BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

BÀI THƠ VỀ LỄ VU LAN – Nguyên Lạc


Nhà thơ Nguyên Lạc

Trước khi vào bài thơ, xin được ghi ra vài hàng về lễ Vu lan - mùa báo hiếu: mùa báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ.
 
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, ngày rằm tháng bảy âm lịch là ngày lễ Vu Lan hằng năm, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung; tức cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Rằm tháng 7 năm nay, 2022 sẽ rơi vào thứ Sáu 12 tháng 8 dương lịch.
 

ĐƯỜNG ĐI ĐẾN PHỐ ĐẦU TUẦN – Thơ Lê Phước Sinh


   
                Nhà thơ Lê Phước Sinh

 
ĐƯỜNG ĐI ĐẾN PHỐ ĐẦU TUẦN
 
Người leo lên hè phố
Quán xá chồm ra đường
Phố phường trông dị hợm
lắc đầu, thấy mà thương.
 
Lê Phước Sinh
 
Đi qua Cầu Tham Lương, Sài gòn.

CÁI KHOÁI THỨ TƯ – Truyện ngắn của Tràm Cà Mau


Nhà văn Tràm Cà Mau

Ông Tư cùng hai người bạn thi sĩ đang uống trà, đắc ý ngâm vịnh, bỗng nghe chuông điện cửa reo và tiếng đập ầm ầm gấp gáp, tưởng như có bọn cướp sắp tấn công. Ông xanh mặt chạy lại nhìn xuyên qua ống dòm gắn trên cửa, thấy ông cụ Võ đang đập cửa và to tiếng hối:
“Mở cửa gấp, mở gấp! Mau lên”.

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 7) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 

Chưa Có Lần Nào Hát Hay Như Thế !
 
Trong những ngày chủ nhật mưa dầm gió bấc, đất nhão, đường trơn, chúng tôi quây quần, có khi nhậu rượu đế với khô sặc của Trần văn Nghị đem từ quê miền Nam lên, có khi nhâm nhi cà phê làm một màn văn nghệ bỏ túi. Nhân vật chính vẫn là Trịnh Công Sơn. Anh đánh đàn, hát. Thỉnh thoảng có bài nào hợp với sáo thì tôi mang sáo ra phụ họa. Anh em cũng luân phiên mỗi người làm vài ba câu, một bản. Tuy nhiên, Sơn vẫn luôn được yêu cầu anh hát chính các nhạc phẩm của anh. Giọng Sơn không trong, không trầm. Một giọng đặc biệt, nhẹ, quyến rũ, truyền cảm, không hay nhưng cảm được người nghe. Anh hát những bài mới làm tại đây như "Chiều một mình qua phố", "Lời buồn thánh", "Vết lăn trầm", "Tiếng hát Dạ Lan" tức "Dấu chân địa đàng" Chúng tôi lặng người ngồi nghe. Không gian yên tĩnh. Thời gian ngừng lại. Ngoài trời mưa vẫn rì rào từng cơn. Không một tiếng vỗ tay, khi Sơn ngừng hát. Chúng tôi sợ tiếng động làm tan biến cái không khí đang quánh đặc lại bởi tiếng hát của Sơn và hồn chúng tôi thành một. Sơn nhẹ nhàng buông đàn. Đôi mắt mơ màng sau đôi kính cận.

TÂM SỰ THỜI THƠ CA NHƯ GIẺ RÁCH, THÔI QUÊN HẾT, ĐẤY CHÍNH LÀ HẠNH PHÚC – Thơ Phạm Ngọc Thái


    

 
TÂM SỰ THỜI THƠ CA NHƯ GIẺ RÁCH
 
Trót đam mê rồi giấc mộng văn chương
Vào cái thời thơ ca như giẻ rách
Nhiều kẻ làm thơ, người xem lại ít
Thiên tài lạc lõng cõi trân ai
 
Bọn đầu trò thì buôn, lắm loại loai choai
Giữa đời thường thi nhân thành thất thểu
Cao niên đấy mà vẫn đành sống yểu
Hổ trong lồng cũi đó thôi !...
 
Cứ vẫy vùng gầm vang trời đất
Rồi tới ngày ta xé toạc không trung
Sẽ hiền lành về bên Phật ở Tây Thiên
Cùng các thánh mây vờn, gió hát
 
Nơi trần thế khói hương tưởng nhắc
Làm ngôi miếu bên đường như Lý Bạch xa xưa
Rêu phủ bốn mùa, vắng vẻ hoang sơ
Với non nước muôn đời không thẹn hổ
 
Thôi, sướng cũng đã nhiều dẫu còn lúc khổ
Sắp hết đời vẫn cố kiếm tiền nong
Bù cho vợ, con những năm tháng hoài trông
Rồi thanh thản ta đi vào kiếp khác
 
Sức đã kiệt, tháng năm gần hết
Trông chờ vận lộc trời ban
Đem một mảng văn?          
Mấy chục năm ròng viết lách chốn trần gian
Nhượng bớt cho đời. Thánh thần ơi phù hộ !!!
 
Xin để lại thời sau vài lời lỗ mỗ...
 
                          Bệnh viện E 20.7.2022
 

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

MỘT CHÚT TÂM SỰ KHI ĐỌC THƠ NGUYỄN TUYỂN – Đặng Xuân Xuyến


Nhà thơ Nguyễn Tuyển
 
Tôi đọc thơ Nguyễn Tuyển không nhiều, cũng không thường xuyên nên hiểu về thơ của Nguyễn Tuyển không được sâu nhưng có lẽ Cha Mẹ và Quê Hương là mảng đề tài chiếm dung lượng khá lớn trong thơ anh thì phải.
 

BÀN VỀ LONG - Phiếm luận của Nguyên Lạc


Nhà thơ Nguyên Lạc

Cẩn báo:

- Chuyện hạn chế các Bà và cấm trẻ dưới 18 tuổi!
 
Vào bài:
 
Thấy các ngài vua Đại Hán thường "vỗ ngực" tự  cho mình là Long (Rồng), Nguyên Lạc tôi thử "động não", "nghiên kíu" rồi bàn về chữ Long xem sao.
 

NHÂN DANH THƠ VÀ ĐỌC PHÚC ÂM – Thơ Khaly Chàm


  
 
 
nhân danh thơ và đọc phúc âm
 
ngày nhạt nắng dung dưỡng lũ sương mù
tôi quất mạnh chiếc roi ý tưởng vào bài thơ đang treo lơ lửng
luật bằng trắc trừng mắt nhìn tôi rồi co giật ảo
điềm nhiên với quy ước đối kháng hợm hĩnh tạo rườm rối thi ca
thèm muốn được văng tục đượm mùi đặc trưng bẩn thỉu
 
những con chữ thơ có bao giờ thích đọc phúc âm
hôm nay hay ngày tháng năm qua cũng thế thôi
thật tình mà nói: tôi rất sợ chết quá chừng
dù biết tôi chưa đủ tuổi để già nua theo quy luật!
tội nghiệp, chiếc lưỡi bị cụt từ thập niên bảy mươi của thế kỷ trước
nó luôn thích nghi với đê hèn mong sao còn tồn tại
 
tự nhủ lòng hãy quỳ gối đi chứ
cảm kích văn chương nô dịch đang cào xước mặt mình
với nghi thức xưng tội có thể nhìn thấy sự lột truồng con chữ
dường như, bầy thú trong chuồng trại văn chương hiện hình những bóng ma
chúng rú cười điên dại chắc hẳn đang nghĩ chuyện mộng tưởng phi thường
tôi là ai, không cần phải biết nhưng chẳng mong thơ rơi xuống giáng cú đập mạnh lên đầu
 
                                                                              tpsaigon 8/2022
                                                                                  khaly chàm

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

BÓNG NÚI, ĐÓA VU LAN MÀU ĐỎ - Thơ Tịnh Bình


   
                  Nhà thơ Tịnh Bình

 
BÓNG NÚI
 
Men đường chân trời
Trông vời theo bóng núi
Giờ này
Mẹ đang ngồi nhặt hoàng hôn
Vài tia nắng quái chiều rơi vương vãi
Tiếng gà cục tác
Gió bâng quơ trên đám cỏ mần trầu
Con nơi này
Tưởng nhớ phía xa xa
 
Nhòa nghiêng bóng núi
Không thấy hoàng hôn
Không thấy dáng mẹ nữa rồi
Chật vật lời ru
Bay lên từ phía cánh đồng
Oằn cong sợi khói
Gởi tình rơm rạ về đâu?
 
Căn phòng đêm mất ngủ
Sà vào lòng khuya tĩnh mịch
Đôi mắt nhắm trân trối nhìn vào trong
Cố hình dung bóng núi
Mặc những khói sương rơi chầm chậm
Mường tượng quê hương
Vẽ những buổi chiều...
 

“THÁI LIÊN KHÚC” THƠ VƯƠNG XƯƠNG LINH – Đỗ Chiêu Đức



 
“THÁI LIÊN KHÚC” (KHÚC HÁT HÁI SEN)
        
Mùa hè nóng nực, hôm nào nhiệt độ của TP. Houston cũng lên trên 100 độ F. Cái nóng hừng hực và khô khan khiến cho người ta cảm thấy như là đang ở trong lò BBQ vậy... Xin được gởi một luồn gió mát mẻ đến với mọi người bằng Khúc hát Hái Sen sau đây...
       
 採蓮曲                       THÁI LIÊN KHÚC               
 王昌齡                        Vương Xương Linh.
 
 荷葉羅裙一色裁     Hà diệp la quần nhất sắc tài,
 芙蓉向臉兩邊開。     Phù dung hướng kiểm lưỡng biên khai.
 亂入池中看不見,     Loạn nhập trì trung khan bất kiến,
 聞歌始覺有人來。     Văn ca thủy giác hữu nhân lai!

 

BÓNG ĐÈ – Thơ Lê Phước Sinh


   
                          Nhà thơ Lê Phước Sinh

 
BÓNG ĐÈ
 
Tự dẫy dụa tự cương sình
ú ớ gắng cố trân mình ngược xuôi
Đêm bủa vây đốt chết ngày
vô minh vô vọng lấp đầy oan thiêng.
 
                                Lê Phước Sinh

CÓ MỘT CHIỀU THU – Thơ Thùy Châu


   


CÓ MỘT CHIỀU THU
 
Tôi đi gom lá Thu vàng úa
Kết lại thành thơ gởi một người
Bao nhiêu lá rụng rơi chiều ấy
Là bấy đau thương lẫn nụ cười
 
Ngày nao người về mang thương nhớ
Rót xuống đời tôi tiếng khẻ khàng
Nhưng yêu sao chỉ là gian dối
Lời cuối cho nhau đến phủ phàng.
 
 Dẫu biết rằng duyên đã lỡ làng
Cuộc tình dâu biển đã sang trang
Người đi mang cả trời thương nhớ
Có trách nhau chi cũng muộn màng
 
Chiều nay lần giở lại từng trang
Những cánh thư xưa đã úa vàng
Vàng như lá rụng chiều Thu ấy
Phủ kín hồn tôi...  lệ ứa tràn!
              
                         Thùy - Châu
                         (2/10/2020)
  

HOA PHÙ DUNG, KÀ PHÊ, GIANG CHÂU, LÁ RƠI XUỐNG ĐẤT – Thơ Chu Vương Miện


   

 
HOA PHÙ DUNG
 
hoa phù dung sớm nở tối tàn
con phù du thiêu thân
dưới ánh đèn
sống qua một đêm
cũng một sátna
vui khác chi? buồn?
 
bèo hợp bèo tan
trăng khuyết trăng tròn
mất nước rồi độc lập
đánh mãi rồi cũng bình
bình xong mà chả yên
vừa đói lại vừa rét
dẫu sao cũng một miền
ôm cái đầu mà nghĩ
nghĩ mãi rồi hóa điên
 
danh khởi văn chương trứ
quan ưng lão bệnh hưu
bên này vườn tiêu
bên kia vườn điều
ở quãng giữa
lờ lững con diều
 
tổ tiên con người là con khỉ
tổ tiên của con khỉ
là con tiều?
nói phét nói lác
nói ba xàm
như ếch kêu?
 

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

HÀ NỘI, DƯƠNG TƯỜNG - Nguyễn Đức Tùng

           Xin đăng lại bài này để mừng nhà thơ chín mươi tuổi 
           (4. 8. 1932- 4. 8. 2022. NĐT)
 

Ngày 6 tháng 4 năm 2007 tại Hà Nội, chúng tôi đến thăm nhà thơ Dương Tường tại nhà riêng. Dương Tường ngồi sau một chiếc bàn nhỏ và thấp chất đầy sách vở và ly tách giữa một căn phòng rộng dùng làm phòng triển lãm tranh. Tranh treo kín các tường. Chúng tôi gồm có Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Trọng Tạo, Du Tử Lê, Nguyễn Đức Tùng, và nhiều bạn bè văn nghệ khác, người từ Sài Gòn ra, người ở ngay Hà Nội. Trưa hôm đó Dương Tường dẫn chúng tôi đi thăm phố và ăn trưa. Chiều hôm sau, 7 tháng 4, một mình tôi quay lại địa chỉ trên theo lời hẹn.
Buổi chiều Hà Nội nhiều nắng, nhưng mát, dịu dàng. Chiếc ngõ dẫn vào nhà ông sâu, quanh co, vắng người, như ở chốn quê. Anh chị Dương Tường đón tôi ở cửa, tươi cười, thân ái.
Ngồi gần bên nhà thơ, hai người trong căn phòng rộng và im vắng, tôi có cảm giác chất nghệ sĩ trong người Dương Tường toả ra thành một với những bức tranh trên tường. Buổi chiều có vẻ siêu thực.
 

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

THÁNG TÁM NẮNG TRÀN – Thơ Trần Mai Ngân


   
                Nhà thơ Trần Mai Ngân


THÁNG TÁM NẮNG TRÀN
 
Chếnh choáng một cơn say
Ru lòng mình ấm lại
Tháng Tám à ơi… à
Khúc ca - khúc ca vang…
 
Mùa Thu lá thay vàng
Không buồn em không buồn
Đón mùa sang thênh thang
Áo hoa mới xênh xang
 
Em đi nắng ấm tràn
Bàn chân sao bỗng nhẹ
Mà mênh mang miên man
Tình em gửi về chàng…
 
Chếnh choáng một cơn say
Ru lòng mình ấm lại
Thôi ta đừng nghi ngại
Để em cười hồn nhiên…
 
Xin bình yên, bình yên
Mùa Thu vàng tháng Tám!
 
                 Trần Mai Ngân
 

XE BÒ NƯỚC QUÊ MÌNH - Nguyễn Dũng


                                   Ảnh: John Hansen chụp tại Phan Thiết năm 1965

Ngày đó lâu lắm rồi! Lâu thật lâu so với cái nhớ của một đứa bé như tôi nhớ về hình ảnh đã in sâu vào tiềm thức của một thời tuổi nhỏ. Buổi sáng sớm trời còn mờ sương, đường phố còn vắng tanh nơi cái thị xã nhỏ bé này. Chiếc xe bò đổ nước với tiếng bước chân đều nhịp khoan thai của chú bò vạm vỡ, chân guốc đã được đóng móng, nghe như tiếng sắt miết trên mặt đường. Róc, soạt. Róc, soạt, đều đặn buồn buồn, thêm với tiếng chuông đeo nơi cổ thỉnh thoảng lại leng keng mỗi khi chú bò rướn cổ về phía trước. Phải tinh ý lắm mới nghe ra được cùng một bước chân có đóng móng sắt, nhưng lại có đến 2 âm thanh được nghe khi chú bò đi trên phố. Soạt là tiếng bước chân trước, nghe nhẹ hơn nên có tiếng soạt, còn rốc là tiếng bước chân sau chịu sức nặng toàn thân, cùng với cái xe bò nước phía sau nên nghe vững chãi và chắc chắn, cương quyết hơn. Hình ảnh cái xe bò đi đổ nước ngọt lúc còn khuya của ngày ấy cứ mãi trong lòng tôi.
 

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

CHÙM THƠ “CHỚM THU” CỦA ÁI NHÂN



  
  Nhà thơ: ÁI NHÂN
  ĐT: 0984470914
  Hội viên Hội VHNT - HY
  Hội viên Hội nhà văn Hà nội
  Đã in riêng 10 tập thơ tình
  Ngọc Lâm – Long Biên – HN


 
 



HẸN THU
 
Chênh chao nắng
Hoàng hôn vàng lối phố
Heo may xanh
Lơ đễnh nắng mơ màng
Thấp thoáng tiếng chim gù gọi bạn
Lá nghiêng lòng xao xác gọi…
Thu sang!
 
Anh đến nhé!
ánh thu tràn sóng sánh
Mộng mơ yêu lên lóng lánh trăng vàng
Môi e ấp
Rộn ràng chân sáo
Líu ríu mơ…
Hoa sữa nở trắng đầu!

NHỮNG CHIỀU XA XƯA ẤY - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến


  
                     Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến

 
THÁNG CHẠP - 2021
 
Lấp ló đầu thôn tháng Chạp về
Thốc chiều, cóng lạnh cả triền đê
Thoảng xa xa vọng lời kinh kệ
Nấc tiếng ai cầu, nghẹn bến mê!
 
Hà Nội, chiều 06 tháng 01-2022
 
 
NỖI NIỀM
 
Sợ làm nhột nắng còn vương
Mới te tẻ ngại mà nương nắng chiều
Ngẩn ngơ chi một bóng diều
Để đau đáu cả mấy chiều mưa Ngâu.
 
Hà Nội, 18 tháng 08.2021
 
 
NGẪU HỨNG: EM TÔI
(Tặng V yêu)
 
Nắng vẫn tươi nồng hương lúa non
Em tôi má thắm đắm duyên giòn
Quẩy nắng sang chiều thoăn thoắt gọn
Mây vờn gió nựng dáng eo thon.
 
Hà Nội, 09 tháng 7-2021
 
 
ĐỢI...
 
Bến đông người không em đứng đợi
Lủi thủi tôi hóng lọn gió trời
Cứ nấn ná ừ em sắp tới
Bờ sậm màu lấm đẫm sương rơi.
 
Hà Nội, chiều 09 tháng 06-2021
 
 
CHIỀU HỒ TÂY
 
Ai phả vào chiều một dấu yêu
Để ai tẩn ngẩn một nét Kiều
Ồ kìa loáng thoáng ven rặng liễu
Một tiếng cười reo lảnh lót chiều!
 
Hồ Tây, chiều 30-04-2021
 
 
THÁNG BA VỀ...
(Với V yêu)
 
Ừ tháng Ba về! Ừ, tháng Ba...
Hoa xoan tim tím rụng hiên nhà
Lạnh chiều cong cớn cơn gió lạ
Mưa bụi giăng dầy, ta nhớ ta.
 
Làng Tám, chiều 01.03.2021
 

NHỮNG BÀI TỨ TUYỆT VUI – Thơ Nguyên Lạc


   
                     Nhà thơ Nguyên Lạc

 
1. TRẦU TIÊU
 
"Trồng trầu trồng lộn với tiêu"
Con mê đô Mỹ mẹ khều chia tao
Ở đời mẫu tử có nhau
Con mà ở bạc trời nào chứng cho ?

 
2. SÁCH VỞ
 
"Sáng trăng trải chiếu hai hàng"
Bên anh đọc sách bên nàng heo quay
Thôi anh bỏ sách qua đây
Rượu mồi không hưởng còn bày đặt chê?

 
3. HỌC CHỮ NGU
 
Đèn Ca Li ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Việt Nam ngọn tỏ ngọn lu
Về quê anh học chữ ngu
Sao không qua Mỹ công phu chữ tiền?

 
4. CHUYỆN QUÊ
 
"Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ đi xúc con dâu đi mò"
Thằng chồng thì ở nơi mô ?
Lươn um rượu rắn... nó "khò" đằng kia!

 
5. CHỖ NÀO?
 
Em mà chỉ đẹp tâm hồn
Vậy thì anh biết ôm hôn chỗ nào?
Anh nòi thi sĩ tào lao
Chỉ tâm hồn đẹp sờ đâu hở trời?
 
                                Nguyên Lạc