Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo nguyên tắc tương
sinh, tương khắc. Vì vậy trong thế giới động vật, có những con vật khắc nhau.
RẮN VÀ LỢN
Trong quá trình sinh tồn và phát triển, lợn (lợn rừng)
luôn ủi đất để kiếm ăn, và chúng thường xuyên ủi phải ổ rắn, thường thì chúng
ăn luôn và coi đó như con mồi. Rắn mang theo nỗi sợ này di truyền từ đời này
sang đời khác, đến heo nhà rắn cũng sợ
Người ta thường nói lợn là một trong những khắc tinh của
loài rắn. Nhiều người tin rằng, khi gặp được hang rắn thì lợn không bỏ qua mà
đào bắt cho bằng được. Thậm chí rắn khi nhìn thấy lợn thì sợ mất vía, chỉ còn
biết cuộn tròn lại chờ lợn ăn thịt. Rắn có thể cắn lợn, nhưng do lợn có rất nhiều mô mỡ
trên người nên nọc độc khó có thể xâm nhập được vào máu của chúng.
Trên thực tế, lợn không phải là “thợ săn rắn” mà chỉ
đơn giản là phản ứng theo bản năng. Khi nhìn thấy bất kỳ con rắn nào đến gần
đàn con của chúng, loài lợn sẽ ngay lập tức dùng chân dẫm những con rắn đến chết,
vì chúng không muốn đàn con bị cắn.
CUA VÀ ẾCH
Tầm mùa thu, sau khi hết mưa thì ếch sẽ đi tìm tổ hoặc
làm tổ, có nhiều con ếch chọn tổ cua làm nhà, khi cua nhìn thấy ếch vào hang
thì như bị thôi miên, đứng im. Ếch lấy chân trước vỗ nhẹ lên mai thì cua lập tức
co rúm, quắp hết càng và chân lại, ếch chỉ cần nâng cua lên cho vào miệng là
xong.
Ếch
phát ra tần sóng làm cua co rúm mỗi khi "đụng độ". Ảnh minh họa
RẾT VÀ GÀ TRỐNG
Rết rất độc, khi bị rết cắn sẽ lập tức sưng tấy và nhức
nhối ghê gớm, có người không chịu được phát sốt ngay, có trường hợp phải đi cấp
cứu. Nhưng chỉ cần lấy nhớt ở miệng con gà trống bôi vào là hết nhức, và chỗ
sưng cũng xẹp xuống ngay.
Người ta nói rết là rượu của gà trống. Khi nuốt một
con rết, gà trống thường bị say.
RẾT VÀ ỐC SÊN
Rết thấy ốc sên thì bủn rủn, cứng đờ không thể
bò được nữa, ốc sên chỉ cần bò quanh rết một vòng lấy nhớt tạo thành “trại
giam” rồi tiến vào ăn con rết. Người ta thử lấy que gạt con rết qua vòng nhớt
thì chân rết bị chất nhờn của ốc sên làm cho rụng ra hết khỏi mình của con rết.
MÈO VÀ CHUỘT
Chuột ở trên xà nhà, mèo ở dưới xà nhà, mèo ở dưới xà
nhà chỉ kêu "meo meo" 1 tiếng thì chuột đã sợ hãi 4 chân run rẩy mà
rơi xuống (nhất là mèo đen). Điều này chúng ta có thể gọi là "uy của
mèo", tại sao người và chó cũng làm như vậy mà chuột không rơi xuống?
Nguyên nhân bởi vì mèo khắc chế chuột.
TRĂN VÀ SẮN DÂY
Trăn rất khỏe nhưng lại mềm nhũn khi bị trói bởi sợi sắn
dây. Khi gặp trăn bạn lấy lá sắn dây rừng vò lát cho ra nhựa và mùi rồi ném vào
mình hay đầu trăn, khoảng 5 – 10 phút sau nó sẽ mềm nhũn ra và ngủ say như chết
không cựa quậy hàng nhiều giờ đồng hồ, sau đó nếu bạn muốn đem nó đi thì lấy
dây sắn dây đập dập vừa phải rồi cột ngang mình trăn là nó mềm nhũn mãi như say
thuốc ngủ tới chừng nào bạn tháo dây cột ra một hồi lâu mới tỉnh.
Cây
sắn dây (cát căn)
NGỖNG VÀ RẮN
Người ta thường dùng ngỗng canh gác, vì ngỗng rất
thính và hung dữ, nhưng nếu trộm có kinh nghiệm sẽ lấy cuống cây khoai môn/dọc
mùng nướng chín, mềm chờ cho nguội rồi ném vào đàn ngỗng, lập tức cả đàn nằm im
thin thít vì tưởng là rắn vào, ngỗng rất sợ rắn.
CHUỘT VÀ RẮN
Chuột đồng mải ăn nhưng rất thính, chỉ cần nghe động sẽ
bỏ chạy ngay, tuy nhiên khi thấy rắn bò đến chuột tự nhiên cứng đờ không chạy
được, làm mồi cho rắn.
RẮN VÀ RẾT
Rắn gặp rết sẽ tự động mở rộng miệng để cho rết tiến
vào trong miệng. Cho nên rắn tuy đáng sợ nhưng rết có thể khắc nó.
Rắn bị cắn rách bụng khi quyết chiến với rết
Đầu
con rết nhô ra khỏi bụng con rắn. (Nguồn: nbcnews)
Kích
thước của con rắn và con rết không quá chênh lệch. (Nguồn: nbcnews)
ẾCH VÀ RẮN
Ếch gặp rắn sẽ bị rắn "hút vào trong", nên
nhớ rắn ăn ếch là dùng phương phá "hút". Sau khi rắn chết, xương của
nó không dễ tiêu hủy, nhưng ếch lại thích tiểu lên trên xương rắn. Xương rắn gặp
nước tiểu của ếch lập tức hóa, vì sao vậy? Là vì nước tiểu của ếch khắc chế
xương rắn.
HỔ VÀ CHÓ
Chó rất sợ hổ. Nghe tiếng hổ gầm, chó chui vào gậm giường
run bần bật. Người ta nói thịt chó là rượu của hổ. Khi hổ ăn thịt chó thì hổ bị
say.
Khi thử cao hổ cốt, nếu quăng cục cao ra mà chó chạy mất
không quay đầu lại thì đó là một trong những yếu tố chứng minh trong cao có
xương hổ.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét