.
(VÂN
ANH)
Hình
Thức Thơ
Nhân
Tình Của Những Áng Văn Xanh có hình thức của Thơ Mới biến thể, vần
liên tiếp cứ đến hẹn lại lên (16 câu, 7 cặp vần - trừ câu đầu và câu cuối). Biến
thể ở chỗ số chữ trong câu thay đổi tùy hứng khiến nhịp điệu không tẻ nhạt vì lập
đi, lập lại. Và nhờ nhịp điệu thay đổi như thế nên không có hội chứng nhàm chán
vần.
Đây là bài thơ nhất khí, liền mạch – nghĩa là tứ thơ
và cảm xúc chảy thành dòng từ câu đầu đến câu cuối, ngoại trừ những chỗ tác giả
tự ngừng nghỉ để chuyển ý chứ không vì tuân theo quy luật của thể thơ. Với thế
trận này, thơ được coi là viết theo phe Khí Tông – thiên về cảm xúc - để phân
biệt với thơ viết theo phe Kiếm Tông – thiên về cái đẹp của câu chữ, chú trọng
ngôn ngữ, hình tượng và các biện pháp tu từ.
Nếu tác giả phấn khích, cao hứng thì trong bài thơ Khí
Tông cảm xúc nương theo dòng chảy của tứ thơ sẽ tích tụ và lớn mạnh nhanh
chóng. Cảm xúc càng mạnh, lý trí càng yếu. Lý trí bị lấn át đến một mức nào đó
cảm xúc tầng 3 sẽ xuất hiện. Khi lý trí bỏ chạy biệt tăm, cảm xúc độc chiếm
khung cảnh của bài thơ, dòng chảy của tứ thơ hóa thân thành dòng cảm xúc, ta có
hồn thơ.
Biện
Pháp Tu Từ
Bài thơ sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ.
1/ Ẩn dụ
a/ “Áng văn
xanh” = bài bình thơ = cánh đồng mướt xanh
b/ Hương
lúa mới: Cái mới trong thơ.
c/ “Tuôn chảy
dòng sông diệu vợi”: Hóa thân thành dòng sông để dẫn đường chỉ hướng đi cho
thơ.
d/ “Thuyền
em”: Thơ của tác giả.
2/ Nhân cách hóa: “Áng văn xanh” được chuyển hóa thành
“Anh”, một người được tác giả cảm mến, yêu thích và sau cùng chị đã nguyện mãi
mãi làm nhân tình.
Đây chỉ là những biện pháp tu từ “rõ nét”. Ngoài ra,
còn những câu “bóng gió” ở đoạn 1 và đoạn 3, xin phép được lướt qua để bài viết
không bị “loãng”
Tìm
Hiểu, Nhận Biết Tứ Thơ
Bài thơ được chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn 4 câu.
1/
Là thi sĩ, lạc vào chốn văn chương, “bồng bềnh giữa
ngút ngàn câu chữ”, làm quen với nhiều thể loại văn học, nhưng tác giả cảm thấy
gần gũi, thân thiện và yêu thích nhất là những bài bình thơ. Câu:
“nhưng
rồi … chỉ nồng nàn với riêng anh”.
đã diễn đạt rất rõ ràng, dễ hiểu.
Hai chữ “nồng nàn” thật đắt và dễ thương, biểu lộ một
sự quý mến trên mức quen biết xã giao rất nhiều. Tác giả tránh chữ “yêu” nhưng
trong lòng và cách cư xử thì có vẻ như “tình đã trao”. Chữ “rồi” – có giá trị
như một dấu lặng - cho biết đây không phải là sự quý mến vồ vập mà là đã qua
tìm hiểu, trải nghiệm. Thời gian dài hay ngắn, tác giả không cho biết. Nhưng
như thế cũng đủ để độc giả thấy được sự chín chắn của chị.
Chữ “anh” ở cuối đoạn không phải là người đàn ông bằng
xương bằng thịt mà là một thể loại văn học nào đó đã được nhân cách hóa để chị
kín đáo “tỏ tình”. Nếu đọc Tựa Đề rồi để ý đến bối cảnh bài thơ (là bình luận
dưới một bài bình thơ trên FB), độc giả sẽ dễ dàng nhận thấy chị muốn nói đến
những bài bình thơ mà chị thân mến gọi chúng là Những Áng Văn Xanh.
2/
Hai câu đầu:
Bài bình thơ như một cánh đồng mướt xanh để “em ngửa mặt
hít hà hương lúa mới”. Tác giả sử dụng phép ẩn dụ. Thi sĩ nhờ những bài bình
thơ để tiếp cận và thấy được cái mới trong thơ.
Hai câu sau:
Bài bình thơ hóa thân thành dòng sông tuôn chảy thẳng
hướng bến bờ thi ca để thuyền em – nói rõ ra là thơ của em - theo đó mà trôi
cho khỏi quên đường, lạc lối.
Chị đứng ở vị trí của một thi sĩ, nhờ kinh nghiệm làm
thơ cũng như đọc và thẩm thấu hương hoa của những bài bình thơ (hoặc viết về
thơ) đã “ngộ” thêm ra 2 nhiệm vụ của chúng. Đó là 1/ tìm kiếm, xiển dương cái mới
trong thơ và 2/ chỉ đường để thi sĩ hướng thơ của mình đến bến bờ thi ca. (Trước
đó chị đã có Mạch Nước Ngầm).
3/
Tác giả cho rằng tình của chị với những bài bình thơ
thầm lặng mà chứa chan. Gặp được một bài hợp ý thì cười vang thích thú. Những
cái hay, cái đẹp của bài bình thơ như ru chị vào giấc ngủ êm đềm. Do hoàn cảnh
không còn tha thiết yêu đời nên chị đã hết lòng “son sắt văn chương”.
4/
Chính vì làm thơ, yêu thơ nên chị vấn vương câu chữ,
lưu luyến âm vần, và nguyện từ giờ về sau “làm nhân tình” của “ những áng văn
xanh”
Tóm
tắt tứ thơ:
Là thi sĩ nên trong số rất nhiều thể loại văn học tác
giả nặng tình nhất với những bài bình thơ (hoặc viết về lý thuyết thơ), nhờ đó
chị có thể thấy được cái mới trong thơ, thấy được hướng đi để đưa thơ mình đến
bến bờ thi ca. Tình yêu ngày càng sâu đậm và cuối cùng chị đã nguyện mãi mãi
làm nhân tình của những “Áng Văn Xanh” đó.
Có thể nói bài thơ hơi bị “khó tiêu”. Nhưng khi độc giả
đã “giải mã” hết những biện pháp tu từ và đọc lại vài lần thì theo tôi, bài thơ
vừa lung linh sương khói, vừa lãng mạn và vừa sâu sắc. Chỉ riêng về mặt câu chữ
và thế trận cũng đủ để một người yêu thơ như tôi, tán thưởng và khâm phục.
Tứ
Thơ Độc Đáo
Nét độc đáo của bài thơ, theo tôi, là tứ thơ. Cốt tủy của 2 bình luận bằng thơ trong khung
cảnh 2 bài viết 1/ Hồn Thơ Và Cảm Xúc và 2/ Đóa Hoa Hồng Cho Người Bình Thơ
(PĐN) là 6 câu thơ:
Người
– êm ái mạch nước ngầm
Chảy
trong tôi suốt tháng năm vụng về.
(Mạch Nước Ngầm)
Anh
trải rộng những cánh đồng mướt xanh
em
ngửa mặt hít hà hương lúa mới
anh
tuôn chảy dòng sông diệu vợi
thuyền
em trôi thênh thang.
(Nhân Tình Của Những Áng Văn Xanh)
Sáu câu thơ này có những đặc điểm:
1/ Về ý nghĩa, đề cập đến 3 nhiệm vụ của công việc
bình thơ.
2/ Ngôn ngữ, hình tượng đẹp, cao sang, ẩn dụ kín kẽ, ý
tứ chính xác, sâu sắc.
3/ Viết về bình thơ bằng thơ. Trao tặng độc giả những
kiến thức cốt yếu về công việc bình thơ bằng phương cách “trái tim đến với trái
tim” để độc giả dễ tiếp nhận hơn.
4/ Không phải bài viết của người hiểu biết về lý thuyết
thơ và làm công việc bình thơ mà là “tâm tình” của người sáng tác thơ, trực tiếp
đón nhận lợi ích của những bài bình thơ. Vì thế, tránh được tính chủ quan, ngự
trong “tháp ngà” thường có của những nhà bình thơ.
Cảm
Xúc (Tầng 1 + Tầng 2)
Cảm xúc tầng 1, đến từ câu chữ, là cảm giác thích thú,
khoái trá của độc giả khi gặp được một chữ hoặc một nhóm chữ “đắt”, một hình tượng
đẹp, mới lạ, lung linh, sống động, câu cú gọn gàng, trong sáng, dễ hiểu. Đặc biệt,
không có những chữ, câu thừa, “vô tích sự”.
Cảm xúc tầng 2 là cảm giác thích thú, khoái trá ở cường
độ mạnh hơn khi thấy thế trận của bài thơ hợp lý, dòng chảy thông thoáng, chuyển
tải nội dung của tứ thơ hiệu quả, không có câu thơ, đoạn thơ “nội gián” ngược
dòng chảy với tứ thơ. Độc giả cũng yêu thích cách dàn trận mới lạ miễn là mới lạ
phải đồng hành với hợp lý và hiệu quả.
Cảm xúc tầng 1 và tầng 2 đến từ câu chữ, thế trận nên
được gọi là cảm xúc nội tại của bài thơ. Nó khác với cảm xúc tầng 3 đến từ trạng
thái cao hứng, nổi điên của thi sĩ – nghĩa là ở ngoài câu chữ.
Khả năng sử dụng câu chữ, thế trận được gọi là kỹ thuật
thơ. Nhiều người “lịch sự” còn gọi là “tài thơ” của tác giả, dù cách gọi này dễ
gây hiểu lầm.
Kỹ thuật thơ của tác giả trong Nhân Tình Của Những Áng Văn Xanh rất nhuyễn nên bài thơ không có lỗi
kỹ thuật. Ngôn ngữ thơ đẹp một cách sang trọng. Các biện pháp tu từ như ẩn dụ,
nhân cách hóa, so sánh nối đuôi sau xuất hiện nên tứ thơ lung linh, sống động
và hấp dẫn. Câu cú vững vàng, chắc nịch, không sơ hở nên nếu độc giả “giải mã”
được, hiểu được ẩn ý của các biện pháp tu từ thì sẽ đến đúng bến đỗ của tứ thơ
không khó lắm.
Lúc ấy, cảm giác thích thú, khoái trá của độc giả ở tầng
1 và tầng 2 rất mạnh.
Cảm
Xúc Tầng 3
Đoạn 1
Bầu
bạn với văn chương
em
nhẹ lướt đi
bồng
bềnh giữa ngút ngàn câu chữ
nháy
mắt cười
với
ca dao, ngạn ngữ
nhưng
rồi …
chỉ
nồng nàn với riêng anh
Tuy là những câu dẫn độc giả vào khung cảnh của bài
thơ nhưng tác giả viết với thái độ hăm hở, hào hứng để biểu lộ tâm trạng đang
nóng bỏng trong lòng mình nên đọc hết câu thứ tư:
“nhưng
rồi …
chỉ
nồng nàn với riêng anh”
độc giả đã cảm thấy hơi ấm của cảm xúc tầng 3 len giữa
nhưng hàng kẻ thấm vào tâm hồn. Chỉ âm ấm nhưng rất rõ nét.
Đoạn 2
Anh
trải rộng
những
cánh đồng mướt xanh
em
ngửa mặt hít hà hương lúa mới
anh
tuôn chảy dòng sông diệu vợi
thuyền
em trôi thênh thang
Đây là đoạn chứa cả hồn cốt của bài thơ nên cảm xúc rất
mạnh cả ở trong lẫn bên ngoài dòng chảy của tứ thơ. Cả 4 câu của đoạn này đều
thuộc loại câu “bộc lộ” (Show) nên cảm xúc tầng 3, gặp lúc tác giả đang cao hứng,
lại có trớn từ đoạn 1, dâng cao rất nhanh. Ngôn ngữ thơ cao sang, hình tượng đẹp,
nên thơ, ẩn dụ tương hợp, kín kẽ nên tâm hồn của độc giả như đang bồng bềnh
trên “sóng lúa” và sóng nước.
Đoạn 3
Tình
mình lặng thầm mà chứa chan
em
có thể cười vang
khi
gặp gỡ
có
thể vỗ về
ru
êm vào giấcng
tha
thiết không còn đủ với đời
em
son sắt văn chương
Câu đầu của đoạn 3 “Tình
mình lặng thầm mà chứa chan” là câu kể (Tell). Ba câu sau chỉ để giải
thích, làm rõ nghĩa hai chữ “chứa chan”.
Để làm việc đó, lý trí phải được gọi về. Với tác giả, để giải thích cho đúng, hợp
lý. Với độc giả, để hiểu và chấp nhận sự giải thích đó.
Riêng câu “tha
thiết không còn đủ với đời, em son sắt văn chương” lại là một câu kể khác.
Độc giả như tôi đã phải bắt lý trí làm việc cật lực – bỏ cả buổi vào trang FB của
chị - để tìm hiểu tại sao chị lại không còn tha thiết yêu đời mà dành hết tâm hồn
“son sắt văn chương”. Tôi đã thấy, đã
hiểu. Nhưng đây là vùng đất riêng tư của chị nên không tiện nói thêm.
Đối với tứ thơ thì sự giải thích của đoạn 3 làm mối
tình của chị đối với “những áng văn xanh”, trước mắt độc giả, thêm phần đậm đà,
tha thiết, hỗ trợ mạnh mẽ cho đoạn kết của bài thơ. Nhưng đáng tiếc, chính vì
đoạn thơ này mà cảm xúc tầng 3 đang nóng bỗng nguội hẳn đi.
Đoạn 4
Câu
chữ vấn vương
âm
vần lưu luyến
và
từ giờ em nguyện
làm
nhân tình của những áng văn xanh.
Những câu bộc lộ tâm trạng (Show) tái xuất hiện. Cảm
xúc tầng 3 đã ấm lại.
Đến câu cuối, tứ thơ đã đến đích ở đỉnh điểm (về ý tứ),
cảm xúc của tầng 3 đang nóng lên thì bài thơ đã kết thúc.
Tóm lại, tác giả làm thơ trong lúc tâm hồn phấn chấn,
cao hứng, cảm xúc tầng 3 biểu hiện rõ nét ở 2 đoạn đầu. Tuy nhiên, chưa đủ để hồn
thơ xuất hiện.
Sau đây là mấy lý do:
1/ Đoạn 3 mời gọi lý trí về để nghe phân trần, lý giải.
Có lý trí, cảm xúc - đặc biệt là cảm xúc tầng 3 - tự động xẹp xuống.
2/ Với bài thơ 16 câu, 117 chữ, viết theo lối Khí Tông
mà sử dụng biện pháp tu từ như liệt kê ở trên là hơi dầy. Với việc biểu hiện tứ
thơ thì rất hiệu quả, rất đẹp, rất hay, nhưng chính vì thế đã làm vướng víu
dòng chảy cảm xúc, ảnh hưởng đến sự lớn mạnh của cảm xúc tầng 3.
3/ Đỉnh điểm (điểm nhấn) của tứ thơ ở cuối bài. Đỉnh
điểm của cảm xúc tầng 3 ở cuối đoạn 2. Bài thơ không kết thúc ở cao trào.
Góp
Ý Của Một Anh Bạn
Bài viết gần xong thì một anh bạn yêu văn chương ở xa
đến chơi. Tôi đưa bản thảo cho anh đọc và anh đã góp ý 2 điểm:
1/ Nhóm chữ “và từ giờ”.
Trước hết, xin nhắc lại nhân vật “Anh” chỉ là “những
áng văn xanh” hay “những bài bình thơ”, do “nhân cách hóa” mà có mặt, chứ không
phải một nam tử hán bằng xương bằng thịt.
Ngay ở cuối đoạn 1 và rồi sang cả đoạn 2 tình của Nàng
với “Anh” đã rất sâu đậm:
“nhưng
rồi …
chỉ
nồng nàn với riêng anh”
Anh
trải rộng
những
cánh đồng mướt xanh
em
ngửa mặt hít hà hương lúa mới
anh
tuôn chảy dòng sông diệu vợ
thuyền
em trôi thênh thang
Tôi nghĩ với ngôn ngữ thơ như thế Nàng đã yêu và cho
“Anh” tất cả, đâu còn giữ lại tý gì. Nhưng đến cuối bài - đỉnh điểm và cũng là
điểm nhấn của tứ thơ – khối tình đó chỉ tăng đến mức:
“và
từ giờ em nguyện
làm
nhân tình của những áng văn xanh”
nghĩa là chỉ cho “Anh” thêm chút danh hão chứ có gì
khác đâu? Như vậy độ gia tăng tình cảm của
Nàng với “Anh” từ lúc đầu cho đến cuối bài không đáng kể. Nếu vẽ đường biểu diễn
thì đó chỉ là một đường thẳng gần như nằm ngang, chỉ hơi chếch lên một tý ở đoạn
cuối. Tôi cho đó là điểm yếu quan trọng của bài thơ.
Anh bạn tôi đứng về phía tác giả, giải thích và biện hộ
như sau:
Ở phần đầu bài thơ, dù thái độ của Nàng đã “nồng nàn với
riêng Anh”, rồi trong cả đoạn 2 đã say sưa, mê mẩn cùng Anh trong “những cánh đồng
mướt xanh” và “dòng sông diệu vợi”, nhưng khi đã “nguyện” làm nhân tình của Anh
thì lời nguyện đó đã đưa tình bước lên một tầng bậc mới, cao hơn trước nhiều.
Hơn nữa, nhóm chữ “và từ giờ” đã hứa hẹn một tương lai lâu dài, mãi mãi, suốt đời.
Khi nữ ca sĩ nào đó hát câu “Em hứa yêu anh trọn một đời”
(1) khán thính giả sẽ mường tượng một mối tình đằm thắm, lâu dài, mãi mãi. Hai
câu thơ
“và
từ giờ em nguyện
làm
nhân tình của những áng văn xanh
còn nặng tình hơn câu hát đó nữa. Lý do: Chữ “nguyện”
còn mạnh hơn chữ “hứa” một bậc.
Như vậy, có thể nói độ gia tăng của khối tình của Nàng
với “Anh” từ đầu bài thơ đến hai câu kết là rất đáng kể. Anh đề nghị:
“Nếu không khen thì cũng đừng nên đưa vào những lời
‘khó nghe’ kẻo lại bị ‘búa rìu dư luận’. Mà chỗ này người ta ‘búa’ thì khó đỡ”.
Quả thật, tôi thấy sức mạnh của chữ “nguyện” nhưng lại
“quên” nhóm chữ “và từ giờ” nên đã trách oan tác giả.
“Nói phải thì củ cải cũng phải nghe”. Tôi đã nghe và
đã sửa. Cám ơn anh bạn.
2/ Về đoạn 3 của bài thơ
Anh bạn tôi cho rằng tác giả viết bài thơ là để bày tỏ
mối tình thắm thiết của Nàng đối với “những áng văn xanh”. Và theo anh, “đoạn 3
đã hỗ trợ đắc lực cho công việc đó; có công lớn như vậy mà còn bị ‘bắt lỗi’ là
không đúng”.
Tôi biết chỗ dựa để anh và tôi nhận xét, đánh giá một
bài thơ, một đoạn thơ, một câu thơ hay hoặc không hay, khác nhau. Anh dựa vào sự
hiệu quả trong việc giúp biểu hiện tứ thơ. Tôi, ngoài điểm đó, còn nhìn theo hướng
đi của bài thơ đến bến bờ thi ca.
Đối với những bài thơ tác giả chọn chữ so vần trong
lúc “tỉnh như sáo” thì không nói làm gì. Với những bài ấy thì mọi đôi mắt phải
nhìn chăm chú vào tứ thơ là đúng. Nhưng với những bài thơ có xuất hiện cảm xúc
tầng 3 thì phải theo dõi dòng chảy cảm xúc, xem nó có thông thoáng để cảm xúc tầng
3 lớn mạnh hay không? Có cơ hội để có hồn thơ hay không?
Tôi biết, về mặt ý tứ, đoạn 3 của NTCNAVX là một đoạn
thơ hay. Nhưng về mặt khơi dòng để cảm xúc tầng 3 tuôn chảy thì nó lại là điểm
tụ hội của lý trí, là vật cản. Chính nó làm mất cơ hội để hình thành hồn thơ.
Ưu
Điểm Của Bài Thơ
a/ Vẫn dựa
vào khung Thơ Mới nhưng số chữ trong câu thay đổi tùy hứng với biên độ rộng –
câu ngắn nhất 5 chữ, câu dài nhất 12 chữ, nhịp điệu thay đổi, không lập đi lập
lại, tính nhạc cao.
b/ Vần liên
tiếp đều đặn, 16 câu, 7 cặp vần, nhưng do tính nhạc cao nên vẫn vừa độ ngọt,
không có hội chứng nhàm chán vần.
c/ Ngôn ngữ
cao sang, chắt lọc, hình tượng đẹp, gợi cảm.
d/ Bài thơ
nhất khí liền mạch, tứ thơ và cảm xúc chảy thành dòng.
e/ Tứ thơ
tuyệt vời.
f/ Cảm xúc
tầng 1 và tầng 2 mạnh.
g/ Có cảm
xúc tầng 3 khá “nóng” ở cuối đoạn 2, nhưng nguội dần từ đầu đoạn 3.
Khuyết
Điểm
Có cảm xúc tầng 3 nhưng chưa đủ mạnh để tạo hồn thơ.
(Đã giải thích ở mục Cảm Xúc Tầng 3)
Kết
Luận
Ba nhiệm vụ của nhà bình thơ trong Mạch Nước Ngầm và
Nhân Tình Của Những Áng Văn Xanh của Vân Anh đâu đó đã có người nhắc đến, bàn đến.
Chị không phải là người đầu tiên nghĩ ra những ý tưởng đầy tính học thuật ấy.
Nhưng với tâm thế của người thọ nhận, gói chúng vào 2 bài thơ, nén chúng vào 6
câu thơ vừa cô đọng, đẹp, sâu sắc, lại vừa lãng mạn, thấm đẫm chất tình như chị,
thì theo tôi, xưa nay chỉ có một.
Chị đã tặng cho người yêu thơ một món quà ý nghĩa.
Riêng đối với những người bình thơ như chúng tôi, trước sau, chị đã trao tận
tay 3 đóa hoa hồng. Một, từ Mạch Nước Ngầm và hai, từ Nhân Tình Của Những Áng
Văn Xanh.
Mai mốt đây, bàn đến đề tài bình thơ, những nhà phê
bình, đặc biệt là giới trẻ, để trích dẫn, khỏi phải tìm tòi lượm lặt mỗi nơi một
đoạn văn xuôi khô cứng. Trước mắt họ, những đóa hoa của Vân Anh sẽ hiện ra mời
gọi. Mềm mại, dễ thương – và vẫn như ngày đầu – nguyên vẹn một màu hồng tươi thắm.
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
phamnhibinhtho.blogspot.com
CHÚ
THÍCH
1/ Một Đời Yêu Anh (Em), Trần Thiện Thanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét