Nguồn:
https://kenh14.vn/viet-nam-co-5-loai-ca-duoc-xem-la-dac-san-nuc-tieng-nhin-thi-so-bo-chay-nhung-an-roi-moi-thay-cuc-ngon-2021030209595953.chn
Việt
Nam có 5 loại cá được xem là đặc sản nức tiếng, nhìn thì “sợ bỏ chạy” nhưng ăn
rồi mới thấy rất ngon!
Để khám phá hết ẩm thực Việt Nam thì chắc bạn phải
dành thời gian khá lâu, bởi lẽ 63 tỉnh thành thì mỗi nơi đều sở hữu những đặc sản
trứ danh khác nhau. Nói đâu xa, riêng về các loại cá thôi thì vẫn còn vô vàn
cái tên độc lạ chưa chắc bạn từng nghe qua. Nếu không tin thì xin mời khám phá
ngay 5 đại diện dưới đây!
1.
Cá "ninja"
Sở dĩ người ta gọi nó bằng cái tên độc lạ như vậy là
vì loài cá này… rất khó bắt. Chúng sở hữu vẻ ngoài khá xấu xí và "dị hợm":
dài như lươn, toàn thân có các lỗ tròn tiết chất nhờn, đầu có râu, đuôi thì chẳng
khác nào con hải cẩu... Màu sắc khó nhận biết đã đành, nó còn thoắt ẩn thoắt hiện,
phần đuôi màu đen trông như… "ninja" trùm kín khi lẩn trốn. Muốn bắt
nó người ta phải dùng hình thức câu hoặc giã cào.
Cá "ninja" thường được ngư dân vùng biển Quy
Nhơn (Bình Định) săn lùng vì vị ngon lạ miệng, có thể chế biến thành nhiều kiểu
nhưng dân sành ăn ghiền nhất là nướng và om chuối đậu. Đặc biệt, cá
"ninja" không có xương mà dọc bên trong thân là một lõi sụn trắng
giòn như sụn sườn non. Thịt cá được mô tả là thơm, dai như thịt gà.
2.
Cá lau kiếng
Cá lau kiếng còn có nhiều tên gọi khác như cá chùi kiếng,
cá tỳ bà, cá mặt quỷ… Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, loài này thường được tìm
thấy ở khắp các kênh, rạch, ao, hồ… Trong các gia đình ở đây, chúng được xem là
"chuyên gia" ăn rong rêu và dọn chất nhớt ở thành và đáy bể.
Loại cá này có chiều dài lên đến 70cm và trọng lượng
có thể tới vài kilogram. Vẻ ngoài của chúng bị nhiều người đánh giá là khá xấu
xí với thân hình màu nâu sẫm, da cứng, sần sùi, miệng to giống như miệng bát,
vây và đuôi lúc nào cũng dựng thẳng đứng trông khá đáng sợ.
Dù bề ngoài không mấy ưa nhìn nhưng cá lau kiếng từ
lâu đã được xem là loại đặc sản ngon nức tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chúng có thể
dùng chế biến thành nhiều món ngon như nướng, hầm sả, kho tiêu, hầm nước dừa,
làm khô, làm chả… Hương vị của món cá này được nhiều người đánh giá là ngon
không thua kém thịt gà vì độ ngọt dai đặc biệt.
3.
Cá nhệch
Cá nhệch là một loài cá có thân khá dài, màu nâu,
trông chẳng khác nào con lươn. Chúng có thể sống trong các môi trường nước mặn,
nước lợ và nước ngọt với chiều dài trung bình từ 70 - 100cm. Mình cá nhệch rất
trơn nên chỉ bắt được bằng cách ra cửa biển đóng đáy hoặc dùng những chiếc xiên
răng to và chắc khỏe để đâm. Chúng rất khỏe và hung dữ, thế nên việc đánh bắt
không hề dễ dàng. Vì thế, chúng thường có giá rất cao.
Cách chế biến cá nhệch cũng rất kỳ công. Chúng thường
được xát muối, có thể dùng tro, lá tre, lá lúa hay lá nhái rửa sạch cho hết chất
nhờn, sau đó cắt tiết rồi mổ. Thịt nhệch được cắt thành từng miếng nhỏ, lau khô
bằng giấy bản rồi bóp thính gạo cùng một số loại gia vị khác nhau. Đây chính là
nguyên liệu chính làm nên món gỏi nhệch trứ danh ở một số tỉnh miền Bắc.
Cá thòi lòi hay cá lác ngoách thường sinh sống ở các
vùng bùn đất ngập mặn như Cần Giờ, Nhơn Trạch, Gò Công, Bạc Liêu, Cà Mau và
vùng biển phía Bắc Ninh Bình. Chúng có khả năng thở bằng phổi và mang nên sống
được cả dưới nước và trên cạn. Để bắt được cá thòi lòi, người ta thường phải
dùng đến các cách như sử dụng cần để câu vào ban ngày, đèn để soi cá vào ban
đêm, đặt nò, thụt, chặn hang rồi bắt...
Cá thòi lòi có thể chế biến thành rất nhiều món ngon
như tẩm muối tiêu rồi nướng, lột da kho tiêu, hấp cách thủy, cuốn bánh tráng
rau sống, nấu canh chua, làm khô… Thịt của chúng có màu trắng, ăn rất mềm và
thơm ngon. Đặc biệt, cá thòi lòi gần như không có xương, phần nội tạng như ruột,
gan hay trứng đều có thể ăn được.
5.
Cá chèo bẻo
Cá chèo bẻo còn được gọi là cá bẻo, cá nghéo, cá xà
bông, cá xà hoa hay cá nhám trắng, là một loại cá biển nước mặn. Chúng thuộc loại
cá da nhám, giống cá mập hiền và có họ hàng với cá nhám nhưng có sự khác biệt bởi
những đốm đen trên nền da nâu tím. Tại Việt Nam, chúng phân bố nhiều ở vùng biển
từ Bình Định đến Phan Thiết và Phú Quốc (Kiên Giang)…
Thịt cá bẻo tiết ra chất ngọt tựa như cá bớp, trội vị
béo thanh nhưng không ngậy, hậu ngọt dịu, xương cá giòn phần đầu và đuôi thì chứa
nhiều sụn. Chúng thường được dùng làm nguyên liệu để chế biến những món ăn ngon
như nướng muối ớt, nấu lẩu mẻ, tái chanh, nhúng giấm, chiên nước mắm...
2 nhận xét:
https://1.bp.blogspot.com/-dm_lzNUOi_Q/YDG7feEVFkI/AAAAAAAAA5I/duFadWfBQLofPSHAS0GOEhWFa89GxlNgACLcBGAsYHQ/w400-h374/SUNDAY%2B%25285%2529.gif
https://tainguyen24h.com/wp-content/uploads/2018/02/thiep-chuc-mung-quoc-te-phu-nu-happy-women-day-8-3-12.gif
Đăng nhận xét