BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

BÀN VỀ LONG - Phiếm luận của Nguyên Lạc


Nhà thơ Nguyên Lạc

Cẩn báo:

- Chuyện hạn chế các Bà và cấm trẻ dưới 18 tuổi!
 
Vào bài:
 
Thấy các ngài vua Đại Hán thường "vỗ ngực" tự  cho mình là Long (Rồng), Nguyên Lạc tôi thử "động não", "nghiên kíu" rồi bàn về chữ Long xem sao.
 
NGHĨA CHỮ LONG

 Như đã biết: Long  đứng đầu tứ quí: Long Lân Quy Phụng.
 
a. Nghĩa Hán Việt
 
1. Long
- long trọng
- hưng thịnh
 
2. Long
- Con rồng;
- thuộc về vua chúa
 
3. Long (Lông, Lung) lờ mờ, lúc mặt trăng sắp lặn.
 
b. Nghĩa Việt ngữ
 
1. Lông: Bộ phận thường có hình sợi, mọc ở ngoài da cầm thú hay da người, có tác dụng bảo vệ cơ thể
2. Long
- không bót: Có nghĩa là lỏng lẻo.
- long là sắp sút ra.
- long óc là nhức đến hoa mắt khờ người...
Long và Lông thường không phân biệt rõ ràng trong các phát âm của người Việt, nhất là ở Nam bộ.
 
c. Từ điển Long nói lái:
 
Long là vua:
- vua trốn học: long kẻo (leo cổng)
- vua thời bao cấp: long đạo (lao động)
- vua thời mở cửa: long định (linh động)
- vua thời bị nước lớn hăm dọa: long cưng (lưng cong)
- vua lên đồng gọi: long đền
 
Và vài nghĩa khác của Long
- Đồng hồ vua đeo: Longines
- Vua chơi bời quá độ: Long đầu gối
- Cái radio của vua: Long đài
- Vua ực một lúc 3, 4 ly rượu mạnh là Long shot
 
d. Câu đối liên quan đến Rồng
 
Long là rồng:
Môn sinh cụ Nguyễn Khuyến là cụ Trần Tán Bình đã dán tặng cho nhà nhà hộ sinh/hộ sản câu đối sau đây:
 
Con tiên cháu rồng, lộn xuống cõi trần sung sướng nhỉ?
Mông mềm bụng rắn, sai đâu bà mụ đỡ đần cho

Tiếng địa phương miền Bắc khi viết thì "rắn sai" nhưng nói thì thành "dắn sai" cho nên cẩn thận khi nái lói (nói lái) 2 cặp chữ này: "rồng lộn" và "dắn sai".  
 
c. Nghĩa theo tiếng Pháp, Anh
 
Trong tiếng Pháp và tiếng Anh, Long nghĩa là dài
Tôi nhớ hồi nhỏ, trước 1975,  khi học tiếng Pháp thầy bắt cả lớp đọc lớn lên các chữ và nghĩa vừa học để dễ nhớ nằm lòng. Đây là một trong những câu chúng tôi đã đọc:
 
Ma - xơ chị tôi mu mềm long dài

Nghĩa từng chữ:

Ma soeur: nghĩa là Chị tôi
Mou= mềm
 Long= dài (French)
 
Trong bài viết này, phần Hán Việt tôi dùng chữ Long theo nghĩa thứ 2 trên: - "Con rồng, thuộc về vua chúa".
Mời các bạn vào "trận"
 
BÀN VỀ LONG
 
Ông X:
- Long (Rồng) tượng trưng cho vua, những gì liên quan đến vua đều dùng chữ Long.
Cơ thể vua : Long thể,  mặt vua: Long nhan, xe vua : Long xa , giường vua ngủ : Long sàng...
"Long thể bất an
Long sàng nhúc nhích"
Từ đó mới đưa đến Long thai: cái bầu thai của vua
Ông Y:
- vậy chớ "cái ấy" của vua gọi là gì ?
Ông X:
- Long cu *
Ông Y:
-Tầm bậy. Bộ đầu óc ông có vấn đề hả ? Sao lại ghép chữ Hán (Long) vào chữ Nôm (cu) Chúng sao kết hợp được?
Ông X:
- Ông mới có "dzấn đề" đó. Sao ông lại "nghìn trùng chia cắt" cái chữ đầy "ấn tượng" đó ra làm hai dzậy? Hán với Nôm, rõ nỡm!
Hay là ông cũng hiểu nghĩa theo phát âm cả hai chữ đó theo "nom"? Giời!
Long cu là con tuấn mã, con ngựa hung hăng của vua. Vì "cái ấy" của vua quá dữ, như con ngựa (không dữ sao có cả ngàn vợ) nên mới gọi là Long cu. Thông chưa, hết "théc méc" chưa ?
 
............
 
* Tui xin "làm rõ" với quí bạn :
Vần ÂU và U trong tiếng Viêt thay đổi nhau. Thí dụ Châu Du = Chu Du, Trang Châu = Trang Chu. Thổ Châu = Thổ Chu, Ví dầu = Ví dù...
 - Có thể vì ông X hơi ngọng hoặc muốn đùa nên đọc chữ CÂU thành chữ CU
Câu Tuấn mã, Ngựa hai tuổi gọi là Câu. Phàm ngựa còn non còn khoẻ đều gọi là Câu cả. Vì thế khen các con em có tài khí hơn người gọi là thiên lí câu 千里駒.(Từ điển Thiều Chửu)
 
LONG HÓA TRÙN
 
Thành ngữ: "Long Hóa Trùn" chỉ sự thất thế của những thằng ác ôn. thất đức. Nó cũng dùng để ám chỉ mấy cụ "xỉn" quá độ, chả làm ăn được gì cả, "trả bài" không thuộc
Chuyện rằng:
Một buổi chiều tối nọ, cô vợ mặt hồng, mắt biếc tủm tỉm dọn lên cho chồng một xị rượu rắn cùng rùa xé phay và cháo le le.
 
Thương chồng nấu cháo le le
Chồng ăn thêm sức... tối đè hụt hơi
                                          (ca dao)
 
Xong cô nàng vào phòng trong nằm chờ ...
Sáng hôm sau, mặt mày hớn hở, cô nàng liếc xéo chồng với vẻ thán phục.
Chiều đến, cô nàng lại nhìn chồng tủm tỉm cười, rồi dọn lên ba xị rượu rắn và mồi như hôm qua. Rồi vào phòng trong hí hửng nằm chờ...
Ông chồng vừa tà tà nhâm nhi rượu mồi, vừa hò ru cho vui lấy trớn:
 
Hò ơ ơ ớ
Nhấp chén rượu cay nhai con ốc đắng
Dạ thương người... ơ ơ... giỏi giắn đảm đang
                                                           (ca dao)
 
Hò ơ ơ ớ
Gió lay động nhánh mù u
Vợ chồng oánh lộn... ơ ơ... thằng cu nhịn thèm*
                                                             (ca dao )
 
..........
 
* "Thằng cu" là thằng con trai nhỏ dân quê thương gọi nha các bạn. Do oánh lộn, nên bỏ thằng con đói thèm thôi. Tuy nhiên, các bạn muốn nghĩ sao thì tùy.
 
Chờ mãi đến gà gáy sáng nhưng sao vẫn êm re, chẳng động tịnh gì cả, cô nàng mới hé cửa nhìn ra. Hỡi ôi, ông chồng đang "lật gọng" khò khò ngoài kia
Sáng hôm sau, với vẻ mặt bức bối, cô dậm chân than:
 
- Tổ cha nó, ba không bằng một!
Ối thôi, LONG đã hóa thành TRÙN rồi!
 
"Chơi mà mút chỉ đứt dây
Còn chi mà nói thang mây phiêu bồng"
                                          (Bùi Giáng)
 
***
 
Sao, các bạn thấy thế nào?

"Mua vui cũng được một vài... lon bia"?)
Hẹn ngày "tái nạm" bàn về QUY/RÙA.
 
                                                                               Nguyên Lạc
 

Không có nhận xét nào: