BÁNH GIẦY, BÁNH DẦY HAY BÁNH DÀY - Theo KiếnThứcThúVị
Bánh giầy (thường viết sai thành: bánh dầy, bánh dày
là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của
con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng gạo nếp
giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh thường
được làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch
(ngày Giỗ tổ Hùng Vương). Cùng với bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho quan niệm
về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng
cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Người Nhật Bản cũng có một loại bánh nhân ngọt tương tự
như bánh giầy, được làm từ gạo nếp, gọi là mochi. Người dân ở bán đảo Triều
Tiên có bánh tteok, gyeongdan, gaepi-tteok và songpyeon. Tiếng Việt cổ gọi loại bánh này là "bánh
chì", về sau "ch" biến âm thành "gi", "i" biến
âm thành "ây". Có người nhầm lẫn "dầy" tức là dày, mỏng nên
viết là "bánh dầy". Tuy nhiên, chỉ có cách viết "bánh giầy"
là đúng quy tắc chính tả. Bánh giầy gắn với truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu,
tương truyền xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6 của nước Văn Lang. Theo đó, Lang
Liêu đã được báo mộng để làm ra chiếc bánh giầy hình tròn, tượng trưng cho trời,
còn bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất; hai thứ này được dùng để dâng
lên vua cha trong ngày đầu xuân. Ngoài việc lý giải nguồn gốc của bánh chưng,
bánh giầy, sự tích trên nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc và tầm
quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn minh lúa nước. Các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như Tày, Mường
cũng làm bánh giầy nhưng không gói bánh chưng. Sử gia Trần Quốc Vượng nêu quan
điểm rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín
ngưỡng phồn thực Việt Nam. Một số vùng miền gói bánh ú hay bánh tét, loại bánh
hình tròn dài, để thay cho bánh chưng, mà theo giải thích của Trần Quốc Vượng
là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng phồn thực. Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai
lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây
là công việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc
biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không đơn giản. Nếu giã không nhuyễn
hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị "lại" bánh. Thường thường người
ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính, nhưng óc lợn hấp
chín được sử dụng cho mục đích này nhiều hơn. (Sưu tầm) Theo KiếnThứcThúVị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét