Bạn
đọc thân mến,
Gia
đình Hai Lúa qua Mỹ hơn hai mươi năm rồi thế mà Lúa tui vẫn không quên cái tính
"rẫy vườn" của mình. Cái tính đó là cái chi thưa các bạn? Đó là những hành động không khác chi Hai Lúa
chính hiệu tại VN vậy.
Chuyện như vầy:
Vườn sau của Lúa tui có trồng một mớ cải cay. Năm đó Lúa quyết phải có giống hột cải để làm cho vụ sau. Chuyện hột giống nghe qua chẳng có chi là lạ? Mười mấy năm lăn mình với đời nương rẫy bên nhà đủ cho Lúa tui có 'chút chút' kinh nghiệm.
Chuyện như vầy:
Vườn sau của Lúa tui có trồng một mớ cải cay. Năm đó Lúa quyết phải có giống hột cải để làm cho vụ sau. Chuyện hột giống nghe qua chẳng có chi là lạ? Mười mấy năm lăn mình với đời nương rẫy bên nhà đủ cho Lúa tui có 'chút chút' kinh nghiệm.
Nhưng thưa các bạn Lúa có nỗi khổ là phải chống trả tìm cách chống chọi với sự phá phách của bầy chim tại xứ Cao Bồi này? Trước hết Lúa xin kể bạn đọc nghe về những con hummingbird hay người ta còn gọi là "chim ruồi". Chim ruồi hay chim ong trong sách vở nhưng ở đây người ta quen gọi là hummingbird. Thứ chim này, chúng nhỏ hơn chim sâu bên mình, nhưng 'anh chàng' này có cái độc đáo mà chim sâu bên nhà cũng 'chào thua'. Chim ruồi là loại ưa 'mổ' hột cải nhất. Ô la la, cái mỏ dài, nhọn hoắc của chúng lựa hột nào là chắc ăn hột đó. Nó không mổ tứ tung, lại nhắm vào nhánh hột nào vàng chín mà thôi. Những hạt cải vừa chín tới nếu không 'đấu tranh sinh tồn' với loài chim này thì xem như thua luôn, mất giống?!
Chưa hết, thưa bạn đọc. Ngoài chim ruồi còn có mấy bầy chim sẻ hay bay vụt qua vườn nhà tui? Bầy sẻ kể ra giống y chang bên mình, chúng chẳng khác chi, từ màu lông cho tới vóc dáng. Còn những con chim giẻ nữa chớ? Lũ chim này sà xuống là như 'máy bay oanh kích' không bằng? Báo hại thật? Tại sao lũ chim xứ Mỹ này lại thích hột cải đến thế ?
Chuyện này chắc Lúa phải "bắc thang lên hỏi Ôn Trời"?
Bổn phận của Hai Lúa là làm sao giữ cho được một mớ giống hột cải cay này. Lúa vừa có thú điền viên vừa có loại rau ăn bánh xèo. Chợ Á Châu ở đây ít bán loại rau cải cay cho bánh xèo. Nếu chợ có thì không chắc sạch như rau vườn nhà, vừa tươi vừa không phun thuốc.
Khi canh chim, tôi chỉ chịu thua mấy chú hummingbird vì như đã thưa với bạn đọc là hummingbird ngoài ban ngày ra nó cũng bay ra kiếm ăn vào ban đêm nữa. Gia đình tôi ở xóm này gần mười bốn năm, nghĩa là ngần ấy thời gian tôi "kinh nghiệm" với mấy giống chim trong vườn.
Vài tuần trước khi đám cải còn một màu vàng rực rỡ tươi đẹp thế kia nhưng mấy chú giẻ, sẻ, hay ngay cả Hummingbird chẳng màng. Chúng bay qua chẳng để ý, ít khi ghé lại. Ngoại trừ mấy con chim đất, tròn trỉnh chịu khó lũi dưới đám cải tìm mồi thật sớm.
Ngọn gió lướt qua, đưa những cánh hoa cải vàng nhạt cuối cùng, nhỏ li ti, rơi lả tả. Những nhánh hạt bắt đầu hươm hươm vàng, những hạt nhỏ bé bên trong bắt đầu mang màu nâu đậm. Màu vàng đó từ từ lan lên cao, những nhánh hạt non hơn, ngắn lại. Bầy chim thật tinh khôn, chỉ chừng ấy là chúng bắt đầu đảo cánh ghé lại 'thăm vườn'.
Vợ tôi đang ngồi đọc báo, chợt kêu lên:
- Ôi, ôi có con chim phá hột cải ngoài tề !
Tôi giật mình vụt chạy ra vườn.
- A tụi mi khun (khôn) dữ hí?
Đây là dấu hiệu đầu tiên báo giúp tôi 'sắp bị quân địch' tấn công.
Quả đúng, dưới đất vài cái vỏ bông cải khô vừa chín bói đã bị hai con chim này rỉa hột mất.
- Cứ đà này, đến khi hột cải chín hết thì chẳng còn chút giống mô?
Xin thưa bạn đọc, ở siêu thị VN không bán giống cải cay ăn bánh xèo. Họ bán thuần cải bách thảo, cải làng và mắc nhất là cải làm dưa. Giá cải đắt chưa thành vấn đề, nhưng muốn ăn cải cay hoặc cải non mới lên ba lá thì chỉ có chủ động giữ hạt giống, kèm thêm miếng đất là xong "cái mộng làm vườn".
Giờ qua lại chuyện mấy 'kẻ thù giai đoạn' của tôi là mấy con chim. Sự 'đấu tranh' giữa người và chim, giữa trí óc một nông dân Á Châu và những chú chim Mỹ bắt đầu thực hiện.
Đơn giản lắm! ta chỉ cần một cái áo cũ cùng cái quần hư, thêm cái mũ làm vườn nữa là có "thằng bù nhìn" đang đu đưa trong gió. Tôi cho rằng trong cái đầu con chim Mỹ làm gì có khả năng 'hình dung' ra thiệt và giả?
Tôi cho là chúng ở Mỹ, suốt đời chúng chẳng có cơ hội nào đảo cánh qua những cánh đồng, vườn tược, rẫy nương bên quê hương VN thì làm sao chúng biết được 'thằng bù nhìn' là cái 'chi chi'?
Sự đắc thắng này dĩ nhiên tôi không hề chủ quan, tự đắc.
Chuyện tôi lo lắng nhất rằng nếu mùa cải này hạt giống thất bại thì xem như mùa
sau tôi chẳng còn cái thú ăn 'cải non ba lá' như từng khoe với bằng hữu nữa.
Liếc mắt qua cửa sổ xem chừng vườn sau, tôi cười một mình nhớ vài câu thơ trong bài 'Thằng Bù Nhìn", thuở học tại trường xưa Nguyễn Hoàng, tôi nhớ bài thơ này của vua Lê Thánh Tôn, Người nằm trong số những nhà thơ Đường của tiền nhân
Liếc mắt qua cửa sổ xem chừng vườn sau, tôi cười một mình nhớ vài câu thơ trong bài 'Thằng Bù Nhìn", thuở học tại trường xưa Nguyễn Hoàng, tôi nhớ bài thơ này của vua Lê Thánh Tôn, Người nằm trong số những nhà thơ Đường của tiền nhân
Quyền trọng ra uy trấn cõi bờVốn lòng vì nước há vì dưaXét soi trước mặt đôi vừng ngọcVùng vẫy trên tay một lá cờDẹp giống chim muông xa phải lánhGiận quân cày cuốc gọi không thưaMặc ai nhảy nhót đường danh lợiƠn nước đầm đìa hạt móc mưa
Biết là viết ra đây mong có vài hàng giúp vui bạn đọc. Kết quả cuối cùng cho tôi, người nông dân xứ Việt có 'thắng' lũ chim xứ Mỹ này không? Hạ hồi phân giải, hi vọng một hai tuần tới đây, người nông dân này sẽ có 'tin vui', mang ý nghĩa trong một lon hột giống đầy tràn.
Đinh Hoa Lư
14/6/2015
Edition 15/5/ 2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét