Nhà thơ Trần Nhuận Minh
Tiểu
sử Nhà thơ Trần Nhuận Minh:
Nhà
thơ Trần Nhuận Minh quê ở làng Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương.
Bút
danh: Trần Nhuận Minh, Trần Bình Minh
Ông
tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam từ 1982, uỷ viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam.
Hiện
ông đang sống và viết tại Hạ Long, Quảng Ninh.
Nhà
thơ Trần Nhuận Minh là anh ruột nhà thơ Trần Đăng Khoa (người nổi tiếng là thần
đồng thơ văn ở miền Bắc những năm 1966-1971, từ khi mới tám tuổi)
VỀ
THƠ BÙI GIÁNG, NÓI THẾ NÀO CHO PHẢI ?
Trần Nhuận Minh
Tôi đọc
thơ Bùi Giáng cũng được khoảng 2 -300 bài và tương đối hệ thống trong mươi năm
trở lại đây.
Tôi cũng đọc
rải rác hầu hết các bài viết về Bùi Giáng. Nói chung là hơi giông giống nhau của
nhiều tác giả. Có người so Bùi Giáng với Nguyễn Du. Có người cho rằng, phải đến
Bùi Giáng, thì thơ Việt Nam mới có biển có trời. Sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ
Bùi Giáng là rất rõ, nhưng ca ngợi đến mức ấy, tôi cho là quá lời. Và như thế,
dù không muốn, cũng là cách làm hại ông.
Nhà thơ Bùi Giáng
Gần đây,
tập sách Bùi Giáng trong cõi người ta,
576 trang, do nhà Lao động xuất bản năm 2008, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ
Đông Tây sưu tầm biên soạn và phát hành, nhân 10 năm Bùi Giáng (1926 – 1998)
qua đời. Ở tập sách này, trong 30 - 31 bài, ca ngợi Bùi Giáng, có đến 7 – 8 bài
coi Bùi Giáng là thiên tài, đặc biệt trong sáng tạo ngôn ngữ, là người nhảy múa
trong chữ nghĩa, với những thăng hoa, huyền ảo, lộng lẫy sắc hương, vi diệu
mênh mang vô tận vô cùng… Tôi nghĩ cũng không đến mức như thế. Trong đó, hai
bài của nhà văn Đặng Tiến: Sơ thảo tiểu truyện Bùi Giáng, Bùi Giáng nguồn xuân,
viết về tập thơ đầu tay của Bùi Giáng (được tái bản tại Hà Nội), bài Trường
phái Bùi Giáng của nhà thơ Thu Bồn và bài Bùi Giáng trong cõi người ta của nhà
thơ Ý Nhi, viết ngay sau ngày mất của Bùi Giáng, là những bài thuyết phục tôi
hơn cả. Chỉ duy nhất có một bài nói khác, chính là bài của nhà văn Nguyễn Quang
Lập. Tôi xin phép ông trích lại nguyên văn.
Theo Nguyễn
Quang Lập: “Kỳ lạ, gặp ai, hễ nhắc đến Bùi Giáng là khen nức nở, tuyệt không thấy
một người nào chê, còn mình thì thực sự không thấy hay, ngoại trừ mấy câu, như
ông vẫn nói là theo điệu du côn, đại loại Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi / Đi lên
đi xuống đã đời du côn thì hay. Nhưng bảo là sâu sắc thì mình chịu. Thơ đó mấy
ông nhà thơ dân gian Bắc Kỳ, xứ Nghệ siêu hơn nhiều. Mình cứ nghi nghi hay người
ta đua nhau sùng bái thơ văn ông theo kiểu hoàng đế cởi truồng, hi hi, nhưng
không dám nói” (sách đã dẫn, trang 251).
“Hoàng đế cởi truồng” là nhân vật vua trong
truyện Bộ quần áo mới của Hoàng đế của nhà văn Đan Mạch nổi tiếng, Hans
Christian Andersen.
Bùi Giáng
là một nhà thơ rất được chú ý, với nhiều cách hiểu khác nhau. Theo tôi, ngôn ngữ
thơ Bùi Giáng rất phong phú, sinh động, tự nhiên, nhưng không được đẹp như nhiều
người nói. Ngôn ngữ đẹp bao giờ cũng mang đến cho người đọc sự cảm thụ về thẩm
mỹ. Tôi hoàn toàn không thấy điều đó, khi đọc những câu sau:
Nếu
ngày mai tôi chết đi
mà
cô không thể giỏ cho một giọt nước mắt
Thì
cô có thể giỏ cho một giọt nước tiểu cũng được
(Nhớ
giỏ trên mồ)
Ở
dưới suối vàng, tôi sẽ ngậm cười đón nhận
(Ngậm
cười chín suối vẫn còn thơm lây)
Cô ở đây là
nữ nghệ sĩ Kim Cương, người mà Bùi Giáng yêu một cách si mê và sùng kính. Đoạn
thơ trên dẫn theo nhà văn Nguyễn Quang Lập trong bài Nhớ Bùi Giáng, in trong tập
sách Bùi Giáng trong cõi người ta, đã
nêu ở trên.
Ai cũng biết
câu dưới cùng của đoạn trên là nguyên văn một câu thơ của Nguyễn Du.
Ghi theo lời
“bình” của nhà văn Cung Tích Biền, Nguyễn Quang Lập viết tiếp: “có con nào thì ăn tươi nuốt sống ngay, chờ
đến khi chết, nó tụt quần đái cho vài giọt (trên mồ) thì sung sướng cái nỗi gì.
Mà mình đã nằm trong hòm rồi, nó đái trển (trên ấy), cũng có thấy bướm nó đâu”
(sách đã dẫn). Những bài thơ như thế chỉ làm tôi thấy… mất vệ sinh và nhà thơ
đã tự hạ mình thấp đến mức thảm hại như vậy thì làm sao để người đọc kính trọng
được. (Bốn chữ “trên mồ”, “trên ấy” là tôi ghi thêm cho rõ).
Hầu hết những
câu thơ lục bát, được coi là sáng tạo huy hoàng nhất của Bùi Giáng, như nhiều
người đề cao, theo tôi, đều có cái phong vị của các câu thơ Nôm trong các truyện
thơ Nôm khuyết danh thế kỷ XIX, nhưng câu thơ của Bùi Giáng có cá tính, có thần
thái hơn. Thơ Bùi Giáng, đọc ít bài thì thấy có nét riêng, lý thú, nhưng đọc một
mạch hàng trăm bài trong một hai tháng liền, như tôi đã đọc gần đây, thì lại thấy
có đến hàng trăm câu cũ kỹ, mòn sáo, đều đều, dài dòng, lai nhai, tạp nham,
trùng lặp. Đôi khi gặp những câu khác thường, có cảm giác như Bùi Giáng bị chứng
“tâm thần phân lập” hay một bệnh nào đó tương tự như thế. Hàn Mạc Tử
cũng có những câu thơ viết trong bệnh hoạn, có câu chỉ làm cho người đọc
thấy “ ghê ghê ”… nhưng cũng có câu thăng hoa đến mức phi thường… Còn với Bùi
Giáng, cả 2 trường hợp trên, nói chung là không…
Bùi Giáng
đưa nguyên văn hoặc hầu như nguyên văn phải đến dăm bảy chục câu thơ Kiều vào
thơ ông, theo nhiều kiểu cách khác nhau:
Mặc
người
mưa Sở mây Tần
Riêng mình gìn giữ
Một lần đầu tiên
Hoặc:
Rừng phong thu đã nhuộm màu
Quan san ngần ấy tư trào ngần
kia
Tôi thống
kê được đến hơn 200 câu mà tôi cho là Bùi Giáng viết vội vàng, viết lấy được,
vô cùng nhiều những câu trùng vần, không vần hoặc nhịu vần... Chưa kể câu non,
ý lép, na ná như nhau. Hoàn toàn không có “ý tại ngôn ngoại”. Sau này mới biết
là Bùi Giáng viết tại chỗ liền một mạch có khi “hàng trăm bài”, rồi “nhà in cứ
thế sắp chữ” luôn, không sửa chữa (sách đã dẫn).
Uống xong ly rượu cùng nhau
Hẹn rằng mai sẽ quên nhau
muôn đời
là trùng vần, dù ý tưởng trong câu thì rất đáng chú ý.
Và không vần, đặc điểm này thường gặp trong thơ lục bát của Bùi Giáng:
Tuy nhiên anh suốt suối vàng
Vẫn mong em còn suốt cõi trần
vui chơi
Thậm chí có đoạn chỉ có 4 câu:
Trinh nữ em có mặc áo quần
Mà không ắt hẳn là quần thật
xinh
Nếu như em chẳng mặc quần
Thì ông trời ắt càng mừng rỡ
hơn
mà câu 1 và 2 trùng vần; câu 2, 3 và 4 không vần.
Trong 3 câu mà có đến 3 chữ quần. Viết về quần, nhất là quần phụ nữ, câu chữ phải
rất cẩn trọng. Viết như thế phải nói là lười biếng và cẩu thả. Đó là những điểm
kỵ của thơ lục bát mà một cây bút phong trào, nghiệp dư, cũng phải tránh. Vậy
mà vẫn có nhà phê bình khen là hay là đẹp, là “sáng tạo thiên tài” thì tôi chịu
không hiểu nổi.
Đọc đến
đây, có thể có bạn sẽ cự lại: Thôi Hiệu đời Đường trong 3 câu cũng 3 lần lặp lại
2 chữ Hoàng Hạc đó sao:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản…
(Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa…)
(Tản Đà dịch)
Chưa bàn
việc Tản Đà dịch sang thơ lục bát như thế làm mất cái hay, cái độc đáo của
nguyên tác, nhất là về âm hưởng, nó là cái
khí của thơ. Hãy nói 2 đoạn thơ này có điều khác nhau: Thôi Hiệu có dụng
công nghệ thuật để câu thơ thành kiệt tác mà Bùi Giáng thì không.
Hoặc nhịu
vần:
Viết thơ lạc dấu sai dòng
Viết trong tức tưởi sợ đồng lúa
mong
Tất nhiên
ở đây, mới chỉ bàn riêng về vần trong thơ lục bát Bùi Giáng, vốn là yếu tố nghệ
thuật rất quan trọng trong thơ lục bát Việt Nam nói chung.
Đoạn thơ
sau đây cũng không hay như có nhà phê bình đã tán tụng. Tôi dẫn ra để thấy điều
tôi rất thú ở thơ Bùi Giáng là ông xưng “Trẫm”. Bùi Giáng là nhà thơ duy nhất ở
Việt Nam xưng “Trẫm”:
Hỡi cô bán phở dịu dàng
Đừng nên nói bậy hai nàng buồn ta
- Trẫm từ lịch kiếp phôi pha
Tái sinh bất chợt mà ra phụ lòng
trong khi các vua Trần, vua Lê làm thơ, chỉ xưng “ta”.
Ví như thơ của vua Trần Thánh Tông: “Hữu nhân vấn ngã hà tiêu tức?” (Có người hỏi
ta sinh diệt thế nào?); thơ của vua Lê Thánh Tông: “Dư xuất lục quân, duyệt
binh vu Bạch Đằng giang thượng…” (Ta xuất sáu quân, duyệt võ trên sông Bạch Đằng…).
Tôi cũng rất
thú cái chất vui mà Bùi Giáng gọi là “cà chớn”, “vui thôi mà”.
Hai câu thơ
thực khó quên:
Sáng
nay bao tử mơ mòng
Cà phê bên nọ, cháo lòng bên kia…
Có nhà
phê bình gọi đó là “cái vui vĩ đại” thì không biết có đúng hay không?
Và càng
nghĩ, càng thương Bùi Giáng trong bộ dạng: “Ông lang thang đây đó, ngủ ở bất cứ
đâu, dưới trời sao, dưới một gầm cầu, hay dưới một mái hiên. Có những lúc lại
thấy ông đeo một xâu chuỗi toàn giày dép và áo quần phụ nữ quanh cổ” (sách đã dẫn,
trang 358). Có nhà phê bình cho rằng “cách sống đó là lý tưởng”, và chỉ “mong
mình được sống như vậy”, thì không biết nói thế có thật lòng với Bùi Giáng hay
không?
Tôi rất
thích câu thơ này:
Dạ
thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương…
Tự nhiên và
sang trọng. Tưởng rất dễ làm nhưng không phải Bùi Giáng, tôi e là khó có ai làm
được. “Núi Ngự sông Hương” thì đã có sẵn trong ca dao rồi. Phong vị của câu thơ
có lẽ là ở hai chữ Dạ thưa rất Huế chăng? Bởi chỉ bóc hai chữ ấy ra, câu thơ
khác hẳn, mất hết thần thái và trở nên thông thường. Tôi nghĩ, đây có lẽ là câu
thơ hay nhất trong bài thơ chỉ có hai dòng (như trên) Dạ thưa xứ Huế bây giờ của Bùi Giáng và cũng là hai dòng thơ có thể
xếp vào hàng những câu thơ lục bát Việt Nam đẹp nhất viết về đất nước.
Tập sách
Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam, một công trình biên khảo dầy dặn, tâm huyết,
khá thấu đáo và rất công phu của nhà thơ – soạn giả Nguyễn Vũ Tiềm. Theo một tờ
báo thống kê, có 10 nhà thơ được chọn nhiều nhất, từ 29 đến 53 câu, mỗi câu thường
là 2 dòng thơ (tờ báo này ghi, tôi được chọn đứng hàng thứ 10). Dĩ nhiên số lượng
nhiều ít cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Thơ Bùi Giáng lọt vào “mắt xanh
” của soạn giả hơi ít, chỉ có 9 câu, mà câu này, rất tiếc lại không có trong tập.
Tôi chợt nhớ Nguyễn Bính, khi Nguyễn Bính viết (chép theo trí nhớ):
Quê tôi có gió bốn mùa
Có giăng giữa tháng, có chùa quanh
năm...
Vì cách lập
tứ, Nguyễn Bính và Bùi Giáng giống nhau, nhưng thích thì tôi thích câu thơ Bùi
Giáng hơn, nó có giọng điệu, có sắc thái hơn. Nghe âm hưởng cũng sang hơn. Có câu thơ tôi nhớ vì nó “rất Bùi Giáng”.
Cách chơi chữ giản dị mà lại lạ, tạo được sự ám ảnh:
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con…
Bùi
Giáng là một trong những đại diện xứng đáng nhất của thơ miền Nam trước 1975.
Viết về thơ miền Nam nói riêng, thơ Việt Nam nói chung, giai đoạn 1962 – 1985
mà không nhắc đến Bùi Giáng cũng là một thiếu sót. Nhưng ca ngợi Bùi Giáng theo
kiểu “nói lấy được”, như đã dẫn ở trên, cũng là điều không nên, và tôi e rằng:
điều đó có cái gì như là ở ngoài văn học,
ở ngoài cả thơ của chính Bùi Giáng.
Trần Nhuận Minh
Nguồn:
Báo
VĂN NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH số 276 ngày 17/ 10/ 2013
Báo
VĂN NGHỆ THÁI NGUYÊN số 33 (509) ngày 20/ 11/ 2013
Báo
VĂN NGHỆ số 51 ( 2810) Thứ Bảy 21/ 12 /2013
2 nhận xét:
Phản biện bài viết này của nhà thơ Trần Nhuận Minh, ông Nguyễn Đình Bổn viết một status trên facebook:
TRẦN NHUẬN MINH LÀ AI? ĐỌC HỆ THỐNG BÙI GIÁNG LÀ ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
https://www.facebook.com/notes/.../trần-nhuận-minh-là-ai...là.../594908970563425/
Loại như Trần Nhuận Minh biết bao giờ hiểu được Bùi Giáng?
Đăng nhận xét