Chữ Đại 大 là một chữ thuộc nhóm chữ Tượng hình. Được ghi nhận (xuất hiện) sớm nhất ở thời Giáp cốt văn.
Trong sách Tìm về cội nguồn chữ Hán có giải thích chữ “đại” 大 như sau: Giống hình người đang đứng. Người cổ đại đã coi loài người là “vạn vật chi linh” là vĩ đại, cho nên người ta dùng hình ảnh này chỉ nghĩa “to”. [1]
Ngoài ra, sách Thuyết văn giải tự có giải thích chữ 大 rằng:
Trời lớn, đất lớn, con người cũng lớn.
Cho nên, hình dáng chữ đại mô tả dáng vẻ con người. [2]
Đồng thời, chữ đại còn có một số nghĩa khác như: Tiếng nói tôn trọng người. Như khen sự trước tác của người là đại tác 大作 nghĩa là văn chương sách vở làm ra to tát rộng lớn lắm. Các bậc trên như cha, anh, quan trưởng cũng gọi là đại nhân 大人. Anh lớn nhất gọi là đại 大.
Đồng thời, chữ đại còn có một số nghĩa khác như: Tiếng nói tôn trọng người. Như khen sự trước tác của người là đại tác 大作 nghĩa là văn chương sách vở làm ra to tát rộng lớn lắm. Các bậc trên như cha, anh, quan trưởng cũng gọi là đại nhân 大人. Anh lớn nhất gọi là đại 大.
Trong bài Trú Đằng huyện 駐騰縣 của Lê Quý Đôn 黎貴惇 có viết:
千山萬山青不斷,大灘小灘碧相間。何處坡仙江月樓,叩舷一唱湖天晚。
Phiên âm:
Thiên sơn vạn sơn thanh bất đoạn,Đại than tiểu than bích tương gián.Hà xứ Pha Tiên Giang Nguyệt lâu,Khấu huyền nhất xướng hồ thiên vãn.
Dịch nghĩa:
Muôn núi non xanh thắm ngút ngànThác to thác nhỏ biếc xen đanPha Tiên lầu cũ nơi nào nhỉ?Thuyền gõ, ca ngân, nắng đã tàn(Trần Thị Băng Thanh dịch)
Tài liệu tham khảo:
[1] Lý Lạc Nghị, Tìm về cội nguồn chữ Hán, Nxb. Thế giới, 1997, trang 173
[2] Hứa Thận, Thuyết văn giải tự chân bản, “Quyển 10”, Bản scan từ bản của Đại học Waseda lưu giữ.
[3] Thiều Chửu, Hán Việt Tự điển, Nxb. Văn hóa - Thông tin, 2009, trang 146
Thư Viện Huệ Quang
*
Nguồn:
https://www.facebook.com/photo?fbid=984042257094173&set=a.951739180324481
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét