Chuyện là trước đây tôi bị đồn là 'đã chết' nên được
"lên bàn thờ" vài tháng. Sau tháng Tư 1975, gia đình mạ tôi từ Mỹ Tho
dời hết về vùng Bình Tuy - Động Đền làm rẫy sinh sống. Nghe tin tôi còn sống và đang 'cải tạo' tại Ái Tử, Mạ tôi mừng quá liền tức tốc vay
tiền bạc từ Bình Tuy cùng đứa con trai
út, ra tận trại này thăm con.
Trại 4 đóng sát bên cái thôn có cái tên rất đẹp là Xuân Khê. Tên thì đẹp nhưng cái thôn này không có người thôn nữ yêu kiều nào để chúng tôi hàng ngày đứng bên này trại ngó qua. Chuyện kể hôm nay rằng thôn Xuân Khê có ông lão đưa đò tốt bụng.
Những ngày mưa lớn, nước con sông nhỏ dâng lên quá mau
không cách gì qua được. Toán tù chúng tôi đứng bên thôn Xuân Khê ngó qua trại
nhưng không biết làm sao để vượt dòng sông nước đỏ ngầu đang chảy cuồn cuộn?
Con sông nhỏ này do nó bắt nguồn từ núi, tuy không lớn
nhưng dài - có thể nó chảy về Triệu Long khi nhìn lại trên bản đồ BTTM trước
1975 nằm giữa 2 con sông Vĩnh Phước và
Sông Ái Tử. Nó không có tên trong bản đồ (trong hình lục giác trong hình)
Sông Ái Tử, bắt nguồn từ Rà Vịnh (đèo Ba Lòng) chảy về
hướng Nhan Biều qua Cầu Ái Tử. Từ Cầu Ga ra hướng Đông Hà khoảng 2 cây số là Cầu
Ái Tử. Cầu này nhỏ chỉ vài chục mét, qua khỏi cầu là căn cứ của Mỹ, phía trái
là Chùa Sắc Tứ. Từ Chùa Sắc Tứ đi ra một cây nữa là qua cái cầu có có con sông
này, cầu không tên. Qua cái cầu này là đến cầu Lai Phước
ÔNG LÃO ĐƯA ĐÒ, cái tên chúng tôi đặt cho ông. Do sau
chiến tranh, lão còn chiếc đò nhỏ uốn bằng tôn. Hàng ngày tôi thường gặp ông
đánh cá trên con sông nước trôi lặng lẽ. Khi nước lũ, Lão giúp chúng tôi qua
sông. Mỗi chuyến chỉ đưa năm sáu người. Ông lái đò giỏi làm sao! Chiếc chèo 'cạy'
giữa dòng sao thật tài. Nước chảy xiết, cuộn, xoáy nhưng cách chèo của lão sao thật
'ngon ơ'. Hồi hộp, lo lắng nhưng còn nhờ vào lòng tốt của ông lão độc nhất ở
đây, không qua thì không được. Không cằn nhằn, kể lể, hết chuyến này, ông lão
phải qua lại chở chuyến khác cho đến khi chúng tôi qua hết mới thôi. Hồi hộp
quá, khi ra giữa giòng nước xoáy, tôi nhìn màu nước đỏ ngầu, chảy băng băng
nhưng nét mặt Lão vẫn bình tĩnh làm sao!
Ông đưa đò hồi cư chỉ sau thời gian trại chúng tôi vừa
thành lập. Ông không bao giờ nói gì hay liên lạc, đổi chác gì tù. Chúng tôi hiểu
chuyện, tội 'liên hệ với dân' chỉ gây phiền lụy cho ông.
Thôn Xuân Khê có lác đác vài nóc nhà hồi cư. Chúng tôi
bên này trại cố ý lắng tai. Thật lạ, chưa bao giờ nghe tiếng chó sủa râm ran
hay tiếng gà gáy liên hồi vào lúc sáng sớm? Dần rồi chúng tôi cũng hiểu ra. Dân
vừa về với hai bàn tay trắng, mọi sự gầy dựng lên từ con "số KHÔNG"
thì làm chi có chó để nuôi? Gà thì chưa lớn thành bầy? Dân về họ sống bằng gì,
ra sao? khó lòng trả lời? do chúng tôi chưa bao giờ liên hệ với dân.
Chúng tôi âm thầm cám ơn ông lão đưa đò tốt bụng, giỏi
tay chèo nhưng trầm lặng. Ông như một người "câm" ông không nhìn ai
nói với người tù nào dù nửa lời? Có nhiều đêm về tôi nằm suy nghĩ có thể ông
giúp tù do tấm lòng ông là "dân miền Nam" hay ông giúp theo sự yêu cầu
của cán bộ trại cũng có?
Mưa qua đi, dòng suối trở lại hiền hoà như mọi ngày.
Ông có hai cô con gái, nhưng tôi xin thưa trước là hai người con gái này không
có may mắn là hai 'đóa hoa' miền sơn cước để lắm chàng trai bên trại chúng tôi
phải thương thầm trộm nhớ.
Ông Lão giúp đưa đò kể ra cũng lạ đời. Ông đặt tên cho
Cô chị là "Trút", còn cô em tên "Vi". Như các bạn từng biết:
Trút là con vật xấu xí trong rừng, mình nhím, đầu chuột. Nhớ lại chuyện đường rừng,
khi chúng ta gặp, con trút hay co mình lại như trái banh, Những cái vi cứng cáp
của nó là lớp bảo vệ chắc chắn cho nó.
Dù ai có đá nó 'lông lốc', cũng không hề hấn gì. Trút còn là vị thuốc
nam nghe đâu khá tốt. Cũng vì là dược liệu quý của rừng nên trút hiện nay bị con
người săn lùng cạn hết, chắc là khó kiếm? Người Quảng Trị, gọi là con TRÚT,
nhưng nay trên báo chí người ta nói là
"TRÚC' tôi không biết chữ nào đúng
?
Trại 4 đóng sát bên cái thôn có cái tên rất đẹp là Xuân Khê. Tên thì đẹp nhưng cái thôn này không có người thôn nữ yêu kiều nào để chúng tôi hàng ngày đứng bên này trại ngó qua. Chuyện kể hôm nay rằng thôn Xuân Khê có ông lão đưa đò tốt bụng.
Bản
đồ BTTM trước 1975
Cũng do cái số trời cho, hai chị em Trút và Vi không phải là 'hai đóa hoa' nơi vùng thôn dã. Nhưng lại tội nghiệp cho mấy người tù độc thân chưa vợ do chưa ai thấy được hình ảnh người thôn nữ e lệ dễ thương nào trong thôn để đem vào giấc mộng đêm trường?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét