Nguồn:
http://dangkimoanh.blogspot.com/2011/07/nhung-nguoi-ba-6x.html
NHỮNG
NGƯỜI ĐÀN BÀ 6X
(Người
hay e lệ không nên đọc bài này)
Thế giới lổn nhổn người, mê man số phận. Người giàu kẻ
nghèo, người hạnh phúc người cay đắng...Nhưng lúc này đây, những đôi mắt đau
đáu nhìn về phía trước, vừa muốn nổi loạn vừa sợ hãi, vừa long lanh vừa u uẩn,
vừa là cũ rích vừa mới toanh...là đôi mắt những người phụ nữ 6X.
6X luôn hoài vọng vào những điều tốt đẹp. Bởi khi 6X
được sinh ra, đất nước bắt đầu xây dựng XHCN ở miền Bắc và đánh Mỹ ở miền Nam.
Trong đôi mắt ngây thơ của 6X chỉ có những người mẹ lam lũ tất bật và những người
đàn ông khiếm khuyết về thể xác hoặc tinh thần để không ra trận. 6X phần lớn
không được cha dạy dỗ cho mạnh mẽ đối mặt với đời. 6X sợ những đêm đèn dầu lờ mờ,
sợ tiếng kẻng báo động đầy bất trắc, sợ bữa cơm không có cơm, sợ sự mất mát ở
ngay quanh mình và từ chiến trường đưa về. Một tuổi thơ cực khổ trong chiến
tranh và thiếu thốn. Tuổi dậy thì cũng 6X trùng với giai đoạn gian khó nhất của
đất nước, khi chính sách Giá- Lương - Tiền được đem ra thử, mà thua.
Giờ, 2011
6X chưa đủ quá già để loanh quanh trong bếp, vứt béng
giấc mơ vợ chồng vào giấc ngủ. Với 6X, linga vẫn có một vị trí, nhưng nó lỏng lẻo
và khó điều khiển “có một ngày linga thất lạc,”. Rõ là không mất, chỉ đâu đó
thôi, mà “thất lạc” thì có người sẽ tìm thấy, họ có trả lại không? 6X không biết.
Nó có muốn về lại không? 6X không biết. 5X sẽ thở dài mà bó tay, 7X sẽ tung hê
lên tất cả, nhưng 6X:
“mẹ
chong đèn ngơ ngác,
mỗi
đêm về, thả bệ rạc ven sông…”.
6X nghĩ gia đình là điều quan trọng nhất và người phụ
nữ phải giữ nó bằng được, dù cay đắng đến đâu.
“nhễ
nhại lăn theo dấu chân để cầm cố hơi thở của chồng.
những
dấu chân chẳng vẹn nguyên,
hơi
thở chòng chành trong tay mẹ khi trùng dương nổi gió,
ai
gieo vào lòng mẹ một hoàng hôn đỏ,
rồi
lao theo cánh buồm.
lạy
lục bốn phương,
trắng
mặt cuống cuồng, mẹ đi tìm linga của mẹ…
đến
lúc mặt trời mất dấu,
khi
cánh rừng trôi vào giấc ngủ sâu.
còn
riêng mẹ vục đầu vào nỗi nhớ…”
Đàn ông đã được giải phóng khỏi chữ chung thuỷ từ mấy
trăm năm nay “Trai năm thê bảy thiếp”. Còn phụ nữ vẫn phải bo bo “Gái chính
chuyên chỉ có một chồng”. Đâu phải trong thế giới nội tâm của 6X không có những
chuyện tình lãng mạn. Nhưng 6X tự trói buộc mình bởi dư luận xã hội đang chĩa
cái nhìn sắc hơn mẹ chồng về 6X. Bằng cái cách huyễn hoặc mình, coi những giá
trị đạo đức dù giả tạo là hơn hết tất thảy, 6X không biết mình có quyền làm đàn
bà mà chỉ nhớ mình là đàn bà của một người đàn ông duy nhất. “Xuất giá tòng
phu. Phu tử tòng tử”. Phu chưa tử mà chỉ thất lạc, Phụ chẳng biết làm gì, cứ cố
níu kéo cho đến chết. Cũng ngu muội na ná trung quân
“ngày
tháng ấy, mẹ lờ nhờ trong đêm
chối
phăng những linga đang khoa trương lộng lẫy,
vẫy
gọi trước hiên nhà,
những
linga múa vũ điệu ma trơi,
rối
bời bên cửa sổ.
mẹ
bảo những linga không rậy mùi đất trời,
không
đủ làm mẹ say,
thì
thôi cứ đợi...”
Buồn cười nếu bảo 6X coi tình yêu là thứ duy nhất, thậm
chí có vẻ như 6X không biết yêu. Nhưng thực tế cái cách yêu không điều kiện đã
giết chết 6X:
“đợi
chờ trong mơ với nỗi nhớ hoang sơ,
vọng
mải miết đến tàn hơi rồi hóa thành thành nấm mồ trên đỉnh núi,
mẹ
dặn hãy treo mẹ lên giữa trời,
để
bao giờ linga thành khói,
thấy
lối dạt về…”
Chết rồi vẫn đau đáu ngóng về cái linga thất lạc của
mình, cái linga chẳng hề nhớ đã từng có mình trên đời. 6X chết, kiểu yêu ấy
cũng chết.
Nhưng lịch sử cũng đã sang trang
“nhưng
anh ơi! em không giống mẹ!
em
không được như mẹ,
em
bức bối cảm giác đợi chờ
miệt
thị phút giây tuyệt vọng,
thế
giới vài tỷ đàn ông,
vơ
tay cả nắm,
hà
cớ gì phải gặm nhấm nỗi đau?”
Những đứa con của 6X cho rằng mình “không được như mẹ”.
Có đọc thấy sự tán thành mẹ trong mấy chữ này không. Có vẻ không. Bởi trước đó
chỉ nói “Em không giống mẹ”. Những đứa con của 6X mạnh mẽ, khi bị phụ tình
không than thở, không héo mòn và chết trong đau khổ. Chúng ráo hoảnh giải quyết
vấn đề.
“em
không giống mẹ,
nên
khi linga của em trôi về phía yuni khác,
ngửa
lồn mình,
em
ngêu ngao hát...
bên
sông.”
Linga của 6X dễ dàng thất lạc bởi biết yoni của mình vẫn
ở nguyên đó. Nhưng linga của con gái 6X dám không, khi cũng trên bến sông ngày
xưa 6X “thả bệ rạc” ấy. con gái 6X nghêu ngao hát. Công bằng, trong trường hợp
này, cũng là một cách giữ tình yêu. Bài thơ copy từ trang Cánh Cung Xanh, không
lắm chữ nhưng đủ đưa ra quan niệm yêu-sex của hai thế hệ. Giống như một tuyên
ngôn của người bị phụ tình thời nay.
6X dám chết, con của 6X dám sống. Nên vui hay buồn
đây?
*Ghi chú:
Linga,
yoni : Bộ phận sinh dục nam nữ theo cách gọi của người Chăm
Đặng Kim Oanh
......................
......................
EM
KHÔNG GIỐNG MẸ
(Của
mẹ)
có một ngày linga thất lạc,
mẹ chong đèn ngơ ngác,
mỗi đêm về, thả bệ rạc
ven sông…
nhễ nhại lăn theo dấu
chân để cầm cố hơi thở của chồng.
những dấu chân chẳng vẹn
nguyên,
hơi thở chòng chành trong
tay mẹ khi trùng dương nổi gió,
ai gieo vào lòng mẹ một
hoàng hôn đỏ,
rồi lao theo cánh buồm.
lạy lục bốn phương,
trắng mặt cuống cuồng, mẹ
đi tìm linga của mẹ…
đến lúc mặt trời mất dấu,
khi cánh rừng trôi vào giấc
ngủ sâu.
còn riêng mẹ vục đầu vào
nỗi nhớ…
ngày tháng ấy, mẹ lờ nhờ
trong đêm
chối phăng những linga
đang khoa trương lộng lẫy,
vẫy gọi trước hiên nhà,
những linga múa vũ điệu
ma trơi,
rối bời bên cửa sổ.
mẹ bảo những linga không
rậy mùi đất trời,
không đủ làm mẹ say,
thì thôi cứ đợi...
đợi chờ trong mơ với nỗi
nhớ hoang sơ,
vọng mải miết đến tàn hơi
rồi hóa thành thành nấm mồ trên đỉnh núi,
mẹ dặn hãy treo mẹ lên giữa
trời,
để bao giờ linga thành
khói,
thấy lối dạt về…
nhưng anh ơi! em không giống
mẹ!
em không được như mẹ,
em bức bối cảm giác đợi
chờ
miệt thị phút giây tuyệt
vọng,
thế giới vài tỷ đàn ông,
vơ tay cả nắm,
hà cớ gì phải gặm nhấm nỗi
đau?
em không giống mẹ,
nên khi linga của em trôi
về phía yuni khác,
ngửa lồn mình,
em nghêu ngao hát...
bên sông.
Cao Hải
Hà
Bài thơ EM KHÔNG GIỐNG MẸ, đồng thời cũng lấy từ nguồn:
http://luongcongpy.blogspot.com/2012/05/em-khong-giong-me.html
Bài thơ EM KHÔNG GIỐNG MẸ, đồng thời cũng lấy từ nguồn:
http://luongcongpy.blogspot.com/2012/05/em-khong-giong-me.html
1 nhận xét:
Bài thơ có vóc dáng, hình thức hay quá - đặc biệt là cấu trúc câu và cách gieo vần phóng túng, tài hoa.
Rất tiếc, người bình thơ chỉ “tán ý”, nghĩa là chỉ đối xử với bài thơ như văn xuôi, lờ tít phần thi pháp.
Người bình đã “giết chết tính thơ, chất thơ” của bài thơ.
Đăng nhận xét