Ngày nay, trong các bản tin cáo phó cho một người đàn bà, người ta thường viết “nhũ danh” hoặc ghi tiếng Anh là“Maiden name” (Tên thời thiếu nữ)
Nam Phương Hoàng Hậu nhũ danh là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan (4.12.1914 – 16.9.1963)
Bà Sarah DeRemer Knauss, nhũ danh Clark (24.9.1880 –
30.12.1999)
Hoặc trên thiệp cưới ghi:
Bà quả phụ..................
Nhũ danh ..................
Có lẽ do họ quan niệm: “Nam tu 男須 (trai râu), nữ nhũ 女乳 (gái vú)”
“Đàn ông không râu bất nghì,
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con!”
Tác phẩm “Phong
nhũ phì đồn” lúc đó khi chuyển ngữ tiếng Việt đã phải đổi tựa thành “Báu vật của đời” “để gọi là” cho nhã hơn.
“Phong nhũ phì đồn” 丰乳肥臀 nghĩa là “vú
đầy mông nẩy” hay “mông to ngực nở”.
Dịch là “vú đầy mông nẩy” vừa sát
sao, chẳng có gì là thô tục cả. Không hiểu sao mấy ngài dịch giả Việt Nam phải
e ngại đi vòng quanh cho dài dòng...
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứtĐi thì cũng dở ở không xong
Ông bà ta đã dặn nên chọn vợ phải là tướng “mông nở, ngực to”. Giải thích theo khoa
học thì mông nở tức là xương chậu rộng, khi sanh đẻ sẽ dễ dàng, ít rủi ro cho
bé sơ sinh hơn người xương chậu hẹp, ngực to thì tuyến sữa phát triển tốt, có
nhiều sữa để nuôi con
Sự căng tràn của đôi bồng đảo do sự dồi dào của
estrogen, ngoài ra còn cần đóng góp của “hạ
tầng cơ sở” (mô, tuyến sữa) được quy định tại gien. Căp tuyết lê của nữ giới vừa là bộ phận quyến
rũ về giới tính và vừa là cơ quan hậu cần cung cấp dinh dưỡng cho thiên thần nhỏ
sau này.
NHŨ 乳 có nghĩa là vú và có nghĩa khác là sữa
Vú là bộ phận đặc trưng của phái nữ nên một số danh xưng có từ NHŨ thường chỉ phái nữ chẳng hạn:
NHŨ MẪU (chữ Hán: 乳母; tiếng Anh: Wet nurse), tiếng Việt gọi nôm na là Bà vú hay Vú em, là danh từ để chỉ những người phụ nữ có chồng, có con làm công việc chăm sóc và cho ăn những đứa trẻ sơ sinh của những gia đình khác bằng sữa mẹ.
Quan niệm 2:
NHŨ DANH: Tên đặt lúc mới sinh.
乳名 nhũ danh: Tên đặt lúc mới sinh.
La Thụy
2 nhận xét:
CÁC LOẠI TÊN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM:
- Nhũ danh là tên đặt cho đứa trẻ lúc mới đẻ.
- Tên tục là tên cha mẹ đặt cho con lúc mới sinh, còn rất nhỏ, thường xấu xí, theo quan niệm là vì tên trẻ mang nghĩa xấu, không hay thì mới tránh được sự chú ý, quấy phá của ma quỷ. Bây giờ tên loại này đã giảm nhiều chứ ngày xưa có những đứa trẻ tên xấu tệ xấu hại, đến nỗi người ngoài nghe nói phải đỏ mặt.
- Tên tự (hay tên chữ) là tên đặt bằng từ Hán Việt và thường dựa vào nghĩa của tên vốn có (phổ biến trong giới trí thức thời trước, các nhà Nho). Chẳng hạn, tên tự của Nguyễn Du là Tố Như, của Nguyễn Đình Chiểu là Mạnh Trạch, Nguyễn Công Trứ là Tồn Chất…
- Tên hiệu là tên tồn tại bên cạnh tên vốn có, do những người trí thức thời phong kiến tự đặt thêm cho mình (thường là một từ Hán Việt có ý nghĩa được lựa chọn theo ý nguyện, sở thích). Chẳng hạn, Nguyễn Trãi có hiệu là Ức Trai, Lê Hữu Trác có hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, hay tên hiệu của Đoàn Thị Điểm là Hồng Hà Nữ sĩ,…
- Tên thụy là tên thời phong kiến chỉ dùng đặt cho những ai có sự nghiệp, công trạng đáng kể sau khi mất.
- Tên huý là tên do cha mẹ đặt cho con từ lúc còn nhỏ, sau khi trưởng thành sẽ được thay bằng tên khác và thường kiêng tránh không nhắc hay gọi đến.
- Tên cúng cơm (còn gọi là “tên hèm”) là tên đặt cho một người đã mất nào đó sau 3 ngày sau khi mất (có nơi tính 3 ngày sau khi chôn). Lễ cúng ba ngày, còn gọi là Lễ tế ngu hay Lễ mở cửa mả. Ngày trước, tên này chỉ đặt cho người thuộc gia đình quyền quý, người thường không được đặt.
Tên tự với tên hiệu thực ra cách đặt tên thì khác nhau. Nguyễn Du còn có tên hiệu Thanh Hiên, Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ (theo tự điển của Thiều Chửu)
Đăng nhận xét