BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

TẢNG BĂNG TRONG PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD – Đinh Hoa Lư



Sigmund Freud (1865-1939) là nhà thần kinh hoc cũng là nhà tâm lý học người Áo. Ông cũng là nhà khai sinh ra môn Phân Tâm Học (Psychoanalysis). VỚi tư cách là nhà tâm lý học, từ 1900 đến 1905, ông ứng dụng phương pháp địa vật (topographical) để giải thích Ý Tưởng, lý trí, hay tư tưởng con người, đó là một tảng băng đang nổi (iceberg)
 
Tại sao ông chọn hình tượng này?
 
Chúng ta thấy phần nổi của một tảng băng khi nào cũng ít; nhưng phần chìm dưới nước lúc nào cũng nhiều hơn . Freud đã dùng phần chìm này để chỉ cái phần VÔ THỨC (unconsciousness) trong tâm lý con người.
 



I - Ý THỨC (consciousness hay consciouss mind)
 
Cái phần ít đang nổi kia là phần Ý THỨC (consciousness)
Phần ý thức nó bao hàm những ý tưởng và nhận thức mà chúng ta chủ động biết được để đưa đến hành động ví dụ khi khát chúng ta biết khát và đi tìm nước. Khi buồn chúng ta ý thức mình buồn lại đi tìm điếu thuốc hút chẳng hạn. Những ý thức hàng ngày chúng ta nảy sinh ra, nó không nhiều trong hạn chế trong vòng 8 tiếng sinh hoạt. Bởi ít nên nó là phần nổi trên mặt nước.
 
II - TIỀN Ý THỨC (preconsciousness)
 
 Tiếp đến là phần TIỀN Ý THỨC hay trong hinh` vừa xuống khỏi mặt nước là phần TIỀN Ý THỨC . Dỉ nhiên nó là phần dưới mặt nước nên không thấy được. Tuy nhiên, phần này không bị chìm sâu lắm.
 
Vậy Tiền Ý thức là gì?
Theo Freud Tiền Ý thức là ý tưởng và cảm giác mà người đó hiện chưa hiển hiện trong ý nghĩ đang xảy ra của họ nhưng nó đã tiềm ẩn sẵn sàng trong 'một phòng đợi' tiếp liền với Ý Thức . Khi Ý Thức 'để mắt đến' là nó vụt chạy qua 'phục vụ' cho Ý Thức ngay . Chúng ta lấy ví dụ, khi ta muốn gọi về nhà, "tiền Ý thức' sẽ cung cấp cho ta số phone nhà chúng ta để bấm ngay.
 
Ví dụ có ai hỏi chúng ta VN có mấy miền, Tiền Ý Thức sẽ cung cấp cho Ý Thức ta câu trả lời là Ba Miền ngay thôi. Như thế Tiền Ý Thức nó chứa đựng trí nhớ và kiến thức .
 
III -  Vô Thức (unconsciousness -unconscious mind)
 
 

Cái phần băng nằm sâu ở phần dưới và nhiều nhất chính là phần VÔ THỨC trong tâm lý con người.
 
Các bạn có thể hỏi: Tại Sao phần Vô Thức nhiều thế ?
Theo Freud, lý trí con người nó tiềm ẩn nhiều ước vọng, ham muốn, cảm xúc, tủi hổ, thèm khát những thứ vô đạo đức, Nhu cầu ích kỷ, phạm tội, bất mãn, căm hờn nhưng thu dấu
Nhiều thứ lắm ! nó nằm sâu trong tiềm thức con người. Theo Freud, tuy sâu lắng nó có thể trở thành một động lực thúc đẩy con người hành động (thiện ác tuỳ trường hợp).
 
Vô Thức có thể lộ ra trong giấc mơ cúa bạn và khi nói trường hợp nói lỡ miệng (slips of the tongue) cũng có thể là những gì trong Vô Thức bạn đang lộ ra ngoài.
 
Một ví dụ có phần vui vui, có anh chàng 'nhiều bồ'  đi chơi với Lan thì lỡ miệng nói: là "Hoa ơi, có ưa cái này không ?" anh ta che miệng không kịp. Trong giấc mơ, có khi nằm với bà xã, trong đêm lại gọi "Hoa ơi.." v v
 
Tuy phần này sâu không thấy được nhưng nó lại nhiều nhất. Vô Thức trong iceberg của Freud đã tích chứa những kinh nghiệm trong quá khứ (đớn đau, tủi hổ, ước vọng, ) tuy sâu nhưng ảnh hưởng mạnh đến cảm xúc và động thái của cá nhân đó.
 
Qua ví dụ về tảng băng Vô Thức của Freud, chúng ta thấy con người bị chi phối bởi VÔ THỨC rất nặng nề. Cái phần chìm tuy không thấy nhưng nó là một cái kho chứa (repository) lớn lao trong tâm lý con người. Nếu "cái kho chứa" này tích lũy nhiều  hảo vọng thì là nhân lành, nếu chứa quá nhiều tà niệm thì là cái nhân ác.




SƠ NGÃ, BẢN NGÃ, SIÊU NGÃ
 
Tảng băng của Freud cũng được dùng để luận cứ cho cái BẢN NGÃ của con người gồm ID, EGO, và SUPEREGO
Người viết xin tạm dịch là SƠ NGÃ , BẢN NGÃ, SIÊU NGÃ
 
I - SƠ NGÃ (id hay It)
 
Sơ Ngã là cái tôi sơ đẳng có tính bản năng (instinct) hơn là lý trí. Ví dụ đứa bé khóc khát sữa , bú no lại cười. Sơ Ngã (id)cần thoả mãn ngay nếu có thì lại thích ngay, ví dụ lòng ham muốn tình dục, nếu không được thì lại mất vui hay đau đớn ngay, theo Freud cái Sơ Ngã này chỉ vận hành theo "nguyên tắc lạc thú -pleasure principle) mà thôi và Sơ Ngã không bị ảnh hưởng hay chi phối bởi thực tế, sự hợp lý hay hoà hợp với người khác. SƠ ngã chỉ muốn hưởng thụ ngay , chẳng màng hậu quả ra sao?
 
II - BẢN NGÃ (cái Tôi - EGO hay I)
 
Theo Freud, khi cái sơ ngã (id) được hoàn thiện hơn, sửa đổi hơn bởi ảnh hưởng trực tiếp do Thực Tế (reality) thì nó được liệt vào vị trí của Bản Ngã (EGO hay I)
 
Giờ đây cái EGO này làm trung gian giữa Sơ Ngã (chưa thực ) và thế giới thực tế bên ngoài. Tư cách (personality) của cá nhân được quyết định tại đây. Bản Ngã (ego) giờ đây lấy lý trí để làm việc hơn là cái Sơ Ngã trước đây hoạt động dựa theo bản năng và phi lý.
Đâu phải đói là chúng ta ăn đâu? khát chúng ta uống đâu? hay ham muốn tình dục là 'làm tình' ngay đâu? EGo sẽ hướng đạo cho chúng ta ăn uống khi nào được mời, và đâu có 'làm tình' có tính bản năng  như loài vật đươc?
 
Rõ ràng chúng ta thấy EGO hoạt động dựa theo nguyên tắc thực tiễn (reality principle), thực tế hoá và thoả mãn hoá cho nhu cầu của Sơ Ngã nhưng lại hoãn sự thoả mãn của Sơ Ngã dựa theo thực tế xã hội, luật lệ, để 'lên phương án' cho thái độ
 
III - SIÊU NGÃ (super-ego-above I)
 
  Siêu ngã cũng là cái tôi nhưng nó cao hơn Bản Ngã (ego) một bậc do hấp thụ giá trị đạo đức từ xã hội, cha mẹ hay tập thể . ..
Siêu ngã kiểm soát hành vi  do bản ngã hay sơ ngã gây ra qua những quy tắc, quy ước hay luật lệ về đạo đức, thông tục mà xã hội ban ra, cấm chỉ.
 
Siêu ngã còn hoàn thiện hoá hơn Bản Ngã EGO do mục tiêu đạo đức hơn chỉ là đúng hợp lý, hẹp hòi hơn của Bản Ngã.
 
Từ đó Siêu Ngã nó nằm tại hai hệ thống - Ý Thức và Lý Tưởng. Nếu ta hối hận cảm thấy tội lỗi thì rõ ràng Ý Thức (conscience) đang trừng phạt cái EGO của bạn. Vậy Siêu Ngã có khuynh hướng bao trùm từ Ý Thức xuống đến Vô Thức
 
Khi bạn đang phác hoạ mình phải làm gì cho xã hội, mình phải mẫu mực ra sao, thậm chí mình là tấm guơng gì đó cho mọi người noi theo đó là lúc hệ thống "Cái tôi Lý Tưởng" (Ideal Self) đang hướng dẫn bạn mà chúng ta thấy Freud chứng giải trong cái Siêu Ngã (super ego) trên tảng băng Freud.
 
THAY CHO KẾT LUẬN
 
Hiện nay toàn thế giới đang đắm chìm trong cơn hoảng loạn của Đại Dịch Covid -19; toàn xã hội gián tiếp bị 'cầm tù' trong cách ly và giao tiếp. Y Tế bị tổn thương ghê gớm từ con số tử vong càng lúc càng tăng cùng thiếu hụt y cụ. Song song với tổn thất to lớn về nhân mạng, kinh tế thế giới nói chung đang bị khủng hoảng do Đại Dịch mang lại.
 
Về chiều sâu, đời sống TÂM LÝ XÃ HỘI nói chung đang bị KHỦNG HOẢNG. Theo TS Shauna H Springer khi quá đông người trong xã hội bị 'cách ly' và gián tiếp 'giấu mặt' mình thì những cái 'tôi' cá nhân đang bị thương tổn do "Quá đông người phải phấn đấu khi danh tính mình không còn ai biết đến hay bị mất. "Tôi là Ai" thông thường được tạo ra từ liên hệ phụ thuộc hay tương tác với nhau nay đã không còn. Đây là môt sự thật đang xảy ra trong mọi văn hóa và mọi lúc mọi nơi. Sự mất mát này quá nhanh và quá đột ngột đang gieo rắc một cơn thịnh nộ do bất lực cho quá đông người sau cú sốc ban đầu ập tới ..."
 
Đến lúc này đây thiết tưởng Xã Hội Học và Tâm Lý Học sẽ góp phần quan trọng trong công việc nghiên cứu các thương tổn của xã hội con người đang chịu đựng từ cơn đại dịch Virus Vũ Hán của thế kỷ 21 này.
 
                                                                                     Đinh Hoa Lư
                                                                                       10/2/2021 
 
NGUỒN TRÍCH:
 
http://www.simplypsychology.org
 
*Ryan Holiday: Ego is the Enemy
https://betterhumans.coach.me/ego-is-the-enemy-a-book-review-a55837725917
*The Psychological Impact of COVID-19
https://www.psychologytoday.com/us/blog/free-range-psychology/202003/the-psychological-impact-covid-19  
 
Hình:
1- Tảng băng của Freud
2- Sigmund Freud: (1865-1939) là nhà thần kinh hoc cũng là nhà tâm lý học người Áo. Ông cũng là nhà khai sinh ra môn Phân Tâm Học (Psychoanalysis).

Không có nhận xét nào: