Nhân
đọc bài “Thử Nhìn vào Khủng Hoảng Văn Học Việt Nam qua Kiều và Nietzsche” của
TS Nguyễn Hữu Liêm
- Theo Từ Điển Triết Học Oxford Triết học là môn nghiên cứu về các yếu tính chung và trừu tượng của thế giới trong đó có các phạm trù chúng ta đặt tư duy vào chính yếu nhất đó là: tâm, vật, lý trí, bằng chứng, chân lý …
- Theo cuốn Penguin English Dictionary thì Triết học là môn nghiên cứu về bản chất sau cùng của sự HIỆN HỮU, THỰC TẾ, TRI THỨC CÙNG LÒNG THIỆN QUA LÝ TRÍ CON NGƯỜI MÀ KHÁM PHÁ RA
- Tri Thức Luận
- Luận Lý Học
- Triết Học Chính Trị và Đạo Đức
- Thẩm Mỹ Học
- Triết Học về Khoa học
Đôi lúc bạn có thể đọc tác phẩm của các triết gia như
Voltaire, Rousseau hay Sartre do khả năng văn phẩm của họ nhưng do nội dung của
tác phẩm này là TRIẾT do vậy việc nghiên cứu này liên quan đến TRIẾT HỌC
SỰ CHỒNG CHÉO NHO NHỎ GIỮA TRIẾT VÀ VĂN HỌC Ở CHỖ NÀO?
Câu trả lời là CÓ.
Nếu bạn thích lối cách ngôn của Nietzche, một triết
gia Đức nổi tiếng vào thế kỷ 19.
Hoặc giả bạn thích các tác phẩm triết của Sartre,
VOLTAIRE, ROUSSEAU, nhưng câu đối luận của Plato hay ngay cả Aristotle nữa… Những
tác phẩm Triết như thế lúc này được độc giả đọc CHO VUI thì lúc này tác phẩm
triết học trở thành một “tác phẩm văn học”.
Nó không được đọc để nghiên cứu mà đọc để giải khuây. Người ta không đọc Triết
này như một học thuật và nghiên cứu mà chỉ đọc như một tác phẩm văn học. Sự
giao thoa này không nhiều, do khả năng viết lách của một triết gia chưa hẳn thu
hút bằng một nhà văn ngoài trừ giá trị Lý Luận Triết học.
NHƯNG TA CHỚ NÊN LẦM LẪN MỘT THI PHẨM VÀ VĂN PHẨM QUA
LĂNG KÍNH CỦA TRIẾT HỌC
Tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh là một ĐẠI THI PHẨM bất
hủ có chiều dài lịch sử mấy trăm năm nay. Trong tác phẩm này Đại Thi Hào Nguyễn
Du đã thành công trong ứng dụng ngôn ngữ (văn Nôm) đến đỉnh cao rực rở để lại
cho hậu thế nhiều điển tích và ứng dụng văn ngôn, thành ngữ phong phú. Về nhân
sinh quan ông đã đưa ý nghĩa của nho học
và phật giáo như thuyết tương đối, bù trừ (TÀI MỆNH TƯƠNG ĐỐ) cùng nhân
nghiệp và giải nghiệp của phật giáo để giải quyết một luận đề về bất công áp bức
của xã hội đương thời.
Học giả Trần trọng Kim từng nói: “theo cái lý thuyết nhân quả ấy thì phàm phúc hay họa là ở tự mình gây
ra cho mình. Mình đã có cái hoàn toàn tự do mà làm việc thiện hay ác, thì mình
lại có cái hoàn toàn trách nhiệm về những việc ấy…” , “…Cái thuyết nhân quả của Phật học là thế. Đem cái thuyết ấy mà so với
một đời nàng Kiều, thì thấy không có chỗ nào là không đúng…” (phatgiao.org)
Apollonian
và Dionysian, Cái chết của Chúa, Vĩnh cửu luân hồi, Bản năng bầy đàn, Đạo lý chủ-nô
lệ, Siêu nhân, Chủ nghĩa quan điểm, Ý chí Hùng cường
(Wikipedia mở: 14.3.2021)
Qua định nghĩa dứt khoát - Triết học và Văn Học là hai
lĩnh vực KHÁC nhau nên chúng ta không thể nhìn Văn Học qua lăng kính Triết học
được. Khi Friedrich Nietzche đều lý luận cho “chúa phật đã chết,.. hay....'Cơ Đốc Giáo và Phật Giáo'... đều suy đồi”
chúng ta thấy rất khác với chủ đề “TÀI MỆNH
TƯƠNG ĐỐ” đó là “TÀI và TAI”. Thi
phẩm này tin vào Nghiệp và Giải Nghiệp trong phép giải của Phật Giáo nó đã lồng
vào trong “tài mệnh tương đố” của Nho
giáo.
Từ cách nhìn qua Lăng Kính Triết học có thể có người lầm
cho rằng trong Kiều đã có “khủng hoảng
văn học”, đây là cách nhìn phiến diện do nó đã bị nhuộm màu triết học. Kiệt
tác của Đại thi hào Nguyễn Du nếu là một tác phẩm thất bại và “KHỦNG HOẢNG” qua cách nhìn hời hợt của
những kẻ bàng quan. Và khi họ đã đặt 'định
kiến' Triết Học vào lăng kính đó thì người đọc sẽ bị xem là bị "NHIỄM"? Đây là một vấn đề HOÀN TOÀN SAI LẠC khi người
ta bắt "Kiều" phải "vịn" vào Friedrich Nietzche mà "đứng
dậy" ? Trái lại nền văn học VN đã
"vịn" vào tác phẩm bất hủ của Cụ Nguyễn Du để đứng dậy bao lâu nay.
Chúng ta, một lần nữa có thể nói ngược lại: chính sức
mạnh và phát triển của nền văn học VN đã từng có nội lực giúp cho nước VN chúng
ta thoát được nạn đồng hóa từ nền văn hóa bắc phương mới đúng.
Sự bi quan yếm thế, coi người như núi "Thái
Sơn" và mặc cảm cho nền văn học nướcViệt chính đây là một 'lăng kính bị
nhuộm đen' và lăng kính như thế từng đưa cho những kẻ yếm thế có cách nhìn rất
tiêu cực về các tác phẩm giá trị, những di sản văn hóa đang trường tồn hiện
nay.
Một tác phẩm thi và văn không phải là Triết Học và khi
tác giả đã hoàn thiện tác phẩm của mình đúng theo định nghĩa văn chương thì nhất
thiết Đoạn Trường Tân Thanh không có khủng hoảng và người đọc dù hậu thế sau
này cũng chẳng có khủng hoảng nào.
Linh
mục Triết Gia Lương Kim Định (1915-1997)
Phạm Công Thiện (1941–2011) là một thi sĩ, nhà văn, triết gia, học giả và cư sĩ Phật giáo người Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh.[1]
Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 1960 [2] và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.
Bút danh khác: Hoàng Thu Uyên. (Wikipedia/ 14/3/2021)
San Jose USA, 13/3/2021
https://www.differencebetween.com/difference-between-philosophy-and-literature/
https://opinionator.blogs.nytimes.com/2012/06/30/is-philosophy-literature/
https://phatgiao.org.vn/thuyet-nhan-qua-nghiep-bao-cua-dao-phat-trong-truyen-kieu-d37883.html
- Triết Gia Phạm Công Thiện
- Wikipedia Mở
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét