BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

HOÀI CẢM


           


                                             HOÀI CẢM
                              Cánh nhạn tung trời vun vút bay
                              Hồ trường dốc cạn đẫm men cay
                              Văn chương nợ ấy còn chưa trả
                              Giáo nghiệp phận này lại phải vay
                              Mộng đẹp chưa tròn mà bỗng tỉnh
                              Tình hồng chẳng vẹn chợt thêm say
                              Lá vàng bay lả ngoài song đó
                              Thoảng tiếng đàn ngân ai nối dây !?!
                                                                     LA THỤY


                                     HỌA


                                      CUNG ĐÀN SẦU
                               Đìu hiu gió thổi, thổi mây bay
                               Một khúc nhạc sầu gợi đắng cay
                               Phím mộng ngày xưa bao kẻ nợ
                               Cung tình thuở trước mấy ai vay
                               Se lòng lặng lẽ se niềm nhớ
                               Buốt dạ âm thầm buốt giấc say
                               Nửa mảnh trăng thu buồn diệu vợi
                               Buông đàn thổn thức lệ vương dây.
                                                                    BẢO TRÍ

                                              CỐ LÝ
                               Mây trắng trời xa lặng lẽ bay
                               Trông vời cố lý mắt cay cay
                               Một trời thương nhớ mơ cùng hẹn
                               Vạn nẻo ân tình trả lại vay
                               Sáng sống tha hương đời cố tỉnh
                               Chiều trông viễn xứ rượu còn say
                               Chập chờn thực ảo nào ai biết
                               Lỡ một cung sầu ai nối dây!?!
                                                      SƯƠNG LAM

                                            HOÀI CẢM
                               Ái tình như gió cuộn diều bay
                               Mưa tạnh mây tan hơi rượu cay
                               Đem vận vào thơ thơ ray rứt
                               Gửi trao cho gió gió vần vay
                               Trốn vào cõi lặng lòng trầm tỉnh
                               Thoát xuống miền ồn trí ngất say
                               Mới biết chạy đâu cho hết phận
                               Thả diều nối tóc quấn làm dây                                                                                                                                        VÕ SĨ QUÝ

                                              CẢM HOÀI
                               Nhìn khói lam chiều vương vấn bay,
                               Bỗng dưng lòng quặn mắt hơi cay.
                               Nhớ về quê cũ duyên thề hẹn.
                               Quay lại tình xưa nợ trả vay
                               Nhấp chén trà xanh môi bỗng chát,
                               Uống li rượu nhạt dạ vừa say .
                               Mấy mươi năm lẻ lòng sao vẫn,
                              Lối cũ đường xưa cứ mãi dây.
                                                          NHẬT THỦY


                                            DÒNG ĐỜI
                               Phương trời cánh nhạn mỏi mòn bay 
                               Lá rụng ngoài song - nhấp chén cay 
                               Xuôi ngược dòng đời chìm lại nổi 
                               Đua chen thế sự trả rồi vay 
                               Mồi danh trước mắt làm mê luyến 
                               Bả lợi bên đường khiến đắm say 
                               Thành bại hơn thua nghe mặn đắng 
                               Cung đàn tri ngộ hãy nâng dây 
                                                                 LĨNH SƠN

                                       BẢ LỢI DANH 
                               Như cánh chim trời đã mỏi bay, 
                               Ngồi xem thế sự lắm chua cay.
                               Xưa nhiều nghiệp ác nên lo trả? 
                               Chừ được duyên lành chẳng sợ vay.
                               Bỏ lợi không màng lòng vẫn nuối, 
                               Kiếm danh cầu mãi dạ càng say. 
                               Đường đời xuôi ngược lênh đênh gớm. 
                               Kiếp phận trần gian nên phải dây. 
                                                                NHẬT THỦY

                                               VĂN THƠ
                               Chữ nghĩa thơ văn chẳng đong đầy
                               Một đời người dốc cạn đẫm men cay
                               Hàn nho lưu lạc còn ghi lại
                               Thi sỹ phiêu bồng nhẹ gió bay
                               Ước nguyện chưa tròn mà tỉnh mộng
                               Tình duyên chẳng trọn hết mơ say
                               Thắm tình bạn hữu muôn nơi ấy
                               Tri kỷ ai cùng chạm cốc  đây? 
                                                          HOÀNG HÔN


                                                ẢO ẢNH
                               Làn gió thoảng đưa áo khẽ bay

                               Dáng ai trong ảnh tựa men cay
 

                               Bâng khuâng dạ chữ tình chưa trả
                               Bổi hổi lòng vần nghĩa vẫn vay

                               Tìm bóng tri âm trong giấc mộng
                               Dựa hơi ý niệm giữa cơn say                   
                               Người xưa còn đó trong thơ họa
                  
                               Nét mực gãy rơi ai đỡ đây
                 
                                                     CHUYỆN NHỎ



                                            HOÀI CẢM
                               Gió mát trời xanh mây trắng bay
                               Có người thiếu phụ mắt cay cay
                               Bao năm khắc khoải ghìm thương nhớ
                               Một thuở u sầu chửa hết vay
                               Sớm tối thở than đời viễn xứ
                               Đêm ngày vui thú với men say
                               Nơi này có mấy người hay biết
                               Chỉ có mây trôi ai biết đây
                                                        THIÊN KHÚC
                                                                  
                                               HOÀI CẢM
                                Men nồng chếnh choáng thả hồn bay
                                Nhấp ngụm ly bôi túy lúy cay
                                Rót tiếp chung cười nhân ngãi mượn
                                Bồi thêm chén khóc ái ân vay
                                Tình trầm đáy cốc ngây ngô cạn
                                Rượu nhạt bờ mối ngất ngưởng say
                                Bạc phếch nhân tình duyên đã vỡ
                                Đàn xưa thôi gãy phím chùng dây
                                                                          PyN
                                                        
                                               HOÀI THÂN

                                 Đầy vơi chén cạn vút hồn bay

                                 Cuộc sống buồn vui lắm đắng cay

                                 Chếch choáng men nồng thân khóc mướn

                                 Ngã nghiêng khói lạnh nghiệp cười vay

                                 Bao chiều rượu đỗ không cần tỉnh

                                 Bấy sáng sương rơi vẫn muốn say

                                 Lá rớt ai hoài chiêu gió lượn….

                                 Đàn buông trổi khúc lệ so dây….

                                                             Ngoctuyencp



                                             BẦN THẦN
                                Tuổi tác gần như có cánh bay
                                Chan hòa mặn ngọt lẫn chua cay .
                                Học hành lắm chữ vay cần trả
                                Xướng họa nhiều thơ trả lại vay .
                                Đích đến huy hoàng khơi ước muốn
                                Đường lên khấp khểnh phải hăng say .
                                Biết làm sao nhỉ trời mau tối
                               Giày đã chớm mòn sắp đứt dây !
                                                      Trần Như Tùng
                         

80 nhận xét:

Unknown nói...

[img] https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTQPxBHNABxkG_Ul_ec-y05mYBxi8IHqQ57-eXOkJSxIZf4kDRVfg [/img]
Mời anh ly cafe sáng cho ngày làm việc mới hiệu quả

Đong Đầy nói...

Thơ và họa đều hay thật
Có một ngày trọn niềm vui nhé !

Bâng Khuâng nói...

Cám ơn! Dùng cà phê cho buổi chiều thêm hưng phấn nhé!

[img]http://i215.photobucket.com/albums/cc12/ngoclan_3948/009_coffeecolor.gif[/img]

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khí có sự đồng cảm của bạn! Mời dùng trà nhé!

[img]http://www.awesomemyspacecomments.com/4/31461.gif[/img]

Unknown nói...

Cho em xin chén trà ,mà thôi ,tối mất ngủ thì gay ,thăm anh chút thôi ...hihi

Bâng Khuâng nói...

Ờ, mời Nguyen Hong dùng trà nhé!

[img]http://pic100.picturetrail.com/VOL630/13252760/23805297/396873357.jpg[/img]

Unknown nói...

Tiếng đàn ai oán chuốc cung say
Cỏ cây hoa lá nhuốm sầu vay
Trăng hờn nhỏ lệ đầy trên sóng
Ánh vàng ngà ngọc, bóng tàn phai

[img]http://1.bp.blogspot.com/-Nk9qJFUVJIY/UQvswX08xGI/AAAAAAAABFQ/h7zcyC20Eek/s1600/Movie000-color_0-7.gif [/img]

Thơ con cóc đó, huynh đừng cứi đó nhoa ...mời Huynh coffe nè ...

Nhà gom lá bàng nói...

"Hoài cảm tương tư tiếng nhạc chiều
Ngỡ ngàng một kiếp sống phiêu diêu
Tím kia lơ lững trêu mơ tưởng
Thoáng bóng mờ mây, rụng dáng kiều."
LB sang thăm bạn PĐ, chúc chiều thứ 7 vui.

Bâng Khuâng nói...


Thơ của Thu Điệp Vàng mà là thơ con cóc, thì thơ mình chỉ là thơ con nhái! :D
Chúc vui! :-h

Bâng Khuâng nói...


Rất vui khi Nha Gom La Bang VN ghé thăm và ghi cảm nhận. Chúc chiều an lành nhé! :bh

Hạnh phúc 67 nói...

Ui trời...1 trong những bài họa đầu tay của PyN đây mà. NHớ hoài ko ra, NHi phải về YuMe tìm mới thấy. Rất cám ơn Thầy đăng lại. Xướng họa tuyệt vời. NHi chúc Thầy luôn an vui

Bâng Khuâng nói...


Chúc PyN tối an lành nhé! :bh

Dung Lý nói...

Thơ hay, nhiều cà phê,...Chúc anh chủ nhật vui nghe.

Bâng Khuâng nói...


Mới có 2 trà, 3 cà phê chưa nhiều ... Cám ơn bạn ghé thăm và ghi cảm nhận nhé! :bh

Phuợng Tím nói...

Cái nầy là hội của những người yêu thơ Đường, còn PT thì yêu thơ... muối!

Nặc danh nói...

Ghé thăm anh, và cảm ơn cái link anh giới thiệu trong bài "Kẻ Ở" bên nhà CTRP.

Nhân tiện, góp ý với anh vài chi tiết trong bài "Hoài Cảm". Tứ thơ phảng phất cái khí khái "tang bồng hồ thỉ" của chí làm trai. Thế nhưng hình ảnh "cánh nhạn" và "hồ trường dốc cạn" hình như không phù hợp với tứ thơ - nhất là ý của 2 câu Thực kế đó.

Cánh nhạn tung trời vun vút bay
Hồ trường dốc cạn đẫm men cay


Trong văn chương, hình ảnh "cánh nhạn" thường chỉ được dùng để ví von những tình cảm trai gái - không dùng để ví von cho hình ảnh của chí làm trai với nỗi sầu "hồ trường". Và nếu đã là "chén hồ trường" thì không bao giờ "dốc cạn" - bởi đó là mối sầu miên viễn.

Tuy rất lười làm thơ, nhất là thơ Đường Luật, nhưng CTRP rất thích ngắm nghía những bài thơ ĐL :) Vài lời bàn loạn, nếu có điều gì thất thố, mong anh lượng thứ cho. :)

Mến chúc anh và gia đình luôn vui vẻ, sức khoẻ.

Bâng Khuâng nói...


Rất vui khi CTRP ghé thăm và góp một lời bình khá 'đắt". Đúng vậy, cánh nhạn thường dùng cho cảnh chia ly trong tình cảm nam nữ. CTRP đã tinh tế khi cảm nhận về niềm cảm khái có chút ít "chí nam nhi" trong bài thơ của mình.

Nói thực với CTRP, ban đầu mình làm cặp đề của bài thơ như thế này:

Vọng cánh chim bằng vun vút bay
Hồ trường dốc cạn đẫm men cay

Nhưng đọc lại thấy "lớn" quá, nên sửa lại như trên. Vả lại cánh nhạn giang hồ, cánh nhạn cô đơn ... có khi cũng diễn tả tâm trạng u uẩn của người bất đắc chí.
Riêng "hồ trường", theo mình là bầu rượu, vò rượu, bình rượu chứ không phải là chén rượu. Đúng như CTRP nói "mối sầu miên viễn" thì miên miên bất tuyệt. "Dục phá sầu thành tu dụng tửu, tuý tự tuý đảo sầu tự sầu", lúc đó uống hết chén này, hết bầu nọ khó có thể nói cho cạn được. Nhưng mặt khác, do tâm cảnh chủ quan của người trong cuộc, có khi mới uống lưng chén rượu , cứ ngỡ mình đang nốc cạn cả bầu rượu, thấm hết cả men cay ...
Vài dòng trao đổi, chúc CTRP ngày mới vui thật nhiều nhé! :bh

Bâng Khuâng nói...


Phượng Tím đã hoạ một bài thơ Đường cho bạn mình rồi mà, cũng trên trang blogspot này mà. Mà muối thì cũng mặn mà thôi và có hương vị riêng của nó đấy chứ!
Chúc tuần mới vui thật nhiều nhé! :-h

Xuân Đào nói...

Vào đây được học thêm nhiều điều!
Cám ơn PĐ nhé!
Chúc anh vui vẻ!

Bâng Khuâng nói...


Rất vui khi Xuân Đào Czechowice ghé thăm và ghi cảm nhận! Chúc chiều về thân tâm an lạc nhé! :bh

Nặc danh nói...


Anh Phu Đoan,

Theo CTRP thì hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của anh :)

1/ Nhạn là một loài chim chỉ có thể bay xa, chứ không bay cao. Vì không bay cao nên nhạn không được dùng làm biệu tượng của chí tang bồng hồ thỉ cao xa, mạnh mẽ - như hình ảnh của chim hồng, chim hộc.

Người xưa dùng chim nhạn để đưa thư. Vì thế, hình ảnh chim nhạn đi vào văn chương cũng chỉ giới hạn trong phạm trù "tin nhạn". Ví dụ;

"Nhạn về biển bắc nhạn ôi
Bao thuở nhạn hồi, để én đợi trông"
(ca dao)

Trong khẩu ngữ, dân gian ví "nhạn" như một cái gì đó rất tầm thường, không có gì đặc biệt. Ví dụ: con nhạn lạc đàn, con nhạn lờ đờ, v.v... "Cánh nhạn cô đơn" như anh đưa ra cũng thuộc trường hợp này :)

2/ "Hồ trường". Xin đừng dựa vào ngữ nghĩa của chữ "hồ" (bình đựng rượu) để kết luận rằng "hồ trường là bình rượu".

Ta nên hiểu "hồ trường" như một "thuật ngữ" - tương tự như những trường hợp sau đây:

- Rượu uống lúc tiễn đưa thì gọi là "chén ly bôi", hoặc "chén quan hà".
- Rượu uống lúc đi xa về thì gọi là "chén tẩy trần".
- Rượu uống khi nguyện ước ba sinh thì gọi là "chén quỳnh tương"
- Rượu uống lúc "trà dư tửu hậu" thì gọi là "chén thù chén tạc"

Tương tự; những chí sĩ thời xưa, thương vận nước, buồn phận mình, tiếc cho ý chí của cánh hồng cánh hộc không được vẫy vùng, ngồi gặm nhắm nỗi buồn bên chén rượu. Uống rượu với cái tâm trạng như thế, cụ Nguyễn Bá Trác, một chí sĩ của đất Quảng Nam, vào đầu thế kỷ 20, gọi đó là "chén hồ trường".

Không giống như "chén quan hà", uống xong, kẻ đi người ở; hoặc như "chén tẩy trần", uống xong, ai nấy đều trở lại với những sinh hoạt thường ngày; hoặc như "chén quỳnh tương", uống xong, đôi bên thề nguyền ăn đời ở kiếp với nhau; hoặc như "chén thù chén tạc", uống xong, đèn nhà ai nấy sáng; "chén hồ trường" không bao giờ cạn - bởi nỗi sầu vẫn còn đó, miên viễn khôn nguôi!

"Hồ trường", là chữ của cụ Nguyễn Bá Trác, nghĩa nó là gì, không ai dám lạm bàn.

Không biết Phu Đoan anh lấy chữ "hồ trường" từ đâu ra. Nhưng dưới đây là cách dùng chữ "hồ trường" trong "Bài Ca Hồ Trường" của cụ Nguyễn Bá Trác.

Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
Trời nam nghìn dặm thẳm, mây nước một màu sương
Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng loạn;
Rót về tây phương, mưa tây sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vi vút, đá chạy cát dương;
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.


Có rất nhiều links nói về "hồ trường". Anh search Google chắc chắn gặp.
Vái lời "đưa cay" cùng anh, bên "chén hồ trường".

Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
:D

Clover nói...

Hình như Clover chèn hình làm mất hết những comment trước của Thầy rồi..hic, Thầy xóa giúp Clover nhé. Kính chúc Thầy ngày mới vui thật nhiều ạ!

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

Sao mà mất hết Còm rùi?
Nhìn sau trước chỉ đen thui một màu?

Bâng Khuâng nói...


Thật thú vị khi đàm luận với CTRP. Xin trao đổi thêm:

* Về cánh nhạn

Như tôi đã trao đổi trong recom bên trên với CTRP, trước cả 2 câu thơ :

Vọng cánh chim bằng vun vút bay
Hồ trường dốc cạn đẫm men cay

Ban đầu La Thuỵ làm 2 câu thơ gốc như sau:

Hồng hộc tung trời vun vút bay
Hồ trường dốc cạn đẫm men cay

Nhưng cảm thấy viết như vậy "lớn" quá, vả lại "hồng hộc" nghe như tiếng thở hổn hển :D , nên sửa lại như 2 câu thơ hiện tại. Bài thơ có chút cảm khái, u hoài nhưng không hoàn toàn chỉ thiên hẳn về "chí tang bồng hồ thỉ cao xa" thôi đâu, như CTRP đề cập

- Từ "cánh nhạn", CTRP đã phân tích hợp lý. Tuy nhiên, tuỳ theo trường hợp riêng biệt, tuỳ theo ngữ cảnh mà đôi khi nghĩa gốc biến thành nghĩa chuyển. CTRP có thể tìm trên Google các cụm từ "cánh nhạn giang hồ", "cánh nhạn phiêu lưu", "cánh nhạn giữa đất trời", "cánh nhạn lai hồng"... sẽ rõ.
Trong câu thơ của La Thuỵ: "Cánh nhạn tung trời vun vút bay"
Thì ý La Thuỵ muốn nói buồn trông cánh nhạn đang bay nhanh về phương trời xa vô định, không có ý nói bay bổng, bay cao ...

* Về hồ trường

Có lẽ khi nhắc tới "hồ trường" thì chúng ta thường nghĩ đến "Bài ca hồ trường" của Nguyễn Bá Trác. Chính cụ Nguyễn Bá Trác trong bài ca trên, cũng đâu cho biết hồ trường là chén hay bầu (rượu) ?
"Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn MỘT hồ trường."
Trích dẫn câu ca trên thì lại đụng đến từ "cạn" :D mà CTRP đã nêu rồi đây .
Vì "BÀI CA HỒ TRƯỜNG" do cụ Nguyễn Bá Trác dịch thoát từ bản Hán Văn "NAM PHƯƠNG CA KHÚC", nên có lẽ chúng ta nên tham khảo thêm về phần Hán Văn.

Xin nêu vài đường link có giải thích về hồ trường để chúng ta cùng xem nhé:
1/
http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=5355
Hồ trường: Nậm rượu, bầu rượu

2/
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?15,26467

- Hồ 壺 : Hồ là bầu rượu
- Thương 觴 : Thương là cái chén rượu ta quen đọc là trường, tràng
+ Cạn một hồ trường : ... cạn chén và cạn bình rượu ???

Thương có ba nghĩa:
1. Là cái chén uống rượu giống như cái tước, làm bằng sừng, “thương” là chén rót đầy rượu, khi chưa rót rượu vào thì gọi là “chí”;
2. Mời rượu người khác một cách kính trọng gọi là “thương”. Sách Lã Thị Xuân Thu – thiên Đạt Úc có câu “Quản tử thương Hoàn Công” (Quản Từ kính cẩn mời rượu Tề Hoàn Công).
3. Tự uống rượu một mình gọi là “thương”, Phạm Thành Đại trong bài “Túc tư khẩu thỉ văn nhạn” có câu “bá tửu bất năng thương” (nâng ly khó uống một mình).
Khi dịch nghĩa NPCK, chúng tôi dùng nghĩa “thương là chén rượu đầy”. Còn từ “hồ trường” trong lời ca Hồ trường là sự sáng tạo của dịch giả Nguyễn Bá Trác, chúng tôi không dám lạm bàn.
Đó là nội dung tôi trích dẫn phần nào từ các đường links trên để chúng ta cùng xem

Vài ý trao đổi với CTRP. Chúc vui!

Bâng Khuâng nói...


Đúng vậy, do bạn tải hình trong còm, nên BQL blogspot thu dấu hết còm. Mình đã xoá còm đó của bạn, nên những còm cũ đang làm anh hùng "núp", lục tục hiện ra.
Chúc vui! :-h

Bâng Khuâng nói...


Do HẠT CÁT BÀ BÀ tải hình trong còm làm BQL blogspot giận, thu dấu hết các còm cũ đó mà!
Chúc vui! :bh

Bâng Khuâng nói...


Các bạn ghé thăm và ghi còm, xin đừng tải hình nữa nhé vì đã quá tải! BQL blogspot vừa xoá hết các còm. Mình phải xoá bớt những còm có tải hình (dù rất tiếc), mới phục hồi lại các các còm bị thu dấu.
Entry mới thì các bạn sẽ tải hình trong còm thoải mái hơn.

Bâng Khuâng nói...


Xin tải thêm về NAM PHƯƠNG CA KHÚC
1/
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_B%C3%A1_Tr%C3%A1c
2/
http://www.tongphuochiep71.com/index.php?mod=detail_chiase&id=3227

I. Nguồn gốc lời ca Hồ Trường

Nam phương ca khúc (NPCk) được đăng lần đầu tiên theo thiên ký sự Hạn mạn du ký (HMDK) của Nguyễn Bá Trác trên Nam Phong tạp chí phần chữ Hán số 30, trang 214 năm 1919.
HMDK trước tiên được viết bằng chữ Hán, đăng tải từ số 22 đến số 35 năm 1919, 1920; sau đó thiên ký sự này được chính tác giả dịch sang chữ Việt và đăng tải ở phần chữ Việt của Nam Phong từ số 38 đến số 43 năm 1920, 1921.

II. Nam phương ca khúc
*Phiên âm:
Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường
Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương
Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương
Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu cơ thời hề, toạ thị bách niên thân thế khu âm dương
Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ (4) hề, , thí lai đối chước hữu dư thương.
Dư thương trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan
Dư thương trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương
Dư thương trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương
Dư thương trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy
Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí
Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử

Dịch nghĩa:

Kẻ trượng phu sống mà không vạch gan, bẻ cột lo giềng mối cho đời
Rong chơi bốn biển, quê hương ở nơi đâu?
Quay đầu trông về nam, miệt mù vậy hỉ! Trời mây nối màu xanh ngắt
Lập công chẳng được, học không xong, trai trẻ có bao lâu, ngồi ngó trăm năm, thân đuổi cuộc sớm chiều.
Vỗ tay hát khùng, hỏi đời kia, đất trời mờ mịt vậy, một người tri kỷ tìm ở đâu, thử đến giúp ta rót chén rượu này
Ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông, nước biển đông nổi cuộn vạn lớp sóng
Ta quăng chén rượu đầy vào mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao lênh láng
Ta quăng chén rượu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác
Ta quăng chén rượu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có người há miệng điềm nhiên say tràn
Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm
Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng, cớ gì sùi sụt sầu cố hương.

III. Lời ca Hồ trường
Nguyên bản trích từ Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920. Trang 400 – 401 (giữ nguyên các lỗi sai so với chính tả ngày nay)

1. Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
2. Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
3. Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
4. Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
5. Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
6. Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
7. Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
8. Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
9. Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
10. Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
11. Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
12. Nam nhi sự ngiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.

Qua lời ca Hồ trường này, chúng ta thấy các bản in lại có nhiều chỗ khác biệt
............................................................................

Bến Nghé - tháng 8 năm Ất Dậu
PHẠM HOÀNG QUÂN

Nặc danh nói...


Anh Phu Đoan,

Chính vì những lý do anh đã nêu trên nên CTRP nghĩ rằng nên hiểu "hồ trường" như một thuật ngữ: "chén hồ trường".

Thà hiểu như thế, hơn là phải dịch theo ngữ nghĩa - e sẽ mất đi cái "phong độ văn chương" của "hồ trường".

Cũng giống như "chén quan hà", "chén ly bôi", "chén tẩy trần", hoặc bất cứ "chén" gì khác, nếu dịch theo ngữ nghĩa thì... văn chương sẽ không còn chỗ đứng! Anh đồng ý không? :)

Về chuyện "cánh nhạn" thì... "chin người mười ý", và tuỳ theo cái tố chất "thôi xao", nghệ thuật tu từ, của từng cá nhân, anh ạ.

Với CTRP, tuy không đến độ như Giả Đảo của "tam niên nhị cú", nhưng cánh hồng, cách hộc hoàn toàn khác với cánh nhạn, cánh én - không thể lẫn lộn.

Tuy rất mê văn chương, nhưng CTRP không hề (và không có ý) sáng tác cái gì ra hồn cả :D Trong blog của mình chỉ toàn những thứ vớ vẩn linh tinh, đùa cợt, nhưng khi thò tay viết lời bình - nhất là những bài liên quan tới văn chương học thuật, CTRP viết rất nghiêm chỉnh.

Qua bài "Hoài Cảm" của anh, trong cặp Thực và cặp Luận, CTRP nhận biết Phu Đoan anh là một trong số rất it người hiểu biết về thi pháp thơ ĐL - nói trong phạm vi những người thích sáng tác ĐL trong hàng xóm mạng. Vì thế nên mạo muội góp ý - không có ý tranh luận :)

Chúc anh luôn vui. :bh

Bâng Khuâng nói...


Thơ, văn, nhạc, hoạ ... là những sáng tác nghệ thuật muôn hình muôn vẻ. Tuỳ theo sự thụ cảm của người đọc mà nó được phân tích và phản ánh theo nhiều góc độ khác nhau với những biến thiên mới. Bởi vậy bình văn là một sự sáng tạo, là một nghệ thuật. Được người khác thấu hiểu sâu sắc tác phẩm của mình thì đem đến sự cảm kích khôn tả cho tác giả, bởi vậy, mới có Bá Nha - Tử Kỳ.
"Nhị cú tam niên đắc,
Nhất ngâm song lệ lưu.
Tri âm như bất thưởng,
Quy ngoạ cố sơn thu."
Những câu thơ của Giả Đảo cũng nêu lên trường hợp đó.
Rất vui khi cùng bàn luận với CTRP. Chúc vui! :bh

Châu Thanh Thủy nói...

Em đọc thơ và thán phục tất cả mọi người. Còn ý tứ của bài thơ thì chỉ riêng tác giả mới hiểu vì tác giả sống trong tứ thơ đó. Luận bàn quá rộng sẽ khiến tác giả mệt mỏi thêm vì không đúng ý mình. Em hiểu anh và luôn mong anh mạnh khỏe, làm được nhiều bài thơ hay cho mọi người đọc.

Bâng Khuâng nói...


"Được lời như cởi tấm lòng" (Nguyễn Du)

Có sự đồng cảm và chia sẻ của cô giáo CTT thì vui qua hè! :D Cám ơn hí! w-)
Chúc cô giáo ngày mới an lành! :bh

khung nói...

Hihi, qua đây rất vui lại được gặp CTRP. :d. Quen rồi, chúng ta đi thẳng luôn nhé.

Tứ thơ phảng phất cái khí khái "tang bồng hồ thỉ" của chí làm trai. Thế nhưng hình ảnh "cánh nhạn" và "hồ trường dốc cạn" hình như không phù hợp với tứ thơ @CTRP
Có lẻ từ hồ trường làm CTRP liên tưởng đến bài thơ của NBT, và có lẻ cả sực nhớ đến NCT với Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái .. và thế là gán cho LT cái ý bài thơ viết về chí nam nhỉ, và sau đó là chê hình ảnh con nhạn dùng ở đây ko thích hợp.

Tôi ko hiểu vậy.
Đọc bài thơ, đúng như nhan đề, đây là một bài cảm hoài.
Một buổi chiều, nhìn cánh nhạn vút bay, ngồi nâng chén rượu và cảm khái một kiếp nhân sinh - món nợ văn chương chưa đến đâu, nghiệp godautre chưa tròn, và cả mối tình như mộng như huyễn, nửa tỉnh nửa say .. Ngoài cửa sổ, chiếc lá vàng rơi .. bao giờ thì đến lượt mình ? ai là kẻ tri âm ..
Tâm sự của một giáo viên đã đủ từng trải hiểu mình hiểu đời, ko ảo tưởng để hạ từ chim bằng như anh tâm sự ở mấy còm trên .. thật đáng quí đáng kính .. sao CTRP lại ép anh làm một Từ Hải dọc ngang, một NCT ngất ngưỡng thế nhỉ ? ép hồ trường phải là hồ trường của NBT ?
Và nếu hiểu như thế thì từ cánh nhạn rất đắt.
Nó gợi lên sự cô đơn - hô ứng với câu 8, mong chờ một kẻ tri âm nối điệu.
Nó cũng gợi lên hình anh thời gian thấm thoắt thoi đưa, hô ứng với câu 7, hình anh chiếc lá vàng rơi ngoài song cửa
Và nó cũng gợi cho ta hình ảnh nhạn độ hàn đàm ..
Bài thơ hai câu kết rất hay.
Hình ảnh chiếc lá vàng rơi ngoài song cửa khiên người ta nhớ đến hình tượng chiếc lá cuối cùng của O' Henry.
Thoảng tiếng đàn ngân ai nối dây !?! chính là nỗi cô đơn của Tố Như Bất tri tam bách dư niên hậu ..
Nhưng đọc xuống dưới, thấy hình như kẻ tri âm cũng nhiều .. Chúc mừng LT, và có lẻ chúng ta cũng cần cảm ơn thời đại internet nhỉ, nối kết những kẻ tri âm - chuyện ngày xưa nằm mơ ko thấy ..

Nặc danh nói...

Cảm ơn CTT đã nhọc lòng quan tâm. Thiết nghĩ bất cứ bài post nào của bất cứ trang blog nào cũng đều rộng cửa đón nhận comments của người đọc.

Việc reply hay không là tuỳ ở "phong độ" của chủ nhà. Và nếu có bàn luận thì nội dung cũng công khai rõ ràng. Ai ai cũng có thể tham gia, nếu muốn.

Nếu ai không muốn tham gia bàn luận thì có thể đứng ngoài theo dõi, hoặc bỏ ngoài tai, nếu không thích.

Với cương vị của một người khách, và nếu đã chọn đứng ngoài lề cuộc bàn luận, thì nên tuyệt đối tôn trọng quyền tự do ngôn luận của những người khách khác. Cụ thể là không nên vô cớ tỏ thái độ phản đối người khác bàn luận - dưới bất cứ hình thức nào.

Bởi vô cớ phản đối như thế tức là làm cái việc càn rỡ, và sẽ gây ảnh hưởng không tốt về mặt văn hoá. Văn hoá được đề cập ở đây là văn hoá ứng xử tối thiểu của một con người sống trong một xã hội văn minh.

Đặc biệt hơn, sự phản đối vô cớ và thiếu văn hoá ấy sẽ làm cụt cơn hứng của những người đang tham gia bàn luận.

CTRP tui tin tưởng rằng lời phát biểu rất rất khách quan này sẽ không đụng chạm tới bất cứ một vị khách có văn hoá nào, đang và sẽ thăm viếng trang blog của anh Phu Doan. Cảm ơn anh chủ nhà và xin dứt lời ạ! :)

Bâng Khuâng nói...


Bác Khung K ghé thăm cùng góp lời bàn, bác đã dùng một từ Việt đã Pháp hoá "gô-đốt-tờ-rờ" (godautre - gõ đầu trẻ) làm mình thích quá! Cụm từ "nhạn độ hàn đàm" cũng thật tuyệt!!!

"Phong lai sơ trúc, phong khứ nhi trúc bất lưu thanh.
Nhạn độ hàn đàm, nhạn khứ nhi đàm bất lưu ảnh."

(Gió thổi qua đám trúc thưa, gió qua rồi trúc không giữ lại tiếng
Bầy nhạn bay qua ao lạnh, nhạn bay qua rồi ao không giữ lại hình).

Cám ơn sự đồng cảm của bác khung K qua những lời bình thơ sâu sắc nhé! w-)



Bâng Khuâng nói...


CTRP có phần nóng giận rồi đó! Những vị khách ghé thăm trang blog ủa mình đều được hoan nghênh cả. Mình hoàn toàn nhất trí với ý kiến của CTRP: "Thiết nghĩ bất cứ bài post nào của bất cứ trang blog nào cũng đều rộng cửa đón nhận comments của người đọc. Việc reply hay không là tuỳ ở "phong độ" của chủ nhà. Và nếu có bàn luận thì nội dung cũng công khai rõ ràng. Ai ai cũng có thể tham gia, nếu muốn"

Như CTRP đã nói ở còm phía trên " chín người mười ý". Chấp nhất chi cho bận lòng. Bỏ quá đi nhé! Chúc vui! :bh



Nặc danh nói...

Hehehe... Cảm ơn anh Phu Doan đã không bắt tội. :) Khi nãy vừa từ đây về, ghé sang thăm "Chiến Trường Mùa Đông" bên nhà Thymianka thì gặp phải tin của Khung Đại K, alô quay trở lại đây :)

Vậy là mình tiếp tục lai rai "chén hồ trường" hở anh? Có Khung Đại K tham gia, tiệc "hồ trường" thêm phần hào hứng hỉ. :)

Nặc danh nói...

CTRP khi nãy sang đây dọn dẹp ba cái linh tinh, vì không để ý nên không thấy comment của anh Khung K. Qua bên nhà Thym, thấy tin nhắn bèn quay trở lại. :)

Đúng ra, vì đặc biệt hứng thú tới hai chữ "hồ trường" nên CTRP đã rất muốn bàn thêm vài dòng với anh Doan Phu, nhưng bỗng dưng bị hụt cơn hứng vì ba cái linh tinh, vụn vặt nên thôi.

Nay, được anh Khung K níu áo mời rượu, CTRP rất cảm ơn, và sẽ tiếp tục lai raì "chén hồ trường" với 2 anh. Nhưng... bây giò đã hơn 1g sáng, qua canh ba rồi. CTRP xin phép đi khò chút. Đành hẹn 2 anh sáng mai vậy. :)

Bâng Khuâng nói...


Có các bậc thức giả cùng cao đàm khoát luận thì trang blog của mình càng thêm vinh dự để tiếp đón.
CTRP còn có nhã hứng thì xin mời tiếp tục , nếu có thời giờ nhé.
Chúc vui! :bh



Bâng Khuâng nói...


Vâng, "có Khung Đại K tham gia, tiệc "hồ trường" thêm phần hào hứng" :bh

Nặc danh nói...

@ Khung K:

Vì bận việc nên reply hơi chậm. Sorry! CTRP chỉ muốn nói với Khung K anh rằng: Khung K anh đã lạc đề! :)

Từ đầu chí cuối, CTRP chỉ đề cập tới sự mâu thuẩn trong cách dùng từ của tác giả. Cụ thể là:

Khi nói tới "hồ trường" tức là nói tới chí "tang bồng hồ thỉ". Và khi nói tới "tang bồng hồ thỉ" thì không ai dùng hình ảnh chim Nhạn để ví von!

Đặc biệt, theo nhận xét của CTRP, "chén hồ trường" không thể uống "cạn" - bởi "hồ trường" gắn liền với nỗi sấu vạn cồ, miên viễn khôn nguôi!

Trọng tâm của cuộc bàn ra tán vào này chỉ có thế! Chỉ là chuyện "chữ nghĩa". Nếu Khung K anh có hứng thú, có ý kiến gì hay, xin chia sẻ cho bà con cùng đọc. :)

Thiết nghĩ; khi làm thơ, dù là amateur hay professional, họ đều gửi gắm vào bài thơ một tâm tư, một nỗi niềm, hoặc cái chi chi đó rất riêng tư. Hà cớ gì mà ta phải xông vào, bới móc, lục lọi, đoán già đoán non cái tâm sự của người ta, một cách vô cớ - làm thế e có lố bịch lắm không?! CTRP không làm thế! Xin Khung K anh chớ ngộ nhận! :)

Xin được nhắc lại: trọng tâm của cuộc bàn ra tán vào này chỉ là chuyện "chữ nghĩa". Nếu Khung K anh có hứng thú, có ý kiến gì hay, mời chia sẻ cho bà con cùng đọc. Xin tôn trọng cái "tâm sự" riêng tư của tác giả. :)

Chúc anh luôn vui :)

khung nói...

1. gửi gắm vào bài thơ một tâm tư, một nỗi niềm, hoặc cái chi chi đó rất riêng tư. Hà cớ gì mà ta phải xông vào, bới móc, lục lọi, đoán già đoán non cái tâm sự của người ta, một cách vô cớ
Tôi lại nghĩ khác CTRP.
Đọc nhật ký của ngừơi khác thì ko nên. Nhưng đọc thơ văn để qua đó tìm hiểu tâm sự của tác giả là chuyện rất bình thường, và tôi tin chắc bất kì nhà văn nhà thơ nào khi đã public tác phẩm của mình đều muốn sáng tác của mình được mọi người đọc, bình luận .. kể cả chê bai, miễn là có cơ sở, thì tôi tin các tác giả có bản lãnh và cầu thị vẫn hoan nghênh.
Bởi public sáng tác làm gì nếu ko muốn chia sẻ, qua đó tìm kẻ tri âm ? Và kẻ tri âm tìm ở đâu nếu ko qua những lời bình ?
Điều này xin để nhà thơ La Thụy của chúng ta cho ý kiến nhé.

2. Khung K anh đã lạc đề!
Từ đầu chí cuối, CTRP chỉ đề cập tới sự mâu thuẩn trong cách dùng từ của tác giả. Cụ thể là:
Khi nói tới "hồ trường" tức là nói tới chí "tang bồng hồ thỉ". Và khi nói tới "tang bồng hồ thỉ" thì không ai dùng hình ảnh chim Nhạn để ví von!
Đặc biệt, theo nhận xét của CTRP, "chén hồ trường" không thể uống "cạn" - bởi "hồ trường" gắn liền với nỗi sấu vạn cồ, miên viễn khôn nguôi!

Tôi ko hiểu sao CTRP bảo tôi lạc đề nhỉ ?. Tôi đã trả lời thẳng vào từng vấn đề một đấy chứ.
Tóm tắt nhé: theo tôi CTRP sai từ cái gốc. Là cho rằng Khi nói tới "hồ trường" tức là nói tới chí "tang bồng hồ thỉ".
- khi nghe "hồ trường" CTRP có quyền liên tưởng đến "tang bồng hồ thỉ", cái ấy là quyền của CTRP, nhưng sao bắt ép người khác cũng phải có cái liên tưởng ấy ? chả có lí do gì để bắt phải hiểu như thế, trong lúc nghĩa từ điển của nó là cái bầu rượu.
- mặt khác, ngay cả khi (giả sử) từ điển cho nghĩa hồ trường = gợi ý tang bồng hồ thỉ, thì, với tư cách là tác giả, nhà thơ vẫn có quyền dùng nó theo một nghĩa khác, và người đọc muốn hiểu thì rán mà tự tìm hiểu nhé. Cái này là ý nghĩa của việc dùng ân dụ, của cái gọi là lạ hóa (unfamiliarize) ngôn từ .. những thủ pháp quen thuộc của thi ca. Xin giới thiệu một ví dụ rất nỗi tiếng là cách dùng điển tích Ô y hạng trong bài thơ "đêm thu nghe quạ kêu" của Quách Tấn.
Vì CTRP cú ép tác giả như thế nên mới thấy Và khi nói tới "tang bồng hồ thỉ" thì không ai dùng hình ảnh chim Nhạn để ví von! trong lúc như tôi đã phân tích, tác giả bỏ từ "chim bằng" dao to búa lớn đầy tính ba hoa, thay bằng từ "cánh nhạn" ngoài sự khiêm tốn chứng tỏ sự từng trải, hiểu mình hiểu đời ra, còn rất đắt vì câu mở bài hô ứng rất ăn ý cả hai câu kết.

Xin thưa lại với CTRP thế. Chúc bạn vui :d
---
Các từ in nghiêng là nguyên văn trích từ còm của CTRP

Bâng Khuâng nói...


Có sự bàn luận của hai vị : Khung K và CTRP làm cho tôi hào hứng hẳn. Nhận định của vị nào cũng có lý cả. Riêng góc độ cá nhân tôi, thì tôi thấy lời bàn của bác Khung K thích hợp với tâm cảnh của tôi khi viết bài thơ HOÀI CẢM.

- Có lẽ có ấn tượng sâu đậm về bài ca HỒ TRƯỜNG nên CTRP có những đoan quyết như các còm ở trên. Hồ trường trong bài thơ "Hoài cảm" không mang khí khái hào sảng của tứ thơ của cụ Nguyễn Bá Trác "vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi", với lại "chí tang bồng hồ thỉ" thì dành cho bậc tráng niên còn nhiệt huyết phương cương, chứ với độ tuổi gần 60 như tôi thì chỉ là chút cảm khái của tuổi sắp về chiều.
Hồ trường trong bài thơ "Hoài cảm " đúng như bác Khung K đã nói - chỉ là hồ rượu, vò rượu, bình rượu thôi.
CTRP cứ nhất quyết cho rằng chén hồ trường" không thể uống "cạn" , trong khi chính cụ Nguyễn Bá Trác lại mời :"... ai là tri kỷ lại đây cùng ta CẠN một hồ trường."

-" ...tôi tin chắc bất kì nhà văn nhà thơ nào khi đã public tác phẩm của mình đều muốn sáng tác của mình được mọi người đọc, bình luận .. kể cả chê bai, miễn là có cơ sở".
Rất tán thành ý kiến trên của bác Khung K. Nhà thơ Tương Phố chẳng đã chia sẻ nỗi niềm riêng người "quả phụ" qua xuất bản tác phẩm "Giọt lệ thu" hay sao, nhà thơ Đông Hồ cũng mang nỗi sầu của kẻ "quan phu" trong tập lệ ký khóc vợ "Linh Phượng" đăng trên Nam Phong Tạp Chí để chia sẻ cùng bạn đọc đó mà!
Góp vài lời bàn cùng hai vị. Chúc vui!

Cho hỏi riêng chút nhé : Làm thế nào để in chữ nghiêng , chữ đậm, màu sắc chữ trong còm, trong khi tôi không thấy các ký hiệu nào cả, có lẽ những ký hiệu đó bị ẩn hay sao? Mong hai vị chỉ giúp. Cám ơn nhiều!

Nặc danh nói...


Anh Khung K.

Vâng, CTRP đồng ý với anh rằng: "đọc thơ văn để qua đó tìm hiểu tâm sự của tác giả là chuyện rất bình thường". Tuy nhiên; thiết nghĩ, "tìm hiểu" ở mức độ nào lại là chuyện khác. Giới hạn "tìm hiểu" này phải tuỳ vào trường hợp nào và tuỳ vào ý thức của mỗi cá nhân.

Với trường hợp "Hoài Cảm" của anh La Thuỵ, một bài thơ vô thưởng vô phạt được tác giả đăng tải trên mạng, có cần thiết cho người đọc khi không nhảy vào, đào bới từng câu từng chữ, suy diễn theo ý của mình, rồi kết luận đó là "tâm sự" của tác giả?!

Không. CTRP không "tìm hiểu" quá xa như Khung K đã lầm tưởng - để rồi anh suy diễn và đi đến kết luận bằng một câu xanh dờn rằng: "thế là (CTRP) gán cho LT (La Thuỵ) cái ý bài thơ viết về chí nam nhỉ"!

Ngay trong comment đầu tiên, CTRP đã ý thức được "hoàn cảnh" của vấn đề. Vì vậy, CTRP đã tự xác định "cương vị người đọc" của mình bằng một câu nhận xét rất khái quát: "Tứ thơ phảng phất cái khí khái 'tang bồng hồ thỉ' của chí làm trai."

Khi đưa ra nhận xét đó, CTRP hoàn toàn dựa trên những con chữ mà tác giả La Thuỵ đã xử dụng trong bài thơ - không phải suy diễn.

Nhận xét của CTRP, có cơ sở lý luận như đã nói, không thể gọi là "gán". Ngược lại; Khung K anh, bằng những suy diễn cá nhân của mình, anh đã cáo buộc CTRP bằng cái kết luận xanh dờn ở trên. Như vậy, ai "gán" ai?!

Bây giờ, nói đến cái "gốc" của vấn đề. Khung K anh đã "khẳng định" rằng:

"theo tôi CTRP sai từ cái gốc. Là cho rằng Khi nói tới 'hồ trường' tức là nói tới chí 'tang bồng hồ thỉ'" (!!!)

Khung K anh hiểu thế nào về "hồ trường""tang bồng hồ thỉ"?! Nếu đây là cái "gốc", thì qua những suy diễn và nhận xét của anh, CTRP dám khẳng định rằng Khung K anh đã sai ngay từ cái gốc!

Như đã thưa trước, trọng tâm của cuộc bàn ra tán vào này chủ yếu là mâu thuẩn về "chữ nghĩa". Xét thấy "hồ trường""tang bồng hồ thỉ" là những khái niệm rất rất thú vị để bàn - dú là lạm bàn. CTRP rất muốn được nghe ý kiến của Khung K anh về hai khái niệm này, trước khi đi sâu hơn để nói cho cạn cùng cái lý cái lẽ. Cảm ơn anh Khung K.

Nặc danh nói...


@ anh Doan Phu / La Thuỵ.

CTRP muốn thưa với anh hai điều:

1/ Anh đã mâu thuẩn với chính anh. Nói đúng hơn là anh không có chủ kiến.

Trong cái reply đầu tiên, Phu Doan anh đã trả lời cho CTRP rằng:

"Đúng vậy, cánh nhạn thường dùng cho cảnh chia ly trong tình cảm nam nữ. CTRP đã tinh tế khi cảm nhận về niềm cảm khái có chút ít "chí nam nhi" trong bài thơ của mình."

Đến khi anh Khung K nhập cuộc, Phu Doan anh lại thay đổi, rằng:

"Hồ trường trong bài thơ 'Hoài cảm' không mang khí khái hào sảng của tứ thơ của cụ Nguyễn Bá Trác 'vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi', với lại 'chí tang bồng hồ thỉ' thì dành cho bậc tráng niên còn nhiệt huyết phương cương, chứ với độ tuổi gần 60 như tôi thì chỉ là chút cảm khái của tuổi sắp về chiều. Hồ trường trong bài thơ "Hoài cảm " đúng như bác Khung K đã nói - chỉ là hồ rượu, vò rượu, bình rượu thôi."

Vậy thì, nếu không có sự thay đổi về chủ kiến của anh, CTRP xin phép hỏi anh câu tương tự như đã hỏi anh Khung K:

Theo Phu Doan anh, khái niệm "chí nam nhi""tang bồng hồ thỉ" có gì khác nhau không?

2/ Bàn về cách dùng chữ "cạn". Phu Doan anh cằn nhằn rằng:

"CTRP cứ nhất quyết cho rằng 'chén hồ trường' không thể uống 'cạn' , trong khi chính cụ Nguyễn Bá Trác lại mời :'... ai là tri kỷ lại đây cùng ta CẠN một hồ trường.'

Thưa anh, trong câu thơ của anh, chữ "cạn" được dùng như sau:

"Hồ trường dốc cạn đẫm men cay"

Xét theo ngữ cảnh, chữ "cạn" của anh khác với chữ "cạn" trong câu của NBTrác. Anh có nhận ra không?

Chữ "cạn" trong "hồ trường dốc cạn" của anh là trường hợp "thú nhận", là "khai báo" - tức là "anh đã uống cạn". Vì vậy, CTRP mới thắc mắc rằng "chén hồ trường thì làm sao mà cạn được". Đúng không?

Ngược lại; chữ "cạn" trong câu hát của NBTrác là "lời mời" - "cùng ta cạn một hồ trường". Và như CTRP đã commented:

"Không giống như 'chén quan hà', uống xong, kẻ đi người ở; hoặc như 'chén tẩy trần', uống xong, ai nấy đều trở lại với những sinh hoạt thường ngày; hoặc như 'chén quỳnh tương', uống xong, đôi bên thề nguyền ăn đời ở kiếp với nhau; hoặc như 'chén thù chén tạc', uống xong, đèn nhà ai nấy sang... 'Chén hồ trường' không bao giờ cạn - bởi nỗi sầu vẫn còn đó, miên viễn khôn nguôi!"

Như vậy, mời uống cạn "chén hồ trường" là một việc. Uống có cạn "chén hồ trường" hay không lại là việc khác.

Nói cho văn vẻ một chút, anh nhớ bài "Tương Tiến Tửu" chứ? Trong đó, Lý Bạch mời rượu như ri:

"Sầm phu tử! (Này, bác Sầm!)
Đan Khâu sinh! (Bớ, bác Khâu!)
Tương tiến tửu! (Đây, rượu mời!)
Bôi mạc đình! (Chớ ngừng chén!)
...
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu" (Xin hãy cùng uống cho tan hết mối sầu vạn cổ)
.

Những lời gọi mời ấy, tất nhiên, không giống như những lời gọi mời "Dzô! Dzô!" vô thưởng vô phạt của những "chén tạc chén thù" trong những cuộc trà dư tửu hậu.

Chén rượu của Lý Bạch và chén rượu của Nguyễn Bá Trác là những chén rượu "hồ trường"! Tuy là gọi mời "cùng ta cạn một hồ trường" như Nguyễn Bá Trác, hoặc "dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu" như Lý Bạch, nhưng... "mối sấu vạn cổ" của Lý Bạch sẽ không bao giờ tan, và "nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ" của Nguyễn Bá trác mãi mãi vẫn là câu thán "hà tất cùng sầu đối cỏ cây!"

Đó là sự khác biệt giữa chữ "cạn" trong câu thơ của Doan Phu anh và chữ "cạn" trong câu hát của Nguyễn Bá Trác. Ngữ cảnh đã nẩy sinh vấn đề! Ấy là phạm trù của thuật tu từ.

Rất mong được nghe ý kiến của Phu Doan anh về câu hỏi ở trên. Cảm ơn anh.

Nặc danh nói...


@ Anh Phu Doan.
Anh theo cái link này vào nhà chú Huandrums để xem các thủ thuật viết comment và reply. CTRP cũng học lõm từ nhà chú Huandrums mình :)

http://huandrums.blogspot.com/2012/12/meo-nho-khi-comment-va-reply-comment.html

khung nói...

Làm thế nào để in chữ nghiêng , chữ đậm, màu sắc chữ trong còm, trong khi tôi không thấy các ký hiệu nào cả, có lẽ những ký hiệu đó bị ẩn hay sao?
Cái này nhanh, tra lời trước :d

- Mặc định thì in nghiêng, in đậm, giới thiệu bài refer .. được blogspot hỗ trợ. Cách dùng như này
Gõ:
<i>từ cần in nghiêng</i> sẽ được từ cần in nghiêng
<b>từ cần in đậm</b> sẽ được từ cần in nghiêng
<a href="link_đến_bài">tên bài</a>
ví dụ: Mời bạn vào Đây để tìm hiểu vài thủ thuật làm blog
Link bài đã được liên kết, bạn chỉ việc click vào chữ Đây là đến bài refer.

- mặc định chữ trong khung comment là ko thay đổi cỡ chữ, font chữ và màu chữ. Bạn set một lần và nó cứ thế.
Muốn thay đổi cỡ chữ, màu chữ thì bạn theo link tôi giới thiệu trên để tham khảo nhé. Phải chèn một đoạn mã (giống như khi bạn muốn chèn emoticons hay nhạc vào còm vậy)
Chúc bạn thành công để blog càng đẹp hơn

khung nói...

hì, trên nhầm một chữ nghiêng, xin sửa thành đậm nhé (trong chỗ ví dụ về cách in nghiêng, in đậm)
Bận rồi, lát trưa sẽ qua trả lời CTRP :d

khung nói...

Hì, ko phải BQL blogspot thu còm vì tải hình đâu, mà vì hình, hay clip ấy có lỗi, blog khi đọc đến đấy ko dịch được, cứ cắm cúi dịch hoài, làm mấy còm tiếp theo ko hiện được nữa. Chỉ cần xóa cái còm ấy là đường lại thông.
Thỉnh thoảng mới gặp một số hình hay clip bị lỗi như thế, nó như chiếc xe hỏng trên cầu hẹp, làm tắc đường :d

Bâng Khuâng nói...

* Mời CTRP xem lại nội dung các recom từ đầu đến cuối của tôi nhé:

- CÁNH NHẠN:
"Đúng vậy, cánh nhạn thường dùng cho cảnh chia ly trong tình cảm nam nữ,....cánh nhạn giang hồ, cánh nhạn cô đơn ... có khi cũng diễn tả tâm trạng u uẩn của người bất đắc chí. Tuy nhiên, tuỳ theo trường hợp riêng biệt, tuỳ theo ngữ cảnh mà đôi khi nghĩa gốc biến thành nghĩa chuyển. CTRP có thể tìm trên Google các cụm từ "cánh nhạn giang hồ", "cánh nhạn phiêu lưu", "cánh nhạn giữa đất trời", "cánh nhạn lai hồng"... sẽ rõ.
- HỒ TRƯỜNG:
"Riêng "hồ trường", theo mình là bầu rượu, vò rượu, bình rượu chứ không phải là chén rượu."(Phú Đoàn)
- CHÍ NAM NHI, TANG BỒNG HỒ THỈ:
"CTRP đã tinh tế khi cảm nhận về niềm cảm khái CÓ CHÚT ÍT "chí nam nhi" trong bài thơ của mình."
"Bài thơ có chút cảm khái, u hoài nhưng không hoàn toàn chỉ thiên hẳn về "chí tang bồng hồ thỉ cao xa" thôi đâu, như CTRP đề cập".
"Hồ trường trong bài thơ "Hoài cảm" không mang khí khái hào sảng của tứ thơ của cụ Nguyễn Bá Trác "vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi", với lại "chí tang bồng hồ thỉ" thì dành cho bậc tráng niên còn nhiệt huyết phương cương, chứ với độ tuổi gần 60 như tôi thì chỉ là chút cảm khái của tuổi sắp về chiều."
"Thơ, văn, nhạc, hoạ ... là những sáng tác nghệ thuật muôn hình muôn vẻ. Tuỳ theo sự thụ cảm của người đọc mà nó được phân tích và phản ánh theo nhiều góc độ khác nhau với những biến thiên mới."( Phú Đoàn).

Nếu có dùng từ "chim bằng", "hồng hộc" thì tôi cảm thấy "lớn" quá. Vì bài thơ , như tựa đề của nó là HOÀI CẢM, nếu CTRP cảm nhận phần nào trong các còm trên là " có CHÚT ÍT "chí nam nhi" , đó là cảm khái về một thời tuổi trẻ có những mơ ước cao đẹp đã trôi qua. Chính là hoài niệm về quá khứ, chứ không phải dự phóng cho tương lai.
- CẠN:
*CTRP có ấn tượng sâu đậm về BÀI CA HỖ TRƯỜNG của Nguyễn Bá Trác, nên đã quy chiếu cách dùng từ của cụ Nguyễn Bá Trác với cách dùng từ của La Thuỵ. Mỗi người có cách dùng từ theo cách riêng của mình, theo tâm cảnh, theo ngữ điệu riêng , không nhất thiết bắt buộc phải sử dụng từ của một ai đó như khuôn mẫu mặc định trong cảm tác thơ văn. Nếu thế, sẽ rập khuôn và mất tính sáng tạo của văn học nghệ thuật
"Nhưng mặt khác, do tâm cảnh chủ quan của người trong cuộc, có khi mới uống lưng chén rượu , CỨ NGỠ NHƯ MÌNH ĐANG NỐC CẠN CẢ BẦU RƯỢU, THẤM ĐẪM CẢ MEN CAY ..."(Phú Đoàn)
Chính CTRP đã nói:
"Đó là sự khác biệt giữa chữ "cạn" trong câu thơ của Doan Phu anh và chữ "cạn" trong câu hát của Nguyễn Bá Trác" (CTRP).
Như vậy, CTRP xem tôi có thiếu nhất quán, có mâu thuẩn và thay đổi chủ kiến trong các recom trên không nhỉ!
Vài lời trao đổi. Chúc vui! :bh

Bâng Khuâng nói...


Tôi đem mấy cái hình, mấy clip mà bác Khung K gọi là bị lỗi ấy (tôi coppy lại trước khi xoá vĩnh viễn còm đó), tải qua trang blogtiengviet thì vẫn hiển thị bình thường.

khung nói...

Tôi e rằng CTRP bị sa đà vào các chi tiết, như lạc vào rừng chỉ thấy cây mà ko thấy rừng.
Xin tóm tắt lập luận của CTRP nhé.
0. Bài thơ dùng từ hồ trường
1. mà Khi nói tới "hồ trường" tức là nói tới chí "tang bồng hồ thỉ"
2. Nên dùng từ cánh nhạn ở đây là ko thích hợp
3. Vì không bay cao nên nhạn không được dùng làm biệu tượng của chí tang bồng hồ thỉ cao xa, mạnh mẽ - như hình ảnh của chim hồng, chim hộc.
Người xưa dùng chim nhạn để đưa thư. Vì thế, hình ảnh chim nhạn đi vào văn chương cũng chỉ giới hạn trong phạm trù "tin nhạn".


Bạn sai từ điểm 1. Dù trong hai cụm từ đều có chữ hồ, nhưng không nhất thiết cứ nói hồ trường thì tức là nói tới chí tang bồng hồ thỉ. Các lập ;uận bạn viện dẫn để chứng minh mệnh đề 2 đều ko đúng:
- Xin đừng dựa vào ngữ nghĩa của chữ "hồ" (bình đựng rượu) để kết luận rằng "hồ trường là bình rượu" Điều xin này ko được chấp thuận :d, vì nói gì thì nói, trước hết phải căn cứ vào nghĩa đen, nghĩa từ điển của nó trước. Sau đó mới xet nghĩa ngữ cảnh, nghĩa ẩn dụ ..
- Ta nên hiểu "hồ trường" như một "thuật ngữ" Một sự nhầm lẫn rất cơ bản.
Khoa học cần chính xác, nên cần thuật ngữ - một từ chỉ có đúng một nghĩa. Ví dụ, trong toán mệnh đề (Cho ba điểm A, B, C), trong đó C là điểm giữa khác với C là trung điểm. Diểm giữa và trung điểm là hai thuật ngữ toán học, được định nghĩa rõ ràng.
Trái lại từ dùng trong ngôn ngữ hàng ngày, đặc biệt trong thơ ca, thường đa nghĩa; và người ta thường tận dụng sự đa nghĩa này, sự mơ hồ về nghĩa để chơi chữ, để làm cho câu văn thêm nhiều tầng nghĩa. Chưa kể một thủ pháp rất quen thuộc của nhà thơ là lạ hóa.
Nếu biến từ ngữ thành thuật ngữ chỉ được phép hiểu theo một nghĩa định sẵn thì giết chết thi ca.
- "Hồ trường", là chữ của cụ Nguyễn Bá Trác, nghĩa nó là gì, không ai dám lạm bàn.
Tôi ko nghĩ bàn luận, kể cả chê lẫn khen với cụ NBT là thiếu kính trọng cụ. Chả có gì mà ko dám lạm bàn. Vấn đề là bàn đúng hay sai, có cơ sở hay vu vơ mà thôi.
- Cũng giống như "chén quan hà", "chén ly bôi", "chén tẩy trần", hoặc bất cứ "chén" gì khác, nếu dịch theo ngữ nghĩa thì... văn chương sẽ không còn chỗ đứng! Anh đồng ý không?
Ko đồng ý.
quan hà: cửa ải và cửa sông. Chén quan hà là chén rượu tiển người đi xa, phải qua cửa ải và sông
ly bôi chén rượu uống khi ly biệt
tẩy trần người đi xa mới đến, mình đặt tiệc tiếp rước để tẩy bụi đi đường
Các nghĩa trên là lấy từ Từ diển Hán Việt của Đào Duy Anh. Tôi không hiểu vì sao nếu hiểu theo ngữ nghĩa như thế thì văn chương ko còn chổ đứng ? Ko hiểu như thế, sẽ ko hiểu được bài văn bài thơ đang nói gì, mới làm văn chương sẽ không còn chỗ đứng chứ nhỉ ?
Tóm lại, hồ trường chỉ đơn giản là cái nậm rượu, kể cả trong bài của NBT cũng chỉ có nghĩa đơn giản như thế.
Dốc cạn hồ trường là dốc cạn bầu rượu, thế thôi. Uống rượu để tiêu sầu, khi dốc cạn bầu rượu, người ta hi vọng cũng tiêu được nỗi sầu. Còn tiêu được hay còn sầu hơn thì lại là chuyện khác.
La Thụy dùng từ hồ trường ở đây theo tôi là có dụng ý. Có thể tahy bằng các từ đơn giản hơn, ví dụ ly sâu, một bầu, .. đại khái thế, nhưng tác giả dùng một từ Hán Việt khá cổ, để tạo nên không khí hoài cổ hợp với không khí cảm hoài của bài thơ, và nó chỉ có nghĩa đúng như nghĩa từ điển - là cái bàu rượu.

Vài điều trao đổi lại với CTRP, Chúc vui, và sẵn sàng cãi tiếp nếu CTRP có lí lẻ mới hơn :d

khung nói...

Đính chính: Các lập ;uận bạn viện dẫn để chứng minh mệnh đề 2 đều ko đúng:
Xin sửa: mệnh đề 1
(tức mệnh đề: 1. mà Khi nói tới "hồ trường" tức là nói tới chí "tang bồng hồ thỉ")

Các từ in nghiêng trong còm trên là trích nguyên văn từ còm của CTRP)

Nặc danh nói...

@ Anh Phu Đoan -

1/ "Riêng 'hồ trường', theo mình là bầu rượu, vò rượu, bình rượu chứ không phải là chén rượu."(Phú Đoàn)

Vậy thì nhờ anh Phu Doan làm ơn giải thích rõ là anh dịch cách gì mà từ 2 chữ "hồ trường" thành ra nghĩa "bấu rượu, bình rượu, vò rượu?

2/ Xét theo ngữ cảnh, chữ "cạn" của anh khác với chữ "cạn" trong câu của NBTrác. Anh có nhận ra không?

Chữ "cạn" trong "hồ trường dốc cạn" của anh là trường hợp "xác nhận", là "khai báo" - tức là "anh đã uống cạn". Vì vậy, CTRP mới thắc mắc rằng "chén hồ trường thì làm sao mà cạn được". Đúng không?

Ngược lại; chữ "cạn" trong câu hát của NBTrác là "lời mời" - "cùng ta cạn một hồ trường". Mời là một việc. Cạn hay không lại là việc khác.

Đó là sự khác biệt giữa chữ "cạn" trong câu thơ của Doan Phu anh và chữ "cạn" trong câu hát của Nguyễn Bá Trác. Ngữ cảnh đã nẩy sinh vấn đề! Ấy là phạm trù của thuật tu từ.

3/"Đúng vậy, cánh nhạn thường dùng cho cảnh chia ly trong tình cảm nam nữ,....cánh nhạn giang hồ, cánh nhạn cô đơn ... có khi cũng diễn tả tâm trạng u uẩn của người bất đắc chí." (PhuDoan)

Nhờ anh dẫn một vài ví dụ dùng hình ảnh chim nhạn cho trường hợp "diễn tả tâm trạng u uẩn của người bất đắc chí" được không?

4/ Mời quý vị cùng CTRP xét ngữ cảnh của toàn bộ bài thơ "Hoài Cảm" của anh La Thuỵ:

"Cánh nhạn tung trời vun vút bay
Hồ trường dốc cạn đẩm men cay
Văn chương nợ ấy còn chưa trả
Giáo nghiệp phận này lại phải vay

Mộng đẹp chưa tròn mà bỗng tỉnh
Tình hồng chẳng vẹn chợt thêm say
Lá vàng bay lả ngoài song đó
Thoảng tiếng đàn ngân ai nối dây!?!"


Trong cặp Thực, cái quan niệm "nợ văn chương" là gì - nếu không phải là hình ảnh của "nợ tang bồng" ?!

Và từ ngữ cảnh của câu thơ, "văn chương nợ ấy còn chưa trả", phải chăng tác giả La Thuỵ đang ngậm ngùi thương tiếc cho một chí nguyện nào đó không được thoả nguyện nên đành phải "giáo nghiệp phận này lại phải vay" ?!

"Niềm cảm khái CÓ CHÚT ÍT 'chí nam nhi'"- chừng đó chút it "văn chương nợ ấy" có đủ để làm bằng chứng chưa, anh Phu Doan?!

Kết luận: ?!?!?!

Nặc danh nói...

Anh Phú Đoàn La Thuỵ ơi! Thiệt là uổng công anh đã lặn lội tận nhà để cầu viện Khung Đại K xuất binh tiếp ứng! Ai đời! Cứ chỉa súng lên trời mà bắn hàng loạt như rứa, hao đạn lắm lắm! :D

Xưa, sau bao năm ngược xuôi thuyết pháp, lúc đến ngưỡng cửa Nát Bàn, Đức Phật Thích Ca phán một câu tỉnh queo: "Suốt 49 năm nay, ta có nói điều gì đâu!"

Nay, sau khi đọc xong mấy đống chữ của Khung K, CTRP tui cũng muốn phán một câu, rằng: "Từ đầu chí cuối, Khung K có viết chữ nào đâu!" :D

Nè, anh Khung K! Cáu rồi à?! Chuyện chi còn có đó. Để từ từ rồi CTRP sẽ giải cho mà nghe, chớ rối lên như thế! :D

Này nhé!

Khung K phán rằng: "Bạn sai từ điểm 1. Dù trong hai cụm từ đều có chữ hồ, nhưng không nhất thiết cứ nói hồ trường thì tức là nói tới chí tang bồng hồ thỉ"

Vâng. Lý luận như Khung K anh thì quả là CTRP đã "sai từ điểm 1" :) Bởi vì chữ "hồ" (bình đựng rượu), trong "hồ trường", và chữ "hồ" (cây cung), trong "hồ thỉ", nếu đặt chung để so sánh như Khung K anh thì phải đặt chúng vào nhóm "hồ đồ" mới thích đáng! :D

Úi chu choa! Mới vạch ra cái "sai từ điểm 1" mà đã thấy tối tăm mặt mũi! Thôi, CTRP xin phép đi nằm. Sắp hết canh ba rồi. Nghỉ lấy sức, mai vạch tiếp. :D

phamdinhtructhu nói...

Sao không xem " cánh nhạn", " hồ trường" mà La Thụy sử dụng có hay không? Thử thay vài chữ thế này trong hai câu thơ xem nhé:
"Bầy Hạc tung trời vun vút bay
Rượu sầu dốc cạn đẫm men cay"
Ý thơ của tác giả không thay đổi!
Hồ trường có thể hiểu là Rượu sầu được không CTRP?
Nên việc dùng "cánh Nhạn" hay "hồ trường" chỉ khác nhau cái "chữ". Đâu nhất thiết cứ phải là chi hồng, chim học...bầu rượu, chén rượu , chen quan hà , chén ly bôi... chi chi là cái chi chi...
He he... tám chơi. Vui nhé Phú Đoan. À ,cho mình hỏi La Thụy có phải là La Ngạc Thụy không?


khung nói...

Tôi thẳng thắn vạch ra từng điểm mà tôi cho là sai.
Tôi sẵn sàng lắng nghe phản biện của CTRP vào từng điểm ấy.
Tô ko dùng uyển ngử, thay vì nói sai thì nói chưa được đúng v v. Vì ko cần thiết dài dòng tốn băng thông, mất thời gian người đọc.
Tôi chả có gì phải cáu cả, trái lại thấy CTRP cáu rùi thì phải, bởi thay vì chỉ ra chổ đúng sai của các lập luận thì CTRP lại nhảy choi choi lên sỉ vả vớ vẩn.
Nếu CTRP vẫn có thái độ ấy thì tôi sẽ từ chối ko tiếp tục câu chuyện nhé, vì ko xứng :(

Bâng Khuâng nói...


Tôi thấy bầu không khí tranh luận hình như nóng lên một cách bất thường rồi thì phải!
Để thư giản, xin mời cùng nghe các nghệ sĩ ngâm thơ HỒ TRƯỜNG nhé!

MỜI NGHE NGÂM THƠ:

http://lathuy.blogtiengviet.net/2010/10/16/diar_n_nga_m_har_tramar_ng

Entry này tôi tải vào trang blogtiengviet của tôi cách đây gần 3 năm. Do tìm trên mạng những nguồn giải thích HỒ TRƯỜNG là bầu rượu hay chén rượu, ... bất ngờ tôi lại tìm ra đường link này. Âu đó cũng là cơ duyên.

Entry gồm 4 video clip của các nghệ sĩ ngâm thơ sau:

1/Giọng ngâm của nghệ sĩ Tôn Nữ Lệ Ba

2/Giọng ngâm của nghệ sĩ Tống Hữu Hạnh

3/Tiếng hát của nghệ sĩ Hồ Văn Sinh

4/Nghệ sĩ Trần Lãng Minh và nghệ sĩ Nga Mi song ngâm

Nếu trong phần ghi còm này mà không quá tải về việc chèn video clip và hình thì tôi tải trực tiếp luôn, chứ không chỉ ghi đường link như trên. Phần tranh luận, chúng ta tạm gác đến ngày mai cho thanh thản nhé!

Nặc danh nói...


Nơi đây uống rượu đã hết dzui.
Vị mô muốn uống tiếp, mời theo tui về
Rừng Phong!
hehehehe...

khung nói...

blogtiengviet khac blogspot mà. Và ngay cả blogspot thì trong điều kiện nào đó, nó mới thể hiện lỗi - lỗi, hiểu đại khái là blogspot ko dịch được để tải lên trang.
Cụ thể theo tôi nghĩ là do cái đoạn mã được cài đặt vào để cho phép hiện ảnh, clip.
Có rất nhiều người viết đoạn mã này. Cái bị lỗi như gặp ở trang này, cái không.

khung nói...

Tôi cũng chỉ muốn cãi nhau cho vui, nhưng CTRP lại nghĩ về hùa với chủ nhà để ăn thua với bạn, rồi quay qua làm ad hominem bỏ bóng đá người rất vớ vẩn.

Dù sao cũng xin lỗi chủ nhà chuyện đáng tiếc và tks đã cho nghe ngâm thơ.
Chúc cuối tuần vui vẻ nhé

Bâng Khuâng nói...


Chúng ta đã cùng thống nhất với nhau, trong các "còm" của entry CÁC DẠNG THƠ BÌNH THANH trên trang blogspot của tôi với nội dung sau:
- "Cũng như anh và bao người khác, CTRP luôn luôn tranh luận với tinh thần xây dựng, tôn trọng, và bình đẳng" (Lời CTRP)
- "Nên chăng, chúng ta bàn luận với nhau không cốt tranh thắng mà cốt để cầu tiến và mở mang thêm kiến thức, chắc CTRP đồng ý chứ!" (Lời Phú Đoàn)
- "Và nếu phải tranh luận, thì mục đích tranh luận là làm sáng tỏ vấn đề - không phải để tranh giành phần thắng." (Lời CTRP)
Thế nhưng, tôi thật bất ngờ, tưởng mình hoa mắt và cảm thấy buồn khi đọc dòng chữ này:
- "Anh Phú Đoàn La Thuỵ ơi! Thiệt là uổng công anh đã lặn lội tận nhà để cầu viện Khung Đại K xuất binh tiếp ứng!" (Lời CTRP)
- Không hiểu CTRP có suy nghĩ gì mà để lại lời còm như thế?
Theo lời mời của CTRP, tôi ghé thăm nhà CTRP, đọc bài "XÉT LẠI CHUYỆN BẰNG TRẮC TRONG LỤC BÁT" do CTRP viết. Từ đó, tôi thực sự hào hứng với cuộc trao đổi giữa CTRP và bác KHUNG K. Tôi tìm trang blogspot của bác KHUNG K và ghi còm. Nhận lời mời kết bạn của bác KHUNG K, tôi rất vui vẻ nhận lời. Vì vậy, các entries mới của bác KHUNG K vừa post lên là tôi được Gmail báo ngay.
Thấy cuộc tranh luận trong entry HOÀI CẢM giữa CTRP và tôi khá hào hứng, nên khi Gmail báo có bài mới của bác KHUNG K vừa post, thì tôi ghé sang ghi còm và mời bác KHUNG K cùng tham gia cho vui. "Trà tam , tửu tứ", đàm luận văn chương mà có thêm bạn bè thì càng hào hứng sôi nổi thêm. Tôi không hề quen biết bác KHUNG K, chỉ ghé thăm và ghi còm trên một vài entries của bác ấy. Tôi thấy mối giao hảo giữa bác KHUNG K và CTRP lâu hơn, gần gũi hơn ... so với tôi (ít nhất là giao lưu trên blog). Như vậy, nếu bác KHUNG K tham gia , biết ý kiến bác ấy thế nào? Biết bác ấy thiên về CTRP hay thiên về tôi? Tôi cũng rất hào hứng khi đọc các ý kiến của bác LANH DIEN khi bác ấy vào còm trong entry CÁC DẠNG THƠ BÌNH THANH trên trang blogspot của tôi. Tiếc rằng, giữa bác LANH DIEN và tôi lại chưa thiết lập việc kết bạn, nếu không - được gmail báo tin các entries mới của bác ấy post thì tôi đã ghé thăm và mời tham gia tranh luận luôn thể. May rằng, chưa có sự tham gia của bác ấy, nếu không tôi lại bị CTRP cho là "đi cầu viện" thì càng buồn thêm nữa.
Vâng, tiệc hồ trường cũng sắp tàn, chén rượu đã nhạt đi, không còn nồng thơm nữa ( theo cách nói của CTRP). Có lẽ chúng ta cùng tạm nghỉ thôi. :bh

Bâng Khuâng nói...

Trước khi bữa tiệc "đàm đạo văn chương" này chấm dứt, tôi xin trả lời những chất vấn của CTRP cho phải phép :

1/ Vậy thì nhờ anh Phu Doan làm ơn giải thích rõ là anh dịch cách gì mà từ 2 chữ "hồ trường" thành ra nghĩa "bầu rượu, bình rượu, vò rượu? (Lời CTRP)
- Ngoài những đường links tôi đã nêu trên, xin dẫn ra thêm vài đường links nữa, mời CTRP truy cập xem nhé:
a/ "Hồ Trường là nậm rượu, bầu rượu hình dáng như trái bầu mà người xưa thường dùng nó để đựng rượu, bài thơ Hồ Trường có câu “nghiêng bầu mà hỏi”. . Mời vào đường link sau xem:
http://pnguyencuong.blogspot.com/2011/08/nguyen-ba-trac-va-bai-tho-ho-truong.html

b/ "Hồ trường là cái bầu rượu, cái nậm rượu, trong văn hóa Á Đông ta thấy trang trí nhiều trên các mái đình, nhà thờ, chùa chiền ....". Mời vào đường link sau xem:
http://giaomua12a3.blogspot.com/2013/01/hai-bua-ve-chieu-anh-quan-hop-mat-cung.html

2/ Xét theo ngữ cảnh, chữ "cạn" của anh khác với chữ "cạn" trong câu của NBTrác. Anh có nhận ra không?
- Ngược lại; chữ "cạn" trong câu hát của NBTrác là "lời mời" - "cùng ta cạn một hồ trường". Mời là một việc. Cạn hay không lại là việc khác.
(Lời CTRP)
- Đúng thế, chữ "cạn" của tôi khác với chữ "cạn" trong câu của cụ Nguyễn Bá Trác. Tôi có nói câu nào về cách sử dụng từ CẠN giống nhau đâu ...
"CTRP có ấn tượng sâu đậm về BÀI CA HỒ TRƯỜNG của Nguyễn Bá Trác, nên đã quy chiếu cách dùng từ của cụ Nguyễn Bá Trác với cách dùng từ của La Thuỵ. Mỗi người có cách dùng từ theo cách riêng của mình, theo tâm cảnh, theo ngữ điệu riêng , không nhất thiết bắt buộc phải sử dụng từ của một ai đó như khuôn mẫu mặc định trong cảm tác thơ văn. Nếu thế, sẽ rập khuôn và mất tính sáng tạo của văn học nghệ thuật( Lời Phú Đoàn).
- "Mời là một việc. Cạn hay không lại là việc khác. (Lời CTRP).
Nghe lời CTRP nói, nhiều người mới đọc qua, không đọc hết toàn bộ còm trong entry này không hiểu, tưởng là cụ Nguyễn Bá Trác mời đưa, mời đãi bôi cho có thôi :D
Nhưng tôi hiểu:
- Khi cụ NBT viết "Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường."
Với hào khí bốc cao như vậy, kẻ tri âm, tri kỷ không những chỉ cạn một vò rượu mà còn cạn tiếp nhiều vò rượu khác, "tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu" mà, và đúng như ý CTRP đã nêu, không biết lúc nào cạn cho hết rượu. Như vậy CẠN hay KHÔNG CẠN là do ý niệm.
- Nhưng mặt khác, do tâm cảnh chủ quan của người trong cuộc, có khi mới uống lưng chén rượu , cứ ngỡ như mình đang nốc CẠN CẢ BẦU RƯỢU , thấm đẫm cả men cay, chỉ nhấp môi thôi tưởng như uống TRỌN CHÉN ĐẮNG.
Như vậy KHÔNG CẠN hay CẠN cũng là do ý niệm.

3/ Nhờ anh dẫn một vài ví dụ dùng hình ảnh chim nhạn cho trường hợp "diễn tả tâm trạng u uẩn của người bất đắc chí" được không? (Lời CTRP)
- Không có nhiều thời giờ nên chỉ nêu một đường link:
Anh Hùng Chí : Cánh nhạn giữa đất trời
http://truyen.hixx.info/truyen/truyen-kiem-hiep/207527/Anh-Hung-Chi/Chuong-8-Canh-nhan-giua-dat-troi.html

Bâng Khuâng nói...


4/ Trong cặp Thực, cái quan niệm "nợ văn chương" là gì - nếu không phải là hình ảnh của "nợ tang bồng" ?! (Lời CTRP)
- CTRP có vẻ như đồng nhất hoá "nợ văn chương" với "nợ tang bồng" , "nợ nam nhi" nhỉ!
Tôi chợt nhớ tới thơ Phạm Ngũ Lão:
"Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

Và thơ cụ Uy Viễn Tướng Công:
"Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc;
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.
Chí làm trai nam, bắc, đông, tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể."
Trên một mặt nào đó "nợ văn chương" có nét chung với nợ nam nhi (nam nhi trái), với "nợ tang bồng", nhưng trên nhiều mặt khác "nợ văn chương" có những nét riêng khác với 2 nợ trên.
Ngoài ra, tuỳ theo ngữ cảnh, tâm cảnh "nợ văn chương", " nghiệp văn chương" còn có mặt tiêu cực như nợ nần, duyên nợ, nghiệp dĩ , (nặng nề hơn là "nghiệp chướng"). Trong bài TÌNH THƠ có đăng trên trang blogspot của tôi cũng phần nào thể hiện :

TIẾNG LÒNG
Duyên nợ gì đây chẳng ước thề
Một đời đắm đuối chán mình ghê
Văn phong thô thiển bao người giễu
Thi tứ dật dờ khối bạn chê
Nghiệp bút ta vương hoài lận đận
Tình thơ ai buộc mãi đam mê
Tiếng lòng ngân vọng qua năm tháng
Hòa quyện men say chút sướng hê
La Thuỵ

Vài dòng dông dài, xin được ngừng nơi đây. Tiệc vui nào cũng tàn, chúc bác KHUNG K, CTRP và quý bạn vui vẻ nhé!
Hẹn gặp lại trong cuộc đàm đạo thơ văn ở entry khác! :bh



Bâng Khuâng nói...



Mấy ngày nay tôi quá bận nên không trả lời kịp thời các còm của quý bác,xin thông cảm!
Như tôi vừa nêu ở trên, chúng ta tạm ngừng bàn luận về bài thơ HOÀI CẢM thôi, cám ơn bác PHAM DINH TRUC THU nhiều!
Bác La Ngạc Thuỵ khác với tôi là bút hiệu của bác ấy dài hơn :D. (Đùa một tí cho vui bác nhé), chúng tôi là hai người khác nhau. Bác La Ngạc Thuỵ là chủ trang ĐẤT ĐỨNG trong đó có chuyên mục thơ Đường Luật do "chuyên gia" PhieuVan phụ trách, tôi cũng xin "kính nhi viễn chi thôi" :D
Chúc vui! :-h

Nặc danh nói...


tự điển Hán Việt Đào Duy Anh:
Hồ = cái bình đựng rượu
Trường = dài
Hồ trường = cái bình đựng rượu dài :D

Nặc danh nói...

60 nhận xét:
Phu Đoan25/7/13 11:34

TEM!

"Giống như cái tách này, ông mang đầy ý kiến và suy đoán riêng của ông. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền trừ phi ông cạn cái tách của ông trước đã?"

Câu nói này của vị thiền sư có thể là một cách trả lời ý kiến của CTRP đang chất vấn bác Khung K bêntrang blog của tôi:

http://phudoanlagi.blogspot.com/2012/04/hoai-cam.html

Chúc vui!




Trả lờiXóa
Trả lờiKhung K25/7/13 19:17
Hì, vừa qua cãi nhau bên nhà bạn rồi nhé :-D

Xóa
Trả lời
Phu Đoan25/7/13 11:39

"Vì bận việc nên reply hơi chậm. Sorry! CTRP chỉ muốn nói với Khung K anh rằng: Khung K anh đã lạc đề!" (CTRP)

http://phudoanlagi.blogspot.com/2012/04/hoai-cam.html

Vì CTRP đang trực tiếp nói với bác Khung K, nên tôi tạm chưa trả lời mà xin nhường bác Kung K reply nhé!
Chúc vui!


Trả lờiXóa
Trả lờiKhung K25/7/13 12:27
Hì, chắc tối mới ghé qua cãi nhau với CTRP được.
tks bạn ghé chơi và báo tin nhé.
Chúc bạn vui

Nặc danh nói...

12 nhận xét:
Phu Đoan23/7/13 20:05

TEM nhé!

Trang blog của mình lại có tranh luận về thơ văn. Mời bác Khung K ghé xem và cho ý kiến nhé:

http://phudoanlagi.blogspot.com/2012/04/hoai-cam.html

Chúc vui!





Trả lờiXóa
Trả lờiKhung K24/7/13 07:54
Hì, có cãi nhau hả, cãi nhau vui lắm :-D, lát gé qua nhé.
tks bạn

Bâng Khuâng nói...


Bạn nặc danh đã chịu khó coppy các còm ở trang blog của bác Khung K về còm lại ở đây. Mình thấy vậy thì nhọc công quá, và không cần thiết vì những ai đọc sẽ thấy những còm này thôi, chúng công khai mà, đâu thuộc dạng "bình luận riêng" như ở Yahoo blog đâu. Nếu bạn ghi tên tuổi hơn là ẩn danh thế này thì vui hơn nhỉ.

Chắc bạn cũng là người quen nhưng không tiện ra mặt nhỉ!
Chúc vui! :bh

Bâng Khuâng nói...


Bạn NẶC DANH đã nhọc công coppy các còm bên nhà bác Khung K, hình như còn thiếu ... tôi phụ bạn bổ sung nhé!

@Công Tử Rừng Phong27/7/13 08:40
Oh. Hoá ra anh Doan Phú chỉ biết đi đâm thọc vậy thôi sao? Nè, Rừng Phong luôn sẵn sang đón bất cứ ai dám vào đó anh ạ! :-D
*
@Khung K27/7/13 10:28
Đúng là CTRP bụng dạ đầy căng rồi đấy.
Sao bạn ko nghĩ PD muôn có một sân chơi đàm luận thơ văn - tôi hay đùa là cãi nhau cho vui, và vì từng thấy tôi cãi nhau với CTRP bên nhà rồi nên giới thiệu - bởi thật ra tôi hồi nay bận nên chỉ loang quanh vài nhà quen, rất ít khi đi đâu, nên có thể ko biết ?
Tôi tin chắc tâm ý PD chỉ thế, ko hề có ý nghĩ kéo bè kết cánh để dập CTRP, vì ích gì đâu, hơn nữa bạn ấy thừa sức tra lời bạn, cần chi phải nhờ đến bất kỳ ai ? Bạn ấy cũng chỉ muốn vui, muốn có cái gì sôi nổi tí cho blog bớt tẻ nhạt với những cái còm khen ngợi qua quít chung chung ..
Tôi hiểu điều ấy vì tôi cũng thế, cãi nhau cho vui.
Cãi nhau một cách thẳng thắn, nhưng có cơ sở cho lập luận, ko cãi chầy cãi cối hay nói theo cảm tính, vu vơ .. và nhất là ko giở ngụy biện kiểu ad hominem mà tôi dịch là bỏ bóng đá người
Với đk như thế, tôi sẵn sàng tranh cãi với bất cứ ai, về những gì mình có chút hiểu biết, trước mua vui, sau học hỏi.
Nhưng nếu tranh cãi chỉ vì cay cú ăn thua thì .. xin lỗi, chả vui lại mất thì giờ


****************************************************************************************************************************************
NHƯNG, NHƯ TÔI ĐÃ NÓI TRONG CÒM TRÊN, TRƯỚC KHI BẠN VÀO GHI CÒM, CUỘC ĐÀM ĐẠO VĂN CHƯƠNG CỦA CHÚNG TÔI BAN ĐẦU KHÁ HÀO HỨNG NHƯNG VỀ SAU LẠI TRANH CÃI KHÁ GAY GẮT, NHỮNG NGƯỜI TRANH LUẬN CHƯA TÌM ĐƯỢC ĐIỂM CHUNG VÀ CÓ THỂ MẤT HOÀ KHÍ NÊN TÔI ĐỀ NGHỊ DỪNG LẠI, DÀNH CHO NHỮNG CUỘC ĐÀM ĐẠO KHÁC. MONG BẠN THÔNG CẢM NHÉ!
CHÚC BẠN VUI!

Nặc danh nói...

NHỮNG NGƯỜI TRANH LUẬN CHƯA TÌM ĐƯỢC ĐIỂM CHUNG VÀ CÓ THỂ MẤT HOÀ KHÍ NÊN TÔI ĐỀ NGHỊ DỪNG LẠI, DÀNH CHO NHỮNG CUỘC ĐÀM ĐẠO KHÁC. (PD)

Tôi là một người đọc thầm lặng theo dõi cuộc tranh luận của các bạn. Tôi thấy lời nói của các bạn không đi đôi với việc làm. Đầu thì gật gù giao hẹn giữ hòa khí nhưng trong bụng các bạn chứa đầy thủ đoạn xấu xa.

Tỷ dụ chuyện bạn hỏi cách viết nghiêng, tô đậm lời bình luận. Bạn CTRP chỉ cho bạn đường dẫn tới log bạn Huandrums. Vài giờ sau thì bạn Khung K viết ra tất cả thủ thuật IT. Việc làm này chứng tỏ bạn Khung K tranh giành nhỏ mọn và gian trá, mượn hoa cúng phật.

Bạn Phu Đoan thì ngụy quân tử và lấp liếm hèn hạ, nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong, lôi kéo đồng minh là chuyện bình thường không ai chê cười bạn chuyện này nhưng người ta đang chê cười bạn vì bạn đang ngụy biện và lấp liếm việc lôi kéo bạn Khung K vào cuộc tranh hơn thua với bạn CTRP.

Bạn Phu Đoan đề nghị tạm dừng lại hay đang tránh né? Bạn Khung K nghỉ cuộc chơi hay câm lặng trước những câu chất vần của bạn CTRP?

Mọi người đang cười các bạn đấy.

Bâng Khuâng nói...


Nếu bạn có đ/c blog cụ thể thì những lời nói của bạn sẽ có giá trị nhiều hơn khi nặc danh như thế này.

"Mọi người đang cười các bạn đấy." Chà! Câu nói của bạn bao gồm toàn bộ người đã xem qua các cảm nhận này, kể cả bác Khung K và tôi, chưa tính tới các ý kiến có liên quan bên dưới còm này như bạn PHAMDINH TRUCTHU chẳng hạn (có đ/c blog cụ thể).

Không chỉ bác Khung K và tôi muốn "nghỉ cuộc chơi", ngay cả CTRP cũng tỏ ra chán rồi, bạn vờ không thấy sao:

"Nơi đây uống rượu đã hết dzui.
Vị mô muốn uống tiếp, mời theo tui về
Rừng Phong!
hehehehe..." (Lời CTRP)

Tôi cảm thấy bạn - "một người đọc thầm lặng" - người đứng ngoài cuộc mà có vẻ cay cú hơn là những người trong cuộc tranh luận chúng tôi nữa đó.

Khuya lắm rồi , tôi phải lên giường thôi. Chúc bạn ngủ ngon!

lanhdien nói...

Các bác căng thẳng quá rồi:D

Cho tôi nói một câu nhé, một câu rất thật lòng là các bác nhiều chữ quá ( không xiên xỏ gì hết). Thật sự tôi thấy không cần thiết phải chứng minh " Hồ trường hay cánh nhạn" hoặc " Chí tang bồng hồ thỉ" gì gì đó cho nhọc công.

Ngay từ đầu bài thơ với cái tựa Hoài Cảm là bác La Thụy đã thừa nhận mình vu vơ rồi, cảm xúc bất chợt và chưa định hình. Gán ghép chí làm trai hoặc chim bằng tung cánh thì tội nghiệp cho bác ấy.

Ở hai câu đề bác ấy đã cho thấy sự mâu thuẫn nội tâm, khi không hình dung được cảm xúc của mình cho rõ ràng và nhất quán. " cánh nhạn tung trời vun vút bay/ hồ trường dốc cạn đẫm men cay" ra đây thôi. Cánh nhạn nào mà vun vút bay? "vun vút bay" nó phản chiếu cái hình ảnh "tao tác", "hoảng loạn" hơn là sự mềm mại thường thấy trong đôi cánh nhạn. Câu đầu tiên cho thấy một sự không rõ ràng, không định hướng. Cánh nhạn không còn là cánh nhạn nữa, cho dù giải thích kiểu gì thì nó cũng không nói lên được cái thư thái của con chim nhạn.

Riêng cái vụ "hồ trường" thì nó là thương hiệu rồi. Thương hiệu của Nguyễn Bá Trác. Hồ trường đó như là biển lớn, một đại ngàn mênh mông...Lấy " biển lớn" rót vào "sông hồ" há chẳng phải khiên cưỡng lắm ru? Nếu sử dụng "hồ trường" tôi nghĩ chí ít cũng ngang bằng hoặc phải lớn hơn để nêu bật nó lên. Còn ví như biến nó nhỏ lại thì chỉ là cảm xúc "vụn vặt, lơ ngơ" chưa cần thiết phải đem ra so sánh. Hồ trường của cụ Nguyễn Bá Trác là biển lớn, hồ trường của La Thụy tiên sinh là sự vay mượn và nhỏ nhặt của cá nhân riêng lẻ. Nếu đem hai cái ấy so sánh thì rất là thảm họa. Chung quy cũng chỉ là sự hoài cảm riêng của bác La Thụy, cứ để tự nhiên như vậy, nó chưa phải là án văn chương gì đó lớn lao để cần phải mỗ xẻ.

Văn chương nó cũng giống như cuộc đời, cứ đi tới đi lui, quanh đi quẩn lại chỉ làm khổ người ta...hehehe.

Thăm bác La Thụy và nói chuyện phiếm chút, mong bác đừng giận Lãnh tôi nghen nghen :D

Bâng Khuâng nói...


Chà! Lâu rồi mới thấy bác lanh dien ghé chơi, nếu có bác ngay từ đầu thì cuộc đàm luận chắc sôi nổi hào hứng hơn rồi, mình nhất trí với ý kiến của bác:

"Ngay từ đầu bài thơ với cái tựa Hoài Cảm là bác La Thụy đã thừa nhận mình vu vơ rồi, cảm xúc bất chợt và chưa định hình. Gán ghép chí làm trai hoặc chim bằng tung cánh thì tội nghiệp cho bác ấy.
Hồ trường của cụ Nguyễn Bá Trác là biển lớn, hồ trường của La Thụy tiên sinh là sự vay mượn và nhỏ nhặt của cá nhân riêng lẻ. Nếu đem hai cái ấy so sánh thì rất là thảm họa. Chung quy cũng chỉ là sự hoài cảm riêng của bác La Thụy, cứ để tự nhiên như vậy, nó chưa phải là án văn chương gì đó lớn lao để cần phải mỗ xẻ. "
(Lời bác Lanh dien)

"Mọi sự so sánh đều khập khiểng" mà. Có được những lời gọi là "nói chuyện phiếm" như ri của bác thì người nghe cũng khoan khoái, mần răng mà giận hè! :D
Mong bác thường ghé thăm để chúng ta cùng nhau nói chuyện phiếm cho cuộc đời bớt tẻ nhạt hí! Chúc vui :bh


Nặc danh nói...

Bác Lanh Dien nói đúng rất rất! CTRP tui đồng tình với bác lắm lắm! Trước mắt, CTRP tui phải thu xếp cả 1001 công việc nên không có cái thời giờ để làm "to chiện". Xin phép bác Lanh Dien cho tui rinh cái comment của bác về Rừng Phong. Đợi xong việc nước việc nhà, CTRP tui sẽ "đốt" sau. Nhé! hehehe...

Bâng Khuâng nói...


CTRP lại có hứng thú uống chén rượu tàn ư! Và muốn làm "to chiện"? CTRP mang còm của bác lanh dien về "đốt"? Như là "phần thư" sau lễ tế? Nếu thế thì đó là việc riêng của CTRP.
Chúc vui! :bh

Nặc danh nói...



Anh Phú Đoàn / La Thuỵ.

Phú Đoàn anh quả là không chịu uốn lưỡi và không chịu suy nghĩ khi chạm môi vào "chén rượu tàn"!

Nếu nói "tàn" thì cuộc rượu đã tàn từ lâu - khi Phú Đoàn anh "quanh co cánh nhạn", và CTRP đứng dậy kiếu từ, ra về. Nhưng Khung K, theo lời mời của Phú Đoàn anh, nhảy vào, hùng hổ cùng anh tung hứng "chén rượu tàn", và níu áo CTRP nán lại. Đó là "chén rượu tàn" lần thứ nhất.

Rồi tiệc rượu lại tàn lần nữa - khi CTRP tự dọn mâm về Rừng Phong, và Khung K cũng rút lui. Quan khách đã ra về, nhưng Phú Đoàn anh vẫn một mình nâng nốt "chén rượu tàn"! Đó là "chén rượu tàn" lần thứ hai.

Thấy Phú Đoàn anh một mình với "chén rượu tàn", bác Lanh Dien mới ghé vào bầu bạn. Như kẻ chết đuối vớ được phao, Phú Đoàn anh lại tiếp tục hả hê với "chén rượu tàn". Đó là "chén rượu tàn" lần thứ ba.

Việc CTRP mang cái ý kiến của bác Lanh Dien về Rừng Phong dĩ nhiên là có mục đích. Như Phú Đoàn anh đã công nhận: "đó là việc riêng của CTRP", thì hà cớ chi mà Phú Đoàn anh phải nhọc công "thò tay mặt đặt tay trái"?!

CTRP phân tích như rứa có đúng không? Biết chắc rằng những lời này của CTRP sẽ khiến Phú Đoàn anh sẽ buồn, sẽ giận, sẽ tím mặt, và sẽ im re - vì chẳng có cửa cho Phú Đoàn anh lấp liếm. Vì vậy, CTRP chẳng dám chúc anh vui. Xin lỗi nghen! :D

"Bậc thức giả" CTRP
Ký tên và đóng... dấu :D
=====================

Phu Đoan15:50 Ngày 24 tháng 7 năm 2013

Có các bậc thức giả cùng cao đàm khoát luận thì trang blog của mình càng thêm vinh dự để tiếp đón.
CTRP còn có nhã hứng thì xin mời tiếp tục , nếu có thời giờ nhé.
Chúc vui!


Bâng Khuâng nói...


CÓ NGƯỜI NẶC DANH LÀM CÁNH NHẠN ĐƯA TIN BÁO TRỄ NHƯ RI ĐÂY HÈ !?! :-/ :))

* NHỮNG CÒM GHI TRONG ENTRY "NGƯỜI CHÀI LƯỚI VEN SÔNG" CỦA BÁC LANH DIEN
(http://lanhdien.thiamlau.com/2013/07/nguoi-chai-luoi-ven-song.html)

* Nặc danh04:03 Ngày 29 tháng 7 năm 2013

..."Tôi cũng rất hào hứng khi đọc các ý kiến của bác LANH DIEN khi bác ấy vào còm trong entry CÁC DẠNG THƠ BÌNH THANH trên trang blogspot của tôi. Tiếc rằng, giữa bác LANH DIEN và tôi lại chưa thiết lập việc kết bạn, nếu không - được gmail báo tin các entries mới của bác ấy post thì tôi đã ghé thăm và mời tham gia tranh luận luôn thể..." (La Thuy : http://phudoanlagi.blogspot.com/2012/04/hoai-cam.html)
..............................
Sao bác Lanh Dien lại lánh mặt thế nhể? Không Có Diện :)) (Lời nặc danh)

* lanh dien08:11 Ngày 29 tháng 7 năm 2013

"Ặc! Cánh nhạn nào mà đưa thư mang thương hiệu Nặc Danh thế này. Trèo xuống đi pa, ngồi trên đó còn gì con nhạn nữa :))
Mà nghiêm túc nói bạn Nặc Danh này biết nhé! Sao dám nói tôi không có diện (không có mặt)? Tôi là tôi mó máy hằng đêm đấy nhé :)). Phỏng!" (Lời báclanh dien)

* Phu Đoan22:03 Ngày 30 tháng 7 năm 2013

"Cũng có người mang tin nhạn đến cho bác lanhdien đó ư! Phải chi nhận tin sớm thì bác lanh dien đâu phải đến ghi còm cho entry "Hoài cảm" của tôi trễ quá hè! (cười)" (Lời Phú Đoàn)

Trần Như Tùng nói...


HOẠ

BẦN THẦN
Tuổi tác gần như có cánh bay
Chan hòa mặn ngọt lẫn chua cay .
Học hành lắm chữ vay cần trả
Xướng họa nhiều thơ trả lại vay .
Đích đến huy hoàng khơi ước muốn
Đường lên khấp khểnh phải hăng say .
Biết làm sao nhỉ trời mau tối
Giày đã chớm mòn sắp đứt dây !
Trần Như Tùng

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khi bạn ghé thăm và hoạ thơ, tôi chuyển bài thơ hoạ của bạn lên entry luôn nhé!
Chúc chiều an lành! :bh