BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

PHIẾM LUẬN VỀ CHỮ HƯ – Đỗ Chiêu Đức


Học giả Đỗ Chiêu Đức
 

                                    
thuộc dạng dữ dùng Chỉ Sự để Hội Ý trong CHỮ NHO... DỄ HỌC, theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
            Kim Văn  Đại Triện             Tiểu Triện           Lệ Thư               Dị Thể

Ta thấy:       
Phần Kim Văn Đại Triện gồm có 2 phần: Phần trên là hình tượng của một chiếc rương (hòm) được mở lên phía trên và mở xuống phía dưới; Phần dưới là hình tượng của 2 vách rương được mở sang phải và mở sang trái. Như vậy là chiếc rương đã được mở tung ra (Chỉ Sự) để cho thấy bên trong không có gì cả (Hội Ý). Nên HƯ có nghĩa đầu tiên là Không, là Trống lỏng, không có gì cả! Nên ta có từ kép đầu tiên là:
     
- KHÔNG HƯ 空虚 là Trống lỏng trống lơ, không có gì cả. Đão ngược lại là...
- HƯ KHÔNG 虚空 là Chỉ khoảng không trống trơn không có gì cả; Nghĩa phát sinh là "Khi khổng khi không", chỉ việc làm không có chủ ý, chỉ tình cờ mà thôi, như khi thấy Thúy Kiều đi tìm cây trâm bị mất thì Kim Trọng đã đánh tiếng là:
                    
Thoa nầy bắt được HƯ KHÔNG,                  
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về.
 
Khi sư Giác Duyên gởi Thúy Kiều cho Bạc Bà, thì Bạc Bà đã dùng đủ cách để hù dọa Thúy Kiều với mục đích là ép Thúy Kiều lấy Bạc Hạnh, nên mới:
                      
HƯ KHÔNG đặt để nên lời,                  
Nàng đà nhớn nhác rụng rời lắm phen.
     
là Không, là Trống, nên trái với THỰC là Có, là Thật, nên...
    - HƯ THỰC 虛實 hay THỰC HƯ 實虛 có nghĩa là Có và Không, Không và Có; Từ đó có nghĩa phát sinh là Phải Trái, Đúng Sai, Thật Giả, như:
 
       Chuyện đó không biết HƯ THỰC ra sao?

Có nghĩa là:
             
Chuyện đó không biết Thật Giả ra sao?             
Chuyện đó không biết Đúng Sai ra sao?            
Chuyện đó không biết Phải Trái ra sao?
 
Còn...
     
Chuyện đó THỰC hay HƯ? là Chuyện đó CÓ THẬT hay KHÔNG CÓ THẬT? Ta có thành ngữ HƯ HƯ THỰC THỰC 虛虛實實, THỰC THỰC HƯ HƯ 實實虛虛 là nửa thực nửa hư, nửa có nửa không; không biết là Có hay là Không, không biết là Đúng hay là Sai, không biết là Phải hay là Trái. HƯ HƯ THỰC THỰC là Có có không không, như có mà không như không mà có, đây cũng là một chiến thuật trong phép hành quân.
     
là Không có thực, nên HƯ DANH 虛名 là Tên tuổi không có thật, có nghĩa là Danh tiếng không giống như là lời đồn, chỉ mang Danh Hão. Có tiếng mà không có miếng, là Hữu danh vô thực, chỉ là Hư Danh mà thôi! Ta có thành ngữ BẤT CẦU HƯ DANH 不求虚名 là Không cần có những tên tuổi hoặc tiếng tăm hão huyền không có thật.
     
là Bỏ trống, không có phòng thủ, nên ta lại có thành ngữ THỪA HƯ NHI NHẬP 乘虚而入 là: Thừa lúc người ta để trống, không có phòng thủ mà xâm nhập vào hay đem binh đánh vào. Đây cũng là một chiến lược quân sự thường được áp dụng trong hành quân hoặc điều binh khiển tướng như trong bài thơ Đánh Cờ Người của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:
                
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,                 
Ðem tốt đầu dú dí vô cung...
                    

còn là "Bỏ Trống Chỗ Ngồi" để cầu người hiền tài. Theo "Ngụy Công tử liệt truyện" trong Sử Ký của Tư Mã Thiên đời Tây Hán 西漢·司馬遷《史記·魏公子列傳》như sau:
     
NGỤY Công Tử VÔ KỴ 魏公子無忌, tức là Tín Lăng Quân 信陵君 nổi tiếng chiêu hiền đãi sĩ của nước Ngụy, trong nhà luôn có ba ngàn thực khách đủ các hạng người. Một hôm, nghe nói có một ẩn sĩ tài danh đang là lính gác cửa Di Môn của thành Đại Lương tên là Hầu Doanh . Ông cho người mang lễ vật đến mời nhưng Hầu Doanh không nhận. Ông bèn cho bày tiệc lớn rồi đích thân theo xe ngựa đi đón Hầu Doanh. Theo lễ tiết xưa nên ông ngồi phía bên phải, chừa ra một chỗ trống bên trái cho khách ngồi để tỏ lòng kính trọng.
     
Khi xe đến Di Môn thì Hầu Doanh không khách sáo gì cả, cứ bộ đồ lính gác cửa cũ mèn leo lên ngồi phía bên trái trên xe. Tín Lăng Quân tự mình cầm cương và tỏ ra rất kính trọng. Xe đang đi trên đường phố, Hầu Doanh lại nói với Tín Lăng Quân rằng: "Tôi có một ông bạn tên Chu Hợi 朱亥, là người hàng thịt trên phố nầy, ông có thể cảm phiền cho tôi ghé thăm một tí được không?". Tín Lăng Quân vui vẻ đồng ý. Hầu Doanh cố ý nói chuyện với Chu Hợi thật lâu để ngầm quan sát xem Tín Lăng Quân có tỏ ra bực mình khó chịu hay không; thấy Tín Lăng Quân nét mặt vẫn ôn hòa cầm dây cương đứng đợi, mới từ giả Chu Hợi lên xe.
     
Khi xe về đến phủ thì tất cả các tân khách cũng đều đang nóng lòng chờ đợi. Tín Lăng Quân cung kính mời Hầu Doanh ngồi lên ghế thượng khách và trịnh trọng giới thiệu đến mọi người. Khi rượu qua vài tuần, Hầu Doanh đứng dậy kính rượu cùng mọi người và nói rằng: "Tín Lăng Quân đây quả là người chiêu hiền đãi sĩ, biết tôi chỉ là người gác cửa Di Môn mà vẫn đích thân đến đón mời, dọc đường tôi lại cố ý muốn thăm bạn và cố ý nói chuyện thật lâu nhưng Ngài vẫn không tỏ ra khó chịu hay bực mình, quả là một người có lòng khoan dung nhân hậu. Từ rày về sau tôi nguyện sẽ lấy thân mình mà báo đáp".
   
Quả nhiên, sau đó khi quân Tần bao vây thành Hàm Đan của nước Triệu; Bình Nguyên Quân của Triệu cầu cứu với Tín Lăng Quân của Ngụy. Vua Ngụy sợ thế lực của Tần, chỉ cho đại tướng Tấn Bỉ 晋鄙 dẫn mười vạn quân đóng ở biên giới án binh bất động để xem thời cơ. Bình Nguyên Quân nóng ruột, trách Tín Lăng Quân thất tín. Trong lúc đang tiến thoái lưỡng nan, may nhờ có Hầu Doanh bày kế trộm binh phù và cho đồ tễ Chu Hợi dùng chùy đánh chết đại tướng Tấn Bỉ, rồi đem binh đánh lui quân Tần giải vây cho nước Triệu. Hầu Doanh tự sát để tạ ơn tri ngộ của Tín Lăng Quân.
   

Từ điển tích trên đây hình thành thành ngữ HƯ TẢ DĨ ĐÃI 虚左以待. Có nghĩa: Chừa trống chỗ bên trái mà đợi. Ý chỉ tôn trọng người được mời theo như lễ tiết của đời xưa. Điển tích nầy lại làm cho ta nhớ đến ba chữ HƯ TIỀN TỊCH 虛前席"Chừa trống chỗ chiếu ngồi phía trước mặt" trong bài thơ Giả Sinh 賈生 của Lý Thương Ẩn đời nhà Đường như sau:
              
宣室求賢訪逐臣,   Tuyên Thất cầu hiền phỏng trục thần,       
賈生才調更無倫。   Giả Sinh tài điệu cánh vô luân.               
可憐夜半虛前席,   Khả lân dạ bán HƯ TIỀN TỊCH,               
不問蒼生問鬼神。   Bất vấn thương sanh vấn quỉ thần!
 
Có nghĩa:
     
Tại Tuyên Thất cung nhà vua muốn cầu người hiền tài nên hỏi thăm cả đến những thần tử bị trích biếm đi nơi xa. Trong số đó có Giả sinh tức Giả Nghị 賈誼 là người tài giỏi vô cùng. Đáng tiếc là trong lúc nửa đêm nhà vua đã rất trân trọng người hiền tài nên chừa chỗ chiếu ngồi phía trước mặt để cho Giả Nghị ngồi, nhưng lại không hỏi về những kế sách để an dân mà chỉ hỏi toàn chuyện quỉ thần không đâu!
 
    
Nhà vua trân trọng người hiền tài là việc tốt, nhưng lại không biết dùng người cho đúng chỗ. Chả trách Giả Nghị buồn lòng mà chết khi chỉ mới có 33 tuổi mà thôi!
                
Tuyên Thất cầu hiền cả tội thần,                
Giả Sinh tài trí giỏi vô ngần.                 
Tiếc thay chừa chỗ đêm khuya khoắt,                 
Chẳng hỏi dân đen hỏi quỉ thần!
 
còn là Không Thực, như HƯ NGỤY 虚偽, HƯ GIẢ 虚假 là Giả dối, không có thật. Ta có nhóm từ HƯ NGỤY ĐÍCH NHỠN LỆ 虛偽的眼淚 là Những giọt nước mắt giả dối. HƯ CẤU 虛構 là Tưởng tượng kết hợp những chuyện hay những sự việc không có thật trong thế giới hiện hữu thành một câu chuyện có đầu có đuôi hẵn hoi. Ta có thành ngữ HƯ TRƯƠNG THANH THẾ 虚張聲勢 là Phô trương cái tiếng tăm thế lực không có thật để hù dọa người khác hoặc để khoe khoang. Như Sở Khanh đã khoe khoang với Thúy Kiều:
                  
Rằng ta có ngựa truy phong,               
Có tên dưới trướng vốn dòng kiện nhi.
     
Khoe khoang đủ thứ: Có ngựa giỏi, có người dưới trướng mạnh mẽ, mà lại rủ "người ta" bỏ trốn, quả là kế sách của một gả Sở Khanh có khác!
     
là Không Thực, nhưng BẤT HƯ 不虛"Không phải không thực", tức là THỰC. Ta thường nghe thành ngữ DANH BẤT HƯ TRUYỀN 名不虛傳. Có nghĩa: Tiếng đồn không phải là không thực; tức là "Tiếng đồn rất thực", là Đồn sao có vậy, là Đúng như là lời đồn đại; Tiếng tăm đúng như là lời loan truyền.
     
là Không tự mãn, là không vụ lợi; như KHIÊM HƯ 謙虚 là Rất khiêm nhường, Khiêm tốn, không tự mãn. TÂM HƯ 心虛 là Lòng trống trơn, không vụ lợi, không bợn nhơ. Cây tre cây trúc ngày xưa là biểu tượng của người quân tử với lời khen tặng là TIẾT TRỰC TÂM HƯ 節直心虛. Có nghĩa: Các mắt tre thì thẳng còn trong lòng tre thì trống không, tượng trưng cho khí tiết của người quân tử "Thẳng Thắn và lòng Không Vụ Lợi", là tiêu chuẩn cần có của những người cầm cân nẩy mực, những người làm quan, những quan tòa của ngày nay... Nên khi về Việt Nam chấp chánh, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã "bê" nguyên một bụi tre vào trong các con dấu từ trung ương đến địa phương, với ngụ ý là những người có chức có quyền phải luôn luôn nhớ mình là công bộc của dân chúng, phải luôn luôn giữ đúng tinh thần TIẾT TRỰC TÂM HƯ 節直心虛 không quan liêu tham nhũng để phục vụ cho quần chúng nhân dân.
 
            
         
HƯ VINH 虚榮 là những cái Vinh dự hay Vinh hoa phú quý ở bề ngoài; những lời tán dương, xưng tụng đãi bôi không thực; Cái hào nhoáng ở bên ngoài chỉ làm thỏa mãn lòng ham muốn mà thôi; nên ta lại có 2 thành ngữ đối nghịch nhau là THAM MỘ HƯ VINH 貪慕虚榮 là những người thích được nghe và chuộng những cái hào nhoáng bên ngoài, và BẤT MỘ HƯ VINH 不慕虚榮 là những người không thích tán dương qúa đáng và cái vẻ xa hoa bề ngoài.
    
còn có nghĩa là Yếu đuối về thể chất, như HƯ NHƯỢC 虛弱 chỉ Cơ thể yếu đuối dễ bệnh hoạn. Các bệnh về cơ thể như KHÍ HƯ 氣虛 là Hơi thở yếu ớt; HUYẾT HƯ 血虚 là máu huyết không đều, HƯ HẠN 虚汗 là Đổ mồ hôi trộm... 
    
Trong văn phạm ta có những HƯ TỰ 虛字, HƯ TỪ 虛詞 bao gồm : Phó Từ 词、Giới Từ 词、Liên Từ 连词、Trợ Từ 词、Thán Từ 叹词 và Tượng Thanh Từ 象声. Cụ thể như các từ: Chi , Hồ , Giả , Dã , Hề , Yên , Hỉ ... Như:
                
Phong tiêu tiêu HỀ... Vị thủy hàn,                
Tráng sĩ nhất khứ HỀ... bất phục hoàn!
     
Vì HƯ là Trống lỏng, là Chẳng có gì, là Không có gì cả... nên khi Nôm Hóa thì NÓ mang nghĩa tiêu cực hơn là tích cực. Ví dụ như ta thường nói:                

Cái thằng đó, nó HƯ lắm!
 
Có nghĩa là:
                
Cái thằng đó nó không biết gì cả!               
Cái thằng đó nó vô dụng lắm!                
Cái thằng đó không ra gì!
 
Nghĩa phát sinh:
                
Cái thằng đó nó xấu lắm!                
Cái thằng đó không nên thân!                
Cái thằng đó hư hỏng lắm!
                 
Từ "Không biết gì", Chữ HƯ trong tiếng Nôm còn diễn ý "Hư Hỏng", Hư việc, Hư sự, Hư hao... HƯ còn để chỉ những việc xấu xa, như :  HƯ THÂN MẤT NẾT và dùng để mắng người khác như : ĐỒ HƯ ĐỐN, ĐỒ HƯ ĐỒ THÚI!...
 
      
Tục ngữ ca dao cũng có câu:
                          
Con HƯ tại mẹ, cháu HƯ tại bà!
 
hay như:
                           
Cá không ăn muối cá ươn,                      
Con cải cha mẹ trăm đường con HƯ!
                              
Xin được kết thúc bài phiếm luận về chữ HƯ ở đây.       
Hẹn bài viết tới:
                                       
HƯ CẤU
                                                                
                                       杜紹德                   
                                                                      ĐỖ CHIÊU ĐỨC

Không có nhận xét nào: