BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

SÀI GÒN THÀNH PHỐ MÙA COVID - Thơ Vĩnh Hoàng


   

 
SÀI GÒN THÀNH PHỐ TRẺ    
 
Sài Gòn thành phố phồn hoa    
Với sức sống trẻ, trên đà đi lên     
Ra đường bất luận ngày đêm     
Đèn xe rực rỡ, phố chen chúc người
 
Nhà hàng, quán nhạc đông vui     
Chị vào siêu thị, anh ngồi quán bar     
Khách du lịch đến từ xa     
Đắm say nhìn, ngắm so ta với người
 
Sài Gòn thật quá tuyệt vời      
Chẳng thua Âu, Mỹ dưới trời Á Đông      
Tưởng rằng hết số long đong      
Ông trời chẳng bỏ "má hồng đánh ghen"     
Ra tay bởi nhớ lời nguyền      
 
Thả con Cô Vít gây nên bao điều       
Sài Gòn phố chết, đìu hiu       
Đường xe vắng lạnh tiêu điều xác xơ       
Quá bất ngờ, thật không ngờ
 
 Sài Gòn cuộc sống bây giờ là đây        
Con Cô Vít trói chân tay      
Trong vòng cương tỏa phủ đầy tang thương      
Làm sao thoát khỏi tai ương      
 
Qua cơn khốn khó nhiễu nhương lúc này      
Vươn lên chống chọi từng ngày      
Vượt qua đại dịch, cơ may sống còn      
5K thực hiện nhớ luôn   
     
Vắc Xin tiêm đủ lòng càng vững tin         
Hãy cứu mình - tự cứu mình        
Một ngày sẽ đến bình minh sáng ngời  
 
                                       Vĩnh Hoàng 
                                        07- 9-2021

VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MAI – Đặng Xuân Xuyến


                             
                                      Nhà văn Lê Mai
 

NHỮNG CON SỐ "DUYÊN NỢ" VỚI NHÀ VĂN LÊ MAI:
 
- Ngày 5 tháng 3-2017: Lần đầu biết mặt nhà văn Lê Mai (tên thật là Lê Văn Hùng) khi ông cùng nhà thơ Nguyễn Khôi đến nhà tôi ở 7/61 Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
 

KHÁI NIỆM ĐÊM # 2 – Thơ Khaly Chàm


   
                           Nhà thơ Khaly Chàm
 

khái niệm đêm #2
 
nhảy múa thét gào
hàng tỉ vi trùng hỗn loạn
trong vuông ngực thời gian
huyễn hoặc lời mật niệm
một thế giới chúng sinh
luôn với nỗi khát thèm
ảo ảnh lấp lánh màu địa ngục
 
đêm móng vuốt
thè lưỡi toả sáng giấc mơ ẩn dụ
những bóng dục tình sinh sản
em loài ngựa bí ẩn quyến rũ hạnh phúc
hí vang theo nhịp cuồng hoá lửa
tôi đã thay đổi dáng hình
 
khuôn mặt của sợ hãi
mắt hố thẳm quá khứ ám ảnh niềm tin
bàn tay co rúm lời trối trăng
con chữ ngửa mặt khinh bỉ tư duy
trong tâm thức nụ cười vang âm mũi nhọn
hơi thở nơi đâu chẳng kịp về
báo hiệu cho chúng ta ngày cứu rỗi
 
                                     tptayninh hè 2015
                                          khaly chàm
 

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH NGÂM THƠ TAO ĐÀN TRƯỚC NĂM 1975: TIẾNG NÓI CỦA THI VĂN MIỀN NAM - nhacxua.vn biên soạn




Thi sĩ Đinh Hùng là một trong những tên tuổi lớn nhất của thi đàn Miền Nam, đã nổi danh từ thập niên 1940 khi còn ở Bắc.
 
Năm 1954, ông di cư vào Nam và phát hành tập thơ nổi tiếng Mê Hồn Ca trong cùng năm. Tại Sài Gòn, ông cùng bạn bè lập ra chương trình Tao Đàn năm 1955 trên Đài phát thanh. Có lẽ là khi bắt tay vào thực hiện chương trình này, thi sĩ Đinh Hùng cũng không nghĩ là nó được công chúng đón nhận nồng nhiệt đến như vậy. Vào mỗi tối thứ hai, tư và sáu trong tuần, từ 9 giờ 15 đến 10 giờ tối, thính giả nghe đài phát thanh ở Sài Gòn và cả nước lại chìm đắm trong thế giới của thơ ca. Chương trình Tao Đàn trở thành diễn đàn chung của thơ ca kim lẫn cổ, là nơi hoàn toàn chỉ dành riêng cho người yêu thơ.
 

NHỚ CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG: DINH XƯA, CẢNG CŨ BÂY GIỜ - Lê Đức Dục

Dấu tích của những vị chúa Nguyễn buổi đầu mở cõi nay còn ở Trà Bát (nay là làng Trà Liên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Cho dẫu còn ít ỏi và phần nào hoang phế thì ngần ấy dấu tích vẫn đủ sức thức gợi cả một trời quá khứ.
 
Vùng Trà Bát bây giờ thật quạnh hiu. Ảnh: Lê Đức Dục
 
Trà Bát chính là nơi Nguyễn Hoàng trút hơi thở cuối cùng vào năm 1613. Trước lúc lâm chung, cũng tại Trà Bát, ông đã triệu người con trai thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên đang làm trấn thủ Quảng Nam về cầm tay dặn dò: “Đất Thuận - Quảng phía bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang (sông Gianh) hiểm trở, phía nam có núi Hải Vân, núi Thạch Bi vững bền, núi sinh vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của kẻ anh hùng. Nếu biết dạy dân, luyện binh thì chống chỏi với họ Trịnh đủ xây dựng sự nghiệp muôn đời, nếu thế lực không địch được thì cố giữ đất đai để đợi thời cơ chứ đừng bỏ hỏng lời dạy của ta”. Vâng mệnh cha, từ dinh Trà Bát này Nguyễn Phúc Nguyên đã nối ngôi chúa chăm lo việc phòng thủ, sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài mến phục gọi ông là Chúa Sãi hay Sãi Vương.
 

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

DÂN TỘC KINH LÀ GÌ? - Hoàng Hưng



Trên Chứng minh Nhân dân của công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mục dân tộc, tất cả những người không phải sắc dân thiểu số (Tày, Nùng, Ê đê, Chăm...) đều ghi là: KINH. (Lưu ý: Căn cước Việt Nam Cộng hòa trước 1975 không có mục này).
Không ai để ý đến chi tiết này! Bạn cũng thế! Tôi cũng thế! Chẳng ai hỏi: dân tộc Kinh là dân tộc gì?
 

CHÍNH NGỌ - Thơ Tịnh Bình


  
                Nhà thơ Tịnh Bình


CHÍNH NGỌ
 
Tựa lưng ngả vào trưa thẳng đứng
Nắng khêu thêm cho kịp đỉnh ngày
Ai biết từ đâu mưa bất chợt
Đất với trời vụng một cuộc yêu...

                             TỊNH BÌNH
                              (Tây Ninh)

CA DAO VIỆT NAM “CÔ GÁI HÁI CHÈ VÀ THẰNG PHẢI GIÓ” – Sưu tầm



Trong kho tàng ca dao VN, phần lớn các câu ca dao dùng để tả những sinh hoạt cộng đồng, hay đề cao những đức tính tốt nhằm mục đích khuyên nhủ người đời...
 

TRAI QUÊ – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


TRAI QUÊ
 
Trai quê, thì rõ trai quê
Dửng dưng phố thị bùa mê trói người
Thì quê, chỉ sẵn nụ cười
Chỉ trong veo mắt dụ người ngẩn ngơ
Ờ thì, nửa tỉnh nửa mơ
Trai quê vẫn vậy, vẫn khờ chả khôn...
 
Hà Nội, 29 tháng 8-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

THANH LƯƠNG TRÊN ĐƯỜNG VỀ CỐ QUẬN – Tâm Nhiên

 
Tâm Nhiên, Thanh Lương, ngồi trước thạch động Hoa Nghiêm, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (9. 2017)
 
 
 THANH LƯƠNG TRÊN ĐƯỜNG VỀ CỐ QUẬN 
                                                                   Tâm Nhiên

Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên trên cù lao Ông Chưởng, bên dòng sông Hậu giữa trời thơ đất mộng An Giang.
 

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

SỰ THẬT – Thơ Trần Mai Ngân


 
               Nhà thơ Trần Mai Ngân


SỰ THẬT
 
Anh
Thắt những chiếc nơ xanh nơ vàng
Cho những lời ngôn tình mơ màng
Rồi thả bay đi - về em và tất cả
Sự lập lại giống nhau như thuộc bài
Một đường cưa cũ người thợ đốn nhiều cây ngã…
 
Em
Chắt chiu chiếc hộp kỷ niệm
Giữ gìn như kho báu của riêng mình
Kết vòng nguyệt quế cho cuộc tình
Lấp lánh nhất tuyệt vời nhất
Những thánh thiện ngây và ngô - Em đặt tên tình yêu anh…
 
Hôm nay
Sự thật là màu xanh của trời
Là màu trắng đám mây bay đi
Nhẹ nhàng và đôi ta mỉm cười
Thắp nến cho ngày đã qua thật đẹp!
 
                                                                 Trần Mai Ngân

BÊN BỜ SINH TỬ - Thơ Lê Văn Trung


  


BÊN BỜ SINH TỬ
 
Thôi bỏ lại bên này bờ sinh tử
Phận đời ta rơm rạ có ra gì
Bỏ lại hết cả nghìn sầu thiên cổ
Xót thương chi bèo giạt bến sông này
 
Lòng nhân thế, lòng mịt mù mưa nắng
Còn gì nhau mà muối mặn gừng cay
Khi đã biết đời nhau là hữu hạn
Còn gì nhau mà nghĩa trả tình vay
 
Ta đứng giữa trần gian mà bật khóc
Thương phận người tro bụi chảy về đâu
Ai thấy được thiên đường trong địa ngục
Ai thấy màu xanh qua cuộc bể dâu
 
Khi bỏ lại đời ta không tiếc nuối
Ta thắp câu thơ truy niệm kiếp người
Ta thắp câu thơ xưng lời thú tội
Cuộc tình người niệm khúc của chia phôi
 
Lòng dâu bể - tình em là dâu bể
Ta bỏ đi, tàn tạ, xác thơ buồn
Ai biết được ánh hào quang sự chết
Vẫn rực ngời trong sóng gió tang thương.
 
                                           Lê Văn Trung

CÓ...! – Thơ Phan Thạch Nhân


  


CÓ...!
 
Có những con đường ngày đêm sao mà da diết
Hắt hiu buồn vắng vẻ lạnh làn da
Nén tiếng thở dài nhìn quanh như phố chết
Ở đâu rồi? Một phố thị phồn hoa
 
Có một cụ già hom hem ôm gói hàng từ thiện
Nước mắt lưng tròng về nuôi cháu nhỏ lên ba
Bố nó ra đi từ những ngày đầu dịch bệnh
Phong toả lâu rồi giờ vẫn ở nơi xa
 
Có một người vợ chiều hôm quỳ bên vỉa hè đau đớn
Vái lạy tiễn chồng thôi chấm hết từ đây
Hai thân già lang thang tựa nhau giữa lòng phố lớn
Cầu nguyện cho người về phiêu bạt giữa trời mây
 
Có một căn nhà nằm im đầu con hẻm nhỏ
Vẳng tiếng kinh cầu xa xót bước chân qua
Nhẹ bước hững hờ đi qua chiều thu vùng đỏ
Đợi mãi chờ hoài chưa nhận được tro cốt của cha

............................
 
Có anh đây!
Sẽ đưa em về con đường xưa hay qua lại
Để ngắm phố buồn thêm hoang hoải chiều nay
Phật ở đâu? Xin bình yên cho nhân loại
 Chúa ở đâu? Xin soi sáng thế gian này.
 
                                                       Mùa thu 2021
                                                    Phan Thạch Nhân

TIẾNG SÉT ÁI TÌNH – Thơ Quách Như Nguyệt


   
                      Nhà thơ Quách Như Nguyệt


TIẾNG SÉT ÁI TÌNH
 
Nhớ lần đầu mình gặp
Anh rụng rời tay chân
Nhìn em quên đất trời
Chăm chăm nhìn mê mẫn
Tim anh đập thình thình
 
Tiếng sét, sét ái tình?
Đánh vào tim thình lình
Làm ngất ngư, choáng váng
Anh muốn ngã, loạng choạng
Không kịp đỡ em ơi!
 
Ôi! Tiếng sét ái tình
Anh nghe thiên hạ tả
Họ bị đánh nghiêng ngã
Nhưng chẳng bao giờ tin
Không ngờ đến với mình!
 
Anh đầu hàng, phủ phục
Yêu em vô điều kiện
Không cần biết ác, thiện
Tình nguyện yêu mù quáng
Anh không hề muốn thoát
Khỏi vòng tay yêu tinh
 
Quách Như Nguyệt
August 30th, 2021

KHÁI NIỆM ĐÊM #1 – Thơ Khaly Chàm


 
                       Nhà thơ Khaly Chàm


khái niệm đêm #1
 
khép lại ngày
chớp cửa nghiến răng
còn sót lại đóm sáng cuối cùng
vụt tắt
 
những dây leo
từng đêm vươn lên
tìm hơi thở trên rào kẽm gai gỉ sét
giấc mơ đang trổ hoa gần hơn với cái chết
 
trong sự trỗi dậy
loài bướm đêm quên đi quá khứ
những giọt sương luôn ngụy trang
không thể hiểu được tiếng chuông ngân
khi lời thánh ca khoác áo choàng đen
đi xuyên qua bức tường
 
thủy tinh va chạm
âm thanh chảy tràn thảm sát bóng đêm
côn trùng chậm chạp
bò trên khuôn mặt bản tin dự báo thời tiết
 
tôi nhìn chiếc bóng của mình
trôi bập bềnh về vùng mặt trời tử nạn
 
                                       khaly chàm
                                 cuchisaigon  hè 2025

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

NHẶT KHÚC RU HỜI, MÙA GẶT – Thơ Tịnh Bình


  
                    Nhà thơ Tịnh Bình


NHẶT KHÚC RU HỜI
 
Cúi nhặt mùa ấu thơ bên cánh võng
Hoài niệm ùa về một thuở nắng mưa
Cơn gió khẽ đong đưa chùm cổ tích
Vọng tiếng gà xao xác gáy vào trưa
 
Dòng sông cũ bao mùa trôi thầm lặng
Cánh bèo xưa tím đến mênh mang
Những hoàng hôn chìm dần vào năm tháng
Lạc đâu rồi con diều giấy bay hoang
 
Ta về nhặt khúc ru hời ngọt lịm
Gió mùa thu xao xuyến dưới trăng mờ
Chú dế nhỏ khàn lời trong cỏ sớm
Hạt sương tròn ngỡ mắt biếc ngây thơ
 
Bước chân khẽ lối mòn xưa trở lại
Nồng nàn thương hương khói bếp quê nghèo
Trên mái ngói ríu ran bầy sẻ cũ
Gọi ta về miền thơ ấu trong veo...
 
 
MÙA GẶT
 
Thóc chín theo nắng lên bờ
Ngẩn ngơ hồn rạ chơ vơ nằm đồng
Héo lòng rơm cũng khô cong
Bén duyên hóa ngọn khói đồng chiều nay
Gửi gì theo gió bay bay
Sân phơi thóc lặng mắt cay hoen nhòa
Chân phương hạt lúa quê ta
Trắng trong lòng thóc hóa ra cơm vàng...
 
                                         TỊNH BÌNH
                                           (Tây Ninh)

THANH THẢN NÀNG THƠ – Tản văn của Tâm Nhiên



Cỏ hoa là tinh anh của trời đất, nhật nguyêt, nghìn năm kết tụ tạo nên rồi chuyển mình hóa hiện thành em, người em gái dịu dàng, duyên dáng, đoan trang, thuần hạnh, thanh thản một Nàng Thơ vô cùng diễm tuyệt.
 

NHÌN TRĂNG NHỚ EM – Thơ Phạm Ngọc Thái


  


NHÌN TRĂNG NHỚ EM                                   
(Tặng Ánh Tuyết)
 
Nhìn mảnh trăng trời lại nhớ em
Trăng trôi miên man khi mờ, khi tỏ
Chúng mình đến với nhau không còn thơ bé
Nhưng lòng tha thiết yêu thương.
 
Trăng giữa tháng khuyết dần, tình cứ tràn dâng
Cả tới khi không còn trăng nữa
Thì em vẫn bên vành vạnh tỏ
Đưa anh vào giấc mộng ru đêm.
 
Để cùng nhau say cảnh thần tiên
Cho quên hết biển đời ngang trái
Cuộc sống mưu sinh với bao mệt mỏi
Chân trời sẽ lụi tàn nếu chẳng có tình em.
 
Ôi, mảnh trăng nhỏ bé giữa mênh mang
Vẫn soi ngập cõi không gian vô tận
Sâu tận cùng trái tim anh hưng phấn
Đêm nằm thao thức vấn vương.
 
Trăng không còn. Em vẫn hiện lên...
Dìu anh qua phong ba, bão táp
Trong giấc ngủ chập chờn đêm bất diệt
Anh bay về ôm lấy trăng em.
 
Áp môi hôn lên vầng nguyệt của Cưng
Nghe trái đất dưới thân mình rung chuyển
Thế thái nhân tình dẫu bao đổi biến
Chẳng đảng phái nào sánh được hơn.
 
Cả nhân thế này chỉ một "mảnh trăng con"
Sống mãi muôn đời dù thay bao chủ nghĩa
Thức nhớ em hoài, trăng khuất không biết nữa
Nhìn khắp thiên hà càng da diết yêu thêm.
 
                                       Phạm Ngọc Thái
 

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

BÀI BOLERO ĐẦU TIÊN TRONG ÂM NHẠC VIỆT NAM – Vũ Đức Sao Biển

Nguồn: 
Bài viết của nhạc sỹ Vũ Đức Sao Biển đăng trên tạp chí Thanh Niên Xuân 2016

 

Bolero phát xuất từ Tây Ban Nha, do nhạc sĩ Sebastiano Carezo sáng tạo năm 1780, vốn là điệu nhạc nhảy. Điệu nhạc du nhập các nước châu Âu, được các nhạc sĩ viết nhạc cổ điển như Chopin (Ba Lan, 1810 – 1849), Bizet (Pháp, 1838 – 1875) và Debussy (Pháp, 1862 – 1918) sử dụng viết các chương trong các hòa tấu khúc và nhạc kịch của mình. Trong nhạc cổ điển, bolero được viết đầy tính quy luật, tính hàn lâm nên không được quan tâm nhiều. Ngược lại, bolero du nhập các quốc gia vùng Caribe và Nam Mỹ được đón nhận nồng nhiệt bởi nó gần gũi với kiểu chơi nhạc lãng mạn, phóng khoáng của người Mỹ Latin. Nó trở thành âm nhạc của quần chúng.
 

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

MÓN ĂN ‘KHỔ NHỤC’ MÀ THỰC KHÁCH ‘CHỜ DÀI CỔ’ ĐỂ THƯỞNG THỨC - Trinh Phạm

Trải qua quá trình chế biến kỳ công tới gần 5 tiếng, món ăn này dù được ví là “khổ nhục” nhưng vẫn hút khách thưởng thức bởi hương vị thơm ngon “có một không hai”.
 
Nhiều người hài hước ví von rằng thưởng thức món ăn này “vừa khổ vừa nhục” cũng vì tên gọi độc đáo, dễ nhầm lẫn của nó (Ảnh: Trang Phạm)

Khâu nhục (hay còn gọi là khau nhục, nằm khâu) là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu.
Không chỉ xuất hiện ở một số vùng thuộc các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang, khâu nhục còn là đặc sản làm nên “thương hiệu” của mảnh đất Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
 

SÀI GÒN MÙA ĐẠI DỊCH – Thơ Vĩnh Hoàng


 


SÀI GÒN MÙA ĐẠI DỊCH
 
Đã ba tháng trôi qua
Gồng mình trong đại dịch
Vẫn chưa đạt mục đích
Cho cuộc sống bình yên
 
Cứ thay đổi liên miên
Giản cách rồi giản cách
Dồn nguồn lực dập dịch
Vì đến lúc hiểm nguy
 
Mấy trăm người ra đi
Sau mỗi ngày nhẩm lại
Vài ngàn người nhiễm mới
Cứ theo đà tăng lên
 
Ôi; bao nỗi oan khiên
Phủ lên đời bất hạnh
Ra đi trong hiu quạnh
Nhờ ngọn lửa hóa thân
 
Hỡi tất cả toàn dân
Giúp nhau trong hoạn nạn
Sài gòn nỗi ly tán
Cần san sẻ niềm đau
 
Hãy chia sớt cho nhau
Bao nhu cầu cuộc sống
Để đừng ai vô vọng
Muốn chấm dứt cuộc đời
 
Đại dịch khổ lắm rồi;
Biết bao trẻ mồ côi
Khi người thân mất hết
Bơ vơ nhìn tương lai...?
 
Hỡi tất cả những ai
Có trái tim nhân ái
Hãy tự lòng soi lại ... ?
Hành động của chính mình... 
                
                      Vĩnh Hoàng                  
                      16-8-2021

XÓM CẦU MỚI, MỘT HOÀI BÃO LỚN CỦA NHẤT LINH -Nguyễn Tường Thiết

Nguồn: Báo Việt Luận
 


Cha tôi, nhà văn Nhất Linh, cho ra đời hơn mười tác phẩm. Mẹ tôi sinh đẻ hơn mười người con. Bà thường nói đùa với chúng tôi: “Cứ mỗi lần Mợ có mang thì Cậu lại thai nghén một quyển truyện”. Những đứa con của mẹ tôi khi chào đời thường song hành với một tác phẩm mới của cha tôi được xuất bản. Chẳng hạn như anh Thạch tôi sinh năm 1935 ứng với năm tác phẩm Đoạn Tuyệt ra đời. Nhưng khi cha tôi bắt đầu thai nghén và khởi viết Xóm Cầu Mới vào năm 1940, trong khi mẹ tôi cuối năm đó sinh đẻ ra tôi, thì tác phẩm này vẫn chưa chịu ra đời. Lần này khi khởi viết Xóm Cầu Mới Nhất Linh mang hoài bão quá lớn, “cái thai” quá to, nên tác phẩm không chịu xuất hiện trên đời cho mãi đến ba mươi ba năm sau. Kỳ diệu thay chính tôi lại là người “đỡ đẻ” cho tác phẩm ra đời khi tôi cho xuất bản cuốn Xóm Cầu Mới lần đầu tiên vào năm 1973.