BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

ĐỪNG ĐI - Thơ Nhã My, nhạc Nguyễn Hữu Tân


       
                       Nhà thơ Nhã My

ĐỪNG ĐI

1-
Người ơi Xin chớ vội đi
"Trăm năm biết có duyên gì hay không"
Gặp nhau xao xuyến tấc lòng
Xuân hoa hé nụ chiều đông gió lùa
Hè sang thu mới giao mùa
Thời gian một giấc cũng vừa nhớ nhau
Ngoài kia nắng đổ xôn xao
Người không ở lại ngày nào chung đôi?

2-
Người ơi ở lại đừng đi
Nhớ thương đến độ xuân thì héo hon
Xót đêm trở giấc mỏi mòn
Tiếc ngày sao chẳng vội tròn cuộc vui

3-
Đừng đi người hỡi đừng đi
Mưa giăng sợi nhớ nắng ghì sợi thương !
                                               
                                                  Nhã My


     

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

GIẤC THU, RU VẦNG TRĂNG QUÊ – Thơ Tịnh Bình


   


GIẤC THU

Đã vàng lên thưa thớt
Áo mơ phai ngập ngừng
Vờ trêu thu bẽn lẽn
Dăm câu thơ đỏ bừng

Dáng hoa lay đầu ngõ
Cài tóc gió nụ vàng
Người vờ như không thấy
Bướm say tình lang thang

Ngõ vắng tìm lối cũ
Những mùa rêu đã già
Trách thu không giữ nổi
Sương khói mộng ngày qua

Dỗ lá thôi đừng khóc
Gió thì thầm hát ru
Đò hoàng hoa rời bến
Chòng chành mơ giấc thu...

VẦN NGANG CÂU BÁT TRONG TRUYỆN KIỀU - Phạm Đức Nhì


     
                 Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

               
Mở Đầu Bằng Một Bài Thơ Đương Đại

ĐỜI
Đắng cay này gửi vào thơ
Để đêm chia bóng, ngày chờ ước mơ
Tằm ơi! Sao chẳng nhả tơ
Cho ta vá lại hồn thơ nát nhàu!
(Trần Trọng Giá, FB Lục Bát Việt Nam)

Đây là bài thơ mà câu bát của cặp đầu tiên có chữ thứ 6 và chữ thứ 8 ăn vần với nhau (vần ngang câu bát) (chờ mơ). Tôi không nghĩ là tác giả chủ ý tạo cặp vần này. Nó tuôn ra theo dòng chảy của tứ thơ và vì “không phạm luật” nên ngài không để ý. Rồi chữ “chờ” vần với chữ “thơ” ở câu lục trên, chữ “mơ” vần với chữ “tơ” ở câu lục kế tiếp và dính líu, dây nhợ với chữ “thơ” ở câu bát dưới.
Hậu quả là độc giả phải nghe âm điệu của một chuỗi 5 chữ (thơ chờ mơ tơ thơ) từ 4 câu thơ liên tiếp trùng vần – mà lại toàn là chính vận mới đáng sợ. Vần quá ngọt. Có một tô chè mà nêm đến mấy lạng đường, ngọt lợ đến gắt cổ.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2020

RIÊNG NGÕ ĐỘC HÀNH ! - Thơ Phạm Ngọc Thoa


   
                        Nhà thơ Phạm Ngọc Thoa


RIÊNG NGÕ ĐỘC HÀNH !

Dợm hỏi người tôi… có ngấm buồn ?
Đèn khuya trời rộng  ạnh yêu đương
Mà trong đôi mắt sầu ngấn lệ
Hay bởi người ta quá lạnh lùng !

Mây trắng chiều nay thoáng qua lòng
Đôi bờ hư thật với thinh không
Xa xăm có thấu tình viễn lý
Niệm khúc từ ly dưới nắng hồng

Cứ trách hờn chi thêm đớn đau
Đêm về tịch mịch lạnh cô lâu
Ngồi đây chấp vá trời thiên lý
Tím nắng hồng hoang nhuộm mái đầu

Đan tâm bẻ nhánh biệt ly sầu
Ngày trôi đi vội biệt ngàn nhau
Cọng buồn chìm nổi soi bờ mộng
khắc vào lòng lá vết thương đau

Đã chẳng là hoa của đại ngàn
Ngậm ngùi phả lấp vết thu ngang
Rồi giấu tuổi chờ trong mắt đợi
Em từ viễn lý khóc thu sang

Gửi nhớ theo cùng ngọn thu phong
Nửa trang ly biệt chết trong lòng
Mà nghe rét mướt từ sông lạnh
Riêng ngõ độc hành anh biết không …?

                              Fountain Valley
                             Phạm Ngọc Thoa

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 4) – Nguyên Lạc

 


LOẠI TRÀ – DANH TRÀ

I. Các loại trà

Chúng ta có thể tóm lược rằng có rất nhiều loại trà, nhưng tựu chung có thể dễ dàng phân làm ba loại: Trà xanh, trà đen và loại trung gian, cả ba loại đều chỉ khác nhau ở chặng lên men/ cách ủ (Oxidation) . Ủ sơ thì cho loại trà xanh, ủ kỹ thì là loại trà đen, ủ vừa thì cho loại trà trung gian: như loại Ô Long, trà vàng Thiết Quan Âm… Trà nguyên thủy vẫn là màu lá xanh chỉ trừ giống Lạp Mộc trà mọc ở Phúc Kiến mang màu vàng.  

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

CHỜ - Thơ Nhã My, nhạc Nguyễn Hữu Tân

 
      
                     Nhà thơ Nhã My


CHỜ

(Nhân đọc lời nhắn gửi xót xa của người tìm cố nhân suốt 43 năm chờ đợi)

Chờ ai mộng đã tàn phai
Nhớ thương, thương nhớ, tình phai vẫn chờ !
Đêm lặng lẽ thức cùng ánh Nguyệt
Nguyệt ơ hờ tròn khuyết mông lung
Người xa chẳng hẹn tương phùng
Biết ai tâm sự vui cùng tháng năm!
Chờ người mãi xa xăm cách trở
Tóc bạc màu cứ ngỡ còn xuân
Đêm thương giấc mộng lưng chừng
Ngày trơ nỗi nhớ ngập ngừng lối xưa
Cuộc tình lỡ nắng mưa mòn mỏi
Tiếng ve sầu hạ trổi dư âm
Đông sang ngọn gió lạnh lòng
Thu vàng lá chết vẫn mong bóng người
Sầu quạnh quẽ nụ cười héo hắt
Mắt lệ tràn tim thắt niềm đau
Hỏi người có hiểu lòng nhau ?
Lời thề vàng đá tình sâu đã chìm? !!
Tháng năm mãi im lìm tin nhạn
Xót cho người chưa cạn niềm tin
Lời thương nhắn gửi chân tình
Thủy chung chi để riêng mình đớn đau !

                                                 Nhã My


        

Thơ: Nhã My.
Nhạc và trình bày: Nguyễn Hữu Tân.

LÊN FACE - Thơ Lê Phước Sinh


   


LÊN FACE

Lòng nhủ lòng
vào kiếm tìm Bạn bè
học hỏi thêm những điều hay
nhổ bớt những gốc Cỏ Dại
rồi cắm nhành Hoa
cho Đời
thanh thoáng...

                     Lê Phước Sinh

HƯƠNG XƯA - Đức Hạnh và quý thi hữu


   


HƯƠNG XƯA

Hương xưa gợi nhớ tình thơ !
Nàng thu phấn khởi kính mời bạn thơ
Khung trời kỷ niệm nên thơ
Thuyền tình cập bến sông mơ tươi hồng…

H ương lòng thắm trổ hỡi người ơi !
Ử ng má nàng Thi đẹp cõi đời
Ở cánh vườn xưa Hằng mãi đợi
N gỏ thơ lối cũ Cuội luôn mời !
G ương còn nở mộng chàng lui tới
X ứ vẫn nghe hồn cảnh lại rơi…
Ư ớc tưởng thuyền thơ nào đã vợi !
À! Bao kỷ niệm…tiếng Thu cười…

                                    Đức Hạnh
                                   16 09 2020


BÀI HỌA:


HƯƠNG XƯA

H át những dòng thơ gửi nụ cười
Ư ơm vần chữ đượm thả chiều ơi
Ơ n ngày đẹp nắng chân tình gởi
N gõ ấm lòng êm tiếng nhỏ mời
G ánh cả mùa xuân hồn mãi đợi
X ua ngàn bất hạnh ngữ nào rơi
Ư ớc mùa hội trẩy mơ người hỡi
Á nh nguyệt bừng lên phủ cõi đời                         

                            Trần Hằng Nga
                              16 09 2020

ĐỀN CỬA ÔNG, NƠI THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG VỀ CÔNG DANH, SỰ NGHIỆP - Đặng Xuân Xuyến

 

Đền Cửa Ông được bố trí trên các ngọn đồi không cao lắm, phía trước hướng ra vịnh Bái Tử Long, sơn thủy hữu tình. Ảnh: Lê Phương.

Đền Cửa Ông là nơi thờ Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, một tướng lĩnh thời Trần đã lập nhiều công lớn trong cuộc chiến chống quân Nguyên xâm lược. Ông là con trai của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa.

Tương truyền, trước khi thờ tướng Hưng Nhượng vương quân Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông là miếu thờ ông Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều đại phong kiến phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế".

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

KỶ NIỆM TAO ĐÀN - Phan Lạc Phúc

Ban “Tao Đàn” ngoài trách nhiệm đã được minh thị “tiếng nói của thơ, văn miền Tự Do” còn tiềm ẩn một nghĩa vụ “đem theo văn hóa của một triệu người miền Bắc vừa định cư ở miền Nam.” Thơ, văn Tao Đàn phần đông là văn hóa Bắc Hà, là những làn điệu của văn minh sông Hồng, sông Mã giao duyên cùng văn minh Hương Giang và Cửu Long...



             KỶ NIỆM TAO ĐÀN                                                                                                                      Phan Lạc Phúc

Đầu năm 1956 tôi từ biệt nghề “chiến binh lội ruộng” về Phòng 5 bộ Tổng tham mưu làm sĩ quan thông tin báo chí. Lúc bấy giờ tôi chưa có vợ con gì, khoác cái ba lô lên lưng là có thể đi cùng trời cuối đất.

PHÍA HOÀNG HÔN - Thơ Tịnh Bình

 
        


PHÍA HOÀNG HÔN

Trăng côi cút lạc mình nơi đất lạ
Ngóng quê xa mùi khói quê nhà
Chiều bảng lảng nghé lạc bầy gọi mẹ
Dòng sông nào tít tắp bãi phù sa

Thèm da diết tiếng gà trưa hiên vắng
Bướm vờn bay dây bầu bí trổ hoa
Hoa khế tím soi mình bên bóng nước
Nụ cười tuổi thơ ẩn hiện nhập nhòa...

Nghe thương quá câu dân ca ai hát
Quê hương ta mưa nắng chỉ hai mùa
Bao vất vả cũng nên mùa khoai sắn
Khói lam thơm ấm áp cả mưa chiều

Mây lạc xứ trôi về đâu hối hả
Nhắn dùm ta nỗi nhớ thương xa
Chiều rét mướt chợt buồn con cúm núm
Phía hoàng hôn khản giọng gọi quê nhà...

                                               Tịnh Bình
                                              (Tây Ninh)

NHỚ QUÊ - Thơ Nhã My, nhạc và trình bày Phan Ni Tấn.


        
                          Nhà thơ Nhã My


NHỚ QUÊ

Tháng ba hoa đào rơi rơi từng cánh mỏng
Trải ven đường trên thảm cỏ rợp một màu hồng non
Em lại đi trong nỗi nhớ bồn chồn
Về một chốn đồng quê có hoa cau hoa bưởi
Có luống rau xanh mà mẹ vừa mới tưới
Có trái non trái chín trĩu trên cành
Em vẫn nhớ về một ký ức xanh
Với ruộng lúa rì rào gió đưa lượn sóng trong trời chiều ngập nắng
Ngan ngát hương quê bông súng nở trong đầm
Nơi ấy em vẫn hướng về dù rất đổi xa xăm
Giờ đã xa mất rồi cái tuổi mười lăm
Vẫn ao ước nắm tay ai cùng về trong những chiều tan học
Chia nhau từng nụ cười hồn nhiên
Hoặc trách móc giận hờn nhau trong nhửng ngày chờ đợi
Nghe tiếng bìm bịp kêu mà lòng phơi phới
Biết nước lớn về người sẽ qua thăm
Con sông quê với bao kỷ niệm ngập lòng
Với bên lỡ bên bồi như tình yêu san sẻ
Ngày nhớ thương người mà đêm vẫn thích nằm trong vòng tay của mẹ
Ơi ngọt ngào nghe những tiếng ru êm

Bây giờ tóc mẹ đã hết xanh
Cả người xưa cũng xa rồi không còn gặp lại
Có phải chăng hồn em đang đợi
Xa lắc chiều thương quá chân quê...

                                                                                      Nhã My


        

Thơ: Nhã My.
Nhạc và trình bày: Phan Ni Tấn.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

TÊN RẠCH GIÁ CÓ Ý NGHĨA GÌ ? - Song Phúc

Cổng TTĐT TP Rạch Giá cho biết theo khẩu truyền, có tên gọi Rạch Giá vì xưa kia nơi đây có rừng cây giá mọc theo ven biển, lại có một lạch nước chảy ngang qua ra biển. Theo Gia Định thành thông chí, vùng đất này cũng có tên chữ là Giá Khê. Một số tài liệu cho biết cây giá là một loại thực vật thân gỗ cùng họ với mắm, đước. 

                                                                               Ảnh: Phạm Ngôn.

Năm 1988, đình Nguyễn Trung Trực (cũng gọi là đình thần Nguyễn Trung Trực, đền thờ Nguyễn Trung Trực...) ở phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá được công nhận di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Hàng năm, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào các ngày 26-28/8 âm lịch thu hút rất đông du khách đến với Rạch Giá. 

                                                                 Ảnh: Nguyễn Thanh Thuận.

Ngoài TP Rạch Giá, Kiên Giang còn có TP Hà Tiên. Từ một thị xã biên giới Tây Nam đất nước, Hà Tiên chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang vào cuối năm 2018. 

                                                                                    Ảnh: Vạn Trâm.

Mũi Nai từ lâu được biết đến là một địa điểm nổi tiếng của vùng đất Hà Tiên. Gần đây, bãi biển Mũi Nai được chính quyền địa phương cải tạo từ bãi cát bùn thành bãi cát trắng, thu hút du khách. 

                                                                                Ảnh: Phạm Ngôn.

Ngoài 2 thành phố, Kiên Giang còn có 13 huyện là An Biên, An Minh, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận. Trong đó, Phú Quốc và Kiên Hải là những huyện đảo của tỉnh này. Dự kiến Phú Quốc sẽ trở thành thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. 

                                                                                 Ảnh: Hiền Phùng.

Trong những kỷ lục biển đảo của Việt Nam, Phú Quốc được công nhận là hòn đảo lớn nhất cả nước. Đảo Phú Quốc như hình tam giác hẹp dài về phía nam, kéo dài khoảng 50 km từ bắc xuống nam, khoảng 27 km từ đông sang tây. Phú Quốc cũng là lựa chọn hàng đầu của không ít du khách trong và ngoài nước cho chuyến du lịch biển đảo. 

                                                                  Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.

Chùa Hộ Quốc ở Phú Quốc còn gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, nằm giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ, khoáng đạt. Ngôi chùa bề thế này là địa điểm du khách không thể bỏ qua khi đến đảo ngọc. 

                                                               Ảnh: Nguyễn Quang Ngọc.

                                                                                          Song Phúc

Nguồn:

https://zingnews.vn/ten-goi-rach-gia-co-y-nghia-gi-

ĐỨC THÁNH CHỬ ĐỒNG TỬ VÀ LỄ HỘI ĐA HÒA - Đặng Xuân Xuyến


Cách Hà Nội chừng 25km dọc theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử Đồng Tử nghèo khó. Một ngôi đền nữa thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nơi chàng Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân hóa về trời. 

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

NGÕ LẠ - Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
                     Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


NGÕ LẠ

Từ bữa em cùng người lạ
Che chung chiếc ô về nhà
Ngõ nhà mình thành ngõ lạ
Lừng khừng mỗi bước anh qua.

Hôm nay ngày thứ mười ba
Em lại che chung ô lạ
Tiếng cười nghe mà vồn vã
Bước chân lấn chút điệu đà.

Ừ, ngõ nhà mình thành lạ
Sớm chiều tíu tít người ta
Anh giờ đã là kẻ lạ
Ngõ về nhà xa quá xa.

Hà Nội, chiều 19-09-2020
Đặng Xuân Xuyến

GIẢI MÃ MINH HỌA “TRUYỆN KIỀU” DƯỚI CÁCH NHÌN MINH TRIẾT VIỆT

Hội thảo đặt ra vấn đề, trong thời đại 4.0 hiện nay, chúng ta có nhiều cách tiếp cận thông tin để giải đáp những thắc mắc cũ hoặc đưa ra những giả thuyết mới về những góc khuất trong lịch sử “Truyện Kiều” để mỗi người tự suy ngẫm về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt.


      Các diễn giả tham gia hội thảo.

Hội thảo Minh họa “Truyện Kiều” dưới cách nhìn minh triết Việt nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của danh nhân văn hóa thế giới – đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820) được Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espace tổ chức sáng 1/8.

Hội thảo có sự tham gia của nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn, nhà nghiên cứu Lê Nghị và họa sĩ – nhà giáo Nguyễn Tuấn Sơn.

GIỚI THIỆU 12 BÀI THƠ “ĐỌC LẠI NGƯỜI XƯA” CỦA THI SĨ VŨ HOÀNG CHƯƠNG - Trần Từ Mai

 

Đầu tháng 4 năm 1976, thi sĩ Vũ Hoàng Chương bị nhà cầm quyền bắt, đưa vào giam ở khám Chí Hoà. Một số thơ ông làm trong thời gian này (chẳng hạn bài Đường luật bát cú mở đầu bằng câu “Thấm thoắt vào đây tháng đã tròn”) đã được chuyển về cho gia đình và đã được phổ biến. Đầu tháng 9-1976, thấy sức khỏe của ông suy sụp, những người cầm quyền thả ông về để chết ở nhà.

QUÝ TỘC NHÀ TRẦN VỚI VƯƠNG TRIỀU - Vĩnh Khánh

Từ một thế lực cát cứ vốn làm nghề chài lưới ở Hải Ấp (Thái Bình), Trần Lý và Trần gia từng bước thâu tóm quyền bính rồi thay ngôi nhà Lý, thiết lập triều Trần. Đồng thời với đó là quá trình quý tộc hóa của thế lực Trần gia - một thiết chế quân chủ quý tộc dòng họ đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

 

                         Khu di tích đền thờ các vua Trần. Ảnh: Lam Thanh


QUÝ TỘC NHÀ TRẦN VỚI VƯƠNG TRIỀU

                                                                                  Vĩnh Khánh

Dưới quyền lực tối cao của nhà vua, tầng lớp quý tộc nhà Trần đã độc tôn quyền lực từ trung ương đến địa phương, đảm bảo cho sự bền vững của vương triều và có những đóng góp lớn lao cho quốc gia dân tộc.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG BẠN BÈ - Vũ Thị Hương Mai

 


Mỗi người đều là một cá nhân, đều có lòng tự trọng và ý thức tự tôn. Trong bất kì mối quan hệ nào, người ta cũng muốn mình có một vị trí xứng đáng, muốn được thể hiện, được bộc lộ mình, muốn được người khác đánh giá khả năng mà mình vốn có. Và đồng thời người ta cũng rất muốn được tự quyết định, một mình điều khiển sở thích, niềm đam mê, hứng thú của bản thân. Cho nên dù ở trong những mối quan hệ thân thiết đến chừng nào, dù gắn bó với ai đó sâu sắc đến đâu, người ta vẫn là một cá thể riêng biệt, vẫn cần có một khoảng trời riêng, cần được người khác tôn trọng. Tôn trọng bạn bè, có thể coi đó là một nguyên tắc không thể thiếu để duy trì tình bạn. Giữa chúng ta chỉ có thể có tình cảm nồng hậu nếu chúng ta biết ghi điều "biết mình biết ta".

ĐÊM MÃI THANH XUÂN - Thơ Trần Mai Ngân


 
                       Tranh Đỗ Duy Tuấn


       ĐÊM MÃI THANH XUÂN

Đêm nhen nhúm cháy nồng nàn tình cũ
Của thanh xuân trên miền trắng đôi bờ
Đôi tay níu, bấu riết cõi ơ hờ
Ú ớ gọi tên nhau không tròn tiếng...

Đêm bồng lai mênh mông đêm giữ lại
Một đêm nay và chỉ một đêm nay
Ngực căng đầy mùi hương ủ không phai
Nốt son đỏ phập phồng theo nhịp thở...

Đêm cứ thế trốn tìm nhau bỡ ngỡ
Trong chập chùng trong mê dại... trong nhau
Nụ môi hoa xin uống cạn ngọt ngào
Vầng nguyệt khuyết treo cao làm nhân chứng...

Vầng nguyệt khuyết treo cao làm nhân chứng!

                                                 Trần Mai Ngân

TÌNH VƯƠNG – Phạm Ngọc Thoa cùng thi hữu


   
                 Nhà thơ Phạm Ngọc Thoa


TÌNH VƯƠNG !

Thân đơn viễn xứ có ai hay ?
Một chút tình vương khó tỏ bày
Ngóng riết Phan Thành mù lớp sóng
Chờ hoài Phố Cổ ngút đường bay
Thầm thương hóa bướm mơ cùng gió
Trộm nhớ thành thơ mộng với mây
Giấu kín tơ lòng ôm gối chiếc
Bên trời hỏi có thấu chăng này …?

Fountain Valley
Phạm Ngọc Thoa


BÀI HỌA:


NỖI LÒNG

Đọc bài thơ xướng mượt mà hay
Chút nỗi lòng trong khó giải bày
Một phút trễ tràng chim sãi cánh
Vài giây mần muộn sáo vừa bay
Chợt khua trên tóc đau hồn nắng
Rồi khứa vào tim úa vạt mây
Ngẩn ngơ mỗi bước chân cao thấp
Tím nửa hồ xuân giữa cõi này .

Lương Bút

THỬ “GIẢI MÔ LẠI TRUYỆN KIỀU – Lê Nghị

TTO - 'Dựa vào các văn bản, chúng tôi phát hiện ra rằng Truyện Kiều mới là gốc của Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam. Rồi từ Kim Vân Kiều truyện của Việt Nam người ta mới phóng tác Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc'.

 

Nhà nghiên cứu Lê Nghị trình bày nghiên cứu mới về Truyện Kiều ở hội thảo - Ảnh NVCC

Truyện Kiều có trước Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử Việt Nam, Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc chỉ là sản phẩm ăn theo, tên tác giả cũng là tự đặt.

Nhà nghiên cứu Lê Nghị mở đầu bản tham luận Nguồn gốc Truyện Kiều, tại Hội thảo Minh họa Kiều dưới góc nhìn minh triết Việt, do Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội vừa tổ chức làm cả khán phòng ngỡ ngàng...

 

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 3) - Nguyên Lạc

 



SƠ LƯỢC TRÀ KINH CỦA LỤC VŨ


Ở phần trên có liên hệ đến Lục Vũ và tác phẩm danh tiếng của ông:  Trà Kinh (Kinh thư của Trà), ông đã định thức hóa Pháp điển về Trà. Ta thử xem sơ lược về Trà Kinh.

 

    (Hình Thần Trà Lục Vũ)

1. Tiểu sử Lục Vũ

Lục Vũ (733–804), đời Đường,  tác giả cuốn Trà Kinh, người đất Cảnh Lăng, Hồ Bắc; theo bản đồ thì cặp sát Tứ Xuyên và Quý Châu (lúc đó thuộc Nam Chiếu/ Đại Lý).

Lục Vũ, tự là Hồng Tiệm, vốn là một đứa trẻ mồ côi, được một thiền sư tên là Thái Chúc ở Hồ Bắc nhận nuôi. Thiền sư này vốn là một người hâm mộ và sành điệu trà đúng với truyền thống Thiền thời đó. Sáu năm trời Lục Vũ lưu ngụ tại thiền viện Long Vân, thời gian này ông được chỉ dạy nhiều về cách pha chế và thưởng thức trà. Tuy nhiên bẩm tính của Lục Vũ thích Nho giáo hơn là Thiền học nên thường bị sư ông trách phạt; cuối cùng không kham nổi Lục Vũ bỏ trốn theo một gánh hát. May sao đến năm 14 tuổi Lục Vũ gặp được một hoàng thân; ông này nhìn ra tư chất của Lục Vũ và có nhiều giúp đỡ. Sau loạn An Lộc Sơn, Lục Vũ lui về ẩn dật, kết bạn với nhiều văn nhân và cho ra đời cuốn Trà Kinh.