"Gánh cực mà đổ lên non.Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo"(ca dao)
Cũng như số phận không biết bao nhiêu người đồng cảnh ngộ khác, nghề rẫy bái, tiều phu không phải là căn kiếp của tôi. Vì miếng ăn, những ngày tháng đó tôi phải lăn lộn vào rừng kiếm sống. Tiếng là để 'nuôi vợ đợ con' nhưng 'thành phẩm' làm ra từ rừng chẳng khá chút nào. Đã thế cái số 'khốn nạn' đen đúa cứ đeo mãi tôi khiến tôi càng không làm ra 'cơm cháo' gì ?
Câu chuyện CÁI RẪY LUỘC này là câu chuyện thật của tôi hay của bao lưu dân Quảng Trị từng sống tại vùng nông thôn rẫy núi thuộc xã Sơn Mỹ, Huyện Hàm Tân cách đây hơn 4 thập niên. Câu chuyện kể lại tôi chẳng cần thêm mà chẳng bớt. Tôi muốn viết ra trước là mua vui hay phác họa cho bạn đọc nào chưa từng sống ở vùng nông thôn sau 1975 để có thể hình dung.
Cuối hết trong chừng mực nào đó, người viết mong ước dùng bài viết mà vẽ lại một hình ảnh kỷ niệm làm lưu cảo cho đời mình cùng thế hệ sau này đang sống trong khung cảnh đổi thay từ nhà cửa đường sá cho đến mọi vấn đề khác đều thay đổi rất nhanh trong nền KINH TẾ THỊ TRƯỜNG hiện tại.
Đinh Hoa Lư tái biên từ bài ‘Cái Rẫy Luộc’
(28/3/2021)
Khi nào cũng vậy, lúc trời sắp chuyển vào mùa mưa, cánh rừng hoang càng về trưa càng oi bức hơn. Quá ngọn Mây Tào trong kia, hướng Long Khánh - Biên Hòa, sấm chớp với những cụm mây đen xa xa cũng đủ tỏ dấu hiệu mùa mưa đang đến. Phía rừng Bình Tuy này, thiên hạ còn lo dồn hết công sức dọn những cái rẫy mới đốt để đón những hạt mưa đầu mùa.
Bạn làm rừng cùng xã với tôi đang hả hê với những mẫu đất mới, mun tro mới, khi bao cây cành lá khô đều cháy gọn hết sạch. Những tính toán "cũng mới" cho vụ bắp và lúa sắp tới. Những khuôn mặt lem luốc bụi tro, không dấu được nét tin vui, yêu đời khi khi họ tin rằng mùa tới sẽ bội thu. Làm sao người nông dân Quảng Trị ở vùng này không mà nao nức cho được? Những hạt bắp no tròn, óng ả sau khi bóc lớp vỏ lụa tươi xanh, những nhánh lúa rẫy nặng hạt, từ nước trời tưới xuống ban bố trên đám mun tro đám đất mới đốt dọn... Mưa xuống, trận mưa đầu mùa là lộc trời. Mưa đầu mùa càng lớn chừng nào thì ấm no tới nhiều cho người thôn chúng tôi chừng nó. Những ước ao mong đợi nay đã được đáp đền. Từng tia chớp vang trời, mây đen ngùn ngụt dâng lên từ hướng ngọn Mây Tào, Long Khánh đó là tiếng vọng và hình ảnh của mừng vui.
***
Riêng mình tôi lại buồn do rẫy tôi đã bị 'đốt luộc' sớm hơn rẫy họ gần hai tháng trời. Bạn đọc sẽ hiểu tại sao tôi BUỒN và "rẫy luộc" là gì ?
Sau thời gian đi "đường biên", nghĩa là tôi phát hai lối nhỏ là hai cạnh song song nhau, coi như là "giành phần" mình trước khi chính thức chặt hạ. Non mẫu rừng này, một mình tôi nếu làm xong là cả một "gia tài". Tiếp đến những ngày phát luồng tức là rong cây nhỏ khỏi vướng bận khi chặt hạ cây lớn. Thêm một ngày qua đi là thêm nhiều cây rừng ngã rạp, cái mẫu rẫy "tương lai" càng lúc càng lộ rõ dưới ánh sáng mặt trời.
Làm rẫy là vậy, chẳng có luật lệ nào. Người dân quê tự thỏa ước với nhau để tạo ra lệ, một thứ "luật rừng" đúng nghĩa của nó, cùng thực tế như thúng lúa, mớ bắp làm ra từ rừng vậy thôi. Ai cũng lo dành phần đất rừng trước. Nhà đông người thì họ khoanh vùng rộng hơn. Có khi người ta vì lòng tham chỉ phát luồng cho có đường biên thật rộng, nhưng cái lõm rừng quá rộng ở giữa họ chỉ để dành thôi. Đây là trường hợp của những "cái bụng tham lam ", mấy kẻ này không được lòng trong thôn xóm lắm.
Trở lại chuyện của tôi, số làm rẫy thuộc loại "tơ -lơ- mơ" búa không ra búa, rìu không ra rìu, ì ạch hạ xong những cây lớn mới là "chiến công hiển hách" đối với tôi.
Hình như bạn đọc còn nhớ trong những bài ký ức trước tôi hay nhắc đến điếu thuốc rê và cuộc đời làm rẫy? Đúng vậy, mỗi lần "hạ" xong một cây lớn là tôi vấn một điếu thuốc rê "to đùng", đứng dạng chân hút phì phèo, ngắm trời nhìn đất khoái trá vô cùng.
BỊ MẤT PHẦN CƠM TRƯA
KỶ NIỆM xót xa khi mồ hôi nhễ nhại cho tháng ngày trong rẫy chưa đáng nói bằng sự chua chát khi bị ĂN TRỘM PHẦN TRƯA tôi bới theo khi lúc vào rừng.
Tiếp tục phát cái rẫy năm đó gần xong. Một bữa trưa sau khi gắng phát xong một đường luồng tôi lui lại lùm cây vói tay lấy cái bao cát đựng cơm trưa thì nó "không cánh mà bay mất" ! Một thoáng lạnh người..
- Lấy chi ăn mần tiếp chiều ni hè?- Đứa mô chơi ác thu (dấu) của miềng rồi?
Tôi ngó quanh, cố tin rằng thằng bạn nào gần tôi tìm cách dấu nó để chọc tôi cho vui thôi. Càng tìm tôi càng không thấy gì. Tôi cố tin hình ảnh cái bao cát ny lon xanh của Mỹ, treo tòn teng đâu đó.
Thất vọng!
Thế là tôi bị trộm phần ăn trưa rồi ! Một nỗi đắng cay len lén dâng lên trong tôi. Những con người đói khổ, họ sẵn sàng trộm bất cứ cái gì dù biết rằng đó là phần trưa người khác - cùng khổ cùng bạn làm rừng như họ.
Tôi không còn nhớ rõ cảm giác của tôi lúc đó ra sao ? Giận, buồn, bực bội hay thuơng xót cho những người "cùng khổ" ?
Chuyện đáng nhớ là tôi không tiếc phần cơm mà tiếc cái "lon gô", cái muỗng i nốc (inoxidable - không sét rỉ) của Mỹ, hai thứ tôi quý lắm, vào thời đó làm gì kiếm ra?
Thế là tôi phải dọn dẹp về sớm, mất tiêu buổi làm chiều. Còn may, chiếc xe đạp thồ dấu trong bụi rậm không mất.
RẪY LUỘC: SỰ TRẢ THÙ CỦA THẰNG HAI CHÀM
Một ngày khi những cây cuối cùng sắp chặt hạ gần hết. Tuy vậy, đám rẫy chưa hẳn là khô dòn để đốt. Đang cắm cụi phát nhành cây vương trên gốc dầu cao, bỗng phía sau xa tôi nghe tiếng lửa cháy răng rắc và làn khói xanh bốc lên cao dần...
- Chết cha! lửa !lửa! hình như rẫy miềng!?
Tôi phóng nhanh thối lui phía sau.
Thôi đúng rồi!
Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng hay men theo. Nơi đó cũng là điểm đầu của cái rẫy mới của tôi gỗ lá khá khô. Lửa và khói bốc lên càng lúc càng cao. Ngọn lửa càng lúc càng hừng hực cháy pha lẫn tiếng nổ lốp bốp của cành lá còn tươi càng lúc càng dồn dập. Tôi chỉ còn nước tìm chỗ chiếc xe thồ kéo nó ra khỏi bụi cây, quên luôn chuyện gai góc, tìm đường thoát...
Thôi đúng rồi!
Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng hay men theo. Nơi đó cũng là điểm đầu của cái rẫy mới của tôi gỗ lá khá khô. Lửa và khói bốc lên càng lúc càng cao. Ngọn lửa càng lúc càng hừng hực cháy pha lẫn tiếng nổ lốp bốp của cành lá còn tươi càng lúc càng dồn dập. Tôi chỉ còn nước tìm chỗ chiếc xe thồ kéo nó ra khỏi bụi cây, quên luôn chuyện gai góc, tìm đường thoát...
- Bọn nó đốt rồi, đúng bọn thợ săn Tân Thắng rồi!
Mối thù hằn giữa nông dân Quảng Trị đi phát rẫy làm rừng
gia tăng càng lúc càng cao với nhóm thợ săn kiếm nghề lấy dầu. Những cánh rừng
bạt ngàn của Hàm Tân, nơi vô số cây dầu sản xuất ra loại dầu rái đi ghe và nghề
làm biển đang cần. Dầu rái là thứ bôi cho ghe thuyền khỏi mục là những thứ nghề
biển đang cần. La Gi là thị trấn biển ghe thuyền khá đông nên có nhu cầu về dầu
rái. Đây là sinh kế của nhóm thợ rừng xã Tân Thắng. Họ không là người Quảng Trị,
phần nhiều là con cái người Chăm dân bản địa Bình Thuận, Phan Thiết bao đời
nay.
Thợ lấy dầu này họ không phá rừng để trồng bắp lúa, vốn liếng sinh nhai của họ
nằm ở những cây dầu, nơi mà tự nguyện chia vùng với nhau lần lượt đi lấy dầu về
bán thôi. Nghề làm rẫy đã đốt phá, chặt hạ, cưa gỗ biết bao nhiêu cây dầu? Rẫy
đồng bào Quảng Trị càng nhiều, đất bạch hóa càng tăng và những cây dầu, mạch sống
những thợ rừng kia, cũng biến mất, và sau cùng là sự gia tăng lòng căm ghét từ
những người bị mất nguồn sống.
Họ đốt "rẫy non" cho bỏ ghét, để trả thù và tôi là một nạn nhân. Dù sao, ngang đây bạn đọc chắc chưa hiểu tường tận hết sự trả thù ra sao?
Ngày hôm sau tôi lên rừng sớm để biết tình trạng rẫy
mình. Bạn làm rẫy cho biết thằng Hai Chàm nó đốt rẫy của tôi chứ không ai khác.
Thằng Hai Chàm ở Tân Thắng, nó "một mình một ngựa" từng thề sẽ trả
thù cho cái nghề lấy dầu rái của họ bị "mất cơm". Dĩ nhiên 'thủ phạm'
đốt cây dầu của những thợ lấy dầu này là người làm rẫy chứ ai vào đây nữa ?
Những vết nứt trong lòng bàn tay không có thì giờ lành hẳn. Đau lưng mỏi gối mới có một mẫu rừng mới như hôm nay, chỉ một mồi lửa thằng Hai Chàm đã trả hận và tôi là kẻ khổ đau.
Hai Chàm... rõ ràng tôi chỉ nghe tên chứ không hề biết mặt; dù sao cái tên đó cũng chứng tỏ họ không là người Quảng Trị mà là người sắc tộc.
Bỏ thì thương, vương thì tội ; thế là tôi tiếp tục phải dọn sớm cái "rẫy luộc", cành ngọn cháy không hoàn toàn, nham nhở, phải tốn công gấp bốn năm lần khi dọn rẫy cháy đúng thời lúc cây cành khô róm. Đã thế, khi đã "cháy luộc" thì càng ít mun tro, như vậy đất không thể nào tốt để gieo hột được. Đó là tại sao có bạn rừng gặp rẫy bị "luộc" họ đành bỏ đi, không làm nữa.
Một mùa "thu hoạch" cái "rẫy" khổ nạn đó, tôi chỉ còn vài gánh dưa, hơn chục thúng lúa, vài ký đậu xanh... chẳng đủ vốn - công "cơm đùm gạo bới" của vợ tôi giúp chồng vào rẫy, làm rừng, bao ước vọng tính toán của hai vợ chồng nay chẳng còn chi! Những thân cây dài thườn thượt không cháy được vẫn choán hết diện tích cái rẫy luộc 'khốn khổ' này cho đến một ngày?
Vâng đúng vậy, cho đến một ngày đứa em vợ tôi đi 'nghĩa vụ' bên Campuchia về vô nghề vô nghiệp, không lương, không lá chi. Trần Thiên Danh đã cặm cụi cùng anh rễ vào lại rẫy tôi cưa hết những thân cây này đốt lại thành than vụn. Hai anh em hì hục đem về bán được mớ tiền khiêm tốn do than không đẹp bằng nghề đốt than chuyên nghiệp.
***
Những vết nứt trong lòng bàn tay không có thì giờ lành hẳn. Đau lưng mỏi gối mới có một mẫu rừng mới như hôm nay, chỉ một mồi lửa thằng Hai Chàm đã trả hận và tôi là kẻ khổ đau.
Hai Chàm... rõ ràng tôi chỉ nghe tên chứ không hề biết mặt; dù sao cái tên đó cũng chứng tỏ họ không là người Quảng Trị mà là người sắc tộc.
Bỏ thì thương, vương thì tội ; thế là tôi tiếp tục phải dọn sớm cái "rẫy luộc", cành ngọn cháy không hoàn toàn, nham nhở, phải tốn công gấp bốn năm lần khi dọn rẫy cháy đúng thời lúc cây cành khô róm. Đã thế, khi đã "cháy luộc" thì càng ít mun tro, như vậy đất không thể nào tốt để gieo hột được. Đó là tại sao có bạn rừng gặp rẫy bị "luộc" họ đành bỏ đi, không làm nữa.
Một mùa "thu hoạch" cái "rẫy" khổ nạn đó, tôi chỉ còn vài gánh dưa, hơn chục thúng lúa, vài ký đậu xanh... chẳng đủ vốn - công "cơm đùm gạo bới" của vợ tôi giúp chồng vào rẫy, làm rừng, bao ước vọng tính toán của hai vợ chồng nay chẳng còn chi! Những thân cây dài thườn thượt không cháy được vẫn choán hết diện tích cái rẫy luộc 'khốn khổ' này cho đến một ngày?
Vâng đúng vậy, cho đến một ngày đứa em vợ tôi đi 'nghĩa vụ' bên Campuchia về vô nghề vô nghiệp, không lương, không lá chi. Trần Thiên Danh đã cặm cụi cùng anh rễ vào lại rẫy tôi cưa hết những thân cây này đốt lại thành than vụn. Hai anh em hì hục đem về bán được mớ tiền khiêm tốn do than không đẹp bằng nghề đốt than chuyên nghiệp.
***
Đốt phá rẫy người khác chưa khô đó là sự 'trả thù giữa người và người' khi tranh nhau nguồn sống của rừng thiêng. Người làm rẫy ngoài đổ mồ hôi công sức, mẻ rìu hư rựa còn nỗi lo nơm nớp sợ bị phá hoại bị trả thù. Những phận người tranh nhau nguồn sống từ những đám rừng thâm u nói trên. Con người còn giành giựt "quê hương" của muôn thú lại còn thêm nỗi sợ trả thù của thiên nhiên khi lo chống chọi lại sự phá hoại của thú rừng chim muông nữa. Bầy thú hoang tinh quái lắm, chúng chỉ đợi những lúc rẫy có được cái ăn là xuất hiện. Nào khỉ bẻ bắp, nào heo rừng ủi trốc sắn, khoai. Tôi kể đến sự phá hoại của mấy bầy chim keo xanh, từng bầy cũng phá bắp không kém khỉ; một bầy chim keo bay sà xuống thì khung cảnh chắc khác gì 'máy bay oanh tạc' ! Những trái bắp năng tròn trong phút chốc bị những cái mỏ khoắm xé toạc rách nát tơi bời trông đến 'nhức mắt, nát lòng'. Những con sóc 'bí hiểm' chẳng kém, bao trái dưa lấy hạt đến hồi chín đều bị chúng moi ăn hột.
Thế là bà con dân làng vô làm chòi coi rẫy. Đêm đêm tiếng phèng la, tiếng mõ cóc cóc, cái gì gõ được đều đem ra chòi. Cánh rừng tĩnh mịch ban đêm, mùa rẫy thường bị khuấy động từ bao âm thanh:
- Huầy huầy...- Ơi ơi ơi !!! Cóc, cóc, phèng phèng...
Tất cả cộng lại, tạo thành một tạp âm LẠ LÙNG MA
QUÁI hay có thể là một KHÚC "NHẠC RỪNG
KHUYA".
Rừng khuya, người và thú canh nhau, rình rập từng giây phút. Dù ngày hay đêm, nhất là đêm về con người phải canh chừng để giữ cho được miếng ăn. Nguồn sống giữa rừng hoang chính đó là mồ hôi hòa chen nước mắt sau bao lần cây rừng ngã gục, lửa hừng hực cháy, rồi mun tro...
Tôi muốn nhắm mắt lại để trí nhớ khơi lại bao hình ảnh, âm thanh ngày đó ra sao? Đúng thật, như một khúc NHẠC RỪNG quay lại, đó chính là những miếng rẫy đượm bao kỷ niệm chua cay, rơm rớm u buồn khiến mỗi lần bưng chén cơm lên, tôi càng thêm trân trọng "hạt ngọc trời ban".
Đinh Hoa Lư
(11/10/2014)
Edition mùa Dịch Covid -19 (28/3/ 2021 USA)
Rừng khuya, người và thú canh nhau, rình rập từng giây phút. Dù ngày hay đêm, nhất là đêm về con người phải canh chừng để giữ cho được miếng ăn. Nguồn sống giữa rừng hoang chính đó là mồ hôi hòa chen nước mắt sau bao lần cây rừng ngã gục, lửa hừng hực cháy, rồi mun tro...
Tôi muốn nhắm mắt lại để trí nhớ khơi lại bao hình ảnh, âm thanh ngày đó ra sao? Đúng thật, như một khúc NHẠC RỪNG quay lại, đó chính là những miếng rẫy đượm bao kỷ niệm chua cay, rơm rớm u buồn khiến mỗi lần bưng chén cơm lên, tôi càng thêm trân trọng "hạt ngọc trời ban".
Đinh Hoa Lư
(11/10/2014)
Edition mùa Dịch Covid -19 (28/3/ 2021 USA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét