BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

QUAN VŨ (QUAN CÔNG) – Tam Quốc chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Đây nói về Chương hư cấu “Huê Dung Tiểu Lộ”. Chương này và chương “Liên Hoàn Kế” theo như trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ đời nhà Tấn thì hoàn toàn không có, mà do khả năng uốn sừng sửa xoáy của xính xáng La Quán Trung nhà Minh mà chúng ta ngày nay có thêm hai chương sách hết sức đặc biệt này. 

Khi mà đoàn quân cuả Tào Tháo bị liên quân Ngô Thục đánh thua vác giò lên cổ mà chạy, chạy từ bờ sông Xích Bích thuộc tỉnh Hồ Bắc [và Hồ Nam] Tào Tháo chỉ cần chạy về tớ tỉnh Hà Nam là xong, vì Hứa Đô [Hứa Xương] vốn là Đông Đô cuả các triều đại cũ. Quãng đường dài khoảng 500 km [tức 1000 dặm] vì Hồ Bắc và Hà Nam tiếp giáp với nhau. Mà đoàn quân của Quan Vũ là đoàn quân cuối cùng cuả Ba Thục phục sẵn chờ đợi. 


Chạy hộc xì dầu cả tuần nhật, trời lại mưa. Đói từ trên đói xuống, đoàn quân tàu phù phá do thừa tướng Tào Tháo ạch đụi tới nơi, cũng may là bàn ghế có sẵn, thực phẩm cùng nước uống cũng có sẵn. Tướng Trương Liêu, Tào Nhân, Tào Chia... thừa tướng cùng quân lính mạnh ai nấy ăn, ăn uống xong thì chết quách đi cũng đặng! Khi mọi người bên Tào Tháo xực phàn xong, thì Quan Vũ nói cho Trương Liêu cho toàn quân đi ngáo, chỉ mời riêng Tào Thừa Tướng ngồi ở quân doanh bàn việc tiểu sự. 

Mở đầu Quan Vũ nói:
- Hạng Vũ mỗ có lời thân chào Tam Tề Vương Hàn Nguyên Soái.
Tào Tháo cũng rũ áo đứng ngay dậy vòng tay chào:
- Hoài Âm Hầu Hàn Tín thân chào Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Các hạ an lành?
Hạng Vũ [tức Quan Vũ] mời Tào Tháo ngồi rồi nói:
- Huynh đệ làm hỏng cả kế hoạch cuả Khổng Minh [tức Khoái Kiệt Khoái Triệt] tức là chia ba thiên hạ. Nếu túc hạ chịu ngay từ cái thời giữa Hán Sở Tranh Hùng thì đâu có phải tái diễn. Túc hạ quay sang đông thì đông thắng, túc hạ quay sang tây thì tây thắng. Túc hạ khoanh chân đứng ở giữa thì thiên hạ chia ra làm ba. Bây giờ lại [xoá bài làm lại] một lần nữa ở cái thời Tam Quốc này.
- Sau mấy trăm năm nằm chơi xơi nước nơi cõi điạ ngục a tỳ. Ngày ngày nhìn lũ đầu trâu mặt ngựa tại hạ mới hiểu đựợc đại cuộc, thì cũng đã quá muộn rồi. Cũng may là Tư Mã Trọng Tương [tiền thân cuả Tư mã Ý] đã soạn ra một bản án xử các anh hùng thời nhà Tây Hán nghĩ cũng có lý. Thôi thì dù sao bản án cũng đã được cả trờ lẫn đất phê chuẩn, các vì sao cũng đã ô kê, không còn có thể mướn luật sư cãi chầy cãi cối, sưả chữa lại được nữa. 
- Nhưng dù sao thì Hoài âm Hầu Hàn Tín kiếp này có lẽ vẻ vang hơn Hạng Vũ mỗ quá nhiều?
- Dù là làm đến cực phẩm triều đình, vua không ra vua tôi không ra tôi, gian thần không ra gian thần, trung thần không ra trung thần, thằng đầy tớ không ra thằng đầy tớ, đứng cả trên đầu vua bù nhìn nhà Hán? Sau làm đến thái tổ nhà đại Ngụy nhưng danh phận chính thống vẫn thua xa Hạng Vũ (Quan Vũ – Quan vân Trường) đến hàng cây số.
- Điều này thì Vũ hoàn toàn không hiểu, nếu Tào Thừa Tướng biết thì thông báo cho Vũ này mừng, thôi chuyện hôm nay tạm kết thúc tại đây, chúng ta đi pan cao, rồi sáng mới nói tiếp.
 
*
Ngồi trước cái bàn gỗ tạp trong Huê Dung Tiểu Lộ, trước mặt Quan Vũ và Tào Tháo hai ly cối “ẩm phế nại” và một đĩa du tặc quỉ. Mỗi người làm một ngụm nước và nhai xong một bánh thì Tào Tháo đứng dậy xá Quan Vũ một xá rồi ngồi xuống ghế nói:
- Xin cảm tạ Quan Hầu bao nhiêu lần mà Phạm Tăng quân sư nói là phải giết Hàn Tín mà Đại vương đều tha cho không giết?


Quan Vũ vẫn ngồi yên, ăn tiếp uống tiếp sau cùng lên tiếng:
- Vũ với Hàn hầu, nguyên là hai đại sát tinh thời Tây Hán, nhưng giết ngươì cũng phải tuỳ lúc tuỳ người, chứ không thể lạm sát vô tội. Hàn Hầu lúc đó chỉ làm một chức vụ khiêm nhượng “Chấp Kích Lang” là một tên lính vác giáo theo hầu, không có tội tình chi cả, làm sao mà mang giết cho đành? Với nữa, con người cuả Á Phụ Phạm Tăng tính toán toàn là chuyện tẩn mẩn cuả đàn bà, không có cái nhìn đại cuộc như Trương Tử Phòng. 
Ta cũng biết cái tài nghiêng trời lệch đất cuả Hàn Hầu. Nhưng cái số của Hàn Hầu, cứ làm lính quèn thì thọ, mà làm tới cấp nguyên soái thì a lê hấp toi mạng. Mà ta thì không nỡ làm hại Hàn Hầu dù sao đi nữa thì chúng ta cũng là những vì sao trên thượng giới xuống thế đầu thai. Mà lỡ giết Hàn Hầu đi thì lịch số nhà đại Hán cuả họ Lưu hỏng bét cả? Tuy nhiên số Hàn Hầu phải để dành cho sao Tử Vi [tức Lưu Bang] giết, ta giết trước thì đến lượt Lưu Bang thì sẽ giết ai? 

Nói xong thì Quan Vũ cũng đứng lên xá Tào Tháo một cái rồi nói:
- Vũ xin đa tạ Tào Thừa Tướng, lúc mà Vũ bị thua chạy dồn đến bến Ô Giang, thì lão lái đò lại chính là Hàn Hầu, cắm sào đơị Vũ qua sông. Nhưng còn mặt mũi nào mà về lại cõi Giang Đông được nữa, làm chết quá nhiều bá tánh thiên hạ cõi Giang Đông rồi. Làm mất uy tín nhiều quá làm sao mà ngửa mặt nhìn trơì được nưã? Thôi thì đành chọn một cái chết là yên chuyện, chó chết hết chuyện... Hiện giờ thì tình hình chung Tam Quốc chưa rõ ra sao? Nếu Thừa tướng nhìn thấu được đại cuộc thời Tam Quốc thì bật mí cho Vũ này được sáng tầm mắt?
 
*
Tào Tháo nói:
- Ở đời cái Tài có tài là một chuyện, Tài không bằng may mắn. Bây giờ xin nói về cái tài trước và cái may sẽ nói sau. Những kẻ có tài mà bị vô ơn bạc nghĩa thời Tây Hán, thì kiếp này đều được đầu thai trở lại. Tại hạ vốn là Tam Tề Vương Hoài Âm Hầu Hàn Tín, trở lại làm Thừa Tướng Tào Tháo nhà Đông Hán, Trường Sa Vương Anh Bố thì là Tôn Quyền chúa sáu quận Giang Đông, Lương Vương Bành Việt thì là hậu chúa Lưu Bị, tướng quân Tây Sở Bá Vương thì thành Quan Vũ, đều được hưởng phước an nhàn. Còn bọn ham danh ham tiếng như bọn Khoái Triệt, Hứa Phụ thì đựợc đầu thai kẻ làm Khổng Minh Gia Cát Lượng, kẻ làm Phượng Sồ Bàng Sĩ Nguyên hai đại quân sư của Bành Việt, lao tâm khổ trí cả đời. Kẻ chết vào năm 34 tuổi ở đồi Lạc Phượng cửa ngõ vào Tây Xuyên. Kẻ chết vào năm 54 tuôỉ ở Ngũ Trượng Nguyên, hai kẻ mang chủ thuyết “chủ trương chia ba thiên hạ?

- Còn Vũ thì sao ?
- Quan Ngài thì được chính đại văn hào La Quán Trung [môn đệ cuả đại văn hào Thi Nại Am] tác giả cuốn truyện dã sử Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa bốc một phát lên tận mây xanh, nào là hiển thánh thành thần, nào ngang hàng với Tôn Võ Tử tổ sư Võ Học và Nhạc Vương [Nhạc Phi đời nhà Tống] nhưng sau này đến đời vua Càn Long nhà Mãn Thanh thì tên tuổi của Quan Vũ lại bay lên một phát nữa lên cực cao [rồi không bao giờ xuống được nữa].

- Xin nói ngay cho nghe?
- Chả là thời Mãn Thanh đó thì có hai phong trào là phản Thanh phục Minh rầm rộ nhất, một của Thiên Điạ Hội, một của Hồng Hoa Hội. Hồng Hoa Hội dùng ám hiệu là một bông hoa Hồng, còn Thiên Địa Hội thì dùng ám hiệu là thờ Quan Công [tức Quan Vân Trường], có nghĩa nhà nào có bàn thờ Quan Công là nhà cuả tổ viên Thiên Địa Hội, nhà nào có treo một bông hoa Hồng là xã viên cuả tổ chức Hồng Hoa Hội. Vua Càn Long bèn tương kế tưụ kế bèn ra lệnh cho toàn thể bá tánh ở đại đô [tức Bắc Kinh] đều được phép trong nhà để bàn thờ Quan Vũ [Quan Công] và trên bàn thờ thì để một bình bông cắm hoa Hồng, thế là lộn xộn hỗn loạn hết cả lên với nhau? Chả biết ai thật và ai giả? Có một điều cái hình Quan Vũ [Quan Công] từ đó trở đi cả trong nước Trung Hoa nơi nào cũng thờ cả.
  
                                                                                  chuvươngmiện
 

Không có nhận xét nào: