BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

GHI CHÉP TỪ TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ HÀ NỘI – Việt Khôi

Gấu ngựa mang cái bụng chi chít sẹo sau hàng trăm lần bị hút mật, hay bị cắt cụt chi để phục vụ những kẻ có khẩu vị khác thường. Hổ, rắn, tê tê… bị tiêm vào người đủ hóa chất tăng trọng độc hại. Có con hổ, da bị thối rữa vì chất tăng trọng... Đó là tình cảnh của những “bệnh nhân” đến với trung tâm này.


Màn tiêm vắc-xin cho “chúa sơn lâm”
 
Chúng tôi đến Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) lúc 9 giờ sáng. Rảo bước cùng các nhân viên trung tâm tới khu vực chuồng hổ, tôi khấp khởi vì hôm nay là ngày tiêm vắc-xin phòng các bệnh bạch cầu, hô hấp… cho những “chúa sơn lâm”. Có thể, chúng tôi sẽ được chứng kiến chúa tể núi rừng “ngoan như cún” dưới bàn tay của các nhân viên y tế.
 

PHẠM DUY: NỖI BUỒN U UẨN VÀ ĐÁM CƯỚI CỦA THÁI HẰNG - Hà Đình Nguyên

Phạm Duy là con bướm đa tình, khi đã 'tạm' mỏi cánh, con bướm này chọn nơi dừng chân: lập gia đình với một người con gái tài sắc- CS Thái Hằng. Nhưng nàng lại đang mang một nỗi buồn u uất, chưa hề tỏ bày cùng ai…
 
Phạm Duy và Thái Hằng

Quen biết với gia đình Thăng Long từ dạo còn tản cư ở Chợ Đại-Cống Thần (Hà Đông, 1947), rồi cùng nhau về Liên khu VI ở Chợ Neo (Thanh Hóa, đầu năm 1949), lúc nào Phạm Duy cũng thấy vương vất trong đôi mắt của Thái Hằng một nỗi buồn...
         Thái Thanh cùng Hoài Trung (trái) và Hoài Bắc trong ban Hợp ca Thăng Long
 
Có lẽ chính vì thế mà những “cây si” tầm cỡ như: thi sĩ Huyền Kiêu, thi sĩ Đinh Hùng, họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhạc sĩ Ngọc Bích (ở Chợ Đại), thêm Đoàn Phú Tứ, Bửu Tiến, Bửu Kỉnh (ở Thanh Hóa)… cũng không lay động được con tim của nàng. Thái Hằng rất kín tiếng, ít khi tâm sự với ai. Chỉ đến sau này, khi giữa nàng và Phạm Duy đã trở nên thân thiết thì nàng mới thổ lộ nỗi niềm sâu kín ấy:
 
Vào năm 1945, Thái Hằng đính hôn với một sinh viên trường Luật tên là Trần Văn Nhung. Nhung là một thanh niên yêu nước nhưng có khuynh hướng thân Nhật. Vào đầu thập niên 40, cũng như rất nhiều thanh niên khác, anh tin rằng Nhật Bản thực sự muốn giúp cho Việt Nam thoát ra khỏi ách thực dân Pháp.
 
Cảm tình của anh đối với Nhật Bản khiến cho anh được tặng một học bổng để đi du học nhưng anh chưa kịp đi thì xẩy ra vụ Nhật đảo chính ngày 9/3/1945. Trước giờ đảo chính, một sĩ quan Nhật hỏi một nhóm sinh viên Hà Nội do họ triệu tập xem có ai muốn xung phong cùng đi với lính Nhật vào hạ thành Hà Nội? Họ sẽ được dành cho vinh dự là tự tay giật lá cờ tam tài của Pháp xuống.
 
Mọi người còn đang do dự thì Trần Văn Nhung và một sinh viên đứng lên nhận lời. Hai sinh viên này đi tiên phong trong đám lính Nhật và bị bắn chết ngay trên bờ tường thành Cửa Bắc trong phút đầu tiên của vụ đảo chính. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, một buổi lễ truy điệu những người đã hi sinh cho nền 'thịnh vượng chung của Đại Đông Á' được tổ chức rất long trọng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Thái Hằng đầu chít khăn trắng tới dự lễ truy điệu này.
 
Cái chết của vị hôn phu đã ảnh hưởng rất lớn đến Thái Hằng. Từ ngày đó trở đi, Thái Hằng đắm đuối trong nỗi niềm riêng. Trong suốt một năm lúc chưa đi tản cư, tuần nào nàng cũng mang hoa tới đặt trên mộ Nhung và ngồi khóc…
 
Đi theo gia đình ra vùng kháng chiến, nàng vẫn mang theo tấm ảnh và tập nhật ký của người đã chết, trong đó Nhung có những câu nói vừa gở vừa thiêng như: “Nếu anh chết thì em phải lấy chồng và cố tìm ra một người nào như anh nhé”.
 
 Khi ra sống ở Chợ Đại và Chợ Neo, trong hai năm liền, Thái Hằng vẫn chưa nguôi được nỗi buồn. Suốt ba năm dài, coi như để tang cho người tình, nàng đóng chặt tâm hồn, sống với một nỗi buồn không che dấu. Một hôm, cha mẹ nàng đã tìm cách đốt tấm ảnh và tập nhật ký của Nhung đi.
 
Biết được tâm sự của Thái Hằng, Phạm Duy tuy thực tâm nể phục thái độ anh hùng của Trần Văn Nhung cũng như sự chung tình của Thái Hằng nhưng vẫn cố làm cho nàng khuây khỏa và dần dần thay thế được hình ảnh của người hùng đã khuất trong trái tim nàng ca sĩ.
 
Sau sáu tháng quen biết, Phạm Duy chính thức hỏi Thái Hằng làm vợ. Ông bà Thăng Long có chút lưỡng lự nhưng lúc đó có hai người rất uy tín là tướng Nguyễn Sơn và nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh nói giúp vào, lại nữa con trai lớn của ông bà là Phạm Đình Viêm (Hoài Trung) cũng nhiệt tình ủng hộ nên cuối cùng ông bà Thăng Long cũng ưng thuận.
 
Sau khi chọn được ngày tốt, bà Thăng Long ra cái chợ ngay trước quán phở của mình mua một nải chuối, một buồng cau, một gói trà để tiến hành “lễ hỏi”. Phạm Duy kể lại rằng: “Bên nhà trai không có ai ngoài tôi ra, đành phải nhờ người em của điêu khắc gia Lê Thị Kim là Bạch Bích tới bưng hộ khay trầu. Hôm đó, từ trong Quán Thăng Long đi ra tôi còn là một kẻ độc thân rồi tức khắc từ ngoài cửa đi vào, sau khi ra đứng lễ ông bà ông vải xong, từ nay trở đi tôi trở thành người chồng chưa cưới của Phạm Thị Thái Hằng. Một cái lễ hỏi nhẹ tênh, so với sự nặng nhọc và kiên trì của sáu tháng khổ công vận động của tôi…”.
 
Tuy nhiên vì cũng muốn tỏ ra anh hùng trong mắt hiền thê nên Phạm Duy tình nguyện vào chiến trường Bình Trị Thiên trong 6 tháng, vừa biểu diễn phục vụ vừa sáng tác (những ca khúc nổi tiếng Bà mẹ Gio Linh, Bao giờ lấy được đồn Tây - sau sửa lại là Quê nghèo, được Phạm Duy sáng tác trong thời gian này)…
 
6 tháng sau, khi Phạm Duy từ chiền trường trở về, lễ cưới của đôi vợ chồng quê này mới được cử hành dưới sự chủ hôn của Tướng Nguyễn Sơn. Lễ hỏi giản dị như thế nào thì lễ cưới cũng đơn sơ như thế. Áo cưới của cô dâu là chiếc áo dài mầu xanh thẫm mang theo từ ngày xa Hà Nội, bây giờ mới có dịp dùng đến. Chỉ có chiếc quần vải trắng vừa mới may xong.
 
Hằng ngày Thái Hằng đi dép Nhật hiệu 'con hổ' thì hôm nay cô dâu xỏ đôi guốc mới toanh. Chú rể mặc bộ đồ quân phục bằng kaki Mỹ, đội mũ ca lô bằng dạ mầu xanh, chân đi giầy cao cổ…chẳng khác chi hình ảnh cô dâu chú rể trong bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan: “Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới. Tôi mặc đồ quân nhân. Đôi giầy đinh bết bùn đất hành quân...”
 
Phạm Duy kể lại: “Tướng Nguyễn Sơn, chính trị ủy viên Nguyễn Kiện, văn sĩ Nguyễn Đức Quỳnh, nhiếp ảnh gia Nguyễn Giao (ông thân sinh của ca sĩ Thúy Nga, vợ của Hoàng Thi Thơ), kỹ sư Nguyễn Dực con của nhà văn hào Nguyễn Văn Vĩnh và là bạn đồng học của tôi trong trường Kỹ Nghệ Thực Hành cùng với dăm ba người nữa... đó là những vị khách quý đã từ nơi xa hay nơi gần, leo lên xe đạp từ sáng sớm để phóng tới Chợ Neo dự lễ cưới của chúng tôi…”
 
Lễ cưới khởi sự lúc nào không biết. Mẹ vợ ra khấn vái trước bàn thờ vừa mới được dựng lên. Rồi tới phiên chú rể lên gối xuống gối, cô dâu ngồi xụp xuống đất, làm lễ gia tiên. Khấn vái ông bà ông vải xong, chúng tôi xin ra lễ sống cha mẹ vợ theo phong tục Việt Nam, nhưng ông bố vợ xua tay: 'Thôi. Đời sống mới mà. Không phải lạy Ba Mợ nữa.'
 
Sau khi đã làm xong bổn phận với người chết là tổ tiên và với người sống là cha mẹ rồi, bây giờ tới thủ tục hành chính. Nhân viên ủy ban hành chính của xã được mời tới để làm giấy giá thú. Trước mặt mọi người, cô dâu chú rể cúi xuống mặt bàn còn thơm mùi phở, ký giấy hợp hôn, tay cô dâu run run. Bây giờ mới lòi ra tên cô dâu là Phạm Thị Quang Thái. Không phải chỉ có Phạm Thị Thái….
 
Hai mâm cơm thịnh soạn hơn ngày thường đã được bầy ra trên hai cái bàn ở trong quán. Gần hai chục người đã ngồi vào bàn ăn. Ông bố vợ đứng lên mời mọi người cầm đũa, sau khi đã cám ơn quý khách. Tướng Nguyễn Sơn đứng lên nói vài câu chúc mừng. Giản dị đến độ không có được một cái nhẫn cưới để tặng cô dâu, nhưng tôi có thể nói ngay ra đây là kể từ hôm nay cho tới 40 năm sau, chưa bao giờ đôi vợ chồng này to tiếng với nhau một lần.
 
Ăn xong bữa 'tiệc' cưới, trước khi quý khách ra về, chúng tôi ra trước cửa Quán Thăng Long đứng xếp hàng cho anh Giao chụp một bức ảnh kỷ niệm. Riêng cô dâu và chú rể còn có thêm một bức ảnh chụp riêng, hai người nắm tay nhau đứng ở trong vườn chuối bên cạnh quán. Bức ảnh chụp mọi người trong đám cưới, khi chúng tôi về thành, ông bố vợ đã cắt bỏ hình tướng Nguyễn Sơn vì sợ lính Tây khám mà thấy ảnh ông tướng Tư Lệnh thì nguy hiểm lắm…
 
Đám cưới vừa cử hành xong thì đã thấy ông bố vợ vào trong làng mua lại một cái ghế dài để ghép vào giường của cô dâu cho hai người nằm, không quên nói câu nói nằm trong phong tục Việt Nam: ‘Ba giải chiếu cho các con, để vợ chồng con sinh năm đẻ mười như Ba Mợ nghe'. Thế là từ đêm nay trở đi, tôi không phải kê hai cái bàn ăn làm nơi ngủ nữa rồi”.
 
Phạm Duy, Thái Hằng và Thái Thảo trên một sân khấu
 
Cưới vợ được 4 tuần thì Phạm Duy được điều về Việt Bắc. Phạm Duy phải đưa vợ mới cưới cùng đi. Khoảng đường từ Thanh Hóa lên Việt Bắc hơn 800 cây số phải…đi bộ, nhưng mới đi được nửa đường thì Phạm Duy phát hiện vợ mình có thai. Lỡ rồi, đi luôn…
 
Đúng một tháng sau, họ đặt chân lên đất Thái Nguyên. Liên lạc viên dẫn tới Yên Giã, một khu rừng nằm gần ranh giới hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ở chung quanh đây không có một gia đình thường dân nào cả. Khu thung lũng rộng lớn và có núi bao quanh này là An toàn khu (ATK) của tất cả các cán bộ làm việc trong các cơ quan khác nhau của Trung ương. Mỗi gia đình cán bộ đều được cơ quan của mình phát cho một mảnh đất rồi có người tới phụ giúp để dựng lên một cái nhà bằng nứa.
 
Yên Giã là nơi dành riêng cho các gia đình văn nghệ sĩ. Lúc này họ đều trở thành hội viên của các Hội Nhà Văn, Hội Hoạ Sĩ, Hội Nhạc Sĩ, Hội Sân Khấu cả rồi…Vợ chồng Phạm Duy là thượng khách của Nguyễn Xuân Khoát, Chủ Tịch Hội Nhạc Sĩ Kháng Chiến. Họ được cất cho một mái nhà tranh vách nứa nằm không xa nhà của vợ chồng Văn Cao là mấy.
 
Phạm Duy viết trong hồi ký: “Tưởng như là căn nhà bên suối đang nằm ở trong bài một hát bỗng nhảy ra đây. Đây cũng là cái tổ ấm đầu tiên trong đời tôi, của một gia đình có đôi vợ chồng son và đứa hài nhi nằm trong bụng mẹ. Nhà có tới ba phòng, phòng ngủ có cái giường nứa, phòng bếp có cái bếp nứa, phòng tắm có tấm phên cũng bằng nứa.
 
Thiếu phòng vệ sinh, nhưng chúng tôi có cả một khu rừng ở đằng sau nhà rồi. Căn nhà nứa này, tuy có phòng tắm đó nhưng có bao giờ chúng tôi chịu tắm ở trong nhà đâu? Ai chịu khó vác nước từ suối lên đây? Bà Phạm Duy đi tắm suối là kéo bà Văn Cao đi cùng. Đi mua thực phẩm hơi xa cho nên cứ cách dăm ba ngày là các bà rủ nhau cùng đi chợ.
 
Gạo ở đây là gạo kháng chiến, khi ăn mà không nhằn miếng cơm cho kỹ là dám sứt răng vì những hòn sạn. Cũng mua được thịt để ăn nhưng kho xong nồi thịt, chỉ cần một đêm là thịt kho trở thành thịt đông ngay. Bởi vì ở trong vùng rừng núi này, mỗi khi đêm xuống thì dù là mùa Hạ, trời cũng trở lạnh như trong mùa Đông…”.
 
Phạm Duy, Thái Hằng và các con
 
Ở Yên Giã, Phạm Duy gặp lại hầu hết các bạn bè văn nghệ cũ như vợ chồng Văn Cao, vợ chồng Văn Chung, các nhạc sĩ Lê Yên, Nguyễn Đình Phúc, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Thế Lữ, Võ Đức Diên, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu... và cả người bạn thân Hoàng Cầm. Đặc biệt là gặp lại anh bạn cùng học trường Mỹ Thuật khi xưa: Mai Văn Hiến. Hoạ sĩ Mai Văn Hiến rất chiều chuộng Thái Hằng, anh thường tìm hái trong rừng những quả chua như me, sấu, là những thứ mà người đang có thai rất thèm ăn.
 
Những ngày ở ATK đã ghi đậm dấu ấn trong hồi ức Phạm Duy, ông viết: “Đời sống ở Yên Giã quá đẹp. Bõ công chúng tôi đã rời bỏ một nơi 'an ninh thịnh vượng' là Thanh Hoá để lên đây ở…”
 
                                                                              Hà Đình Nguyên
 
Nguồn:
https://tintuc.vn/pham-duy-noi-buon-u-uan-va-dam-cuoi-cua-thai-hang-post107405

SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM - Hồ Đình Vũ



Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
 
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn “Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ” của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn. Đất Nam Việt mà trước đây người ta còn gọi là Nam Kỳ, người Tây Phương khi đặt chân lên xứ mình hồi thế kỷ 16, 17 đã gọi bằng tên Cochinchine hay Đằng Trong.
 

HÒA CẢ LÀNG – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Võ Lâm Trung Nguyên thời nhà Nguyên sắp mạt, thì có một thông cáo thông chồn được phổ biến trên tivi trên đài phát thanh cho toàn thể các Bang, các Phái, các Đảo, các Động, các Giáo, các Trại nếu có nhã hứng thì tới đạo quán Võ Đang ở quận Tương Dương tỉnh Hồ Bắc để thảo luận “vấn đề Chính Tà hợp nhất”. Bang Phái nào loe ngoe vài mống thì khỏi, đồng ký tên trong ban vận động là Chơn Nhơn Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang, Thiền sư Không Văn phương trượng chùa Thiếu Lâm,Trương Vô Kỵ giáo chủ Minh Giáo đời thứ ba mươi tư. Ghi chú “đây chỉ là những người tự nguyện ăn cơm nhà vác ngà voi ký tên đứng ra mời gọi, không có nhiệm vụ trách nhiệm gì sứt cả gì cả”, các chức vụ sau này hoàn toàn không ăn lương nếu có thì sau khi họp toàn thể các vị lão hiệp, nam hiệp, nữ hiệp, trung hiệp và thiếu hiệp giới thiệu đề cử ra. Cuộc họp mặt là nhằm vào ngày Trung Thu năm nay còn tám tháng nữa, địa điểm là núi Võ Đang.
 

NHỚ QUÊ, QUẢNG TRỊ QUÊ TA – Thơ Hương Xuân


   
                  Tác giả Hương Xuân             


NHỚ QUÊ
 
Tôi ở Bình Tuy vẫn nhớ quê
Làm sao có dịp để mà về!
Thăm quê một chuyến cho thoả dạ.
Cả nỗi lòng đau, dạ tái tê
 
Xa ngái quê hương đã lâu rồi.
Tình thương ấp ủ mãi trong tôi
Nhớ thời niên thiếu xa xưa ấy.
Hình ảnh quê hương chợt thấy về
 
Tôi nhớ quê tôi buổi hè về
Hàng cây râm rã tiếng ve kêu
Nắng vàng cháy rám màu da thịt
Gió Nồm thổi mát dạ đê mê
 
Tôi nhớ quê tôi buổi xế chiều
Từng đàn trai trẻ đông vui quá.
Lội, bơi, đùa giỡn giữa dòng sông
Ngâm mình dưới nước cho thoả dạ
Tắm mát con sông của quê nhà.
 
Món ăn đặc sản của quê ta
Cá bống kho tiêu quá mặn mà
Hoa quả đầy vườn thơm đỏ trái
Ngọt bùi nhớ mãi bưởi thanh trà
 
Nhớ tiết Thanh Minh đi tảo mộ
Bà con Nội, Ngoại rủ đầy vui.
Đến ngày tết, giỗ đông đúc ấy
Ghi đậm lòng tôi khó quên nguôi
 
Ai đã xa quê sao không nhớ
Nhưng tôi nhớ mãi, mãi không thôi
Hình ảnh quê hương khắc đậm rồi.
Đã in hằn vết ở trong tôi.
 
Tôi viết lời thơ để gởi về
Tỏ tình thương nhớ đến quê ta
Để ai củng hiểu cho tôi nhỉ.
Sống tha phương vẫn nhớ quê nhà.
                                            
                                 Hương Xuân
                                     9/1974

HÀNG PHƯỢNG VỸ - Truyện ngắn của Khê Kinh Kha


Tác giả Khê Kinh Kha

 
– Mưa lớn quá, làm sao em về lại trường được, chắc em …
– Không sao em. Tôi cắt ngang câu nói của nàng. Anh sẽ đưa em về, và bảo đảm, em sẽ về đến nơi đến chốn an toàn, không bị sứt mẻ gì cả.
– Sao anh lúc nào cũng đùa được. Năm giờ rưỡi Bác em đến đón mà không thấy em…
Nàng bỏ lững câu nói của mình, nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường, gần quày trả tiền.
– Chỉ mới hai giờ thôi, còn hơn ba giờ nữa. Em không trễ đâu.
Tôi nói để trấn an nàng.
 

TRĂNG NON – Thơ Lê Phước Sinh


   
TRĂNG NON
 
Như con Liềm gặt Lúa
Gió lùa từng lọn Mây
không khéo để hạt rơi
Lúa chét vàng tung toé...
 
            Lê Phước Sinh

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

TỪ HOA HOÀNG HẬU TỚI CHUYỆN TIẾNG VIỆT – Ngô Đình Miên


Cây móng bò tím (tên gọi khác: Lan Hoàng hậu)
 
Tôi trồng hai cây hoàng hậu (hay còn có tên là móng bò) trước sân vườn nhà. Khi trồng, cây đã lớn, cao trên 2 mét.
Tôi thích hoa hoàng hậu từ khi còn nhỏ. Tôi mê cái màu tím rất tươi sáng của hoa hoàng hậu, vẫn bừng nở rực rỡ sắc màu trong nắng gió Bình Thuận mùa giáp Tết...

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

TRĂNG LẠNH, GẶP LẠI NGƯỜI TRI KỶ – Thơ Nguyên Lạc


   
                     Nhà thơ Nguyên Lạc
 

TRĂNG LẠNH
 
Đêm nay trăng lạnh người có lạnh?
Điệp khúc hư không vọng muôn trùng
Lưu xứ nâng ly hồn cố thổ
Mời trăng tri kỷ rượu say chung!
 
 
GẶP LẠI NGƯỜI TRI KỶ
 
Kẻ sĩ thời mạt sĩ
Sá chi cái chữ nghèo
Gặp lại người tri kỷ
Vỗ vai nhau cười reo
 
"Cửu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri" [1]
Không say thời mới lạ
Không xỉn thời mới kỳ
Tha hương gặp tri kỷ
Như trời hạn gặp mưa
Tình tràn theo ly rượu
Cạn bình đi đừng chừa!
 
Ly tràn bạn uống đi
Bao năm rồi phân kỳ
"Lận đận trời một lứa"
Quê người gặp mấy khi?
 
"Em ơi bình khô rượu
Lửa tắt... say với ai?" [2]
Nhớ không lời thơ ấy?
Sầu tình ta cùng say
Hết rồi thời tuổi mộng
Hai đứa cùng thở dài!
Phải không người tri kỷ
Không tình say với ai?
Cạn ly người tri kỷ!
"Ngàn chung ta không say"
 
Đời nhiều nỗi u hoài!
Tình mộng huyễn bi ai
Kẻ sĩ thời mạt vận
Bạc đầu ngắm mây bay
 
"Bạch vân không du du" [3]
Ngàn năm mây bay vù
Nhân sinh trò hư ảo
Còn nỗi sầu thiên thu!
 
Mạt sĩ ta mạt sĩ
Khó tìm người cùng say
Đời nhân cùng nghĩa tận
Toàn những chuyện bi hài!
 
Có rồi ta gặp lại?
Hai đứa cùng ngất say
Thất chí thời mạt sĩ
Thống hận kiếp lưu đày
 
Có rồi ta gặp lại?
Hai đứa cùng nhau say
Hay chỉ là độc ẩm
Hồ trường lệ đắng cay!
 
"Nào ai tỉnh, nào ai say,
chí ta ta biết, lòng ta ta hay
Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ,
hà tất cùng sầu đối cỏ cây" [4]
 
Lưu vong thất chí thở dài
Rượu sầu hai đứa cùng say
Đắng cay vọng về cố lý
Nỗi đau luân lạc đoạn đòi!
 
                      Nguyên Lạc
...........................
 
[1] thơ Uông Thù
[2] thơ Vũ Hoàng Chương
[3] thơ Thôi Hiệu
[4] Lời thơ Hồ Trường - Nguyễn Bá Trác

HỌP GIAO BAN NGÀY – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Trong nhà cưới, chú rể giáo chủ Trương Vô Kỵ nhìn nắm tóc mầu vàng của nghĩa phụ Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn rồi chạy tức thì theo Triệu Mẫn quận chúa. Cô dâu chưởng môn Chu Chỉ Nhược bị bỏ lại không nói được lời nào, bèn chạy theo tân lang dùng Cửu Âm Bạch Cốt Trảo đâm mười ngón tay vào hai vai quận chúa nương nương máu nhỏ giọt thấm ướt áo rồi phóng đi mất, sư tỷ Đinh Mẫn Quân và Tĩnh Huyền sư thái vội vã chạy theo. Thế là đám cưới trở thành đám chạy đua. Cũng may là cỗ bàn chưa dọn ra, đúng là lễ hội tưng bừng khai trương và âm thầm đóng cửa. Các lục đại phái tự động lui gót có trật tự.
 

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

GẶP LẠI NGƯỜI YÊU CŨ...! - Đỗ Minh Thùy



Tôi hiểu ba thương má nhưng không thể quên người yêu cũ. Có điều, trái tim không thể chứa cùng lúc hai người phụ nữ, nên ba mới thấy chông chênh.

Nghe má nói ba bị tai biến, tôi tức tốc vượt hơn trăm cây số về nhà. May mà tai biến nhẹ, lại được cấp cứu kịp thời nên không để lại di chứng.
Bệnh viện đông người, không khí ngột ngạt làm ba khó chịu. Ba gay gắt má..., sao nước nguội quá, cháo gì lạt nhách, gối kê đầu sao quá mềm…

Ba quạu thì quạu, má vẫn nhỏ nhẹ: “Rồi... rồi, để tôi sửa cho vừa ý ông...!”
Quạu với má vậy thôi, má về nhà mới được nửa buổi, ba đã sốt ruột hỏi tôi:
-Sao má con đi lâu vậy...? Ba với má đó giờ vẫn vậy, xa thì ngóng, gần thì như mặt trăng với mặt trời.

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

NHẤT LÀ MỘT – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


      
NHẤT là MỘT, Một là Nhất. NHẤT là chữ thuộc dạng Chỉ Sự đơn giản nhất, dễ viết và dễ nhớ nhất trong CHỮ NHO... DỄ HỌC. Có diễn tiến chữ viết như sau:

      Giáp Cốt Văn     Đại Triện    Tiểu Triện        Lệ Thư     Khải Thư

CHẢ CHỊU HƯ – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


CHẢ CHỊU HƯ
(Cảm tác từ chuyện tình buồn của P.T và T.A)
 
Em ấy đẹp như chàng hoàng tử
Chả trách quê mình gái dám hư
Xóm dưới làng trên nhiều trách cứ:
"Sư bố cái thằng chả chịu hư..."
 
*
Ừ thì nghe kể bữa tháng Tư
Có bé làng bên đẹp hiền từ
Một bận sang nhà dò ý tứ
Thế mà nức nở cả ngàn thư
 
Và rồi bé ấy hạ tâm tư
Lựa gối, lựa chăn, lựa chối từ
Ép ván đo thuyền bé ấy cứ
Kệ đời với khối chuyện giá như...
 
Rồi thì năm một đến năm tư
Nhắc ái nhắc ân chỉ ậm ừ
Tối tối buông rèm em ấy cứ
Một mình ôm một khối tâm tư
 
Gặng hỏi thì em ấy cười trừ:
- Cớ gì đeo bám chuyện đời tư?
Người ta nào phải là lữ thứ
Mà đổi gam màu tựa đã như!
 
Rồi buồn bé ấy khóc giá như..
Đừng ép vội duyên cộng với trừ
Rơm khô gần lửa chưa lần thử
Mà vội vãi già sẽ đổ hư...
 
Rồi một chiều tàn cạn sầu tư
Bé ấy bỏ đi chẳng giã từ
Lặng lặng neo mình vào thác dữ
Lời đồn đẫm lệ cả nghìn thư...
 
*
Ừ thì em ấy lại ngất ngư
Lại khóc giá như thẳng chối từ...
Thì ra em ấy hồn trinh nữ
Nuốt lệ bao lần khát trai hư!

Làng Tám, 13:13 ngày 06-06-2023
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

QUÊ NHÀ TIẾNG VỌNG LỜI RU, TRÊN NÚI, CHỦ NHẬT – Thơ Tịnh Bình


   
            Nhà thơ Tịnh Bình

 
QUÊ NHÀ TIẾNG VỌNG LỜI RU
 
Đợi người... người đã về chưa?
Cánh đồng năm nắng mười mưa niềm gì
Hoàng hôn hoe mắt chim di
Sông quê thao thiết ở đi dùng dằng
 
Vàng ươm thóc trải đầy sân
Ngày mùa sợi nắng trong ngần reo vui
Bay lên đời khói ngậm ngùi
Rạ rơm ấm áp ngủ vùi giấc đông
 
Đợi người... chín nhớ mười mong
Giọt mưa gieo xuống cánh đồng hoang vu
Quê nhà tiếng vọng lời ru
Đường xa cỏ ướt sương thu lối về
 
Bao năm gác lại bộn bề
Đò đưa bến hẹn chân quê lạc lầm
Trăng vàng cuối nẻo trầm ngâm
Người đi, kẻ ở tím bầm gió sương...
 

ÂM HÁN VIỆT TÊN NHỮNG QUỐC GIA CÓ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM DỰ WORLD CUP 2022

                                      (Bài cũ biên tập lại)


Trước năm 1975, ở miền Nam tên các địa danh, nhân danh viết theo âm Hán Việt xuất hiện nhan nhản trên các sách báo:
Nữu Ước: (New York), Hoa Thịnh Đốn: (Washington), Cựu Kim Sơn (San Francisco, Mỹ), Luân Đôn (London), Hoa Lệ Ước (Hollywood), Hạ Uy Di (Hawaii), Hương Cảng (Hongkong), Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya), Phi Luật Tân (Philippine), điện Cẩm Linh (điện Kremly), Mạc Tư Khoa (Moscow), Ái Nhĩ Lan (Ireland), Bá Linh (Berlin), Cơ Phụ (Kiev – thủ đô Ukraine), Lục Xâm Bảo (Luxembourg), Ba Lê (Paris), Phú Sỹ (Fuji –ngọn núi ở Nhật),Tân Gia Ba (Singapore), Bảo Gia Lợi (Bulgary), ...

Sau 1975, cách viết này thưa dần rồi biệt tăm. Thế mà qua kỳ Word cup 2022 vừa qua, tôi đọc trên Facebook, thấy có vài bạn ghi tên các đội tuyển bóng đá quốc gia theo âm Hán Việt. Tuy nhiên, đôi khi họ có những sự lẫn lộn giữa BA TÂY với BA TƯ hay giữa Á CĂN ĐÌNH và A PHÚ HÃN...

Cảm hứng nảy sinh, tôi mày mò tra cứu và viết lên những gì mình tìm hiểu về tên các quốc gia có đội tuyển bóng đá nam tham dự World Cup 2022.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

NGỦ ĐI EM - Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Ý Lan trình bày


   

NGỦ ĐI EM
 
1) ngủ đi em, đêm thôi mịt mù
ngủ đi em, yêu thương đợi chờ
ngủ đi em, môi ấm còn thơm
ngủ đi em, hoa lá nghiêng nằm
ngủ cho yên, quên tháng năm buồn thương
 
dù đêm nay mưa có còn bay
dù trong em chua xót còn đầy
dù trăm năm khô héo từ đây
vẫn xin em yêu hết tình tôi
vẫn xin em
vẫn xin em yêu mãi tình này
à á ơi, à á ơi
ngủ cho ngoan, em nhé, ngủ cho yên
 
 
2) ngủ đi em, lênh đênh phận người
ngủ đi em, hương thơm vào đời
ngủ đi em, hơi ấm tình say
ngủ cho yên, mơ ước thêm nồng
ngủ cho ngoan, cho hết trăm nghìn năm
 
dù mai đây, mặt đất vỡ tan
dù trăng sao rơi rớt muộn màng
dù thiên thu rã nát trần gian
tình đôi ta vẫn mãi bền lâu
nghìn năm sau
nghìn năm sau vẫn mãi ngọt ngào
ngủ đi em - ngủ cho lâu
mình yêu nhau, em nhé, mình yêu nhau
 
 
3) ngủ đi em, tương lai mặn nồng
ngủ đi em, yêu thương vợ chồng
ngủ đi em, hương phấn dịu êm
ngủ cho ngoan, cho hết ưu phiền
mình yêu nhau, yêu mãi yêu dài lâu
 
dù mai đây em có phụ tôi
dù cho em xa lánh tình này
dù đau thương xé nát hồn tôi
cũng yêu em, yêu mãi tình ơi
cũng yêu em
cũng yêu em, yêu hết đời này
à á ơi, à á ơi
ngủ đi em, ngoan nhé, ngủ cho yên
 
                                    khêkinhkha